Sử 11 Chuyển Biến về kinh tế và xã hội Việt Nam

Nguyễn Nga @@

Học sinh
Thành viên
17 Tháng bảy 2022
62
114
21
18
Hà Giang

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Nêu những chuyển biến về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Nguyễn Nga @@Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Câu trả có tại đây
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại:TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
Nêu những chuyển biến về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Nguyễn Nga @@Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
* Những chuyển biển về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp:
Mở bài:Năm 1897, sau khi bình định về quân sự ở Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, nhằm vơ vét sức người, sức của nhân dân Đông Dương đến tối đa để phục vụ cuộc thống trị lâu dài. Cuộc khai thác thuộc địa đã làm chuyển biển về kinh tế và xã hội Việt Nam bấy giờ.
Thân bài
Phân tích những cái được hỏi
Chia ra 2 phần
-Kinh tế
-Xã hội
+ Những chuyển biến về kinh tế: Trong nông nghiệp" nét nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp ruộng đất để lập đồn điền trồng lúa, chẽ, cà
phê, cao su. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn ki điều ước “nhượng” quyền khai khẩn đất hoang cho chúng. Ruộng công làng xã, ruộng của nông dân lưu tán bị địa chủ người Pháp chiếm đoạt mạnh mẽ
Trong công nghiệp. Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ, mà trước hết là mô than, để đưa về nước Pháp, phục vụ cho nền công nghiệp chính quốc hay bán ra thị trường các nước. Chúng tiến hành xây dựng một số nhà máy điện, nước, xi măng, dệt, xay xát gạo... để lợi dụng nguồn lao động dồi đảo, rễ mật ở nước ta, phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của chúng. Ngoài ra, chúng cho xây dụng ở Việt Nam những cơ sở công nghiệp, sản xuất ra các mặt hàng không cạnh tranh được với công nghiệp chính quốc, đưa lại lợi ích cao hơn là tử Pháp chuyển sang.
+Pháp chủ ý xây dựng hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ khá hiện đại ở Việt Nam nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột kinh tế và đàn áp quân sự Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu Các luống hàng từ Anh, Nhật. Trung Quốc,.. vào Việt Nam rất khó khăn bởi hàng rào thuế quan.
Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
Những chuyển biến về xã hội: Chỉnh sách cai trị, khai thác, bóc lột của thực dân Pháp đã làm cho cơ cấu kinh tế ở Việt Nam bước đầu thay đổi, kéo theo sự phân hoá xã hội ngày càng sâu sắc.
+Giai cấp địa chủ phong kiến. Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ
phong kiến trở nên giàu có. Dựa vào thực dân Pháp, họ ra sức chiếm đoạt ruộng đất của cộng xã, của nông dân. Tuy vậy, một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép. Ít nhiều có tinh thần chống Pháp.
+Giai cấp nông dân Nông dân Việt Nam vốn đã thống khổ bởi nạn thuế khoá, địa tô, phu phen, tạp dịch... lại thêm nạn cướp đất lập đồn điền, lập nhà máy của thực dân Pháp. Ở Bắc Kỳ, có tới 80% số hộ không có ruộng. Mất đất, một số người nông dân phải tìm đường ra các thành phố, đến các công trường hầm mỏ và đền diễn, nhưng chỉ có một số ít kiếm được việc làm. Nông dân Việt Nam là một lực lượng cách mạng to lớn. Nhưng do thiểu sự lãnh đạo dùng dần nên họ chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của mình.
- Giai cấp công nhân. Một bộ phận nông dân bị phủ sàn vi đế quốc và địa chủ phong kiến cướp mất ruộng đất, phải bỏ làng xóm ra thành thị, đến nhà máy, đồn diễn, hầm mỏ để xin việc làm và trở thành công nhân. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam có khoảng 5 vạn công nhân chuyên nghiệp làm việc trong các cơ sở kinh tế của người Pháp và người Việt. So với dẫn số cả nước, số lượng công nhân tuy còn ít nhưng lại phân bố đều và rất tập trung trong các cơ sở kinh tế chủ yếu của thực dân Pháp.
+Tư sản. Ngay từ đầu thế kỉ XX, đã có một lớp người đứng ra hoạt động công thương nghiệp, kêu gọi mở cửa hiệu buôn bán hoặc lập xưởng sản xuất. Đó là những lớp người đầu tiên của tầng lớp tư sản dân tộc. Những ngày từ đấu, họ đã bị thực dân Pháp khống chế, chèn ép nên số lượng nhỏ bé, thế lực yếu ớt
+Tầng lớp tiểu tư sản bao gồm những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, viên chức trong các công sở tri thức, học sinh, sinh viên... cũng ngày một dòng cùng với sự mở rộng khai thác của thực dân Pháp. Các sĩ phu Nho học cũng có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ không chỉ đọc các kinh sách Nho giáo mà còn dọc những cuốn sách mới của các tác giả ở châu Âu và Trung Quốc, hô hào lập trường học, dạy học theo lối mới, mở các cơ sở sản xuất, kinh doanh
Như vậy, cuộc khai thác của Pháp đã làm nay sinh những lực lượng xã hội mới. Sự biến động này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận đồng giải phóng dân tộc theo xu hướng mới
Kết bài:Khẳng định lại vấn đề được hỏi
Trên đây là phần trả lời của mình,
bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại:TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 
Last edited:

