CHÚ Ý: Chuyên đề : CÁC BÀI TOÁN HÌNH HỌC VỀ CHỨNG MINH-TÍNH TOÁN

L

lan_anh_a

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

I. KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CƠ BẢN

1. Dạng 1: Chứng minh tứ giác nội tiếp
2. Dạng 2: Các bài toán về hệ thức lượng trong đường tròn
3. Dạng 3: Chứng minh hai đường thẳng song song, vuông góc
4. Dạng 4: Chứng minh 3 điểm thẳng hàng, ba đường thẳng (tròn) đồng quy
5. Dạng 5: Chứng minh ta giác cân, các tam giác đồng dạng
6. Dạng 6: Tính độ dài đoạn thẳng, góc, chu vi hay diện tích đa giác

II. MỘT SỐ BÀI TẬP

Bài 1: Cho 3 điểm cố định A, B, C thẳng hàng (theo thứ tự đó). Một đường tròn (O) thay đổi nhưng luôn đi qua B, C. Từ điểm A kẻ 2 tiếp tuyến AM, AN đến đường tròn (O). Gọi I là trung điểm của BC, MN cắt AO và AC lần lượt tại H và K.

a, CMR: M, N di động trên một đường tròn cố định khi (O) thay đổi
b, NI cắt (O) tại P. CMR: MP song song BC
c, CMR đường tròn ngoại tiếp tam giác OHK luôn đi qua hai điểm cố đinh khi (O) thay đổi
d, Biết góc MON = 2a. Tính bán kính r của đường tròn nội tiếp tam giác AMN theo A và bán kính R của (O)


Bài 2: Cho đường tròn (O,R), 1 dây AB (AB<2R) và 1 điểm M bất kì trên cung lớn AB (M#A, B). Gọi I là trung điểm của dây AB và (O') là đường tròn đi qua M tiếp xúc với AB tại A. Đường thẳng MI cắt (O) và (O') lần lượt tại các giao điểm thứ là N và P. CMR:

a, [TEX]IA^2 = IP.IM[/TEX]
b, Tứ giác ANBP là hình bình hành
c, IB là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác MBP
d, Khi M di chuyển thì trọng tâm G của tam giác PAB chạy trêm một đường tròn cố định


Bài 3: Cho tam giác cân ABC (AB=AC, A<90*). Một cung tròn BC nằm bên trong tam giác ABC và tiếp xúc với AB, AC theo thứ tự tại B và C. Trên cung BC lấy 1 điểm M rồi hạ các đường vuông góc MI, MH, MK xuống các cạnh tương ứng BC, CA, AB. Gọi P là giao điểm của MB, IK và Q là giao điểm của MC, IH.

a, CMR: Các tứ giác BIMK, CIMH nội tiếp dc
b, CMR: Tia đối của tia MI là phân giác của góc HMK
c, CMR: Tứ giác MPIQ nội tiếp dc, suy ra PQ song song BC
d, Gọi [TEX](O_1)[/TEX] là đường tròn đi qua M, P, K và [TEX](O_2)[/TEX] là đường tròn đi qua M, Q, H. Gọi N là giao điểm thứ hai của [TEX](O_1)[/TEX], [TEX](O_2)[/TEX] và D là trung điểm của BC. CMR: M, N, D thẳng hàng
 
L

lan_anh_a

Các bạn ơi !!
Sao không có ai giải những bài này vậy ??
Hay là ko vẽ dc hình trên đây ??
Thế thì các bạn đọc rồi làm ra nháp cũng dc !!
Đừng bỏ lỡ bất cứ bài toán nào !!!
Phí lắm !!
 
L

lan_anh_a

Tiếp !

