Văn Chuyên đề đọc hiểu văn bản

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.


image_2021-10-19_170055-png.190131
1. Đọc hiểu là gì:
Đọc hiểu là quá trình cảm nhận đọc một đoạn trích, một văn bản. Đọc hiểu là đọc kết hợp với sự hình thành năng lực giải thích, phân tích, khái quát, biện luận đúng- sai về logic, nghĩa là kết hợp với năng lực, tư duy và biểu đạt.

2. Đọc hiểu gồm những gì:

Đọc hiểu gồm những câu hỏi với các mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao
a. Nhận biết:
- Câu hỏi nhận biết thường là câu hỏi đầu tiên trong phần đọc hiểu của một đề thi.
- Câu hỏi nhận biết là những câu hỏi cơ bản nhất về thể loại, phương thức biểu đạt, phong cách ngôn ngữ,...

+ Thể loại: thể loại thơ, thể loại văn xuôi, thể loại nhật dụng,..
+ Phương thức biểu đạt: Nghị luận, Tự sự, Thuyết minh, biểu cảm, Miêu tả,...
+ Phong cách ngôn ngữ: Chính luận, sinh hoạt, báo chí, nghệ thuật,...

b. Thông hiểu:
- Câu hỏi thông hiểu thường nằm thứ hai trong đề thi phần đọc hiểu.
- Câu hỏi thông hiểu thường hỏi chúng ta về các kiến thức tiếng Việt tùy vào khối học.
+ Liên kết câu: Phép thế, lặp, nối
+ Biện pháp tu từ, nêu giá trị của các hình ảnh, các từ ngữ được tác giả sử dụng: Nhân hoá, so sánh, ẩn dụ, hoán dụ, chơi chữ,...
+ Mục đích nói, hành động nói: nghi vấn, trần thuật, câu khiến, cảm thán,... được sử dụng với các hành động đe doạ, cảm thán, nhắc nhở, yêu cầu, ra lệnh, kể, miêu tả,...
- Dạng câu hỏi theo tác giả, theo đoạn trích, theo văn bản

c. Vận dụng:
- Câu hỏi thường nằm ở câu thứ ba và thứ tư trong đề thi phần đọc hiểu
- Câu hỏi yêu cầu người đọc lí giải về câu nói, trình bày cảm nhận hay tóm lược nội dung,...

Mình sẽ post tiếp những nội dung và đề thi Đọc hiểu bên dưới, mọi người cùng tham khảo nhé.
 

Attachments

  • image_2021-10-19_170055.png
    image_2021-10-19_170055.png
    329.4 KB · Đọc: 1,600

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
1. Nhận biết:
Các kiến thức về thể loại văn bản:

- Thơ năm chữ (Ngũ ngôn):
+Thơ ngũ ngôn có độ dài ngắn khác nhau nhưng được chia thành nhiều khổ nhỏ, mỗi khổ gồm 4 dòng thơ.
+ Nhận biết dễ nhất là dựa vào số câu số chữ: mỗi câu có 5 chữ

- Song Thất Lục Bát:
+ Thể thơ Song Thất Lục Bát này là của riêng Việt nam ta, cho nên luật thơ không gò bó theo các kiểu thơ khác.
+ Nhận biết: Thơ Song Thất Lục Bát gồm mỗi đoạn có 4 câu, hai câu đầu là Song Thất, có nghĩa là mỗi câu có 7 chữ, hai câu cuối là Lục, Bát, câu thứ ba sáu chữ, câu thứ 4 tám chữ.

- Lục Bát:
+ Thể thơ Lục Bát là loại thơ một câu sáu chữ rồi đến một câu tám chữ cứ thế nối liền nhau. Bài thơ lục bát thông thường được bắt đầu bằng câu lục và kết thúc bằng câu bát.Lục Bát là thể thơ thông dụng nhất
+ Cách nhận biết đơn giản là đếm số chữ trong mỗi dòng thơ
- Đường Luật
+ Đường luật có nhiều loại: Thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt,
+ Nhận biết :Bố Cục Của Thơ Đường Luật
Trong thơ Thất ngôn bát cú Đường Luật có kết cấu: Đề - thực - luận - kết,...
- Nhật dụng: là loại văn bản được sử dụngthường xuyên trong cuộc sống hàng ngày, là thể loạivăn bản tường thuật, thuyết minh, miêu tả, bàn luận, đánh giá về một sự vật, hiện tượng xung quanh hoạt động của con người,...

Các phương thức biểu đạt:
- Tự sự: là phương thức kể một chuỗi sự việc về các nhân vật, khắc hoạ tâm lí nhân vật, nêu lên giá trị bài học, giá trị nhận thức từ câu chuyện.
- Miêu tả: là phương thức mô tả hoá hình dáng cụ thể của sự vật, sự việc, mở ra thế giới nội tâm của nhân vật qua hình thức miêu tả.
- Nghị luận: là phương thức nêu lên quan điểm, bàn về một vấn đề nào đó mang tính lí lẽ đúng sai, tốt xấu, nên hay không nên, thuyết phục ngưởi đọc theo những lí lẽ, dẫn chứng nêu ra.
- Biểu cảm: biểu là biểu lộ, bộc lộ, cảm là tình cảm, xúc. Văn biểu cảm thoả mãn nhu cầu người đọc về việc bộc bạch những cảm xúc của con người đến với con người, mọi người xung quanh
- Thuyết minh: thuyết giảng, thuyết trình, cung cấp những tri thức khoa học đến người đọc.
- Hành chính – công vụ: là phương thức dùng để giao tiếp giữa Nhà nước với nhân dân, giữa nhân dân với cơ quan Nhà nước, giữa cơ quan với cơ quan, giữa các khu vực.

Đặc điểm diễn đạt và chức năng của các phong cách ngôn ngữ
Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ hằng ngày, mang tính chất tự nhiên, thoải mái và sinh động, ít trau truốt
- Phân loại: VB nói; VB viết
- Đặc điểm: Tính cá thể; Tính sinh động, cụ thể; Tính cảm xúc.
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực văn chương.
- Phân loại: Tự sự; Trữ tình; Kịch
- Đặc điểm: Tính thẩm mỹ; Tính đa nghĩa; Dấu ấn riêng của tác giả.

Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong báo chí, thông báo tin tức thời sự
- Phân loại: Bản tin; Phóng sự; Tiểu phẩm
- Đặc điểm: Tính thông tin thời sự; Tính ngắn gọn; Tính sinh động, hấp dẫn.

Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản trực tiếp bày tỏ tư tưởng, lập trường, thái độ đối với những vấn đề thiết thực, nóng bỏng của đời sống, chính trị - xã hội.
- Phân loai: Tuyên ngôn, lời kêu gọi, bài xã luận...
- Đặc điểm:
+ Tính công khai về chính kiến, lập trường, tư tưởng chính trị
+ Tính chặt chẽ trong lập luận
+ Tính truyền cảm mạnh mẽ

Phong cách ngôn ngữ khoa hoc
- Khái niệm, phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực khoa học – công nghệ
- Phân loại:
+ Văn bản khoa học chuyên sâu
+ Văn bản khoa học giáo khoa
+ Văn bản khoa học phổ cập
- Đặc điểm:
+ Tính khái quát, trừu tượng
+ Tính lí trí, logic
+ Tính khách quan, phi cá thể.

