Hóa 10 CHUYÊN ĐỀ: NGUYÊN TỬ

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hallo tất cả mọi người.
Dưới đây là tổng hợp tất tần tật về chủ đề NGUYÊN TỬ từ cơ bản đến chuyên đề nha ^^
Hi vọng sẽ giúp ích một phần nào đó cho các bạn, nếu có thời gian mọi người cùng vào đây để thảo luận nhé:Tonton16
________________
  1. NGUYÊN TỬ_Vỏ Nguyên Tử
  2. NGUYÊN TỬ_Vỏ Nguyên Tử (tiếp)
  3. NGUYÊN TỬ_Hạt Nhân Nguyên Tử
  4. NGUYÊN TỬ_Bảng Tuần Hoàn
_________________

Chúc mọi người học tập tốt và luôn đồng hành cùng box hóa tụi mình nha :Tonton1
 

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.

BÀI TẬP TỔNG HỢP CHƯƠNG NGUYÊN TỬ: (19/12)
Câu 1:
Nguyên tử Cu có cấu hình electron là [Ar]$3d^{10}$$4s^1$ Khi tạo thành ion $Cu^{2+}$ thì ion đó có thể nhận các cấu hình electron là [Ar]$3d^9$ hoặc là [Ar]$3d^8$$4s^1$.
Bằng tính toán, hãy cho biết ion $Cu^{2+}$ có cấu hình e nào trong hai cấu hình trên.
Câu 2:
Trong một mẫu đá, người ta tìm thấy :
[tex]\frac{n(_{92}^{238}\textrm{U})}{n(_{82}^{206}\textrm{Pb})}=8,17[/tex] và [TEX]\frac{n(_{82}^{206}\textrm{Pb})}{n(_{82}^{204}\textrm{Pb})}=75,41[/TEX]​
Trong đó n là số mol nguyên tử của các đồng vị tương ứng ghi trong dấu ngoặc.
Người ta cho rằng khi mẫu đá này hình thành đã có chứa sẵn pb tự nhiên. Chì tự nhiên bao gồm 4 đồng vị bền với thành phần đồng vị cho ở bảng sau đây:
Đồng vị$^{204}Pb$$^{206}Pb$$^{207}Pb$$^{208}Pb$
Phần trăm khối lượng1,424,122,152,4
[TBODY] [/TBODY]

Hãy tính tuổi của mẫu khoáng vật

Cho chu kì bán hủy của $^{238}U$ là 4,47.$10^9$ năm. Chấp nhận rằng trong suốt thời gian mẫu đá tồn tại $^{238}U$ và các đồng vị bền của Chì hoàn toàn không bị rửa trôi bởi nước mưa.

Câu 3:
a, Khi chiếu bức xạ có $\lambda$ =70nm vào các nguyên tử H, người ta thấy electron thoát ra với động năng là 14,31 eV. Hãy cho biết trước khi chiếu sáng thì nguyên tử H ở trạng thái nào?
b, Phân tử $H_2$ có năng lượng ion hóa là 15,42 eV. Năng lượng liên kết của $H_2$ là 4,51 eV. Tính năng lượng liên kết ion $H_2^+$, giải thích kết quả thu được.
 

Nguyễn Linh_2006

Cựu Mod Hóa
Thành viên
23 Tháng sáu 2018
4,076
12,759
951
Nam Định
THPT chuyên Lê Hồng Phong
@Nguyễn Linh_2006
Nay lượn cái thấy mấy câu này có câu 3b nó lạ quá em làm không được, chị hướng dẫn em với !
Tính năng lượng liên kết của ion [imath]H_2^+[/imath] tức là tính năng lượng liên kết giữa electron với hạt nhân trong [imath]H_2^+[/imath].
[math]H_2^+ \rightarrow H + H^+ (E=?)[/math]Theo đề bài có:
[imath]H_2 \rightarrow H_2^+ + 1e[/imath] ([imath]E_1= 15,4 (eV)[/imath])
[imath]H_2 \rightarrow H + H[/imath] ([imath]E_2= 4,51 (eV)[/imath])

Em áp dụng định luật Hess:
20221005_002914.jpg

Đến đây, em coi cái sơ đồ trên như một tam giác có đc tạo thành từ 3 vector ý =))
20221005_003206.jpg
Như thế :
AB = E1 ,
BC =E cần tìm,
AC = E liên kết H-H + Năng lg ion hóa của H
=> [imath]E_1 + E = E_{H-H} + I_H[/imath]
Sau đó e thay số nhé =v
 
  • Love
Reactions: Myfriend_FPT

Myfriend_FPT

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng chín 2020
875
1,482
146
Sao Hỏa
Bến Tre
THCS Nguyễn Văn Bánh
Tính năng lượng liên kết của ion [imath]H_2^+[/imath] tức là tính năng lượng liên kết giữa electron với hạt nhân trong [imath]H_2^+[/imath].
[math]H_2^+ \rightarrow H + H^+ (E=?)[/math]Theo đề bài có:
[imath]H_2 \rightarrow H_2^+ + 1e[/imath] ([imath]E_1= 15,4 (eV)[/imath])
[imath]H_2 \rightarrow H + H[/imath] ([imath]E_2= 4,51 (eV)[/imath])

Em áp dụng định luật Hess:
View attachment 219305

Đến đây, em coi cái sơ đồ trên như một tam giác có đc tạo thành từ 3 vector ý =))
View attachment 219306
Như thế :
AB = E1 ,
BC =E cần tìm,
AC = E liên kết H-H + Năng lg ion hóa của H
=> [imath]E_1 + E = E_{H-H} + I_H[/imath]
Sau đó e thay số nhé =v
Cái này để em ngâm cứu về cái định luật hess với xem trước Vector :VV giờ em coi chẳng hiểu j luôn :<<
 
Top Bottom