CHUYỆN LÀNG VĂN! (những chuyện chưa kể)

T

tranquang

Tại sao lại sợ? Nam Cao nói "cái mới bao giờ cũng làm cho người ta sợ", sợ thì rút lui sao, sợ thì bỏ đấy à? Còn người Việt Nam mình có thể chấp nhận nhưng sẽ mang tính hệ thống (dần dần và từ từ) chứ không thể không chấp nhận sự khác biệt đó. Để chấp nhận được cần sự thấu hiểu nguyên căn của vấn đề. Một người hiểu sẽ nói cho người thứ hai hiểu, người thứ hai nói cho người thứ ba hiểu... và cứ thế, tất cả đều hiểu được để thông cảm cho nỗi lòng của Xuân Diệu, cho sự khác biệt ấy của "ông hoàng thơ tình".
"Thực tế luôn chứa đựng những điều phũ phàng", nhưng không chấp nhận thực tế lại là sự yếu đuối, là sự chạy trốn. Nếu như thế ta sẽ mãi bị mất tích và chôn vùi vào quá khứ!
Tại sao phải né tránh một sự thật nhỉ?
 
C

conu

Hi vọng sau những lời giải thích trên của anh tranquang, mọi người sẽ hiểu hơn và thông cảm hơn cho thơ Xuân Diệu. Mình cũng hi vọng các bạn sẽ ko bị ảnh hưởng trong quá trình tiếp nhận và bình thơ XDiệu, những ai đã trót yêu thơ XDiệu thì đừng bỏ rơi và hiểu hơn thơ ông bạn nhé.
 
V

vuonglinhbee

tranquang said:
Tại sao lại sợ? Nam Cao nói "cái mới bao giờ cũng làm cho người ta sợ", sợ thì rút lui sao, sợ thì bỏ đấy à? Còn người Việt Nam mình có thể chấp nhận nhưng sẽ mang tính hệ thống (dần dần và từ từ) chứ không thể không chấp nhận sự khác biệt đó. Để chấp nhận được cần sự thấu hiểu nguyên căn của vấn đề. Một người hiểu sẽ nói cho người thứ hai hiểu, người thứ hai nói cho người thứ ba hiểu... và cứ thế, tất cả đều hiểu được để thông cảm cho nỗi lòng của Xuân Diệu, cho sự khác biệt ấy của "ông hoàng thơ tình".
"Thực tế luôn chứa đựng những điều phũ phàng", nhưng không chấp nhận thực tế lại là sự yếu đuối, là sự chạy trốn. Nếu như thế ta sẽ mãi bị mất tích và chôn vùi vào quá khứ!
Tại sao phải né tránh một sự thật nhỉ?


anh đang định nói cho em hiểu phải hok?
xin được cảm ơn nhé
em thì em nghĩ rằng chẳng ai "né tránh sự thật " đâu anh ạ
chẳng qua họ có thấy thích thú với sự thật đó hay ko mà thôi
trường hợp của XD cho đến ngày nay được coi là chuyện thường
cũng chẳng tới mức "phũ phàng " đâu, anh nhỉ!!! :)
 
N

nctuan

có lẽ mọi người phát biểu suy nghĩ về XD như vậy đã là đủ rồi . nói nữa cũng chả đi đến đâu cả


sau đây nctuan sẽ tiếp tục chuyện làng văn bằng 1 tác giả và chắc chắn mọi người sẽ thích :D


Hàn Mặc Tử




VÀI NÉT TIỂU SỬ HÀN MẶC TỬ


Hàn Mặc Tử tên thật Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912, mất năm 1940, mới 28 tuổi.

Quê Mỹ Lệ, Đồng Hới, Quảng Bình. Tổ tiên họ Phạm, ông cố Phạm Nhương, ông nội Phạm Bồi, vì liên can quốc sự trốn vào Thừa Thiên đổi ra họ Nguyễn. Cha Nguyễn văn Toản, mẹ Nguyễn Thị Duy, anh Nguyễn Bá Nhân, 2 chị Như Nghĩa, Như Lễ, và 2 em Nguyễn Bá Tín, Nguyễn Bá Hiếu.

Trí học tiểu học ở Quãng Ngãi, khi cha chết, mẹ dọn về Qui Nhơn, ở đây Trí tập làm thơ Đường luật lúc 16 tuổi lấy bút hiệu là Minh Duệ Thị. Học trường Qui Nhơn đến năm thứ ba, Mẹ Trí gởi Trí ra Huế học tại trường dòng Pellerin, chính đất Thần Kinh non nước hữu tình có truyền thống thơ phú, nơi quy tụ nhiều nhân tài đã ảnh hưởng và mở cánh cửa tư duy trí tuệ tài hoa thúc đẩy Trí trở thành thi nhân. Trí đăng thơ trên báo Phụ Nữ Tân Văn, Sài Gòn với bút hiệu Phong Trần. Thời gian này Đông Dương khủng hoảng kinh tế, gia đình sa sút, không còn điều kiện Trí phải nghỉ học đi làm Sở Đạc Điền một độ, bị đau rồi mất việc. Vào Nam làm báo ít lâu lại trở về Qui Nhơn, kế đó mắc bệnh hủi... vào Nhà thương Quy Hòa và mất tại đó.
Khi vào Sài Gòn làm báo Trí lấy bút hiệu Lệ Thanh (tên làng Mỹ Lệ, chánh quán Tân Thanh ghép lại). Trí chiếm giải nhất cuộc thi thơ của một câu lạc bộ thơ, bút hiệu Lệ Thanh nổi tiếng từ đó. Trí cộng tác với báo Trong Khuê Phòng, Đông Dương Tuần Báo, Người Mới. Năm 1936 khi chủ trương tờ phụ trương văn chương báo Sài Gòn, Trí mới đổi là Hàn Mạc Tử. Hàn Mạc nghĩa là "Rèm Lạnh". Bạn Trí là Quách Tấn góp ý:

"Tránh kiếp Phong Trần làm khách Hồng Nhan (Lệ Thanh) lại núp sau Rèm Lạnh (Hàn Mạc)... Đã có Rèm Lạnh thì nên có thêm một bóng nguyệt nữa mới thật nên thơ."