Phong cách ngôn ngữ hành chính
- Khái niệm và phạm vi sử dụng: Là phong cách ngôn ngữ dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực giao tiếp điều hành và quản lí xã hội.
- Phân loại:
+ Văn bản quy phạm pháp luật
+ Văn bản hội nghị
+ Văn bản thủ tục hành chính
- Đặc điểm:
+ Tính khuôn mẫu
+ Tính minh xác
+ Tính công vụ
Liên kết câu:
- Phép nối: dùng các quan hệ từ như Vì, thế mà, vì vậy, nhưng,... để nối liên kết các câu
- Phép lặp: lặp lại một từ ngữ, một cụm từ có mặt ở câu trước
- Phép thế: sử dụng từ đồng nghĩa thay thế hình thức của từ ở các câu trước đó.

2. Thông hiểu:
Các biện pháp tu từ và các biện pháp nghệ thuật khác
- So sánh: là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: Cô ấy đẹp như hoa, Lan có mái tóc tựa như của B
- Nhân hoá: là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật ...bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.
Ví dụ: Lúa non chào người nông dân
- Ẩn dụ: là gọi tên sự vật, hiện tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác áo nét tương đồng với nó nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt.
Ví dụ: "Hoa ghen thua thắm/ Liễu hờn kém xanh"
- Hoán dụ: là cách gọi tên sự vật này bằng tên sự vật khác có quan hệ nhất định.
Ví dụ: "Đầu súng trăng treo"
- Nói quá: là gọi tả con vật cây cối đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người, làm cho thế giới loài vật trở nên gần gũi.
Ví dụ: Hát nghe như sấm
- Nói giảm, nói tránh:là biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển tránh gây cảm giácquá đau buồn, ghê sợ, nặng nề, tránh thô tục, thiếu lịch sự.
Ví dụ: Ông nội tội hôm qua đã mất
- Liệt kê: là sắp xếp nối tiếp hàng loạt từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả được đầy đủ hơn, sâu sắc hơn những khía cạnh khác nhau của thực tế, tư tưởng tình cảm.
Ví dụ: "Hạt mưa, tấc cỏ, ba xuân"
- Điệp ngữ: là biện pháp lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý, gây xúc động mạnh.
Ví dụ: Mưa rơi. Mưa đi qua để lại bao nỗi nhớ
- Chơi chữ: là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước..., làm câu văn hấp dẫn và thú vị.
Ví dụ: Già như trái cà, đói như con sói

Câu hỏi sẽ hỏi ta về nêu ra biện pháp tu từ và tác dụng:
Cách trả lời:
- Nêu ra 1 phép tu từ/ thủ pháp nghệ thuật được sử dụng
- Biện pháp tu từ ấy nhằm nhấn mạnh về (nội dung văn bản, nội dung của một câu, một đoạn,...) và làm sinh động, hấp dẫn người đọc.

3. Vận dụng:

- Tóm tắt nội dung đoạn trích
+ Đọc kĩ văn bản, gạch chân những từ khoá gợi ra cho ta những ý nghĩa nhất định
+ Suy nghĩ trả lời, viết thành một đoạn văn ngắn hoặc 3-5 câu tùy theo yêu cầu đề bài.

- Lí giải và bày tỏ quan điểm:
+ Đồng tình hay không đồng tình hay vừa đồng tình vừa không đồng tình.
+ Trình bày quan điểm cá nhân về câu nói, nhận định, đưa ra lí lẽ thuyết phục.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
#Đố kị
Đọc đoạn trích sau:
“Đố kị nghĩa là bực tức, khó chịu trước những may mắn và thành công của người khác. Trong khi người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi những đức tính tốt đẹp của người khác thì kẻ thất bại lại không làm được điều đó. Họ không muốn nhắc đến thành công của người khác, đồng thời luôn tìm cách chê bai, hạ thấp họ. Họ để mặc cho lòng tỵ hiềm, thói ganh tỵ, cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày.
Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình.
Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng. Bạn cần phải ý thức được rằng, bạn là duy nhất và không bao giờ có người nào hoàn toàn giống bạn, cả về diện mạo lẫn tính cách. Vì thế, thay vì ganh tị với thành công và may mắn của người khác, bạn hãy tập trung toàn bộ tâm trí vào những ước mơ, dự định, đồng thời cố gắng hoàn thành chúng một cách triệt để. Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh. Niềm vui ấy sẽ chắp cánh cho hạnh phúc của bạn và sớm muộn gì, bạn cũng sẽ đạt được thành công như họ”
(Trích “Không gì là không thể” – George Matthew Adams – Thu Hằng dịch, Tr.117, NXB Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2019)

Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản.
Câu 2. Theo đoạn trích, kẻ đố kị phải gánh chịu những hậu quả như thế nào?

Câu 3. Lời khuyên “Hãy tự hào về sự khác biệt của bản thân bạn và vui mừng trước sự may mắn, thành công của những người xung quanh” trong đoạn trích có ý nghĩa gì với anh/chị?
Câu 4. Trình bày suy nghĩ của anh chị về câu nói "Đố kị khiến con người mệt mỏi và hạn chế sự phát triển cá nhân"

Câu 1: Phương thức biểu đạt chính: Nghị luận

Trước khi qua câu 2, mình nhắc các bạn một lỗi để tránh mất điểm, TUYỆT ĐỐI không trình bày ý hiểu cá nhân cho câu hỏi "Theo đoạn trích" hay "Theo tác giả", bạn chỉ cần tìm từ khoá rồi chép lại câu văn đó vào bài làm, nhớ đóng - mở ngoặc kép nhé "..."

Câu 2: Theo đoạn trích, kẻ đố kị sẽ gánh những hậu quả: "Đố kị không những khiến con người cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người. Thói đố kị khiến chúng ta lãng phí thời gian và không thể tận dụng hết năng lực để đạt được điều mình mong muốn. Ganh tị với sự thành công của người khác sẽ khiến chúng ta đánh mất cơ hội thành công của chính mình".

Câu 3.
- Bởi khác biệt của bản thân là sự độc lập, phân biệt rằng bạn khác với những cá nhân còn lại trong tập thể, một màu sắc riêng, năng lượng riêng,... Vì thế, bạn hoàn toàn tự hào vì tất cả chúng ta đều có thểm làm nên những chiến tích vẻ vang.
- Vui mừng trước sự may mắn, thành công của người khác khiến bản thân có thêm niềm vui, lạc quan rằng bạn cũng có thể đạt được thành công của ng đó bằng lòng kiên trì, nhiệt huyết.

Câu 4.
- Em hoàn toàn đồng ý với ý kiến trên.
- Bởi đố kị sẽ khiến con người đánh mất bản thân, dành nhiều thời gian cho một công việc vô bổ là ghen tị trước thành công của người khác, tạo ra một luồng ý kiến hoặc một dư luận xã hội bàn tán tiêu cực đến cá nhân nào đó khiến cả hai "cảm thấy mệt mỏi"
- Đố kị lãng phí thời gian, "không tận dụng hết năng lực của bản thân", không trau dồi tri thức, sức khoẻ... làm đánh mất, bỏ lỡ nhiều điều quý giá: sách, sống lành mạnh, dành thời gian cho gia đình,... Vì thế, người đố kị sẽ bị hạn chế về tư duy, nhận thức, sức khoẻ, tình cảm, làm hạn chế sự phát triển của mỗi người
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
#Nhà.
Đề thứ hai này là đề gây tranh cãi trong dư luận vừa qua. Nội dung Đọc hiểu là ca khúc "Đi về nhà" của nghệ sĩ Đen Vâu. Tồn tại hai ý kiến rõ rệt, một bên đồng tình với kiểu ra đề mới mẻ, lồng ghép văn học trong âm nhạc, lời nhạc, ca từ ý nghĩa, giàu chất thơ, tạo ra sự đa dạng và thu hút được học sinh tìm hiểu dưới một hình thức mới hơn, tiên tiến cũng như gần gũi với giới trẻ. Bên còn lại thì cho rằng, âm nhạc hiện đại chưa đủ "tầm" để giáo viên chọn nó vào bài thi tốt nghiệp. Ý kiến của các bạn như thế nào? Bây giờ chúng ta cùng xem và giải nhé!

