Ngoại ngữ Chủ đề tổng hợp ngữ pháp tiếng anh

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Cấu trúc chung của một câu trong tiếng Anh
Cấu trúc chung của một câu trong tiếng Anh:
Một câu trong tiếng Anh thường bao gồm các thành phần sau đây:
Ví dụ:
SUBJECTVERBCOMPLEMENTMODIFIER
John and Iatea pizzalast night.
Westudied"present perfect"last week.
Herunsvery fast.
Ilikewalking.
[TBODY] [/TBODY]
1.1 Subject (chủ ngữ):

Chủ ngữ là chủ thể của hành động trong câu, thường đứng trước động từ (verb). Chủ ngữ thường là một danh từ (noun) hoặc một ngữ danh từ (noun phrase - một nhóm từ kết thúc bằng một danh từ, trong trường hợp này ngữ danh từ không được bắt đầu bằng một giới từ). Chủ ngữ thường đứng ở đầu câu và quyết định việc chia động từ.
Chú ý rằng mọi câu trong tiếng Anh đều có chủ ngữ (Trong câu mệnh lệnh, chủ ngữ được ngầm hiểu là người nghe. Ví dụ: "Don't move!" = Đứng im!).
Milk is delicious. (một danh từ)
That new, red car is mine. (một ngữ danh từ)
Đôi khi câu không có chủ ngữ thật sự, trong trường hợp đó, It hoặc There đóng vai trò chủ ngữ giả.
Ví dụ:
It is a nice day today.
There is a fire in that building.
There were many students in the room.
It is the fact that the earth goes around the sun.
1.2 Verb (động từ):

Động từ là từ chỉ hành động hoặc trạng thái của chủ ngữ. Mọi câu đều phải có động từ. Nó có thể là một từ đơn hoặc một ngữ động từ. Ngữ động từ (verb phrase) là một nhóm từ gồm một hoặc nhiều trợ động từ (auxiliary) và một động từ chính.
Ví dụ:
I love you. (chỉ hành động)
Chilli is hot. (chỉ trạng thái)
I have seen the movie three times before. (auxiliary: have; main verb: seen)
I am going to Sai Gon tomorrow. (auxiliary: am; main verb: going)
1.3 Complement (vị ngữ):

Vị ngữ là từ hoặc cụm từ chỉ đối tượng tác động của chủ ngữ. Cũng giống như chủ ngữ, vị ngữ thường là danh từ hoặc ngữ danh từ không bắt đầu bằng giới từ, tuy nhiên vị ngữ thường đứng sau động từ. Không phải câu nào cũng có complement. Vị ngữ trả lời cho câu hỏi What? hoặc Whom?
Ví dụ:
John bought a car yesterday. (What did John buy?)
Jill wants to drink some water. (What does he want to drink?)
She saw John at the movie last night. (Whom did she see at the movie?)
1.4 Modifier (trạng từ):

Trạng từ là từ hoặc cụm từ chỉ thời gian, địa điểm hoặc cách thức của hành động. Không phải câu nào cũng có trạng từ. Chúng thường là các cụm giới từ (prepositional phrase), phó từ (adverb) hoặc một cụm phó từ (adverbial phrase). Chúng trả lời câu hỏi When?, Where? hoặc How? Một cụm giới từ là một cụm từ bắt đầu bằng một giới từ và kết thúc bằng một danh từ (VD: in the morning, on the table,...). Nếu có nhiều trạng từ trong câu thì trạng từ chỉ thời gian thường đi sau cùng.
Ví dụ:
John bought a book at the bookstore. (Where did John buy a book?)
She saw John at the movie last night. (Where did she see John? When did she see him?)
She drives very fast. (How does she drive?)
Chú ý rằng trạng từ thường đi sau vị ngữ nhưng không nhất thiết. Tuy nhiên trạng từ là cụm giới từ không được nằm giữa động từ và vị ngữ.
Ví dụ:
She drove on the street her new car. (Sai)
She drove her new car on the street. (Đúng)
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Cách dùng Some, somebody, something, anyone, anybody, anything, no one, nobody, nothing


1. Những từ kép với Some, any và no theo các qui luật trên :
Someone wants to speak to you on the phone.
(Một người nào đó muốn nói chuyện với bạn trên điện thoại).
Someone/ Somebody gave me a ticket for the pep concert.
(Một người nào đó đã cho tôi một cái vé để xem nhạc pop).
No one/ nobody has ever given me a free ticket for anything.
(Không ai cho tôi một vé mời để xem bất cứ thứ gì bao giờ).
Do you want anything from the chemist?
(Anh cần thứ gì đó ở tiệm dược phẩm không?)
Would anyone/ anybody like a drink?
(Có ai đó thích một thức uống không?)
2. Someone, somebody, anyone, anybody, no one, nobody có thể là sở hữu:
Someone's passoort has been stolen.
(Hộ chiếu của người nào đó đã bị mất cắp).
Is this somebody’s/ anybody’s seat?
(Đây là chỗ ngồi của người nào đó không?)
1 don't want to waste anyone’s time.
(Tôi không muốn lãng phí thời gian của người nào cả).
3. Các đại từ và các sở hữu tính từ đi với someone, somebody, anyone, anybody, no one, nobody, everyone, everybody.
Các từ này có nghĩa ở số ít và đi với một động từ số ít vì thế theo lý thuyết các nhân xưng đại từ và sở hữu tính từ sẽ là he/ she, him/ her, his/ her. Tuy nhiên, trong tiếng Anh thông tục hình thức số nhiều được dùng phổ biến hơn.
Has anyone left their luggage on the train?
(Có ai để quên hành lý của mình trên xe lửa không?)
No one sawt Tom go out, did they?
(Không ai nhìn thấy Tom ra ngoài, phải không?)
Nhưng với something, anything, nothing thì chúng ta vẫn dùng ít:
Something went wrong, didn’t it?
(Cái gì đó đã hỏng, phải không?)
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
cách nhớ trọng âm
1. Trọng âm rơi vào gốc từ:

Trong tiếng Anh, khá nhiều từ được tạo thành bằng cách ghép một gốc từ với hậu tố hoặc tiền tố. Trong những trường hợp đó, trọng âm thường rơi vào gốc từ. Điều đó đồng nghĩa với việc khi ta thêm hậu tố hoặc tiền tố vào một từ, trọng âm của từ đó sẽ không thay đổi.
Ví dụ: ‘comfortable - un’comfortable em'ploy - em'ployment ‘popular - un’popular Ngoại lệ: ‘undergrowth - ‘underground
2. Trọng âm rơi vào trước những từ tận cùng bằng:
‘tion’: pre’vention, ‘nation
‘sion’: in’vasion, dis’cussion
‘ic’: po’etic, eco’nomic
‘ical’: ‘logical, eco’nomical
‘ance’: im’portance, ‘distance
‘ious’: in’dustrious, vic’torious
Đồng thời, những từ tận cùng bằng ‘ive’, ‘ous’, ‘cial’, ‘ory’,… thì trọng âm cũng rơi vào trước nó.
Trường hợp ngoại lệ: ‘politic, ‘lunatic, a’rithmetic
3. Trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 tính từ nó ngược lên với những từ tận cùng bằng:
‘ate’: ‘decorate, con’solidate
‘ary’: ‘dictionary, i’maginary
4. Những danh từ và tính từ có hai âm tiết, trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ nhất:
Ví dụ:
Nound: ‘record , ‘flower, ‘valley, ‘children
Adjective: ‘current, ‘instant, ‘happy
Trường hợp ngoại lệ: ca’nal, de’sire, ‘ma’chine, i’dea, po’lice
5. Những động từ có hai âm tiết, trọng tâm thường rơi vào âm tiết thứ hai:
Ví dụ: de’cide, re’fer, per’ceive, de’ny, ad’mit …
Ngoại lệ: ‘suffer, ‘enter


6. Những từ được tạo thành bởi hai gốc từ, trọng âm thường rơi vào gốc đầu:
Ví dụ: ‘homework, ‘schoolboy, ‘raincoat, ‘childhood, ‘blackboard, ‘homesick...
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Action verb (động từ hành động) là một trong nhiều loại động từ trong tiếng Anh. Đây cũng là loại động từ phổ biến nhất. Hãy xem có những loại động từ hành động nào và cách dùng của chúng ra sao qua bài học dưới đây nhé!
Các loại động từ hành động-Action verbs:
Ngoại động từ

Ngoại động từ là các động từ hành động biểu thị các đối tượng tác động lên một đối tượng khác.
Ví dụ: Susan poked John in the eye.
Trong câu này, “poked” là một ngoại động từ. Susan (chủ ngữ) tác động “poke” trực tiếp cho John. John là đối tượng trực tiếp tiếp nhận hành động và là người được “poked”.
Một số ví dụ về ngoại động từ trong động từ hành động:
  • My sister ate all the cookies in this box.
  • She chose a pretty dress to go to her friend wedding.
  • Why did your teacher call me?
  • My father painted the house.
Trong mỗi câu trên, các động từ được theo sau bởi một đối tượng trực tiếp nhận các hành động. Bánh đã bị ăn, váy được lựa chọn, và ngôi nhà được sơn. Các động từ đó trực tiếp ảnh hưởng đến những thứ xung quanh họ, do đó, chúng là các ngoại động từ.
Nội động từ
Nội động từ là những động từ không cần có một tân ngữ (object) theo sau mà vẫn diễn tả đủ ý của câu. Ví dụ:
  • She jump.
  • Children plays in the park. → “in the park” là một cụm giới từ chỉ nơi chốn, không phải tân ngữ (object)
  • He walks carefully. → “carefully” là một trạng từ để bổ nghĩa cho động từ “walk”, không phải tân ngữ.
Lưu ý: Do sau nội động từ không bao giờ có tân ngữ theo sau nên không thể dùng ở bị động.
Một số ví dụ:
  • The birds sing.
  • The child sleeps tightly.
  • A shoe fell in the lake.
  • They run to the stadium.
Chức năng của động từ hành động
Giống như tên gọi của nó, động từ hành động mô tả những hành động của chủ ngữ trong câu. Đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa động từ hành động và động từ “to be”. Hãy so sánh hai câu dưới đây:
  • Bill is happy.
  • Linda shouted at her friend.
Câu đầu tiên không bao gồm động từ hành động. Động từ to be “is” ở đây chỉ đóng vai trò như bổ nghĩa cho tính từ miêu tả Bill, nhưng Bill không thực hiện bất cứ hành động nào.
Câu thứ hai, động từ hành động “shouted” biểu thị điều mà Linda làm. Hành động này có tác động đến những thứ xung quanh cô ấy.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Cách sử dụng if only và I wish trong tiếng anh


I Wish or If only dùng để diễn tả mong ước hoặc sự tiếc nuối, có 3 cách áp dụng If only và I Wish trong câu như sau:
I Wish or If only dùng để diễn tả mong ước hoặc sự tiếc nuối
cách áp dụng If only và I Wish trong câu:

Có 3 cách áp dụng If only và I Wish trong câu như sau:
  • Nghĩa Mong ước (Wish), Động từ ở vế sau ở thì quá khứ đơn (the simple past).
  • Nghĩa Hối tiếc: (Regret): Vế sau động từ ở thì quá khứ hoàn thành (the past perfect).
  • Nghĩa: Phàn nàn, khiếu kiện (Complaints): Động từ vế sau sẽ là would + bare infinitve verb.
Bây giờ chúng ta sẽ đi qua các trường hợp cụ thể
1. Expressing a wish: Diễn tả ước muốn, mong ước