Trí đồng ý ngay, cầm bút vạch thêm một vành trăng non trên chữ Mạc, từ đó có bút hiệu Hàn Mặc Tử. Mặc Tử không còn nghĩa "Rèm Lạnh" nữa, mà có nghĩa là "Bút Mực" (Hàn: Bút, Mặc: Mực) hiểu theo nghĩa bóng là "Văn Chương". Như vậy, ba chữ Hàn Mặc Tử có nghĩa là "Khách Văn Chương".

Tập thơ Đường luật mang tên "Lệ Thanh Thi Tập" có 3 bài Thức Khuya, Chùa Hoang, Gái Ở Chùa được Phan Sào Nam họa vận lại. Năm 1936 tập thơ Gái Quê xuất bản là một chuyển hướng sang Thơ Mới (Năm 1932 bài Tình Già của Phan Khôi mở màn cho phong trào Thơ Mới.).

Cuối năm 1936, Trí đi chơi Huế, Đà Nẳng, Nha Trang, Phan Thiết rồi định vào Sài Gòn tiếp tục làm báo bỗng có dấu hiệu mắc bệnh hủi. Người nhà cho rằng Trí bị bệnh là do lúc đi làm ở sở Đạc Điền Qui Nhơn phải băng qua nhiều bãi tha ma lúc mưa giông bị nhiểm khí độc từ mồ mả bốc lên. Cũng có người cho rằng Trí ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm dẫn nhau lên Lầu Ông Hoàng chơi, mắc mưa vào trú trong một ngôi mộ mới xây bị nhiểm hơi người chết bốc lên nên bị bệnh. Khi mắc bệnh, Trí thuê một chòi tranh ở Gò Bồi cách Qui Nhơn 15 km để ở và bắt đầu tuyệt giao với bạn bè.

Cuối năm 1937 gom góp khoảng 50 bài thơ làm trên giường bệnh được HMT gọi là Thơ Điên (gồm 3 tập Hương Thơm, Mật Đắng, Máu Cuồng Và Hồn Điên) mang chung một nhan đề: Đau Thương để tặng thân mẫu (một số bài nói về trăng, một số nói về cõi hồn, một số thuộc các đề tài khác). Tiếp đến là Xuân Như Ý (gom góp năm1939), Thượng Thanh Khí (gom góp năm 1940).
Mùa hạ 1938, thấy bệnh tình khó qua khỏi, gia cảnh càng sa sút, HMT sau nhiều lần do dự đã quyết định vào bệnh viện phong cùi Qui Hòa chữa miễn phí để tránh gánh nặng cho gia đình. Theo họ hàng thì khi vào đây HMT chỉ mới chớm nổi vài mụn đỏ nho nhỏ trên mặt, bàn tay bắt đầu cứng khó cầm bút.


( sưu tầm từ Internet )
 