Đường về nhà là vào tim ta
Dẫu nắng mưa gần xa…
Về ăn cơm mẹ nấu, về mặc áo mẹ may
Về đưa ba ra chợ, mua cây đào cây mai về bày
Cả năm trời làm việc nhiều khi rã rời như cái máy
Về nhà thấy áp lực nhẹ như bấc thổi cái là bay
Ấm êm hơn bếp lửa, ngọt bùi hơn lúa non
Dẫu cho mưa cho nắng, không bao giờ nề hà
Hạnh phúc chỉ đơn giản, là còn được về nhà
Hạnh phúc, đi về nhà
Cô đơn, đi về nhà
Thành công, đi về nhà
Thất bại, đi về nhà
Mệt quá, đi về nhà
Mông lung, đi về nhà

Chênh vênh, đi về nhà"
1. Theo tác giả bài hát, hạnh phúc chỉ đơn giản là gì?
2. Chỉ ra 2 hành động của con người trong đoạn trích muốn cùng làm với ba mẹ khi trở về nhà sau những ngày mưu sinh nơi phương xa.
3. Chỉ ra một biện pháp tu từ và hiệu quả của biện pháp tu từ ấy trong trích đoạn sau (cũng từ bài hát Đi về nhà - PV):

"Hạnh phúc, đi về nhà.
Cô đơn, đi về nhà
Thành công, đi về nhà
Thất bại, đi về nhà
Mệt quá, đi về nhà
Mông lung, đi về nhà
Chênh vênh, đi về nhà".

Câu1: Theo tác giả, hạnh phúc chỉ đơn giản "là còn được về nhà"
Câu 2: Hai hành động của con người trong đoạn trích muốn cùng làm với ba mẹ khi trở về nhà sau những ngày mưu sinh nơi phương xa là: cùng mẹ ăn cơm do mẹ nấu, mặc áo do mẹ tự may, cùng ba ra chợ mua cây đào, cây mai trưng Tết
Câu 3:
- Biện pháp tu từ: Liệt kê / Điệp từ. Biện pháp liệt kê các tính từ chỉ cảm giác khi tác giả xa nhà, xa quê cùng điệp từ "đi về nhà" liên tục bảy lần trở thành điệp cấu trúc câu nhấn mạnh giá trị của gia đình, của quê hương tronh mỗi con người, bày tỏ nỗi lòng yêu cuộc sống, trân trọng tình yêu của cha mẹ trong tâm hồn tác giả.
Câu 4: Đối với tác giả, cuộc sống dẫu có bộn bề, nhiều lo toan, đầy cám dỗ với chuỗi ngày bi lụy, thất bại nhưng khi về nhà, đoàn tụ trong không khí ấm áp của làng quê, con người, gia đình thì mọi nhọc nhằn đều có thể vượt qua. Gia đình là cốt lõi, nguồn sống, cuộc sống khiến bản thân tác giả trở nên mạnh mẽ, kiên cường và trưởng thành.
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
#Nước
"Nước là yếu tố thứ hai quyết định sự sống chỉ sau không khí, vì vậy con người không thể sống thiếu nước. Nước chiếm khoảng 58 - 67% trọng lượng cơ thể người lớn và đối với trẻ em lên tới 70 - 75%, đồng thời nước quyết định tới toàn bộ quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể con người.
Khi cơ thể mất nước, tình trạng rối loạn chuyển hóa sẽ xảy ra, Protein và Enzyme sẽ không đến được các cơ quan để nuôi cơ thể, thể tích máu giảm, chất điện giải mất đi và cơ thể không thể hoạt động chính xác. Tình trạng thiếu nước do không uống đủ hàng ngày cũng sẽ ảnh hưởng tới hoạt động của não bởi có tới 80% thành phần mô não được cấu tạo từ nước, điều này gây trí nhớ kém, thiếu tập trung, tinh thần và tâm lý giảm sút...".

Câu 1
Nêu nội dung của đoạn trích.
Câu 2: Thao tác lập luận được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Câu 3: Xác định phong cách ngôn ngữ và phương thức biểu đạt của đoạn văn bản trên.
Câu1: Giá trị của nước đối với đời sống con người
Câu 2: Thao tác lập luận giải thích, chứng minh, bình luận
Câu 3:
  • Phong cách ngôn ngữ: Khoa học
  • Phương thức biểu đạt: Thuyết minh
 
Last edited:

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
#TraitimVietNam
Đọc đoạn trích sau và thực hiện yêu cầu bên dưới:
Nếu có một bài văn ra đề rằng: Đất nước em hình gì? Em sẽ trả lời như thế nào? Có phải là:
Có phải hiện hình trong em là đất nước hình bông lúa? Để em xót xa nhiều dáng mẹ dáng cha một nắng hai sương nuôi em ăn học? Để em mang trong mình hồn xứ sở khi em lớn khôn đi khắp mọi miền? Để em ơn nghĩa với bà con, với đồng bào đã góp sức lực, góp dáng hình trong mỗi bước em đi?
Có phải đất nước em hình tia chớp? Để em không quên một thời đạn bom, một thời anh dũng. Để em không quên một xứ sở quanh năm trông trời, trông đất, trông mây, trong mỗi giấc ngủ của ông cha cũng ám ảnh mưa nguồn chớp bể.
Có phải đất nước em hình mái tranh nghèo che nắng che mưa, che cả dải đất nép mình bên bờ biển Đông (đỉnh của mái nhà cũng từ Lũng Cú, Hà Giang). Để em cảm động hơn về tình người “ Nhiễu điều phủ lấy giá gương”. Để em tự tin hơn về thành tựu xóa đói giảm nghèo suốt mấy năm qua.
Và cứ thế trong mỗi trái tim Việt có một dáng hình nước Việt.
Để rồi tự nghĩ, ngày mai mình sẽ là ai trong đất nước này?
Mình sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương?