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
760
166
17
Lào Cai
Lào Cai
Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
*Kinh tế
- Thời gian: 1897
- Nội dung khai thác:
+ Nông nghiệp: Pháp chiếm đất làm đồn điền.
+ Công nghiệp, Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ. Một số ngành công nghiệp dịch vụ, công nghiệp chế biến và sản xuất vật liệu ra đời.
+ Thương nghiệp, Pháp độc chiếm thị trường, nguyên liệu và thu thuế.
+ Giao thông vận tải, chính quyền thuộc địa chú ý xây dựng hệ thống giao thông, chủ yếu để phục vụ việc chuyên chở hàng hoá, nguyên liệu và phục vụ mục đích quân sự.
- Tác động
+ Tích cực: kinh tế Việt Nam có chuyển biến, xuất hiện nền kinh tế TBCN.
+ Tiêu cực: kinh tế Việt Nam lệ thuộc chặt chẽ kinh tế Pháp.
*Xã hội.
- Gc Cũ: Với đường lôí cai trị của Pháp đã làm xáo trộn 2 giai cấp vốn có ở nông thôn là địa chủ và nông dân.
- Giai cấp địa chủ phong kiến phân hóa thành địa chủ lớn - trở thành tay sai đắc lực của Pháp trong công cuộc khai thác thuộc địa và đàn áp phong trào yêu nước của nhân dân ta.
Địa chủ vừa và nhỏ ít nhiều có tinh thần yêu nước..
+ Giai cấp nông dân có số lượng đông đảo nhất, bị áp bức, bóc lột nặng nề, căm thù đế quốc và phong kiến. Nông dân Việt Nam là một lực lượng to lớn trong phong trào chống Pháp nhưng do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên họ chưa phát huy được sức mạnh của mình.
- các giai cấp, tầng lớp mới.
* Giai cấp công nhân ra đời sớm cùng với chương trình khai thác thuộc địa lần thứ nhất:
- Đặc điểm:
+ Nguồn gốc xuất thân từ giai cấp nông dân bị mất ruộng, bần cùng, họ bỏ ra thành thị kiếm việc làm, số lượng của họ tăng nhanh (năm 1914 là 10 vạn người). Vì xuất thân là nông dân nên 2 giai cấp này có mối quan hệ gắn bó, dễ hình thành liên minh công nông trong đấu tranh.
+ Ra đời và phát triển trong một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, đời sống của công nhân Việt Nam hết sức cực khổ do bị 3 tầng áp bức (Đế quốc, tư sản, phong kiến) nên tinh thần yêu nước và cách mạng rất cao.
+ Giai cấp công nhân VN còn có đặc điểm chung với giai cấp công nhân Quốc tế: Họ đại diện cho lực lượng sản xuất mới, tiên tiến, kỷ luật cao. họ làm việc và sống tập trung nên khi đấu tranh dễ kết thành một phong trào lớn mạnh, tinh thần đoàn kết.
=> Đầu thế kỷ XX lực lượng công nhân VN còn non trẻ mục tiêu đấu tranh chủ yếu đòi quyền lợi kinh tế(tăng lương; giảm giờ làm; cải thiện đời sống và điều kiện làm việc)
Giai cấp công nhân Việt Nam có hạn chế: Đội ngũ non trẻ, trình độ nhận thức có hạn nên không tự mình đón nhận luồng tư tưởng mới, chưa được trang bị lý luận đầy đủ, chưa nhận thức được vai trò và sức mạnh của giai cấp mình nên ban đầu giai cấp công nhân còn đấu tranh tự phát hay tham gia vào phong trào đấu tranh do tư sản, tiểu tư sản tri thức khởi xướng.
+ Tầng lớp tư sản, xuất thân từ các nhà thầu khoán, chủ xí nghiệp, chủ hãng buôn,... bị chính quyền thực dân kìm hãm, tư bản Pháp chén ép.
+ Tầng lớp tiểu tư sản thành thị, (chủ các xưởng thủ công nhỏ, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức nhà báo; trí thức và những người làm nghề tự do...) tầng lớp này bị thực dân Pháp, tay sai chèn ép về kinh tế, chính trị nên có tinh thần yêu nước, sớm gắn bó với công nông trong quá trình đấu tranh giành độc lập. Họ là tầng lớp có trí thức nên đã tiếp nhận luồng tư tưởng tiến bộ trên thế giới, truyền bá cho giai cấp công nhân. Tầng lớp tri thức phong kiến yêu nước đóng vai trò tích cực nhất trong phong trào giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XX, họ nhạy bén với tình hình chính trị, tiếp thu tư tưởng dân chủ tư sản, đứng ra tổ chức và vận động cuộc cách mạng giải phóng dân tôc đầu thế kỷ XX( Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương Văn Can).
=> Như vậy: cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới. Sự biến đổi này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới đầu thế kỉ XX.
*Mối quan hệ
- Kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở VN làm xuất hiện giai cấp mới là công nhân lao động trong nhà máy xí nghiệp công nghiệp. Tầng lớp tư sản và tiểu tư sản những người buôn bán lưu thông kinh tế.
- Sự xuất hiện giai ấp tầng lớp mới còn ít đã phản ánh sự đầu tư nhỏ giọt thực dân Pháp vào VN chỉ đầu tư vào nông nghiệp và khai thác mỏ- các nguyên liệu thô cho chính quốc. Sự xuất hiện kinh tế mới nằm ngoài mong muốn của Pháp bởi mục đích của Pháp là bóc lột thuộc địa VN.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại : https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-co-ban-den-nang-cao-tat-ca-cac-mon.827998/