N

nctuan

THẤY ĐƯỢC NHỮNG HUYỀN BÍ
BÊN KIA CÕI CHẾT QUA HIỆN TƯỢNG HÀN MẶC TỬ
Lm. Trần Cao Tường


MoHanMacTu.jpg


Mộ Hàn Mặc Tử tại Gành Ráng, Qui Nhơn.
Ảnh Cao Tường, chụp ngày 21 tháng 1 năm 2000 trong chuyến về thăm di tích Hàn Mặc Tử.
Cả ngàn trường hợp những người đã được các bác sĩ chứng nhận là đã chết thực sự rồi vì một lí do huyền bí nào đó bổng dưng sống lại, đã được bác sĩ Raymond Moody thu góp trong cuốn “Ðời Sau” (Life After Life) xuất hiện năm 1975. Tôi đã tìm đọc trước hết vì tò mò muốn biết những điều bí ẩn về hiện tượng này. Nhưng trong lòng thì vẫn hồ nghi, không biết những kết luận của bác sĩ Moody có thực không, hay cũng chỉ do phản ứng thuốc và cơ thể lúc hấp hối, vì óc cũng như các tế bào đang chết mà nảy sinh ảo giác và những hình ảnh như kiểu “nảy đom đóm mắt” vậy.
Nhưng rồi cái tò mò này dẫn tôi đi xa hơn. Về những thay đổi kì lạ và bất ngờ nơi những người như thế, mà cụ thể là Hàn Mặc Tử.
Hàn Mặc Tử là một nhà thơ thiên tài và thần bí. Thơ của ông chất chứa những ý tưởng và hình ảnh lạ lùng vượt qua ngôn ngữ loài người. Bí ẩn gì đàng sau hiện tượng này? Những vần thơ tuyệt tác của ông do tài năng riêng hay do một nguồn huyền bí nào khác? Ðời sống của ông đã từ những vật vã cô đơn cùng độ đến những cảm nghiệm hút hồn đầy hoan lạc. Ðiều gì lạ vậy?
I. ÐƯỢC ÁNH SÁNG BIẾN ÐỔI (Transformed by the Light)
Ðó là tựa đề cuốn sách do cuộc nghiên cứu nhiều năm bằng phương pháp khoa học của bác sĩ Melvin Morse về hiện tượng những người chết sống lại (Villard Books, 1992), sau sự thành công của chương trình nghiên cứu khác tại Seattle trong cuốn Gần Ánh Sáng Hơn (Closer to The Light, Ivy Books 1990). Thực ra thì bác sĩ Raymond Moody đã thu góp, phân tìch và đưa tới những kết luận chung về những trường hợp trên từ lâu, nhưng chưa mang tính cách khoa học như của bác sĩ Melvin Morse xác nhận trong cuốn “Ðược Ánh Sáng Biến Ðổi”: “Tôi muốn chứng minh một cách khoa học những điều mà những người nghiên cứu khác chỉ phỏng đoán, xem những người chết sống lại được thay đổi như thế nào...” (trang 29)
Ðã chết thật khác với tình trạng hôn mê bất tỉnh. Tôi đã có dịp nói chuyện với một người quen, đã bị hôn mê cả tháng trời sau khi mổ, thì không thấy có hiện tượng như trường hợp chết đi sống lại, mà chỉ có những cơn mơ dài. Vì tình trạng hôn mê vẫn chưa phải là chết thật.
Những gì xẩy ra trong thời gian một người đã thực sự chết rồi sống lại? Có người chết 5 phút, có người chết nửa giờ. Cả mấy trăm trường hợp như vậy được khảo sát bằng phương pháp khoa học đàng hoàng.
Tất cả mọi trường hợp trên đều có 4 điểm chính:
1. Hồn ra khỏi xác: bay lơ lửng trên không nhìn xuống xác của mình, thấy rõ mọi người và mọi sự đang xẩy ra trong khung cảnh mình vừa tắt thở. Thấy các y tá và bác sĩ chạy hối hả. Thấy những người thân yêu đang khóc...
2. Ống tối dài: sau đó hồn như bị hút vào một cái ống dài thật tố đen với một tốc độ nhanh kinh khủng. Betty Eadie kể lại kinh nghiệm của chính mình trong cuốn “Ðược Ánh Sáng Ấp Ủ” (Embraced by The Light, Gold Leaf Press 1992): Ðây đúng là thung lũng bóng tối sự chết” (trang 39) như Kinh Thánh đã từng nói tới.
3. Nguồn sáng: bỗng thấy một nguồn sáng xuất hiện đầy yêu thương và an bình. Ánh sáng này thật sáng nhưng không chói mắt. Có người cảm nghiệm thấy Chúa, có người thấy Ðức Maria.... “thấy tắm trong ánh sáng và thấy một bà mầu nhiệm mặc áo trắng đến cầm tay nâng đỡ tôi.” (trang 191). Lúc đó hồn được soi sáng nhìn lại và thấy tất cả cuộc đời của mình hiện lên trong một nháy mắt. Giáo lý vẫn gọi là phán xét. “Tôi thấy tôi là chính những người tôi xúc phạm, và cũng là chính những người tôi giúp đỡ.” Lời thuật này làm chứng lời Chúa trong Phúc Âm Thánh Gioan: Chúa không sai Con của Ngài xuống để luận phạt thế gian mà là để cứu rỗi; ai đi trong bóng tối thì đã tự luận phạt rồi.
Rồi hồn sung sướng sửa soạn bước vào vùng ánh sáng thì lại nghe rõ lệnh: chưa phải lúc, hãy trở về. Thế là sống lại. Tất cả đều không thích trở lại như vậy. Cũng có một số trường hợp, thay vì gặp vùng ánh sáng yêu thương, thì lại gặp vùng đen tối hiện hình như quỉ sứ trong biển lửa thật sợ hãi, như bác sĩ Raymond Moody thuật lại trong “Ánh Sáng Muôn Năm.” (Light Beyond, Bantam Books 1989, trang 26-27).
Betty Eadie tả kỹ về cảm nghiệm nguồn ánh sáng: “Bây giờ thì tôi biết có Chúa thật. Không còn chỉ tin vào một lực vũ trụ, mà tin vào một Ðấng đàng sau sức mạnh đó. Tôi thấy Ðấng đầy yêu thương đã dựng nên vũ trụ và đặt mọi khôn ngoan vào đó. Tôi thấy Ngài điều khiển trí khôn ngoan và sức mạnh này. Tôi thấy trực tiếp rằng Chúa muốn chúng ta trở nên giống như Ngài, và Ngài cho chúng ta những đặc tính giống như Chúa, như óc tưởng tượng và sáng tạo, ý chí tự do, trí thông minh, và nhất là khả năng yêu thương...” (trang 61). “Tôi cảm nhận tình yêu của Chúa vô điều kiện, vượt trên mọi tình yêu trần thế... Và tôi được ấp ủ trong cánh tay của ánh sáng vĩnh cửu này.” (trang 53).
4. Ðược biến đổi: bác sĩ Morse cho biết: “Tất cả mọi trường hợp đều được biến đổi sau khi đã gặp ánh sáng này... Họ trở nên đầy nhiệt lực và dễ thương hơn, đôi khi họ được sức cảm thụ lạ về những lãnh vực tâm linh trước kia không hề biết” (trang 6). Một số người biết trước truyện sẽ xảy ra trong tương lai hay ở xa “Họ ít sợ hoặc không sợ chết nữa, vì họ biết có một cuộc sống mới. Một số người tự nhiên thông minh hơn ra nhiều... biết nhiều nguyên lí toán học ngay cả về nguyên tử... thuyết tương đối của Einstein ... phát triển nhiều khả năng tâm linh...” (trang 9-10).
Tất cả những cái thấy trên đây đều được bác sĩ Melvin Morse chứng nghiệm là có thật, chứ không phải do phản ứng của thuốc hay cơ thể lúc chết do ảo giác vì thiếu dưỡng khí hay vì những thần kinh óc bị hủy hoại. (xem Ðược AÔnh Sáng Biến Ðổi trang 194). “Cảm nghiệm ánh sáng không thể tự tạo ra được, mà chỉ có thể có được ở điểm chết hoặc nơi những thị kiến tâm linh rất đặc biệt... Sự thay đổi mạnh nhất và kéo dài lâu nhất được thấy nơi những người đã trông thấy ánh sáng này.” (trang 197).
II. HÀN MẶC TỬ ÐÃ CHẾT MẤY LẦN VÀ ÐÃ THẤY GÌ?
Trong thơ Hàn Mặc Tử, có nhiều ý tưởng và hình ảnh kì lạ khó hiểu. Một vài người vội nghĩ ngay đó chỉ là những tưởng tượng hay bám víu vào niềm tin cho khuây khỏa cơn bệnh, hay chỉ là những kiểu chơi chữ cho bay bướm cao siêu. Nhưng qua những khảo cứu và những khám phá khoa học trên thì chắn chắn ai cũng phải nhận rằng những ý tưởng và hình ảnh này đúng là của một người đã chết, đã thấy nhiều điều huyền bí từ “cõi chết” (phải nói là cõi sống thật mới đúng), rồi sống lại trở về kể lại như một lời chứng.