Form: Cấu trúc
If only / I wish + simple past
Example:
If only I knew how to use a computer. (Tôi không biết sử dụng vi tính, và tôi muốn học để biết sử dụng)
Use: Cách áp dụng
Để diễn tả ước muốn ở hiện tại hoặc tương lai. ước muốn này có thể trở thành hiện thực
Động từ ở vế sau phải ở dạng quá khứ đơn dạng giả định.
Nếu động từ ở vế sau là "to be" thì "were" được sử dụng cho tất cả chủ ngữ
Example:
I wish I were a millionaire!
2. Expressing regret: Diễn tả nuối tiếc

Form: Cấu trúc
If only / I wish + past perfect
Example:
If only I had woken up early. (Tôi không thức dậy sớm và tôi đã nhỡ chuyến xe.)
Use: Cách sử dụng
Dùng if only / I wish để diễn tả sự hối tiếc.
Hành động mà trước kia chưa thực hiện là ở quá khứ.
Động từ ở vế 2 phải chia ở thì quá khứ hoành thành như cấu trúc bên trên
3. Complaining: Diễn tả sự phàn nàn

Form:Cấu trúc
I wish / if only + would + verb
Example:
A boss said to his employee: "I wish you wouldn't arrive so late all the time" (Tôi bị làm phiền vì bạn luôn đến trễ và tôi muốn bạn đến lớp đúng giờ hơn)
Use: Cách sử dụng
Để phàn nàng về cách ứng xử ở hiện tại mà bạn không hài lòng, đồng tình hoặc bị làm phiền, mất kiên nhẫn.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
S%e1%bb%ac%20D%e1%bb%a4NG%20_GET_%20THAY%20CHO%20_BE_%20bTRONG%20B%e1%bb%8a%20%c4%90%e1%bb%98NG%20C%c3%81CHb%c2%a0b-2.jpg

S%e1%bb%ac%20D%e1%bb%a4NG%20_GET_%20THAY%20CHO%20_BE_%20bTRONG%20B%e1%bb%8a%20%c4%90%e1%bb%98NG%20C%c3%81CHb%c2%a0b-3.jpg

S%e1%bb%ac%20D%e1%bb%a4NG%20_GET_%20THAY%20CHO%20_BE_%20bTRONG%20B%e1%bb%8a%20%c4%90%e1%bb%98NG%20C%c3%81CHb%c2%a0b-4.jpg

S%e1%bb%ac%20D%e1%bb%a4NG%20_GET_%20THAY%20CHO%20_BE_%20bTRONG%20B%e1%bb%8a%20%c4%90%e1%bb%98NG%20C%c3%81CHb%c2%a0b-5.jpg

S%e1%bb%ac%20D%e1%bb%a4NG%20_GET_%20THAY%20CHO%20_BE_%20bTRONG%20B%e1%bb%8a%20%c4%90%e1%bb%98NG%20C%c3%81CHb%c2%a0b-6.jpg
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Cách hiểu sai lầm với tính từ đuôi ‘ing’ và ‘ed’


71c730b2-383a-4ff8-8e60-7d023fc46c58636590359614938580_125X94.jpg
Nhiều người cho rằng, để miêu tả người thì dùng tính từ hậu tố “ed”, còn vật sẽ dùng đuôi “ing”. Đây là một công thức sai lầm. Cùng tìm hiểu trong bài học dưới đây nhé!
905eb532-36e9-4f7a-87b8-a67772e8b068_adj-ing-ed-hta%20(1).jpg