Chúc bạn ngày mới tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
Nêu những chuyển biến về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp.
Nguyễn Nga @@Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
* Những chuyển biển về kinh tế và xã hội Việt Nam dưới tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp:

Năm 1897, sau khi bình định về quân sự ở Việt Nam, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất. Cuộc khai thác thuộc địa đã làm chuyển biến về kinh tế và xã hội Việt Nam bấy giờ.
a. Những chuyển biến về kinh tế:
- Trong nông nghiệp: nét nổi bật là chính sách cướp đoạt ruộng đất. Thực dân Pháp đẩy mạnh việc cướp ruộng đất để lập đồn điền trồng lúa, chè, cà phê, cao su. Năm 1897, thực dân Pháp ép triều đình nhà Nguyễn kí điều ước “nhượng” quyền khai khẩn đất hoang cho chúng. Ruộng công làng xã, ruộng của nông dân lưu tán bị địa chủ người Pháp chiếm đoạt mạnh mẽ.
- Trong công nghiệp: Pháp đẩy mạnh khai thác mỏ, mà trước hết là mỏ than, để đưa về nước Pháp, phục vụ cho nền công nghiệp chính quốc hay bán ra thị trường các nước. Chúng tiến hành xây dựng một số nhà máy điện, nước, xi măng, dệt, xay xát gạo... để lợi dụng nguồn lao động dồi dào, rẻ mạt ở nước ta, phục vụ cho nhu cầu tại chỗ của chúng.
- Giao thông vận tải : Pháp chú ý xây dựng hệ thống giao thông đường sắt và đường bộ khá hiện đại ở Việt Nam nhằm phục vụ cho công cuộc khai thác, bóc lột kinh tế và đàn áp quân sự.
- Pháp độc quyền thu thuế xuất nhập khẩu. Các luồng hàng từ Anh, Nhật,
Trung Quốc.... vào Việt Nam rất khó khăn bởi hàng rào thuế quan.
- Với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước du nhập vào Việt Nam. Tuy vậy, thực dân Pháp vẫn duy trì phương thức bóc lột phong kiến trong mọi lĩnh vực kinh tế và đời sống xã hội.
Tác động:
Tích cực:
+ Xuất hiện nền công nghiệp thuộc địa mang yếu tố thực dân.
+ Thành thị theo hướng hiện đại ra đời, bước đầu xuất hiện nền kinh tế hàng hoá, tính chất tự cung tự cấp của nền kinh tế cũ bị phá vỡ.
+ Xây dựng được hệ thống giao thông vận tải.
- Tiêu cực:
+ Tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cùng kiệt
+ Nông nghiệp lạc hậu, dậm chân tại chỗ
+ Công nghiệp phát triển nhỏ giọt, mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nặng.
=> Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu và phụ thuộc vào nền kinh tế chính quốc.