Sự kiện đầu tiên được Nguyễn Bá Tín trong “Hàn Mặc Tử Anh Tôi” thuật lại. Hồi nhỏ Hàn Mặc Tử rất ham chơi. Hết thích bắn ná cao su thì sang bắn súng, rồi quần Anh và tắm biển, nhất là thời gian gia đình ở Qui Nhơn. “Có lần cả hai anh em xuýt chết vì lội ra quá xa bờ, khi vào bị gió nồm quá mạnh, anh Trí đuối sức gần ngất đi, phải nằm ngửa cho gió đẩy vào bờ. Trông anh sợ hãi khác thường, thần sắc ngơ ngác, như không còn trông thấy gì nữa. Anh thều thào: “Ở Huế, bơi qua cầu Bạch Hổ bị rong vấn chân kéo chìm không lội đuợc, mà sao ít sợ hơn bữa ni.” Rồi anh lẩm bẩm nghe như: Ðức Mẹ... Ðức Mẹ... Tôi tưởng anh cầu nguyện. Trông anh khác lạ đi, tôi càng hoảng sợ: anh không còn giống anh nữa, với đôi mắt lạc thần. Từ đó, anh không tắm biển nữa, sợ nước, ít hoạt động, nói năng nhỏ nhẹ như sợ ai nghe. Thường ngồi khoanh tay nghe hơn là nói, thân thể gầy sút đi. Nhiều lúc như xuất thần, anh không hay biết gì chung quanh, nhất là lúc anh ngâm thơ, giọng như run run đau đớn.”(trang 20-21).
Thật lạ lùng, các diễn tiến trong thơ Hàn Mặc Tử cũng giống hệt như 4 điểm chính trong khảo sát của bác sĩ Melvin Morse:
1. ÐÃ THOÁT HỒN NGOÀI XÁC
Hàn Mặc Tử đã thấy gì hôm đó? Trong “Ánh Sáng Biến Ðổi” bác sĩ Morse thuật lại một truyện xảy ra của Jim cũng suýt chết đuối ở bờ biển California y như trường hợp Hàn Mặc Tử, mà ông gọi là “fear death” (chết vì quá sợ ):
“Khi thấy càng bị đẩy xa bờ hơn, tôi quá sợ hãi, và càng đạp mạnh hơn. Bỗng tôi thấy mình bay lên trên không khí nhìn xuống tôi đang bơi, giống như có hai cặp mắt cùng nối vào một óc... Rồi tôi được tràn ngập bởi một nguồn sáng, như mây bao phủ quanh tôi. Tôi thấy thích thú... Bỗng tôi trở lại thân xác tôi. Tôi nghĩ rằng tất cả cảm nghiệm này kéo dài khoảng một phút.” (161-162)
Ánh sáng trong trường hợp Hàn Mặc Tử ở bờ biển Qui Nhơn được biểu hiện là chính Ðức Maria, mà sau này được ghi lại trong bài Ave Maria:
Maria, linh hồn tôi ớn lạnh
Run như run thần tử thấy long nhan
Run như run hơi thở chạm tơ vàng
Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.
Chính Nguyễn Bá Tín cũng xác nhận điều này: “Anh xúc động đến rơi lệ và thì thầm cảm tạ được ơn cứu thoát trong tai nạn đó.” (Hàn Mặc Tử Anh Tôi, trang 82).
Lạy Bà là Ðấng tinh truyền thanh vẹn
Giàu nhân đức giàu muôn hộc từ bi
Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguy
Cơn lâm lụy vừa trải qua dưới thế.
Và ít nhất ba chỗ trong cuốn “Hàn Mặc Tử,” Ông Trần Thanh Mại có nhắc tới việc Hàn Mặc Tử chết đi sống lại trong thời gian bệnh đã nặng: đôi ba lần (trang 55, 80) rồi bốn năm lần (trang 136).
Chính Hàn Mặc Tử đã ghi lại:
Toan ngất đi trong cơn mê khoái lạc
Mẹ dấu yêu liền vội đền tay nâng.
...
Anh đã thoát hồn anh ngoài xác thịt
Ðể chập chờn trong ánh sáng mông lung.
(Sáng láng)
Trong Kinh Thánh, Thánh Phaolô có lần kể lại chuyện về chính mình bị ném đá chết ngất đi tại Lystra: “Tôi sắp kể về các cuộc thị kiến và khải minh Chúa ban cho tôi. Tôi biết có một người trong Ðức Kitô, cách đây mười bốn năm (hồn còn ở trong xác hay đã ra ngoài xác tôi không biết, có Thiên Chúa biết) được bốc lên tầng trời thứ ba; và tôi biết người đó (hồn còn ở trong xác hay đã ra khỏi xác tôi không biết, có Thiên Chúa biết) đã được bốc lên Thiên Ðàng và được nghe thấy những tiếng nói mà người thường không có thể cũng không được phép phát ra. Ðó là người tôi muốn khoe chứ tôi đây thì khoe làm gì, vì chỉ thấy những điểm kém hèn. Giả tỉ tôi nhất định khoe thì cũng chớ ai cười tôi là khùng, vì tôi nói đúng sự thực; nhưng tôi sẽ không nói nữa, vì những vụ thị kiến kia quả là vĩ đại khác thường, tôi sợ vì đó mà có người đánh giá tôi cao hơn những tư cách họ mắt thấy tai nghe ở nơi tôi.”(2Co 12:1-6).
2. HỒN BAY VÙN VỤT
Nhất là trong “Hồn Lìa Khỏi Xác”, Hàn Mặc Tử đã diễn lại y như bác sĩ Melvin Morse đã khảo sát trong giai đoạn sau khi chết bị hút vào ống tối dài, mà Betty Eadie tả là thung lũng bóng tối sự chết:
Há miệng cho hồn văng lên muôn trượng
Chơi vơi trong khí hậu chín tầng mây
Ánh sáng lạ sẽ tan vào hư lãng
Trời linh thiêng cao cả gợi nồng say.
Vì không giới nơi trầm hương vắng lặng
Nên hồn bay vùn vụt tới trăng sao
Sóng gió nổi rùng rùng như địa chấn
Và muôn vàn thần phách ngả lao đao...
Rồi hồn ngắm tử thi hồn tan rã
Bốc thành âm khí loãng nguyệt cầu xa
Hồn mất xác hồn sẽ cười nghiêng ngả
Và kêu rêu thảm thiết khắp bao la...
Ðêm nay ta khạc hồn ra khỏi miệng
Ðể cho hồn bớt nỗi bi thương
Nhưng khốn nỗi xác ta đành câm tiếng
Hồn đi rồi không nhập xác thê lương.
3. TẮM GỘI Ở TRONG NGUỒN ÁNH SÁNG
Thấy ánh sáng muôn năm là yếu tố then chốt trong thiên tài nghệ sĩ sáng tác của Hàn Mặc Tử. Ông thấy và diễn tả lại một cách trung thực. Không phải như một luận đề, suy diễn, hay kết luận của hệ thống giáo lí nào cả, mà là một thực chứng.
Nhiều khi ông điên cả lên vì cảm thấy như vậy mà không làm sao dùng ngôn ngữ loài người mà diễn đạt nổi. Cái điên trong tập “Thơ Ðiên” không nhất thiết vì quá đau đớn, mà vì cái xốn xang như trong “Kêu Gọi”:
“Ý còn ở trong lòng thì rạo rực xốn xang, khi phô phang lên giấy thì tê dại, ngất ngư, như không có chút gì là rung động nữa... Lòng ta hừng hực mỗi khi nắng hanh lên. Ấy là dấu hiệu mùa thơ đã chín. Gặt hái cho mau, kẻo ngọn thơ càng cao, người thơ càng điên dại...” (Chơi giữa mùa Trăng, trang 27-28).
Nguồn ánh sáng mà Hàn Mặc Tử thấy là một ngôi vị Thiên Chúa tình yêu, chứ không phải là một lực vũ trụ vô vi, vô vị nhạt nhẽo. Là chính Chúa Giêsu trong cảm nghiệm của thánh Phaolô trên đường Ða-mát:
“Ðương khi còn đi đường, khúc đó đã gần tới Ða-mát ngay trước cổng mở vào thành, chợt ông trông thấy có ánh sáng từ trời bủa xuống bao kín chung quanh ông. Ông ngã xuống đất, và nghe thấy có tiếng bảo rằng: Sau-lô, Sau-lô, sao nhà ngươi bách hại ta hoài? Ông hỏi: Ngài là ai? Tiếng nói trả lời: Ta là Giêsu...” (TÐCV 9:3-5).
Cảm thông và kết hợp với Thiên Chúa là một tương giao rung động con tim chứ không phải như kiểu tượng muối trở về hòa tan trong biển cả là cội nguồn mình. Ðó là một tương giao thân tình kiểu “I - Thou” trong tâm tình của Buber.
Và như Betty Eadie, Hàn Mặc Tử thấy hồn sung sướng được ấp ủ trong Tình Yêu:
Ai tới đó mà chẳng nao thần trí
Tòa châu báu kết bằng hương kì dị
Của Tình Yêu rung động lớp hào quang
....
A ha hả, say sưa chê chán đã
Ta là ta hay không phải là ta?
Cò gì đâu cả thể với cao xa
Như cội rễ của trăm ngàn đạo hạnh.
(Siêu Thoát)