1. Tính từ đuôi -ing
Tính từ từ đuôi –ing mô tả một tính chất, trạng thái cảm xúc ai, cái gì và mang lại cảm giác như thế nào cho đối tượng khác.
Ví dụ:
The firm was so boring.
Bộ phim rất chán.
It sounds interesting.
Nó nghe hay đấy.
You are so boring. I don’t want to see you again.
Cậu chán quá đấy. Tớ không muốn gặp cậu nữa đâu.
Tính từ đuôi -ed
Tính từ đuôi -ed mô tả trực tiếp cảm xúc của chủ thể bị đối tượng khác tác động, nhấn mạng vào sự trải nghiệm của chủ thể đối với trạng thái cảm xúc đó.
Ví dụ:
I’m interested in music.
Tôi thích nghe nhạc. (nhấn mạnh việc bản thân bạn “interested” – thích)
I’m bored with the job.
Tôi chán công việc đó.
Tóm lại, tính từ đuôi –ed nhấn mạnh vào cảm xúc trực diện khi bị đối tượng khác tác động, còn tính từ đuôi –ing là nhấn mạnh vào bản chất của khách thể gây nên hậu quả của cảm xúc. Đó là sự khác nhau cơ bản giữa hai loại tính từ này.
3. Những trạng từ đi kèm
Các tính từ trên thường đi kèm với các trạng từ sau để cường điệu hóa hoặc giảm bớt mức độ của tính từ.
Extremely – /ɪkˈstriːm.li/: vô cùng, rất
Quite – /kwaɪt/ : khá
Very – /ˈver.i/ rất
Ví dụ:
That movie is extremely interesting.
Bộ phim đó hay tuyệt vời.
I was not very surprised.
Tôi không quá ngạc nhiên.
4. Những tính từ thông dụng
Amaze – amazing – amazed: ngạc nhiên
Annoy – annoying – annoyed: phiền phức, phiền toái
Astonish – astonishing – astonished: ngạc nhiên, kinh ngạc
Bore – boring – bored: nhàm chán, buồn chán
Convince – convincing – convinced: thuyết phục
Disgust – disgusting – disgusted: ghê sợ, ghê tởm
Embarrass – embarrassing – embarrassed: lúng túng, ngượng nghịu
Excite – exciting – excited: hào hứng
Exhaust – exhausting – exhausted: kiệt quệ, hết sức lực
Depress – depressing – depressed: làm chán nản, làm nản lòng
Disappoint – disappointing – disappointed: thất vọng, chán ngán
Frighten – frightening – frightened: hoảng sợ, sợ hãi
Interest – interesting – interested: hào hứng, thú vị
Relax – relaxing – relaxed: nới lỏng, thư giãn
Satisfy – satisfying – satisfied: thỏa mãn, vừa lòng
Shock – shocking – shocked: đột ngột, đột xuất
Surprise – surprising – surprised: ngạc nhiên, kinh ngạc
Terrify – terrifying – terrified: khiếp sợ, kinh hãi
Tire – tiring – tired: mỏi mệt
Worry – worrying – worried: lo lắng, bất an
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
GERUNDS AND INFINITIVES
  1. CÁC ĐỘNG TỪ PHẢI CÓ GERUND (V-ING) THEO SAU
  1. avoid (tránh) + V-ing
  2. admit (thừa nhận)
  3. advise (khuyên nhủ)
  4. appreciate (đánh giá cao ai/ việc gì)
  5. complete (hoàn thành)
  6. consider (xem xét)
  7. delay (trì hoãn)
  8. deny (từ chối)
  9. discuss (thảo luận)
  10. dislike (không thích)
  11. enjoy (thích)
  12. finish (hoàn thành)
  13. keep (tiếp tục)
  14. mention (đề cập)
  15. mind (phiền , ngại)
  16. miss (nhớ, bỏ lỡ)
  17. postpone (trễ, trì hoãn)
  18. practice (luyện tập)
  19. quit (dừng, thôi)
  20. recall (gợi lại, nhớ lại)
  21. recollect (nhớ ra )
  22. recommend (đề xuất, giới thiệu)
  23. regret (tiếc, hối tiếc)
  24. resent (bực tức )
  25. resist (kháng cự lại)
  26. risk (liều, chịu rủi ro)
  27. suggest (đề nghị)
  28. tolerate (tha thứ, cam chịu)
  29. understand (hiểu)
  30. can’t help (không thể tránh/nhịn được)
  31. can’t stand (không thể chịu đựng được)
  32. can’t bear (cực kỳ không thích )
  33. It is no use / It is no good (vô ích )
  34. Would you mind (bạn có phiền …không?)
  35. to be used to (quen với)
  36. to be/get accustomed to (quen dần với)
  37. to be busy (bận rộn)
  38. to be worth (xứng đáng)
  39. to look forward to (trông mong)
  40. to have difficulty/fun/trouble
  41. to have a difficult time
  42. To go + V-ING
  1. CÁC ĐỘNG TỪ PHẢI CÓ TO – INFINITIVE THEO SAU
  1. afford (đủ khả năng) + to - Inf
  2. agree (đồng ý)
  3. appear (xuất hiện)
  4. arrange (sắp xếp)
  5. ask (hỏi , yêu cầu)
  6. beg (nài nỉ, van xin)
  7. care (chăm sóc)
  8. claim (đòi hỏi, yêu cầu)
  9. consent (bằng lòng)
  10. decide (quyết định)
  11. demand (yêu cầu)
  12. deserve (xứng đáng)
  13. expect (mong đợi)
  14. fail (thất bại)
  15. hesitate (do dự)
  16. hope (hi vọng)
  17. learn (học )
  18. manage (sắp xếp)
  19. mean (ý định)
  20. need (cần)
  21. offer (đề nghị)
  22. persuade (thuyết phục)
  23. plan (lên kế hoạch)
  24. prepare (chuẩn bị)
  25. pretend (giả vờ)
  26. promise (hứa )
  27. refuse (từ chối)
  28. seem (dường như)
  29. struggle (đấu tranh)
  30. swear (xin thề)
  31. threaten (đe doạ)
  32. volunteer (tình nguyện)
  33. wait (đợi)
  34. want (muốn )
  35. wish (mong )
  1. CÁC ĐỘNG TỪ CÓ OBJECT +TO – INFINITIVE THEO SAU
  1. advise (khuyên) + O + T o - Verb
  2. allow (cho phép)
  3. ask (yêu cầu)
  4. beg (van xin)
  5. cause (gây ra)
  6. challenge (thách thức)
  7. convince (thuyết phục)
  8. dare (dám )
  9. encourage (khuyến khích)
  10. expect (mong đợi )
  11. forbid (cấm )
  12. force (buộc )
  13. hire (thuê )
  14. instruct (hướng dẫn)
  15. invite (mời)
  16. need (cần)
  17. order (ra lệnh)
  18. permit (cho phép)
  19. persuade (thuyết phục)
  20. remind (nhắc nhở)
  21. require (cần đến; yêu cầu)
  22. teach (dạy)
  23. tell (bảo)
  24. urge (thúc giục)
  25. want (muốn)
  26. warn (báo trước)
  1. CÁC ĐỘNG TỪ CÓ CÁC TỪ THEO SAU VỪA LÀ GERUND (V-ing), VỪA LÀ +TO – INFINITIVE
  • Remember
V-ing: nhớ việc đã làm (I remember calling him yesterday)
To – Infinitive: nhớ việc phải làm (Remember to lock the car!)
  • Forget
V-ing: quên việc đã làm (I forgot booking the hotel for you)
To – Infinitive: quên việc phải làm (Don’t forget to lock the car!)
  • Regret
V-ing: nuối tiếc việc đã làm (I regret buying this shirt)
To – Infinitive: nuối tiếc việc sắp xảy ra (I regret to tell you that you’ve failed)
  • Stop
V-ing: dừng hẳn việc đang làm/ từ bỏ 1 thói quen ( I stopped smaking last month)
To – Infinitive: dừng việc đang làm để làm việc khác) ( I stopped to have some coffee)
  • Try
V-ing: thử làm việc gì (Why don’t you try calling her?)
To – Infinitive: cố gắng làm việc gì (You should try to hard)
  • Need
V-ing / V3/ed ( đối với chủ từ là vật) à ( My car needs washing/ to be washed)
To – Infinitive ( đối với chủ từ là vật à ( I need to wash my car)
CHÚ Ý:
Một số động từ chỉ tri giác theo sau là động từ nguyên mẫu hoặc V-ing (nếu đang xảy ra )
+ See; Watch; look at listen; to smell, notice; observe; hear; feel; taste
Các nhóm từ hoặc động từ theo sau là động từ nguyên mẫu:
  • nothing but (không gì … nhưng chỉ)
  • would rather (thích … hơn)
Ex: We would rather work than play
  • cannot but (không còn cách nào hơn là)
  • Had better (nên …..thì hơn)
Ex : You had better work
  • Let/help/make/have + S + O + V (bare infinitive)
Ex : - My father let me drive his car
  • He helped me wash my car
  • I made my brother carry my suitcase.
  • I got my brother to carry my suitcase.
  • I had my brother carry my suitcase.
  • I had my suitcase carried by my brother.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Cách sử dụng ‘Both’ không phải ai cũng biết