b, Những chuyển biến về xã hội
- Giai cấp địa chủ phong kiến. Một bộ phận nhỏ trong giai cấp địa chủ phong kiến trở nên giàu có. Dựa vào thực dân Pháp, họ ra sức chiếm đoạt ruộng đất của công xã, của nông dân. Tuy vậy, một số địa chủ vừa và nhỏ bị đế quốc chèn ép, ít nhiều có tinh thần chống Pháp.
- Giai cấp nông dân. Nông dân Việt Nam vốn đã thống khổ bởi nạn thuế khoá, địa tô, phu phen, tạp dịch... lại thêm nạn cướp đất lập đồn điền, lập nhà máy của thực dân Pháp. Mất đất, một số người nông dân phải tìm đường ra các thành phố, đến các công trường, hầm mỏ và đồn điền, nhưng chỉ có một số ít kiếm được việc làm. Nông dân Việt Nam là một lực lượng cách mạng to lớn. Nhưng do thiếu sự lãnh đạo đúng đắn nên họ chưa phát huy đầy đủ sức mạnh của mình.
- Giai cấp công nhân. Một bộ phận nông dân bị phá sản vì đế quốc và địa chủ phong kiến cướp mất ruộng đất, phải bỏ làng xóm ra thành thị, đến nhà máy, đồn điền, hầm mỏ để xin việc làm và trở thành công nhận. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, ở Việt Nam có khoảng 5 vạn công nhân chuyên nghiệp làm việc trong các cơ sở kinh tế của người Pháp và người Việt. So với dân số cả nước, số lượng công nhân tuy còn ít nhưng lại phân bố đều và rất tập trung trong các cơ sở kinh tế chủ yếu của thực dân Pháp.
- Tư sản: Ngay từ đầu thế kỉ XX, đã có một lớp người đứng ra hoạt động công thương nghiệp, kêu gọi mở cửa hiệu buồn bản hoặc lập xưởng sản xuất. Đó là những lớp người đầu tiên của tầng lớp tư sản dân tộc. Nhưng ngay từ đầu, họ đã bị thực dân Pháp khống chế, chèn ép nên số lượng nhỏ bé, thế lực yếu ớt.
- Tầng lớp tiểu tư sản bao gồm những người buôn bán nhỏ, chủ xưởng nhỏ, viên chức trong các công sở, trí thức, học sinh, sinh viên... cũng ngày một đông cùng với sự mở rộng khai thác của thực dân Pháp. Các sĩ phu Nho học cũng có nhiều chuyển biến về tư tưởng chính trị. Họ không chỉ đọc các kinh sách Nho giáo mà còn đọc những cuốn sách mới của các tác giả ở châu Âu và Trung Quốc, hô hào lập trường học, dạy học theo lối mới, mở các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
Như vậy, cuộc khai thác của Pháp đã làm nảy sinh những lực lượng xã hội mới. Sự biến động này đã tạo ra những điều kiện bên trong cho một cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình.
 
Last edited:
Top Bottom