Và trong bài “Ngoài Vũ Trụ,” hồn thơ còn thấy rõ hơn:

Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền
Không u tối như cõi lòng ma quỉ
Vì có Ðấng Hằng Sống hằng ngự trị
Nhạc thiêng liêng dồn trổi khắp u linh.
....
Tình thơm tho như ngấn lệ còn nguyên
Ta ước ao đầu đội mũ triều thiên
Và tắm gội ở trong nguồn ánh sáng.
4. ÐƯỢC BIẾN ÐỔI: QUI TỤ THÂU VỀ TRONG MỘT MỐI
Nhiều người trong cuộc khảo cứu của bác sĩ Melvin Morse, sau khi chết đi sống lại, đã trở nên khác lạ với những khả năng cảm thụ đặc biệt. Trường hợp Olaf trong “Ðược Ánh Sáng Biến Ðổi” thì thấy: “đang trôi trong vũ trụ vô bờ bến... Vũ trụ như những bọt xa bông đang qui về trọng tâm theo một hình thái phức tạp, nhưng tôi hiểu được trọn vẹn, thấy được mọi sự đều có nghĩa... cảm thụ được toàn thể vũ trụ...” (trang 12-13).
Hàn Mặc Tử cũng đã được khả năng lạ lùng này, là thấy mọi trắng đen đỏ vàng ,buồn vui, trầm bổng cuộc đời không phải là những mảnh vỡ vô nghĩa hay những cù lao trôi nổi phi lí, mà đều qui tụ thâu về trong một mối, mang trọn ý nghĩa trong một chương trình mầu nhiệm như lới Kinh Thánh:
“Chúng ta biết rằng mọi sự đều đi liền với nhau sinh ích cho những ai được Chúa yêu thương, tức là những người được Chúa kêu gọi theo chương trình của Ngườ.i” (Roma 8:28).
Cái thấy này cũng đang phù hợp với những khám phá mới nhất về khoa học vật lý. Từ nhãn quan vật lý cá biệt “những cù lao” của Newton đến thuyết tương đối của Albert Einstein, và bây giờ là “quantum physics,” dịch thoát là “vật lý vũ trụ nhất thể,” mọi sự xuất phát và “qui tụ thâu về trong một mối,” đều liên hệ tới nhau vì chia sẻ cùng một lực sống.
Hàn Mặc Tử đã tả lại cái thấy này trong bài Siêu Thoát:
Những cù lao trôi nổi xứ mênh mang
Sẽ qui tụ thâu về trong một mối.
Và tư tưởng không bao giờ chắp nối
Là vì sao? Vì sợ kém thiêng liêng
Trí vô cùng lan nghĩ rộng vô biên
Cắt nghĩa hết những anh hoa huyền bí
Trời bát ngát không cần phô triết lí
Thơ láng lai chấp chóa những hàng châu
Ta hiểu chi trong áng gió nhiệm mầu?
Những hạt lệ của trích tiên đầy đọa.
III. THƠ MẦU NHIỆM RA ĐỜI
Tất cả những cái thấy trên đúng là như vẽ ra cảnh thiên đàng trong hình ảnh Kinh Thánh qua các thị kiến của các tiên tri và Khải Huyền, thật lạ lùng vượt qua sức hiểu biết con người, nhưng có thực, giống như cái thấy của thánh Gioan trong Kinh Thánh:
“Tôi thấy một trời mới và một đất mới, cảnh trời thứ nhất và đất thứ nhất đã biến dạng, cả biển cũng không thấy đâu. Tôi thấy thành thánh, thành Giêrusalem mới, từ Thiên Chúa trên trời hạ xuống, xinh đẹp như một tân nương trang điểm chờ chồng. Rồi tôi nghe có tiếng lớn phán ra từ bảo tòa: Ngươi có thấy đô thị này chăng? Tại đây Thiên Chúa sống giữa loài người. Người sẽ đặt trú sở của Người giữa chúng; và chúng sẽ lã thần dân của Người, và chính Người sẽ là Thiên Chúa của họ, đúng như mấy chữ Thiên-Chúa-ở-cùng-họ. Người sẽ lau mắt họ cho ráo lệ sầu, sẽ không còn chết chóc, không còn tang chế hay là buồn rầu nữa. Thế giới cũ đã qua.” (Khải Huyền 21:1-4).
Với cái thấy đã một lần cảm nghiệm, Hàn Mặc Tử đã diễn ra thành những vần thơ tuyệt tác có một không hai trong nền văn học Việt Nam, và của nền tu đức Thiên Chúa giáo. Ông nhìn cuộc sống và mọi sự, ngay cả con người cùi của mình, với một nhãn quan mới chan hòa ánh sáng chứ không u ám vật vã như trước nữa.
Đúng là "thơ trong trắng như một khối băng tâm," Thơ Mầu Nhiệm Ra Đời, phát khởi tuôn trào từ Nguồn Thiêng Viên Mãn.
Người có nghe thơ mầu nhiệm ra đời
Để ca tụng, - bằng hoa hương sáng láng
Bằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạng
Một đêm xuân là rất đỗi anh linh?
Ông Thái Văn Kiểm trong bài nói chuyện tại giáo xứ Paris dịp giỗ 50 năm Thi Hào Hàn Mặc Tử ngày 11.11.1990 đã có những nhận xét:
“Nhà thơ của chúng ta bẩm thụ được cái thiên tư cao quí là nhìn thấy được cái hư ảo, cảm được cái vô lượng và nghe được sự yên lặng của vô thủy vô chung.”
“Nơi đây vang dội những lời cầu nguyện, những hương lạ mê ly, những âm thanh kỳ diệu, tất cả chìm ngập trong bể hào quang và trong tinh hoa của thi vị.” Vì “theo Hàn Mặc Tử, thi ca là một sáng tạo thuần túy của Thượng Ðế, và để báo đáp công ơn đó, thi sĩ phải là kẻ xướng thánh ca, cảm thông với thượng Ðế, ca ngợi chân thành sự nghiệp thiêng liêng và vinh quang bất diệt của Người. Thi sĩ là gạch nối, là trung gian ưu tú giữa Hóa Công và nhân loại.” Ðức Tin tuyệt đối nơi Thượng Ðế đã giúp Hàn Mặc Tử trải qua những thống khổ nơi trần gian, đồng thời hoàn bị thi ca của chàng đến mức độ cao siêu và thành tựu.”
Hàn Mặc Tử đã làm chứng đức tin bằng thơ văn về những gì huyền bí đã thấy bằng thực chứng qua những lần chết đi sống lại, và đã chuyển đạt đựợc Sứ Điệp Tin Mừng của Đạo Chúa. Ðọc thơ Hàn Mặc Tử, thì một người không cùng niềm tin trong Đạo Chúa cũng nhận ra có linh hồn, có thung lũng “ngục tổ tông,” bóng tối sự chết, có phán xét, có thiên đàng, có hỏa ngục, có buồn đau vật vã của một kiếp người như những cù lao trôi nổi, nhưng mọi sự sẽ “qui tụ thâu về trong một mối,” và nhất là có Chúa Trời là nguồn Ánh Sáng Tình Yêu.
Có nhiều người Công giáo viết văn, làm thơ, nhưng chỉ khi nào chuyển được sứ điệp của Chúa Kitô, của của đau khổ thập giá và ánh sáng Phục Sinh, thì mới có được những nhà văn, nhà thơ Công giáo như Hàn Mặc Tử. Ðúng như lời Hoài Thanh đã nhận xét trong Thi Nhân Việt Nam:
“Thơ Hàn Mặc Tử ra đời, điều ấy chứng rằng đạo Thiên Chúa ở xứ này đã tạo ra một cái không khí có thể kết tinh lại thành thơ. Tôi tin rằng chỉ những tình cảm có thể diễn ra thơ mới thiệt là những tình cảm đã thấm tận đáy hồn đoàn thể.”
(Một phần bài viết đã được trình bày trong "Đêm Thơ-Nhạc với Trường Ca Hàn Mặc Tử" tại New Orleans, Louisiana, với sự góp mặt của nhạc sĩ Phạm Duy)
Lm. Trần Cao Tường