4857b0c5-bb0b-4af9-bc28-10a3cdd9907c_using-both-in-e.jpg

1. Both + Danh từ số nhiều
We should learn both languages.
Chúng ta nên học cả hai ngôn ngữ.
Both families are so happy.
Cả 2 gia đình đều rất vui.
2. Both + and
– Both + tính từ + and + tính từ
They are both tired and hungry after shopping.
Chúng tôi vừa thấy mệt và đói sau khi đi mua sắm.
– Both + danh từ + and + danh từ
You can be both mother and businesswoman.
Bạn vừa có thể làm mẹ và vừa có thể trở thành nữ doanh nhân.
3. Both + of
– Both + of + danh từ số nhiều
Khi sử dụng both trước các từ như: my, the, his, her,… thì dùng both hoặc both of đều không khiến câu thay đổi nghĩa.
Both his parents (both of his parents) are alive.
Bố mẹ anh ấy đều còn sống.
Both these girls (both of these girls) are very intelligent.
Cả hai cô gái này đều rất thông minh.
Chú ý: Nếu dùng both (không có of) thì không đi cùng “the” ở đằng sau.
Both of the businessmen are wealthy.
Both businessmen are wealthy.
Cả hai nữ doanh nhân đều rất giàu có.
– Both of + tân ngữ
I loved both of them.
Tôi quý cả hai.
This job will be good for both of you.
Công việc này phù hợp với cả hai.
4. Vị trí của both trong câu
– Chủ ngữ + both + động từ
We both prefer orange juice.
Cả hai chúng tôi đều thích nước cam hơn.
– Động từ + tân ngữ + both
The manager called us both.
Quản lý gọi cả hai chúng tôi.
– To be + both
Those things are both cheap.
Cả hai thứ kia đều rẻ.
– Both không sử dụng trong câu mang nghĩa tiêu cực, thay vào đó chúng ta dùng “neither”
Neither of them passed the exam. (Không nói ‘Both of them didn’t pass the exam’.)
Không ai qua được kì thi.
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG ANH
CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG ANH - TỪ ĐƠN LẺ

1. Các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh - Danh từ

Các phương thức cấu tạo DANH TỪ trong tiếng Anh

“Động từ + ar, /er/, or” để chỉ người hoặc nghề nghiệp.

Ex:
  • Beggar: kẻ ăn mày.
  • Liar: kẻ nói dối.
  • Teacher: giáo viên.
  • Driver: tài xế.
  • Visitor: người viếng thăm.
  • Actor: nam diễn viên,…
“V + ing /ion/ ment” tạo thành danh từ. “V-ing” là danh động từ và được xem là danh từ.

Ex: action, invention, conclusion, development, investment, ….

“N/ adj + dom/” tạo thành một danh từ khác.

Ex : freedom, wisdom, kingdom - triều đại,….

“N/ adj + hood”.

Ex: childhood, brotherhood, neighbourhood,…

“N/ adj + ism”: chủ nghĩa gì ....

Ex: “patriotism” - chủ nghĩa yêu nước, “colonialism” - chủ nghĩa đế quốc,….

“Adj + ness /ty/ ity”.

Ex: Happiness, laziness, illness, loyalty, possibility,….

“V + ant”.

Ex: assistant, accountant,…

Chuyển đổi tính từ sang danh từ.

Ex : angry -> anger, brave -> bravery, famous -> fame,…

Động từ có thể sửa lại thành danh từ.

Ex : choose -> choice, prove -> proof, sing -> song,…

Chức năng của danh từ: Danh từ đóng vai trò làm chủ ngữ hoặc tân ngữ, có thể làm bổ ngữ của động từ “to be” hay làm tân ngữ của giới từ.
2. Các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh - Tính từ

Các phương thức cấu tạo TÍNH TỪ trong tiếng Anh

“V + able/ ible”. Ex: eatable, noticeable, accessible, …

“N + able/ ible”. Ex: sensible, honourable,…

“N + al”. Ex : center -> central, nation -> national, industry -> industrial,…

“N + ish”. Ex : childish, foolish,…

“N + y”. Ex : rainy, snowy, starry,…

“N + like”. Ex: childlike, warlike,…

“N + ly”. Ex: daily, manly,…

“N + ful/ less”. Ex: harmful, careless,…

Chuyển động từ thành tính từ. Ex: obey -> obedient, …

“Ving/ Ved”. Ex: interesting, interested, …

“N + hậu tố ous”, nếu tận cùng là “y” chuyển thành “i” và thêm “s”. Ex: dangerous, advantageous,…

Đuôi “sion” chuyển thành đuôi “sive”. Ex: comprehensive,…

“N + ern”. Ex : northern,…

“N + en”. Ex : woolen, golden,…

Chuyển danh từ thành tính từ. Ex: confidence -> confident, difference -> different,…

Đuôi “ance -> antial”. Ex: circumstance -> circumstantial.