(Theo Tôi muốn hỏi em: về sau thế nào, Đoàn Công Lê Huy - NXB Kim Đồng)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên?
2. Vì sao tác giả lại khẳng định: “ Và cứ thế trong mỗi trái tim Việt có một dáng hình nước Việt”?
3.Chỉ ra và nêu tác dụng của 1 biện pháp nghệ thuật có trong đoạn trích trên?
4. Day dứt trong lòng tác giả là câu hỏi: “ Để rồi tự nghĩ, ngày mai mình sẽ là ai trong đất nước này? Mình sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương?”. Với những hiểu biết xã hội, đặc biệt trong thời điểm đất nước ta đang kiên cường chống dịch Covid - 19, em hãy viết đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về ình yêu nước và trách nhiệm của mỗi cá nhân với đất nước - “ xứ sở mà mình yêu thương

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2. Tác giả khẳng định “ Và cứ thế trong mỗi trái tim Việt có một dáng hình nước Việt”, vì:
- Con người Việt Nam lớn lên và được nuôi nấng trong vòng tay của quê hương, của đất nước.
- Con người Việt Nam đoàn kết, anh dũng, yêu thương, mang bản sắc văn hoá dân tộc, mang giá trị lịch sử quốc gia. Và vì thế, trong mỗi trái tim Việt là cả dáng vóc Tổ quốc thân yêu
Câu 3.
  • Biện pháp tu từ: Điệp từ "Để em"
  • Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc về con người và quê hương Việt Nam một cách trìu mến, yêu thương, biết ơn thiêng liêng. Nhấn mạnh giá trị của dân tộc trong đời sống mỗi cá nhân và đánh thức nội tâm dám xông pha và đấu tranh vì trách nhiệm cống hiến cho Tổ quốc.
Câu 4. Nghị luận xã hội
  • Giải thích: “ Để rồi tự nghĩ, ngày mai mình sẽ là ai trong đất nước này? Mình sẽ làm gì cho xứ sở mình yêu thương?”: Nỗi trăn trở bồi hồi, da diết đồng thời là lời kêu gọi đứng lên cống hiến và bày tỏ lòng biết ơn cho hai tiếng "xứ sở"
  • Bàn luận và bài học:
- Đất nước bốn ngàn năm văn hiến, trải qua nhiều cuộc đấu tranh oanh liệt, vận mệnh của Tổ quốc bị đe doạ, sự sống còn của mỗingười dân gắn liền với sự sống của đất nước, không có quyền lợi nào sánh bằng quyền lợi của Tổ quốc
- Người lính được hình thành bởi nhiều phẩm chất quý giá: yêu nưỡc, dũng cảm, biết chấp nhận và vượt qua khó khăn, sống đầy lạc quan, yêu thiên nhiên, sống có ước mơ, có lí tưởng cao đẹp về ngày tháng độc lập, tự do, đất nước hoà bình.
- Trong xã hội hiện đại, thời gian như con nước lẳng lặng chảy xuôi dòng một cách vô tình, hình ảnh các y bác sỹ gồng mình đấu tranh giành sự sống cho bệnh nhân đã khiến ai ai đều phải xót xa, đau đớn. Có y bác sỹ đã ra đi, có người đã trở thành bệnh nhân nhưng họ luôn mạnh mẽ, quyết tâm để cống hiến.
- Sống để khắc vào tâm cốt mình những điều cao cả ấy, sống không phải để xa rời quá khứ, chỉ biết đến hiện tại, ảo mộng về tương lai. Thế hệ trẻ hôm nay cần tiếp nối, gìn giữ những giá trị cổ truyền, phát huy những nếp nghĩ, nếp sống, hành động của người nắm tương lai của đất nước, không ngừng trau dồi tri thức, lĩnh hội các kĩ năng xã hội, giao tiếp,... lí thuyết đi đôi với thực hành. Đó chính là trách nhiệm của chúng ta xây dựng "xứ sở mà mình yêu thương
- Phê phán người chỉ quan tâm đến bản thân, tuổi trẻ nhưng hèn nhát, yếu đuối, kẻ sống tham lam và đặc biệt là tâm can đánh mất lịch sử dân tộc, làm những việc trái với đạo lí, kể cả phạm pháp,...
  • Liên hệ bản thân: Niềm hi vọng về thế giới tương lai. Những mong ước được hiện thực hoá, ..v..v
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng

#Đoàn kết
Sáu con người, do sự tình cờ của số phận, mắc kẹt vào cùng một cái hang rất tối và lạnh. Mỗi người chỉ còn một que củi nhỏ trong khi đống lửa chính đang lụi dần.
Người phụ nữ đầu tiên định quẳng que củi vào lửa, nhưng đột nhiên rụt tay lại. Bà vừa nhìn thấy một khuôn mặt da đen trong nhóm người da trắng. Người thứ hai lướt qua các bộ mặt quanh đống lửa, thấy một người trong số đó không đi chung nhà thờ với ông ta. Vậy là thanh củi cũng bị thu về. Người thứ ba trầm ngâm trong một bộ quần áo nhàu nát. Ông ta kéo áo lên tận cổ, nhìn người đối diện, nghĩ thầm:“Tạo sao mình lại phải hi sinh thanh củi để sưởi ấm cho con heo béo ị giàu có kia?”. Người đàn ông giàu lui lại một chút, nhẩm tính: “Thanh củi trong tay, phải khó nhọc lắm mới kiếm được, tại sao ta phải chia sẻ nó với tên khố rách áo ôm lười biếng đó?”. Ánh lửa bùng lên một lần cuối, soi rõ khuôn mặt người da đen đang đanh lại, lộ ra những nét hằn thù: “Không, ta không cho phép mình dùng thanh củi này sưởi ấm những gã da trắng!”.
Chỉ còn lại người cuối cùng trong nhóm. Nhìn những người khác trầm ngâm trong im lặng, anh ta tự nhủ: “Mình sẽ cho thanh củi, nếu có ai đó ném phần của họ vào đống lửa trước.”
Cứ thế, đêm xuống dần. Sáu con người nhìn nhau căng thẳng, tay nắm chặt những que củi. Đống lửa chỉ còn than đỏ rồi lụi tắt. Sáng hôm sau, khi những người cứu hộ tới nơi, cả sáu đều đã chết cóng...

(Theo Quà tặng cuộc sống)
Câu 1. Kể tên các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên?
Câu 2. Người viết văn bản trên đã đặt các nhân vật vào một tình huống như thế nào? Ý nghĩa của cách tạo dựng tình huống đó?
Câu 3. Theo anh/chị, trong văn bản trên, có những nguyên nhân nào khiến cả sáu người chết cóng?
Câu 4. Hãy đặt tên cho văn bản.
Câu 1. Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản trên là: tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm.
Câu 2. Các nhân vật bị đặt vào một tình huống đặc biệt:
- Sáu người bị mắc kẹt vào một cái hang, thời tiết lạnh lẽo, khắc nghiệt, đống lửa duy nhất lại đang tàn dần trong khi đó mỗi người đều đang sở hữu một que củi.
- Ý nghĩa của tình huống: Tình huống có tính chất thử thách các nhân vật, qua đó tính cách các nhân vật bộc lộ rõ nét: tất cả đều hẹp hỏi, nhỏ nhen, ích kỉ, thiếu tình yêu thương đồng loại, thiếu tinh thần đoàn kết…
Câu 3. Nguyên nhân khiến sáu người chết cóng:
- Trước hết là vì hoàn cảnh khắc nghiệt: cái lạnh của hang đá làm họ kiệt sức.
- Tuy nhiên, nếu các nhân vật biết cách chia sẻ thanh củi của mình thì có lẽ họ đã không chết cóng. Họ không chỉ chết vì cái lạnh của hang đá mà còn chết vì chính cái lạnh từ tâm hồn họ. Đó là sự phân biệt chủng tộc, sự kì thị tôn giáo, sự phân biệt giàu nghèo… Nói cách khác là do lối sống hẹp hòi, ích kỉ, thiếu tình yêu thương đồng loại, thiếu tinh thần đoàn kết cộng đồng trong hoàn cảnh thử thách.
Câu 4. Thí sinh có thể đặt nhiều tiêu đề khác nhau những cần ngắn gọn, phù hợp với nội dung văn bản và gây được ấn tượng.
Ví dụ: Lạnh, Nơi lạnh nhất ở đâu...
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
#Mũi Cà Mau
“Mũi Cà Mau: mầm đất tươi non

Mấy trăm đời lấn luôn ra biển;
Phù sa vạn dặm tới đây tuôn,
Đứng lại; và chân người bước đến.

Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
Những dòng sông rộng hơn ngàn thước.
Trùng điệp một màu xanh lá đước.

Đước thân cao vút, rễ ngang mình
Trổ xuống nghìn tay, ôm đất nước!
Tổ quốc tôi như một con tàu,
Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau.
( Mũi Cà Mau - Xuân Diệu, 10-1960)
1. Xác đinh phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
2. Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là từ loại gì? Chúng góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung của văn bản trên như thế nào?
3. Xác định các dạng của phép điệp trong văn bản trên và nêu hiệu quả nghệ thuật của chúng.
4. Văn bản trên gợi cho anh/ chị cảm xúc gì đối với quê hương, Tổ quốc? (nêu cảm nhận ngắn gọn trong 4 - 6 dòng)


1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản: Phương thức miêu tả
2.
- Các từ: trăm, vạn, ngàn, nghìn là số từ.
- Tác dụng: Góp phần tăng hiệu quả diễn đạt nội dung: ca ngợi, tự hào về vùng đất Cà Mau tươi đẹp, trù phú, tràn trề nhựa sống với một quá trình phát triển lâu dài và bền vững, với hình ảnh rừng đước quen thuộc vững vàng, ôm lấy đất nước trong tư thế kiên cường.
3. Dạng phép điệp và hiệu quả nghệ thuật:
- Các dạng của phép điệp trong văn bản: điệp ngữ (mũi Cà Mau…), điêp kết cấu giữa hai đoạn (Tổ quốc…mũi Cà Mau)
- Hiệu quả nghệ thuật: tạo sự cân xứng, nhịp nhàng, điệp đi điệp lại nhằm nhấn mạnh vị trí của Cà Mau trên dáng hình Việt Nam: nếu đất nước là con tàu thì Cà Mau chính là mũi của con tàu ấy. Mũi tàu luôn đi trước, luôn hứng chịu gian lao thử thác trước và rẽ sóng mở đường cho thân…
4. Có 3 cảm xúc phải nói lên mới đạt yêu cầu: xúc động, yêu quý và tự hào.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
#SachhoanongthonVietNam
1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương của mình, để các em nhỏ sẽ không còn "khát" sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam", đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.

(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.

(…) (3) Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm.”
(Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/04/2015)


Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động “đi bộ xuyên Việt” của anh Nguyễn Quang Thạch?
Câu 3. Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam".
Câu 4. Theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách/năm. Từ thực trạng này, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam" do anh khởi xướng. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng.


Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí

Câu 2. Hành động đi bộ xuyên Việt của anh Nguyễn Quang Thạch:
- Về hành trình: từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh
- Về thời gian: khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6- 2015.
- Về mục đích: kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.

Câu 3:
- Mục tiêu: 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
- Kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/năm

Câu 4: Cần nêu được quan điểm của bản thân về anh Nguyễn Quang Thạch và ý nghĩa của chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam". Câu trả lời phải chặt chẽ, có sức thuyết phục.
- Anh Nguyễn Quang Thạch: là một người có tâm huyết với cộng đồng, có lí tưởng sống đẹp, biết chăm lo cho sự phát triển của thế hệ trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.
- Chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam": là một chương trình thiết thực, ý nghĩa, giúp cho mỗi người có nhận thức đúng hơn về sách và quan tâm nhiều hơn đến việc đọc sách.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
#Hoài bão và triển vọng
Lũ đại bàng con đang chăm chú như muốn nuốt lấy từng lời của đại bàng thông thái đang giảng giải những bài học hướng dẫn chúng vào đời. Hôm nay, là ngày vô cùng quan trọng với lũ đại bàng con, ngày chúng chuẩn bị cho chuyến bay đầu tiên ra khỏi tổ.
- Con sẽ bay xa đến mức nào? – Một chú đại bàng con hỏi.
- Con có thể nhìn thấy xa đến đâu? - Đại bàng thông thái hỏi lại.
- Con sẽ bay cao đến mức nào? - Đại bàng con lại hỏi.
- Con vươn được đôi cánh đến đâu? - Đại bàng thông thái bình thản.
- Con bay được bao lâu? - Đại bàng con hỏi tiếp.
- Chân trời ở bao xa? Đại bàng thông thái hỏi lại.
- Con nên ước mơ đến mức nào? - Đại bàng con hỏi.
- Con có thể ước mơ đến mức nào? - Đại bàng thông thái mỉm cười gợi ý.
- Con sẽ thành công đến đâu? - Đại bàng con nôn nóng.
- Con tin mình sẽ thành công như thế nào? - Đại bàng thông thái vặn lại.
Cảm thấy càng lúc càng rối rắm, đại bàng con hờn, “Sao bác không trả lời con?”.
- Ta đã trả lời con rồi đấy thôi!
- Vâng, nhưng bác lại trả lời bằng cách hỏi lại.
- Ta trả lời theo cách tốt nhất mà ta biết.
- Nhưng bác là đại bàng thông thái, chẳng phải bác biết rất rõ mọi chuyện đó sao? Nếu bác không biết thì ai biết?
- Chính con! - Đại bàng thông thái khẳng định.
- Con ư? Có thể nào như thế được. - Đại bàng con càng rối hơn.
- “Không ai có thể cho con biết con có thể bay cao đến đâu và con có thể ước mơ đến mức nào. Chỉ có con mới biết mình có thể đi xa đến đâu. Không ai trên đời này hiểu rõ hơn con về tiềm năng của chính con cũng như những gì con ước muốn. Một khi chúng ta còn dám bay bổng ước mơ và trí tưởng tượng, không gì có thể ngăn cản được chúng ta”.
Vô cùng sửng sốt trước câu trả lời đó, đại bàng con hỏi:
- Vậy con phải làm gì đây?
- Con hãy nhìn về phía chân trời, dang rộng đôi cánh rồi bay đi! Con hãy biến những hoài bão thành hiện thực bằng chính tiềm năng của mình.
(Trích Điều kì diệu của thái độ sống, Tác giả: Mac Anderson, Dịch giả: Hiếu Dân, Thế Lâm, Văn Khanh, NXB Tổng hợp TPHCM, 2016, tr 32)

Câu 1. Hãy cho biết, Đại bàng thông thái đang làm gì với lũ đại bàng con?
Câu 2.Cách trả lời của Đại bàng thông thái trước câu hỏi của Đại bàng con có gì lạ?
Câu 3.Anh chị hiểu như thế nào câu trả lời của Đại bàng thông thái trong văn bản: “Một khi chúng ta còn dám bay bổng ước mơ và trí tưởng tượng, không gì có thể ngăn cản được chúng ta”?
Câu 4.Anh chị có đồng tình với quan điểm “Hãy biến những hoài bão thành hiện thực bằng chính tiềm năng của mình” ? Vì sao?