( sưu tầm từ Internet )
 
P

pm2689

thật sự tôi cũng không biết gì về XD cả ngoài những gì ghi ở trong sách giáo khoa. ở đây các bạn đang bàn đến vấn đề khá tế nhị của XD, mới đầu đọc cảm thấy khá shock, nhưng về sau lại có một chút gì đó thương cảm đối với ông. chúng ta là những người ngoài cuộc chắc chắn sẽ không thể nào hiểu hết được người trong cuộc muốn cái gì cả. vì vậy hãy để cho XD - cho thơ của ông mãi mãi tồn tại trong lòng chúng ta mọi người nhé!1
 
P

pm2689

xuân quỳnh là nhà thơ tôi rất hâm mộ, nhưng cũng do một số điều kiện nên cũng không thể nào biết gì về bà ngoài trong sách giáo khoa, vậy các bạn có thể nói cho mình biết những gì về xuân quỳnh mà các bạn biết được không???
cảm ơn các bạn nhiều
 
N

nctuan

con nhóc này
post ít thì chê thiếu thông tin
post nhiều lại bảo đọc đau mắt

biết thế chả post nữa cho xong >"<
 
N

nutac98

hờ hờ ... Em cũng chỉ nói thế thoai :D Anh lại cáu oài .. ông già lẩm cẩm còn gì post nốt đê ^^
 
L

lethanh87

Một sự thật gai góc, nhưng nó phản ánh cho ta diện mạo nguyên do của một vấn đề trăn trở trong thơ ca. Đâu chỉ Xuân Diệu đau, cả một lớp thi sĩ, văn sĩ thời ấy đau. Một xã hội bầm dập đã làm bầm dập những linh hồn khao khát sống và yêu. Những khao khát tưởng như giản đơn mà mong manh tựa sợi chỉ căng dưới muôn vàn đè nén. Ta thấu hiểu hơn hoá ra nỗi đau trong thơ Xuân Diệu lại có nguyên căn từ sự thật khó ai có thể ko hồ nghi, nhưng đó là một nét người, một phần người ko hề vì thế mà bị méo mó, bởi thực ra đó là ý thức tột độ về thân phận và thời thế.
 