“N + ic”. Ex: economic, energic,…

“N + some”. Ex: troublesome, quarrelsome,…

“N + esque”. Ex : picturesque.

“ion -> + ate”. Ex : passionate.

Còn rất nhiều dạng khác, trên đây chỉ là một trong những cấu tạo quan trọng.
Chức năng của tính từ: Tính từ trong tiếng Anh đứng trước dùng để bổ nghĩa cho danh từ, tính từ đứng sau “to be” hoặc “linking verbs”, tính từ có thể đi theo cụm, tính từ có thể đứng sau đại từ bất định, dùng để chỉ tuổi, độ cao.
3. Các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh - Trạng từ

Để tạo nên trạng từ ta công thêm đuôi “ly” vào sau tính từ.

Ex : beautifully, quickly, ….

Nhưng có một số trường hợp “y” chuyển thành “i” và thêm “ly”.

Ex : lucky -> luckily, happy -> happily,…

Trạng từ với tính từ viết giống nhau.

Ex: fast, late, early, hard.

Lưu ý: “hard”, “harly”, “late”, “lately” đều là trạng từ nhưng nghĩa khác nhau.

CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG ANH - TỪ GHÉP
a. Các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh - Danh từ ghép

Các phương thức thông thường nhất là sự ghép tự do hai danh từ với nhau để tạo thành danh từ mới. Cách ghép tự do này có thể áp dụng đối với nhiều trường hợp và danh từ ghép có thể là hai từ hoặc một từ, đôi khi mang một nghĩa mới.
Phần lớn danh từ ghép được tạo thành bởi:
  • Danh từ + danh từ:
A tennis club: câu lạc bộ quần vợt
A telephone bill: hóa đơn điện thoại
A train journey: chuyến đi bằng tàu hỏa
  • Danh động từ + danh từ
A swimming pool: hồ bơi
A sleeping bag: túi ngủ
Washing powder: bột giặt
  • Tính từ + danh từ:
A greenhouse: nhà kình
A blackboard: bảng viết
Quicksilver: thủy ngân
A black sheep: kẻ hư hỏng
  • Một số ít danh từ ghép có thể gồm ba từ hoặc nhiều hơn:
Merry- go- round (trò chơi ngựa quay)
Forget- me- not (hoa lưu li)
Mother- in- law (mẹ chồng/ mẹ vợ)
Danh từ ghép có thể được viết như:
  • Hai từ rời: book seller (người bán sách), dog trainer (người huấn luyện chó)
  • Hai từ có gạch nối ở giữa: waste- bin (giỏ rác), living-room (phòng khách)
  • Một từ duy nhất: watchmaker (thợ chế tạo đồng hồ), schoolchildren (học sinh), chairman (chủ tọa).
Trong cấu tạo “danh từ + danh từ”, danh từ đi trước thường có dạng số ít nhưng cũng có trường hợp ở dạng số nhiều:
A vegetable garden (vườn rau)
An eye test (kiểm tra mắt)
A sports shop (cửa hàng bán đồ thể thao)
A goods train (tàu chở hàng)
b. Các phương thức cấu tạo từ trong tiếng Anh - Tính từ ghép
Tính từ ghép thường gồm hai hoặc nhiều từ kết hợp với nhau và được dùng như một từ duy nhất. Tính từ ghép có thể được viết thành:
- Một từ duy nhât:
Life + long -> lifelong (cả đời)
Home + sick -> homesick (nhớ nhà)
- Hai từ có dấu gạch nối ở giữa :
After + school -> after- school (sau giờ học)
Back + up ->back-up/ backup (giúp đỡ)
- Nhiều từ có dấu gạch nối ở giữa
A two-hour-long test (bài kiểm tra kéo dài hai giờ)
A ten-year-old-boy (cậu bé lên mười)
Tính từ ghép có thể được tạo thành bởi:
- Danh từ + tính từ:
Duty-free (miễn thuế) noteworthy (đáng chú ý)
Nationwide (khắp nước) blood-thirsty (khát máu)
- Danh từ + phân từ:
Handmade (làm bằng tay) time-consuming (tốn thời gian)
Breath- taking (đáng kinh ngạc) heart- broken (đau khổ)
- Trạng từ + phân từ:
ill- equipped (trang bị kém) outspoken (thẳng thắn)
well- behaved (lễ phép) high- sounding (huyên hoang)
- Tính từ + phân từ:
Good-looking (xinh xắn) easy-going (thoải mái)
Beautiful-sounding (nghe hay) middle-ranking (bậc trung)
- Tính từ+ danh từ kết hợp với tận cùng –ed:
old-fashioned (lỗi thời) absent –minded (đãng trí)
fair-skinned (da trắng) artistic- minded (có óc thẩm mỹ)
CÁC PHƯƠNG THỨC CẤU TẠO TỪ TRONG TIẾNG ANH - THAY ĐỔI PHỤ TỐ

