Sử 12 Chuyen de: Trac nghiem I

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Trật tự hai cực Ianta chịu sự chi phối của những cường quốc nào?
A.
Trung Quốc và Anh.
B.
Liên Xô và Mĩ.
C.
Trung Quốc và Mĩ.
D.
Liên Xô và Trung Quốc.
Câu 2: Mối quan hệ giữa các thành viên của Liên hợp quốc được xây dựng dựa trên cơ sở
A.
Tôn trọng tự do tôn giáo và độc lập chính trị của các nước.
B.
Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
C.
Tôn trọng quyền tự quyết và toàn vẹn lãnh thổ của các dân tộc.
D.
Tôn trọng nền độc lập dân tộc và chính trị của mọi thành viên.
Câu 3: Duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển các mối quan hệ hữu nghị và tiến hành hợp tác quốc tế giữa các nước là mục đích của
A.
Liên hợp quốc.
B.
Hội Quốc liên.
C.
Hội Liên hiệp quốc tế.
D.
Liên minh châu Âu.
Câu 4: Trật tự hai cực Ianta có điểm gì khác biệt so với hệ thống Véc Xai - Oasinhtơn?
A.
Không tồn tại sự khác biệt về hệ tư tưởng giữa các nước thắng trận và bại trận.
B.
Ra đời trên cơ sở những quyết định của các hội nghị quốc tế sau chiến tranh.
C.
Tồn tại sự đối lập giữa hai hệ tư tưởng tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
D.
Do các cường quốc thắng trận thiết lập nên để phục vụ lợi ích cao nhất của họ.
Câu 5: Một trong những cơ quan chính của tổ chức Liên hợp quốc được quy định trong Hiến chương (năm 1945) là
A.
Ngân hàng thế giới.
B.
Hội đồng Bảo an.
C.
Tổ chức Y tế thế giới.
D.
Quỹ tiền tệ quốc tế.
Câu 6: Một trong những đóng góp của Hội nghị Ianta (2/1945)
A.
thiết lập một trật tự thế giới bình đẳng cho mọi dân tộc.
B.
giải quyết triệt để mẫu thuẫn giữa các nước thắng trận trong chiến tranh.
C.
có giải pháp để sớm kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình.
D.
giúp đỡ cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển
Câu 7: Hội nghị quốc tế đã tạo ra khuôn khổ cho việc hình thành trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A.
Hội nghị Ianta.
B.
Hội nghị Pốtxđam.
C.
Hội nghị Xan Phranxixcô.
D.
Hội nghị Véc-xai.
Câu 8: Đặc trưng nổi bật của trật tự thế giới hình thành sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A.
thế giới luôn trong tình trạng căng thẳng do sự đối đầu giữa Mĩ và Liên Xô.
B.
thế giới chia thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
C.
cuộc chạy đua vũ trang giữa hai siêu cường Xô - Mĩ diễn ra gay gắt.
D.
sự phát triển mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc.
Câu 9: Hiến chương được xem là văn kiện quan trọng nhất của tổ chức Liên hợp quốc vì
A.
đã được các nước thành viên phê chuẩn.
B.
đã quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc.
C.
đã nêu rõ mục đích hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.
D.
đề ra nguyên tắc hoạt động của tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 10: Cơ quan giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì hòa bình, an ninh thế giới của Liên hợp quốc là
A.
Hội đồng kinh tế - xã hội.
B.
Hội đồng Bảo an.
C.
Tòa án Quốc tế.
D.
Đại hội đồng.
Câu 11: Nội dung nào sau đây không phải là vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra cho các nước Đồng minh trong Hội nghị Ianta (02/1945)?
A.
Nhanh chóng đánh bại hoàn toàn chủ nghĩa phát xít.
B.
Chấm dứt chiến tranh, trừng phạt các nước bại trận.
C.
Tổ chức lại thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D.
Phân chia thành quả giữa các nước thắng trận.
Câu 12: Nội dung nào không phải là nguyên tắc hoạt động của Liên hợp quốc?
A.
Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình.
B.
Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
C.
Duy trì hòa bình, an ninh thế giới.
D.
Bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia và quyền tự quyết của các dân tộc.
Câu 13: Vấn đề quan trọng hàng đầu và cấp bách nhất đặt ra cho các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta (02/1945) là
A.
giải quyết vấn đề các nước phát xít chiến bại.
B.
phân chia thành quả chiến thắng giữa các nước thắng trận.
C.
nhanh chóng đánh bại hoàn toàn các nước phát xít.
D.
tổ chức lại thế giới sau chiến tranh.
Câu 14: Nội dung nào sau đây của Hội nghị Ianta (2/1945) đã trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới?
A.
Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hòa bình an ninh thế giới.
B.
Thống nhất về việc tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít.
C.
Thỏa thuận về việc phân chia khu vực đóng quân và phạm vi ảnh hưởng giữa các nước Đồng minh.
D.
Thỏa thuận về việc Liên Xô tham chiến chống phát xít Nhật ở châu Á.
Câu 15: Hội nghị Ianta (2/1945) diễn ra căng thẳng, quyết liệt chủ yếu là do
A.
mâu thuẫn giữa các cường quốc về vấn đề thuộc địa.
B.
các nước tham dự đều muốn giành quyền lợi cho mình.
C.
sự đối lập về mục tiêu phục hưng châu Âu sau chiến tranh.
D.
quan điểm khác nhau về việc thành lập Tòa án Quốc tế.
Câu 16: Hội nghị Ianta (2/1945) đã quyết định số phận của chủ nghĩa phát xít như thế nào?
A.
Nhanh chóng tiêu diệt tận gốc.
B.
Đánh bại hoàn toàn quân Đức.
C.
Đánh bại hoàn toàn quân Nhật.
D.
Liên Xô tham gia chống Nhật Bản.
Câu 17: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2/1945), quân đội của quốc gia nào sau đây đóng quân Đông Đức?
A.
Pháp.
B.
Liên Xô.
C.
Mĩ.
D.
Anh.
Câu 18: Theo thoả thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Trung Hoa Dân quốc vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật từ
A.
Vĩ tuyến 17 trở vào Nam.
B.
Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
C.
Vĩ tuyến 17 trở ra Bắc.
D.
Vĩ tuyến 16 trở vào Nam.
Câu 19: Theo thoả thuận của Hội nghị Pốtxđam (1945), quân đội Anh vào Đông Dương giải giáp quân đội Nhật từ
A.
Vĩ tuyến 17 trở vào Nam.
B.
Vĩ tuyến 16 trở ra Bắc.
C.
Vĩ tuyến 17 trở ra Bắc.
D.
Vĩ tuyến 16 trở vào Nam.
Câu 20: Nội dung nào dưới đây là điểm chung của trật tự thế giới hai cực Ianta và trật tự thế giới theo hệ thống Vécxai-Oasinhtơn?
A.
Thành lập Hội Quốc liên để giám sát và duy trì trật tự thế giới.
B.
Chia thế giới làm hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.
C.
Là kết quả của cuộc chiến tranh thế giới trong lịch sử nhân loại.
D.
Chỉ có các nước trong hệ thống tư bản chủ nghĩa tham gia.
Đáp án:
ĐÁP ÁN
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
1​
B
5​
B
9​
C
13​
C
17​
B
2​
B
6​
C
10​
B
14​
C
18​
B
3​
A
7​
A
11​
B
15​
B
19​
D
4​
C
8​
B
12​
C
16​
A
20​
C
 
Top Bottom