  • Like
Reactions: Anh Cat
N

nctuan

lenamarita said:
có hắn một topic cho hàn rồi thôi, nói cho tui biết chút về XUÂN QUỲNH đi


chỉ hộ cái
ko thấy

mà hình như XQ là vợ của cái ông cái gì mà ... Vũ ấy ( thông tin này ko rõ lắm , sai thì đừng có trách )

2 ông bà chết sớm do tai nạn giao thông ( hơi bị mờ án )
 
C

conu

nctuan said:
lenamarita said:
có hắn một topic cho hàn rồi thôi, nói cho tui biết chút về XUÂN QUỲNH đi


chỉ hộ cái
ko thấy

mà hình như XQ là vợ của cái ông cái gì mà ... Vũ ấy ( thông tin này ko rõ lắm , sai thì đừng có trách )

2 ông bà chết sớm do tai nạn giao thông ( hơi bị mờ án )

nctuan muốn biết thì vào đây này:
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=7010
 
T

tranquang

Trích bài viết của Lưu Quang Định:

"Mùa hè năm 1988 là mùa hè cuối cùng của Lưu Quang Vũ và Xuân Quỳnh. Đó là khoảng thời gian mà Lưu Quang Vũ làm việc hối hả, với năng suất phi thường, làm việc như biết mình sắp bị giỏi bắt đi. Đó cũng là mùa hè Xuân Quỳnh phải nằm viện, trái tim nhỏ bé của chị nặng trĩu những dự cảm ưu phiền... ChuÌ?ng tôi xin giới thiệu những chi tiết chưa nhiều người biết về những ngày cuối cùng của anh chị. Bài viết do nhà báo Lưu Quang Định, em ruột của Lưu Quang Vũ gửi riêng cho VietNamNet.

Chỉ trong vòng 8 năm kể từ khi bước vào sân khấu - năm 1980 với vở "Sống mãi tuổi 17" - cho đến khi nằm xuống, Lưu Quang Vũ đã viết hơn 50 vở kịch, hầu hết đã được dàn dựng. Đó là còn chưa kể hàng trăm bài thơ, truyện ngắn, bài báo... Người ta vẫn thường hỏi Lưu Quang Vũ lấy đâu ra thời gian, năng lượng để hoàn thành một khối lượng công việc đồ sộ như vậy trong một thời gian ngắn như vậy? Ngay cả bạn bè, đồng nghiệp, ngay cả những người thân trong gia đình nhiều lúc cũng không trả lời nổi câu hỏi đó.

Đặc biệt, trong năm cuối cùng, mùa hè cuối cùng của đời mình, Lưu Quang Vũ làm việc hối hả hơn bao giờ hết. Sau khi Lưu Quang Vũ mất, trên bàn làm việc của anh vẫn còn để một mảnh giấy nhọ, trong đó anh ghi: "Công việc phải làm từ tháng 8 tới tháng 12 (1988)", với tên 8 vở kịch, một tập thơ cùng một số công việc khác. Cho đến khi mất, nghĩa là chỉ trong vòng một tháng kể từ khi viết mảnh giấy, anh đã kịp thực hiện và đưa lên sàn diễn trọn vẹn 3 vở: Trái tim trong trắng (đoàn Kịch Hải Phòng và Đoàn Chèo Hà nam Ninh dựng), Lời thề thứ chín (Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị dựng 1988), Điều không thể mất (Nhà hát Tuổi trẻ, Đoàn Kịch Quân khu II dựng 1988). Vở thứ tư - Chim sâm cầm không chết - đã viết xong cảnh cuối, Đoàn kịch Hải Phòng đã nhận dàn dựng. Và nếu như không ra đi đột ngột thì rất có thể Lưu Quang Vũ đã có cơ hội "hoàn thành kế hoạch năm", viết nốt 4 vở còn lại: Bồ câu biển, Trà hoa nữ, Thủ tục làm người sống... Cũng trong năm 1988, ngoài mấy vở trên, anh còn viết một loạt vở nữa như Đôi đũa kim giao (Đoàn ca múa Hà Nam Ninh dựng), Ông không phải bố tôi (có 4 đoàn dựng), Linh hồn của đá (Đoàn Chèo Hải Phòng dựng), Bệnh sĩ (Nhà hát kịch Trung ương dựng)...

Mùa hè năm đó tôi mới 22 tuổi, đang là sinh viên năm thứ hai ở Liên xô cũ, được về phép. Sau mấy năm xa nhà, thấy HN có một số thay đổi: Chế độ tem phiếu đã bị bãi bờ. Đồ đạc có vẻ nhiều hơn, nhưng điện vẫn thường xuyên mất, cuộc sống nhìn chung vẫn rất vất vả. Gia đình tôi sống trong một căn phòng ở gác hai số nhà 96 phố Huế. Anh Vũ, chị Quỳnh, Kít (Lưu Minh Vũ) và Mí (Lưu Quỳnh Thơ) sống trên tầng ba, trong một căn phòng rộng 6,5 mét vuông. Suốt mùa hè đó, thường thường tôi chỉ gặp Lưu Quang Vũ lúc sáng sớm, hoặc lúc 1,2 giờ sáng. Còn cả ngày anh đi vắng suốt. Lịch làm việc của anh bao giờ cũng dày đặc. Có ngày sáng anh lên Hà Bắc dựng kịch, chiều về Nhà hát kịch đọc vở mới với đạo diễn, tối lại đi Hà Tây xem duyệt vở. Có khi nửa đêm về đến nhà, anh uống vội cốc cà phê rồi lại ngồi vào bàn viết. Nhiều lúc chị Quỳnh bảo với mẹ tôi: "Mẹ phải can anh Vũ giúp con, anh ấy làm việc chẳng kể gì đến sức khoẻ cả." Mẹ tôi cũng thường nói với anh "con làm gì cũng phải giữ lấy sức khoẻ". Những lúc đó, anh thường bảo: "Con cũng biết thế nhưng mình cố một chút thì đoàn có vở dựng, mấy chục con người có công ăn việc làm..." Anh Vũ là người rất mê bóng đá nhưng giải EURO năm đó tôi thấy hầu như anh không còn thời gian để xem. Chị Quỳnh cũng "miễn" mọi việc nhà cho anh, không phải xuống tầng 1 xếp hàng xách nước lên tầng 3. Hồi đó nước sinh hoạt ở HN là một vấn đề rất cơ cực..." (còn tiếp)
 
T

tranquang

Phần 2: Về cái chết định mệnh của Xuân Quỳnh_Lưu Quang Vũ...