Câu 1: Đại bàng thông thái giảng giải những bài học hướng dẫn chúng vào đời
Câu 2: Cách trả lời đặc biệt câu hỏi của đại bàng thông thái là câu nghi vấn hỏi ngược lại câu hỏi của đại bàng con
Câu 3: “Một khi chúng ta còn dám bay bổng ước mơ và trí tưởng tượng, không gì có thể ngăn cản được chúng ta” Câu nói truyền đạt những ngụ ý sâu sắc về giá trị của ước mơ, đám theo đuổi và dám thực hiện lí tưởng của bản thân, mọi khó khăn rồi sẽ vượt qua, chông gai, thử thách là quy luật của cuộc đời, ai rồi cũng phải đối diện, chỉ có lòng kiên định, trung thành với quyết định và nguyên tắc sống con người. Vì thế hãy luôn ''bay bổng ước mơ và trí tưởng tượng''
Câu 4: Em/ Tôi đồng ý với ý kiến “Hãy biến những hoài bão thành hiện thực bằng chính tiềm năng của mình”
- Chỉ có chính bản thân chúng ta mới rõ ta có tiềm năng gì, hãy cố gắng đánh thức tiềm lực bản thân, phân biệt thứ ta giỏi và thứ ta đam mê
- Mọi thành công, mọi ước mơ được hiện thực từ sự cố gắng, sự cố gắng là cả một quá trình, điểm bắt đầu của quá trình là ước mơ và niềm tin. Từ đây, thành công là đích đến, ước mơ là điểm khởi đầu. Nếu không có ước mơ, sẽ không có sự cố gắng, không có sự cố gắng thì hoài bão chỉ là những thứ xa xỉ, khó lòng với tới được. Vì thế “Hãy biến những hoài bão thành hiện thực bằng chính tiềm năng của mình”
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
#Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước

“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”
( Hồ Chí Minh)

1. Anh ( chị) hãy đặt tên cho đoạn trích.
2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn trên.
3. Đoạn trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Đặc trưng?
4. Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu : “ Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn , nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn , nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.”

Hướng dẫn làm bài:
1. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. (dựa vào câu chủ đề đầu đoạn)
2. Phép thế với các đại từ “ đó”, “ ấy” , “ nó”.
3. Viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận. Nhận biết thông qua các đặc trưng:
+ Tính công khai về quan điểm chính trị
+ Tính chặt chẽ trong diễn đạt và suy luận.
+ Tính truyền cảm , thuyết phục.
4. Tác giả đã dùng nghệ thuật ẩn dụ khi ngầm so sánh sức mạnh của lòng yêu nước với “ một làn sóng” ;
+ Dùng phép điệp trong cấu trúc “ nó kết thành”,” nó lướt qua”, “ nó nhấn chìm”…
+ Điệp từ “
+ Phép liệt kê.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
#Xuân

Thơ tiếc cảnh (Bài số 7)

Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm,
Những lệ xuân qua tuổi tác thêm.
Chẳng thấy ngoài hiên tơ liễu rủ,
Một phen liễu rủ một phen mềm.

(Nguyễn Trãi toàn tập, Đào Duy Anh,NXB Khoa học xã hội, 1976, tr.46)
Thực hiện các yêu cầu sau:
1. Thể thơ của bài thơ trên là gì ?
2. Chỉ ra những từ ngữ chỉ tâm trạng của con người?
3. Em hiểu như thế nào về nội dung câu thơ: "Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm"
4. Từ bài thơ này, hãy nhận xét quan nhiệm về thời gian của Nguyễn Trãi

Hướng dẫn giải đề
1. Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt
2. Các từ ngữ chỉ tâm trạng của con người: tiếc, mềm, ..
3. "Tiếc xuân cầm đuốc mảng chơi đêm" Tác giả nuối tiếc tuổi xuân thoáng nhanh như một con nước lẳng lặng chảy xuôi vô tình, tác giả muốn thoát ra khỏi lớp áo của một nho gia để trở thành một con người bình thường cũng có cảm xúc, hứng thú với tình yêu hay những trần tục của cuộc đời.
4. Quan niệm về thời gian của Nguyễn Trãi là mùa xuân của con người và mùa xuân của cuộc đời, mùa xuân vẫn luân chuyển tuần hoàn, mỗi lần mùa xuân đến là tuổi xuân của con người lại càng ngắn ngủi hay nói cách khác ''Xuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua / Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già / Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.'' tác giả phí hoài tuổi trẻ.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,867
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
#Có người bảo
"Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi! Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh. Anh uống rựu say mềm, anh làm, anh chịu. Nhưng hút thuốc thì người gần anh cũng hút phải luồng khói độc. Điều này hàng ngàn công trình nghiên cứu đã chứng minh rất rõ.
Câu 1: Đoạn văn trích từ văn bản nào, của ai? Hãy nhận xét về nhan đề của văn bản.
Câu 2: Công dụng của dấu hai chấm trong câu: "Xin đáp lại: Hút thuốc là quyền của anh nhưng anh không có quyền đầu độc những người ở gần anh." là gì?
Câu 3: Viết lại một câu ghép trong đoạn văn trên và phân tích cấu tạo của câu đó.

Hướng dẫn làm bài:
Câu 1:
- Đoạn văn trên trích từ văn bản: Ôn dịch - Thuốc lá, của Nguyễn Khắc Viện.
- Nhận xét nhan đề của văn bản:
+ Ôn dịch để chỉ những bệnh nguy hiểm, mang sắc thái biểu cảm.
+ Thuốc lá ở đây là nói đến tệ nạn nghiện thuốc lá.
-> Nhan đề văn bản cho thấy tính chất nghiêm trọng và bức xúc của vấn đề. Thuốc lá được ví một cách rất thỏa đáng với ôn dịch, xem như một thứ bệnh nguy hiểm đến tính mạng con người và rất dễ lây lan. Nghiện thuốc lá được nói đến trong một cảnh báo gay gắt đến mức nó trở thành một đối tượng bị nguyền rủa.

Câu 2:
- Công dụng của dấu hai chấm trong câu văn đó: Dùng để báo trước lời dẫn trực tiếp của người viết khi đáp trả lại những người hút thuốc lá.

Câu 3:
- Câu ghép: "Tôi hút thuốc, tôi bị bệnh, mặc tôi".
- Phân tích cấu tạo của câu ghép:
Tôi // hút thuốc, tôi // bị bệnh, mặc tôi.
CN VN CN VN
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
#Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.

Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.

Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học được những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ

Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê
Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn

Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt
Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.

(Lời cảm tạ- sưu tầm)
Câu 1. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên?
Câu 2. Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng.
Câu 3. Nêu nội dung chính của bài thơ trên.
Câu 4. Anh chị hiểu hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người. trả lời trong 5-10 dòng.

Hướng dẫn làm bài:
Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ: biểu cảm.
Câu 2. Câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng sử dụng phép tu từ ẩn dụ: ngọt đắng: chỉ những thăng trầm, buồn vui trong cuộc đời.
Câu 3. Nội dung chính của đoạn thơ trên:
Đoạn thơ ghi lại tâm trạng, suy nghĩ của một người học trò khi đã rời xa mái trường với tình cảm yêu thương, trân trọng và lòng biết ơn sâu sắc. Càng trưởng thành, càng nếm trải những thăng trầm, buồn vui trong cuộc sống, mỗi người lại càng thấm thía hơn tấm lòng bao dung, yêu thương và công lao của thầy cô, mái trường.
Câu 4. Hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” thể hiện công lao to lớn của thầy cô đối với học trò: chăm chút, thắp sáng ước mơ, niềm tin cho học trò bằng cả trái tim yêu thương để từ đây, các em bước ra đời vững vàng, cứng cáp, sẵn sàng cống hiến cho cuộc đời.
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
#Thần trụ trời
Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo. Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân thần cao không thể tả xiết. Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.
Thần ở trong đám mờ mịt hỗn độn kia không biết từ bao lâu. Bỗng có một lúc, thần đứng dậy ngẩng đầu đội trời lên, rồi tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.
Lủi thủi một mình, thần hì hục vừa đào vừa đắp: chẳng bao lâu, cột đá cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi phía mây xanh mù mịt.
Từ đó, trời đất mới phân đôi. Đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời.


Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1: Xác định thể loại của văn bản.
Câu 2: Nhân vật thần Trụ Trời có những đặc điểm gì đáng chú ý?
Câu 3: Vũ trụ sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần trụ trời?
Câu 4: Ý nghĩa của hình tượng nhân vật thần trụ trời
Câu 5: Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật phóng đại trong truyện.

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản.
-- Thần thoại
Câu 2: Nhân vật thần Trụ Trời có những đặc điểm gì đáng chú ý?
  • Thần cao không thể tả xiết.
  • Thần bước một bước là có thể qua từ vùng này hay từ đỉnh núi này sang đỉnh núi khác.
  • Thần tự mình đào đất, đập đá, đắp thành một cái cột vừa to vừa cao để chống trời. Hễ cột được thần đắp cao lên chừng nào, thì trời dường như một tấm màn rộng mênh mông được nâng dần lên chừng ấy.

Câu 3: Vũ trụ sơ khai được hình dung như thế nào trong truyện Thần trụ trời?
  • Thuở ấy, chưa có thế gian, cũng như chưa sinh ra muôn vật và loài người. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và lạnh lẽo.
Câu 4: Ý nghĩa của hình tượng nhân vật thần trụ trời
  • Gỉai thích sự hình thành của trời đất, của nhân gian
  • Thể hiện cái hoang đường của nhận thức là trí tưởng tượng lãng mạn và khát vọng đẹp đẽ vươn tới chinh phục tự nhiên

Câu 5: Chỉ ra tác dụng của biện pháp nghệ thuật phóng đại trong truyện.
Khắc sâu hơn bản chất đối tượng: Một vị thần có sức mạnh vô hạn, tăng sức biểu cảm, nhấn mạnh, gây ấn tượng mạnh.
 
  • Like
Reactions: Xuân Hải Trần

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
#Lai bài viếng Vũ Thị

Đọc bài thơ sau:

Nghi ngút đầu ghềnh toả khói hương,
Miếu ai như miếu vợ chàng Trương
Bóng đèn đầu nhẫn đừng nghe trẻ,
Cung nước chi cho lụy đến nàng
Chứng quả đã đôi vầng nhật nguyệt,
Giải oan chẳng lọ mấy đàn tràng
Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.
(Lai bài viếng Vũ Thị, Lê Thánh Tông)


Thực hiện các yêu cầu sau
1/ Xác định thể thơ của bài thơ
2/ Những câu thơ trên gợi nhắc đến tác phẩm nào đã học , của ai
3/ Anh/ chị hiểu như thế nào về câu thơ:

Qua đây bàn bạc mà chơi vậy,
Khá trách chàng Trương khéo phũ phàng.

4/ Qua bài thơ, anh /chị rút ra bài học gì cho bản thân.

Hướng dẫn giải đề đọc hiểu
1. Thất ngôn bát cú

2. Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ

3. Nói lên sự thương cảm bằng những từ ngữ hết sức nhân hậu, Lê Thánh Tông ''khá trách'' cho Trương Sinh vì đã gây ra cái chết cho vợ mình, Vũ Thị Thiết

4. Qua bài thơ ta học hỏi được bài học quý giá về cuộc sống: sự kiềm chế cảm xúc của bản thân trước mọi hoàn cảnh, cân nhắc mọi hành động ở hiện tại vì chúng là hệ quả cho tương lai, tránh nóng nảy, cực đoan mà đưa ra quyết định sai lầm, có hối hận cũng đã muộn màng
 

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
#Quan niệm Phật Giaó và Khoa học tiến bộ về Phép màu cuộc sống

"Nghiên cứu của tiến sỹ Binazir kết luận rằng xác suất bạn được sinh ra trên thế giới là 1 trong 400 triệu tỷ. Ông cũng khẳng định có sự tương đồng giữa quan niệm Phật Giáo xưa và khoa học hiện đại về khả năng tồn tại của một người.
Đức Phật đưa ra minh họa về sự trân quý của kiếp người như sau: “Hãy tưởng tượng, một con rùa mù chìm dưới đáy biển, ngàn năm nổi lên một lần. Trong biển mênh mông có cây gỗ bị gió thổi trôi lênh đênh. Được sinh ra trong thân người cũng khó như việc con rùa mù nổi lên chui đầu trúng vào bọng cây khô".
Binazir đã quyết định đánh giá nhận thức trong Phật Giáo với hiểu biết của khoa học hiện đại.
Nhìn vào lượng nước trong đại dương so với kích cỡ của cành cây khô, ông kết luận rằng: xác suất để con rùa trồi lên mặt nước ngay trong lòng cây khô là 1 trên 700 triệu tỷ
Tiếp đến, ông nhìn vào khả năng gặp gỡ, kết hôn và có con cùng nhau của cha mẹ bạn. Xa hơn về quá khứ , ông tính toán xác suất tất cả tổ tiên của bạn gặp gỡ và kết hợp với nhau để hình thành nên mỗi người trong tổ tiên của bạn. Kết luận là: “Khả năng bạn tồn tại gần như bằng 0”.
“1 trên 400 triệu tỷ với 1 trên 700 triệu tỷ? Tôi có thể nói rằng hai con số này khá gần nhau, cho hai ý tưởng khá tương phản đến từ hai nguồn hoàn toàn khác biệt: học giả Phật Giáo xưa và nhà khoa học thời nay”.
“Điều kỳ diệu này chính là một sự kiện không khả thi đến nỗi gần như là không tưởng. Và bây giờ, hãy nhìn lại bản thân và hành xử như bạn là một phép mầu” - ông viết."


Câu 1. Văn bản đã đưa ra những cơ sở nào để tìm hiểu về sự xuất hiện của một con người trên thế giới này?
Câu 2. Những con số trong văn bản có giá trị biểu đạt điều gì?
Câu 3. Hãy phân tích mối quan hệ giữa hai câu trong đoạn kết:"Điều kỳ diệu này chính là một sự kiện không khả thi đến nỗi gần như là không tưởng. Và bây giờ, hãy nhìn lại bản thân và hành xử như bạn là một phép mầu” ?
Câu 4: Hãy chia sẻ suy nghĩ của anh/ chị trước thông tin được văn bản chứng minh:" Khả năng bạn tồn tại gần như bằng 0”.

Câu 1. Văn bản đã đưa ra hai cơ sở: quan niệm Phật giáo và khoa học hiện đại về khả năng tồn tại cuả một người

Câu 2. Những con số trong văn bản biểu đạt thông tin về tỷ lệ tồn tại của mỗi cá thể xã hội - con người là vô cùng thấp, biểu đạt ý nghĩa mỗi sự sống là một phép màu.