Bằng cách thêm phụ tố (affixation) bao gồm tiền tố (prefixes) vào đầu một từ gốc hoặc hậu tố (suffixes) vào cuối từ gốc ta có cách cấu tạo một hình thái từ mới rất phổ biến trong tiếng Anh.
  • Hậu tố tạo động từ:
- ise/ -ize: modernize, popularize, industrialize…
- ify: beautify, purify, simplify
  • Tiền tố phủ định của tính từ:
Tiền tố phủ địnhVí dụ
im- (đứng trước tính từ bắt đầu m hoặc p)Immature, impatient
ir- (đứng trước tính từ bắt đầu r)Irreplaceable. irregular
il- (đứng trước tính từ bắt đầu l)Illegal, illegible, illiterate
in-Inconvenient, inedible
dis-Disloyal, dissimilar
un-Uncomfortable, unsuccessful
[TBODY] [/TBODY]
Lưu ý: Đối với các tiền tố in-, im-, ngoài ý nghĩa phủ định chúng còn mang nghĩa ‘bên trong; vào trong”, Ví dụ: internal, income, import..
  • Các tiền tố un- và dis- còn được dùng để thành lập từ trái nghĩa của động từ: tie/untie, appear/disappear..hoặc đảo ngược hành động hành động của động từ: disbelieve, disconnect, dislike, disqualify, unbend, undo, undress, unfold, unload, unlock, unwrap..
Ngoài ra ra còn có tiền tố phủ định de- và non: decentralize, nonsense…
  • Hậu tố tính từ:
-y: bushy, dirty, hairy…
-ic: atomic, economic, poetic
-al: cultural, agricultural, environmental
-ical: biological, grammatical
-ful: painful, hopeful, careful
-less: painless, hopeless, careless
-able: loveable, washable, breakable
-ive: productive, active
-ous: poisonous, outrageous
* Hậu tố tạo danh từ:
Các hậu tố hình thành danh từ thường gặp.
Hậu tốÝ nghĩaVí dụ
-er
-or
- chỉ người thực hiện một hành động
- ta còn dùng hậu tố này cho rất nhiều động từ để hình thành danh từ
Writer, painter, worker, actor, operator
- er/- orDùng chỉ vật thực hiện một công việc nhất địnhPencil- sharpener, grater
Bottle-opener, projector
-eeChỉ người nhận hoặc trải qua một hành động nào đóEmployee, payee
-tion
-sion
-ion
Dùng để hình thành danh từ từ động từComplication, admission, donation, alteration
-mentChỉ hành động hoặc kết quảBombardment, development
-ist
-ism
Chỉ người
Chỉ hoạt động hoặc hệ tư tưởng (hai hậu tố này dùng cho chính trị , niềm tin và hệ tư tưởng hoặc ý thức hệ của con người)
Buddhist, Marxist
Buddhism, communism
-istCòn dùng để chỉ người chơi một loại nhạc cụ, chuyên gia một lĩnh vực…Guitarist, violinist, pianist
Economist, biologist
-nessDùng để hình thành danh từ từ tính từGoodness, readiness, forgetfulness, happiness, sadness, weakness
-hoodChỉ trạng thái hoặc phẩm chẩtChildhood, falsehood
-shipChỉ trạng thái, phẩm chất, tình trạng, khả năng hoặc nhómFriendship, citizenship, musicianship, membership
[TBODY] [/TBODY]
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
LUẬT CHÍNH TẢ TRONG TIẾNG ANH
1. Dẫn nhập