*******************

"...Nhà tôi mùa hè đó lúc nào cũng có một vài ông khách - là người của các đoàn - đến "đòi" kịch bản. Mới bảnh mắt, vừa mở cửa ra đánh răng, rửa mặt đã thấy có người đứng đợi. Có người ý tứ, anh Vũ vắng nhà thì đứng ngoài cầu thang chờ. Nhưng cũng có người cứ ngồi lì trong nhà, uống hết tuần chè này sang tuần khác, đốt thuốc khói um nhà. Dường như họ nghĩ làm vậy thì gia đình Lưu Quang Vũ sẽ sốt ruột, anh sẽ chóng phải về hơn. Nhiều hôm thương anh, chúng tôi buộc phải nói dối là anh đi vắng. Khách vẫn kiên nhẫn đứng chờ bên ngoài. Anh Vũ khoá trái cửa, ngồi trong nhà viết, muốn ho cũng không dám ho. Có ông khách đứng nấp ở cầu thang. Một lúc thấy anh Vũ lò dò ra bèn reo toáng lên, xồ tới như bắt được thằng kẻ trộm.

Các đoàn đều săn đón vở của anh. Mà tính anh Vũ thì lại cả nể, với ai cũng hứa. Hứa rồi bận quá không thực hiện được lời hứa. Khi người ta đến lại phải lỡ hẹn, hoặc phải nói dối. Có người bị anh hẹn đi hẹn lại ba bốn lần. Thành ra anh bị mang tiếng là hay nói dối. Thực ra thì anh không định nói dối mà chỉ do quá bận bịu. Có người - như đạo diễn NSND Phạm Thị Thành - thì thông cảm và gọi đó là "kiểu nói dối đáng yêu". Nhưng có người - như cố đạo diễn NSND Nguyễn Đình Nghi - nhiều lúc phát cáu lên, nói với chị Quỳnh: "Hay là Vũ không muốn làm việc với tôi nữa thì cứ nói thẳng ra. Việc gì cứ phải lỡ hẹn như vậy?!..." Chị Quỳnh lại phải xin lỗi, giải thích mãi.

Anh Vũ thì bận túi bụi như vậy, còn chị Quỳnh mùa hè năm đó sức khoẻ giảm sút rất nhiều. Tháng 3 năm 1988 chị được cử tham gia Ban Giám khảo Liên hoan phim toàn quốc ở Nha Trang. Trên đường đi, chiếc xe chở cả đoàn đang qua cầu bỗng bị lật. Trong tấm ảnh ghi lại vụ tai nạn đó, chiếc xe khách nằm 1/3 trên thành cầu, còn 2/3 lửng lơ trong khoảng không. Thật hú vía! Rồi đến tháng năm, chị thường thấy khó thở, thỉnh thoảng ngực trái lại dội lên những cơn đau rất lạ. Vào viện khám, bác sĩ bảo tim chị có vấn đề. Xuân Quỳnh phải nằm viện hai tháng trời. Khi tôi về phép thì chị đã ra viện, nhưng sắc mặt kém đi nhiều so với một năm trước đó, khi tôi gặp chị ở Matxcova trong đoàn nhà văn VN sang học tại Trường viết văn Gorki. Tính chị vẫn vui, vẫn hay đùa, nhưng nhiều lúc trong câu chuyện thấy ánh mắt chị thảng thốt, như nhìn vào đâu đâu. Xuân Quỳnh đã từng có hẳn một bài thơ viết về trái tim, bài Tự hát: "Chẳng dại gì em ước nó bằng vàng/Trái tim em anh đã từng biết đấy/Anh là người coi thường của cải/Nên nếu cần anh bán nó đi ngay... Em trở về đúng nghĩa trái tim em/Là máu thịt đời thường ai chẳng có/Cũng ngừng đập lúc cuộc đời không còn nữa/Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi...." Oái ăm thay, trái tim chan chứa tình yêu thương đó giờ lại đang đau. Chị Quỳnh làm dâu trong nhà tôi đã mười lăm năm, thật sự cả mấy anh em chúng tôi đều coi chị như chị ruột. Chúng tôi vẫn nhớ ngày anh chị mới về với nhau, tài sản giá trị nhất chỉ là chiếc phích nhọ. Những ngày hè nóng cháy, chị đi giặt ở cái máy nước công cộng ngoài phố Trần Nhân Tông về, cái chậu quần áo to tướng vẹo một bên người. Những ngày Tết chị ngồi gói bánh chưng. Thời cấp ba chị đèo tôi lên nhà thầy Trần Nhật Minh xin học thêm môn văn... Vậy mà giờ đây, khi anh Vũ bắt đầu ổn định thì chị lại đau yếu. Chắc để cho không khí trong nhà đỡ nặng nề, mọi người lúc đó thường tránh nói về bệnh tật của chị. Vì vậy tôi cũng không biết bệnh chị nghiêm trọng đến mức nào. Mãi về sau này, mẹ tôi mới kể là lúc đó, anh Vũ đã nói với bà: "Bác sĩ bảo bệnh tim của Quỳnh rất nặng. Nếu chăm sóc tốt thì cũng chỉ sống được vài ba năm nữa thôi, phải có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đặc biệt"..."
 
N

nctuan

nutac98 said:
nctuan said:
lenamarita said:
có hắn một topic cho hàn rồi thôi, nói cho tui biết chút về XUÂN QUỲNH đi


chỉ hộ cái
ko thấy

mà hình như XQ là vợ của cái ông cái gì mà ... Vũ ấy ( thông tin này ko rõ lắm , sai thì đừng có trách )

2 ông bà chết sớm do tai nạn giao thông ( hơi bị mờ án )
đúng chế vợ 2


cái gì đây ??? Vợ 2 nào thế hả em ???
 
Top Bottom