Câu 3.
  • "Điều kỳ diệu này chính là một sự kiện không khả thi đến nỗi gần như là không tưởng.'': Điều kì diệu này xuất phát từ cơ sở Phật giáo và cơ sở Khoa học hiện đại cho rằng xác suất tồn tại của mỗi con người trên thế giới này nhỏ bé đến mức ''không khả thi'' và gần như ''không tưởng''.
  • ''Và bây giờ, hãy nhìn lại bản thân và hành xử như bạn là một phép mầu”: Câu văn có mạch nối chặt chẽ với mệnh đề trước, có giá trị đánh thức nội tại bên trong con người về đức tin vào giá trị bản thân, hãy sống như một phép màu
Câu 4.
  • " Khả năng bạn tồn tại gần như bằng 0”: xác suất ta được sinh ra, trưởng thành theo hai cơ sở tương phản nhưng đều đưa đến cùng một kết luận như trên, quả thật, đời người vô cùng đáng trân trọng
  • Thông tin chứng minh trên gửi gắm thông điệp về hành động yêu lấy bản thân, chăm sóc bản thân và sống có ý nghiã, có giá trị với xã hội. Hãy trở thành người có tiếng nói hoặc những người có trái tim khao khát cống hiến, sống cho đi nhiều hơn, trân trọng từng phút giây khi ta còn ở trên đời. Hãy sống như một đóa hướng dương, lấy chân lí và niềm tin làm ánh sáng mặt trời.

NHỚ THEO DÕI VÀ THAM GIA DỰ ÁN MỚI BỨT PHÁ NGỮ VĂN - KTTNTHPTQG 2022 - ĐỌC HIỂU NHÉ! :Chuothong14

 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,867
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
"Mùa xuân
Cây gọi gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ: Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng, hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nên long lanh, lung linh trong nắng. Chào mào, sáo sậu, sáo đen, ... đàn đàn lũ lũ bay đi bay về, lượn lên lưỡn uống. Chúng gọi nhau trò chuyện, trêu ghẹo và tranh cãi nhau, ồn mà vui khổng thể tưởng tượng được. Ngày hội mùa xuân đấy".
(Vũ Tú Nam)​

a. Hãy cho biết phương thức biểu đạt trong đoạn văn.
b. Hãy chỉ ra và phân tích tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn.

Hướng dẫn giải đề
a. Phương thức biểu đạt: Miêu tả.

b. - Phép tu từ so sánh:
+ Cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ,
+ Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng,
+ Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh.
- Tác dụng phép tu từ:
+ Cây gạo hiện lên sừng sững, cap lớn, thắp sáng cả một góc trời mùa xuân.
+ Những bông hoa gạo hiện lên với màu sắc rực rỡ như đốt cháy cả không gian.
+ Những búp nõn của cây gạo hiện lên với những hình dáng cụ thể cùng với màu xanh nõn nà tràn đầy sức sống.
=> Nghệ thuật so sánh được sử dụng liên tiếp trong đoạn văn không chỉ làm cho lời văn sinh động, gợi cảm, câu văn trở nên cân đối, hài hòa mà còn gợi tả rõ nét đẹp của cây gạo mùa xuân: Cao lớn, rực rỡ, tràn đầy sức sống mãnh liệt. Đằng sau đó, ta cảm nhận được con mắt quan sát tinh tế, tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống .... tha thiết của nhà văn. Đoạn văn khơi gợi ở mỗi người tình yêu thiên nhiên, cuộc sống.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,867
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
#Một ngày nọ
Con lừa của một ông chủ trang trại sẩy chân rơi xuống cái giếng, con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Cuối cùng, ông quyết định: Con lừa đã già, dù sao cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích gì trong việc cứu con lừa lên cả.
Ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu lừa đã hiểu chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó lừa trở nên im lặng. Sau một xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống và vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đát đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xướng, lừa lại bước lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.

(Theo nguồn Internet)​

a. Nhân vật con lừa trong truyện bị rơi vào hoàn cảnh nào?
b. Theo em, điều bất ngờ nào đã diễn ra?
c. Từ câu chuyện trên, em rút ra được bài học gì trong cuộc sống?

Hướng dẫn giải đề đọc hiểu.
a. Nhân vật con lừa trong câu chuyện bị rơi vào hoàn cảnh: Éo le, đầy nguy hiểm, phải đối mặt với cái chết đang cận kề.
b. Điều bất ngờ đã diễn ra: Con lừa thoát khỏi nguy hiểm bằng chính sự bình tĩnh, thông minh trong khâu xử lí tình huống của mình.
c. Bài học rút ra từ câu chuyện: Cuộc sống không bằng phẳng mà chứa nhiều bất trắc cùng những thử thách bất ngờ nhưng không phải chỉ là bóng tối và bế tắc. Trước mọi tình huống cần bình tĩnh, chủ động, sáng suốt nhìn thẳng vào gian khổ, thử thách để tìm ra hướng giải quyết.
 

wyn.mai

Cựu Mod Văn
HV CLB Địa lí
Thành viên
9 Tháng năm 2020
2,043
8,867
726
Lâm Đồng
Lý Tự Trọng
"Chuyện kể rằng: Em, cô gái mở đường
Để cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương
Cho đoàn xe kịp giờ ra trận
Em đã lấy đi tình yêu Tổ Quốc của mình thắp lên ngọn lửa
Đánh lạc hướng thù. Hứng lấy luống bom ..."

(Trích "Khoảng trời hố bom" - Lâm Thị Mĩ Dạ)​

1. Tìm một biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ đầu.
2. Những cô gái mở đường trong đoạn thơ trên đã lấy tình yêu Tổ Quốc "Thắp lên mình ngọn lửa". Theo em ngọn lửa ấy thể hiện điều gì?
3. Em hãy kể tên một nhân vật tiêu biểu mà em đã được học trong trương trình Ngữ Văn 9 cũng là một "Cô gái mở đường:. Nhân vật đó xuất hiện trong tác phẩm nào?
4. Trình bày suy nghĩ của bản thân về tình yêu Tổ Quốc của cô gái mở đường trong đoạn thơ trên bằng một bài văn ngắn. Qua đó, hãy thể hiện thái độ của bản thân mình về tình yêu Tổ Quốc của giới trẻ ngày nay.

Hướng dẫn giải đề.
Câu 1:
- Phép tu từ đặc sắc trong hai câu thơ đầu: Nhân hóa ("cứu con đường đêm ấy khỏi bị thương").

Câu 2:
- Ngọn lửa thể hiện:
+ Ngọn lửa của tình yêu tổ quốc, niềm tin vào kháng chiến nhất định thắng lợi.
+ Tình yêu tổ quốc cao cả đã trở thành ngọn lửa sáng cháy trong trái tim căng đầy nhựa sống.
+ Ngọn lửa tuổi thanh xuân dẻo dai, bền bỉ rực sáng, ngọn lửa được thắp lên tình yêu tổ quốc. Trái tim người con gái mở đường - những ngọn lửa ấm nóng từ trong lồng ngực để không bao giờ tắt.
+ ..........

Câu 3:
- Tên nhân vật: Phương Định.
- Tác phẩm: Những ngôi sao xa xôi.

Câu 4:
- Cần trình bày được một số ý sau:
+ Tình yêu Tổ quốc thể hiện qua những hành động nào? ("Đánh lạc hướng thù", "hứng lấy luồng bom",....)
+ Ý nghĩa và vẻ đẹp của những hành động quả cảm ấy.
+ Bài học và nhận thức của cá nhân về tình yêu Tổ Quốc trong xã hội mới.
 
Top Bottom