Bài 4 :

Cho tam giác ABC có 3 góc nhọn và nội tiếp trong đường tròn (O). Tia phân giác trong của các góc B và C lần lượt cắt đường tròn (O) tại D và E, hai tia phân gíac này cắt nhau tại F. Gọi I, K theo thứ tự là giao điểm của dây DE với các cạnh AB, AC.

a, CMR : Tam giác EBF và DAF là tam giác cân

b, CMR tứ giác DKFC nội tiếp được và FK song song với AB

c, Tứ giác AIFK là hình gì ? Tại sao ?

d, Tìm điểu kiện của tam giác ABC để tứ gíac AEFD là hình thoi, đồng thời có diện tích gấp 3 lần diện tích tứ giác AIFK
 
F

flytoyourdream99

Bài 3: Cho tam giác cân ABC (AB=AC, A<90*). Một cung tròn BC nằm bên trong tam giác ABC và tiếp xúc với AB, AC theo thứ tự tại B và C. Trên cung BC lấy 1 điểm M rồi hạ các đường vuông góc MI, MH, MK xuống các cạnh tương ứng BC, CA, AB. Gọi P là giao điểm của MB, IK và Q là giao điểm của MC, IH.

a, CMR: Các tứ giác BIMK, CIMH nội tiếp dc
b, CMR: Tia đối của tia MI là phân giác của góc HMK
c, CMR: Tứ giác MPIQ nội tiếp dc, suy ra PQ song song BC
d, Gọi (O_1) là đường tròn đi qua M, P, K và (O_2) là đường tròn đi qua M, Q, H. Gọi N là giao điểm thứ hai của (O_1), (O_2) và D là trung điểm của BC. CMR: M, N, D thẳng hàng


câu 3:

a, $ \widehat{MIB} = 90^o $ ( vì $ MI \bot BC $)

$ \widehat{MKB} = 90^o $ ( vì $ MK \bot AB $)

\Rightarrow $ \widehat{MIB} + \widehat{MKB}= 180^o $

\Rightarrow tứ giác $BIMK$ nội tiếp

*, $ \widehat{MIC} = 90^o $ ( vì $ MI \bot BC $)

$ \widehat{MHC} = 90^o $ ( vì $ MH \bot CA $)

\Rightarrow $ \widehat{MIC} + \widehat{MHC} = 180^o $

\Rightarrow tứ giác $ CIMH$ nội tiếp

 
K

kute2linh

phần b)

Bài 3: Cho tam giác cân ABC (AB=AC, A<90*). Một cung tròn BC nằm bên trong tam giác ABC và tiếp xúc với AB, AC theo thứ tự tại B và C. Trên cung BC lấy 1 điểm M rồi hạ các đường vuông góc MI, MH, MK xuống các cạnh tương ứng BC, CA, AB. Gọi P là giao điểm của MB, IK và Q là giao điểm của MC, IH.

a, CMR: Các tứ giác BIMK, CIMH nội tiếp dc
b, CMR: Tia đối của tia MI là phân giác của góc HMK
c, CMR: Tứ giác MPIQ nội tiếp dc, suy ra PQ song song BC
d, Gọi [TEX](O_1)[/TEX] là đường tròn đi qua M, P, K và [TEX](O_2)[/TEX] là đường tròn đi qua M, Q, H. Gọi N là giao điểm thứ hai của [TEX](O_1)[/TEX], [TEX](O_2)[/TEX] và D là trung điểm của BC. CMR: M, N, D thẳng hàng[/B][/COLOR][/COLOR][/QUOTE]

phầnb)gọi giao điểm của tia đối của tia $MI$ và $AB$ là $D$
Ta có tứ giác $KMIB$ nội tiếp\Rightarrow góc $KBI$=góc $DMK$
Lại cso tứ giác $MHCI$ nộị tiếp\Rightarrow góc $HCI$=góc $DMH$
Mà góc $ABC$=góc $ACB$(tam giác $ABC$ cân tại $A$)
hay góc $KBI$=góc HIC$
\Rightarrow góc $DMK$=góc $DMH$\Rightarrow tia đối của tia $MI$ là phân giác góc $HMK$
 
Top Bottom