Các nguyên âm là: a, e, i, o, u. Các phụ âm là: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z. Một hậu tố là một nhóm chữ cái thêm vào cuối của một từ. Ví dụ: beauty – beautiful (ful là hậu tố – suffix).
2. Luật nhân đôi phụ âm
a, Với những từ một âm tiết có một nguyên âm và tận cùng bằng chỉ một phụ âm thì ta nhân đôi phụ âm trước (khi thêm) một hậu tố bắt đầu bằng một nguyên âm. Ví dụ:
Hit + ing = hitting (đánh)
Knit + ed = knitted (đan)
Run + er = runner (chạy)
- Các từ có hai nguyên âm hoặc tận cùng là hai phụ âm thì không theo quy tắc trên.
Ví dụ: keep + ing = keeping (giữ)
Help + ing = helping (giúp)
Love +er = lover (yêu)
- Trường hợp đặc biệt: qu được xem như một phụ âm. Ví dụ: quit + ing = quitting (bỏ).
b, Với những từ hai hoặc ba âm tiết tận cùng bằng một phụ âm theo sau một nguyên âm thì ta nhân đôi phụ âm cuối khi âm tiết cuối được đọc nhấn giọng (stress) (âm tiết đọc nhấn in chữ đậm).
Acquit + ed = acquitted (trang trải) Murmur + ed = murmured (thì thầm)
Begin + er = beginner (bắt đầu) Answer + er = Answerer (trả lời)
Deter + ed = deterred (ngăn cản) Orbit + ing = orbiting (đưa vào quỹ đạo)
Tuy nhiên, focus (tụ vào tiêu điểm) + ed có thể viết là focused hoặc focussed và bias (hướng) + ed có thể viết là biased hoặc biassed.
c, phụ âm cuối của handicap (cản trở), kidnap (bắt cóc), worship (thờ phụng) cũng được nhân đôi.
d, Với những từ tận cùng bằng L theo sau một nguyên âm hoặc hai nguyên âm được phát âm riêng từng âm một, ta thường nhân đôi phụ âm L.
Ví dụ:
Appal + ed = appalled (làm kinh sợ)
Dial + ed = dialled (quay số)
Duel + ist = duellist (đọ kiếm, súng)
3. Bỏ E cuối:
a, Với những từ tận cùng bằng E theo sau một phụ âm thì ta bỏ E trước (khi thêm) một hậu tố bắt đầu bằng một nguyên âm.
Ví dụ: believe + er = believer.
Love + ing = loving
Move + able = movable.
Nhưng dye (nhuộm) và singe (làm cháy xém) vẫn giữ E cuối trước (khi thêm) Ing để tránh lẫn lộn với die (chết) và sing (hát): dye – dyeing; singe – singeing. Age (già đi) giữ lại E trước (khi thêm) Ing ở Mỹ lại không như vậy: age = ageing. Likable (dễ thương) cũng có thể viết là likeable.
b, E cuối được giữ lại khi nó đứng trước một hậu tố bắt đầu bằng một phụ âm.
Ví dụ: engage – engagement. (cam kết…)
Hope – hopeful. (hy vọng)
Sincere – sincerely. (thành thật)
Nhưng E trong able / ible bị loại bỏ ở dạng trạng từ. Ví dụ: comfortable, comfortably (tiện lợi).
Incredible – incredibly (không thể tin được).
E cuối cùng bị loại bỏ trong các từ sau đây:
Ví dụ: argue – argument (tranh cãi)
Judge – judgement hoặc judgment (xét xử)
Whole – wholly (toàn bộ) – lưu ý ở đây có nhân đôi phụ âm L.
Due – duly (đúng)
True – trully (thật)
c, Những từ tận cùng bằng EE không bỏ một phụ âm E trước (khi thêm) một hậu tố:
Ví dụ: agree – agreed – agreeing – agreement.
Foresee – foreseeing – foreseeable.
4. Những từ tận cùng bằng CE và GE:
a, Những từ tận cùng bằng CE và GE vẫn giữ E cuối trước (khi thêm) một hậu tố bắt đầu bằng A,O hoặc U:
Ví dụ: courage – courageous (can đảm)
Manage – manageable (quản lý)
Outrage – Outrage ous (xúc phạm)
Peace – P eaceful (hoà bình)
Replace – Replaceable (thay thế)
Trace – Traceable (Dấu vết)
làm như vậy là để tránh phát âm khác đi, bởi vì C v à G thường được đọc nhẹ khi chúng đứng trước E và I, nhưng đọc mạnh trước A, O, U.
b, Những từ tận cùng bằng CE thì đổi E thành I trước (khi thêm) OUS. Ví dụ:
grace – gracious (duyên dáng)
space – spacious (rộng rãi)
5. Hậu tố ful
Khi full / đầy được thêm vào một từ, chữ cái L thứ nhì bị loại bỏ:
Beauty + ful = beautiful (lưu ý dạng của trạng từ là beautifully)
Use + ful = useful (lưu ý dạng của trạng từ là usefully)
Nếu từ có hậu tố thêm vào lại tận cùng bằng LL thì ở đây chữ cái L thứ nhì cũng bị loại bỏ skill + full = skilful (khéo léo).
Lưu ý: full + fill = fulfil (hoàn tất).
6. Các từ tận cùng bằng Y:
Các từ tận cùng bằng Y (nhưng Y) theo sau một phụ âm thì ta đổi Y thành I trước (khi thêm) bất cứ một hậu tố nào ngoại trừ hậu tố Ing.
Ví dụ: carry + ed = carried nhưng carry + ing = carrying.
- Y theo sau một nguyên âm thì không đổi: obey + ed = obeyed (vâng lời). Play + ed = played (chơi).
7. IE v à EI:
Luật thông thường là I đứng trước E trừ khi sau C:
Believe (tin) nhưng deceive (đánh lừa, lừa đảo).
Tuy nhiên lại có những ngoại lệ sau (trong các từ này thì I đứng trước E).
Beige - vải len, Feint - đòn nhử, Heir - người thừa kế
Reign - triều đại, Their - của họ
Counterfeit (giả mạo), Foreign - ngoại quốc, Inveigh - công kích
Rein - dây cương, Veil - mạng che mặt
Deign - chiếu cố, Forfeit - tiền phạt, Inveigle - dụ dỗ
Seize - nắm lấy, Vein - tĩnh mạch
Eiderdown - lông vịt, Freight - chuyên chở, Leisure - lúc nhàn rỗi
Skein - cuộn chỉ, Weigh - cân nặng
Eight – tám, Heifer - bê cái, Neigh - hí (ngựa)
Sleigh - xe trượt tuyết, Weight - trọng lượng
Either - hoặc Height - chiều cao, Neighbour - hàng xóm
Sleight - sự khéo tay, Weir - đập nước
Feign - giả vờ, Heinous - ghê tởm, Neither - cũng không
Surfeit- sự ăn uống quá nhiều, Weird- số phận
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Những lỗi sai phổ biến trong cách sử dụng giới từ
1.

Sai: I recommend you to take a long vacation.
Đúng: I recommen d that you take a long vacation.
Dịch nghĩa: Tôi gợi ý bạn nên có kì nghỉ dài.
2.
Sai: Come to here.
Đúng: Come here.
Dịch nghĩa: Hãy đến đây.
3.
Sai: The sun rises from the East.
Đúng: The sun rises in the East.
Dịch nghĩa: Mặt trời mọc ở phía Đông.
4.
Sai: The thief got in from the window.
Đúng: The thief got in through the window.
Dịch nghĩa: Tên trộm đột nhập từ cửa sổ.
5.
Sai: Let’s begin from page 10.
Đúng: Let’s begin at (on) page 10.
Dịch nghĩa: Hãy bắt đầu từ trang 10.
6.
Sai: There is a limit in my patience.
Đúng: There is a limit to my patience.
Dịch nghĩa: Sự kiên nhẫn của tôi có giới hạn thôi.
7.
Sai: Is your house insured for fire ?
Đúng: Is your house insured against fire?
Dịch nghĩa: Nhà của bạn có được bảo hiểm chống cháy không?
8.
Sai: Keep the right.
Đúng: Keep to the right.
Dịch nghĩa: Tiếp tục theo hướng phải.
9.
Sai: What a dirty face ! Look at the mirror.
Đúng: What a dirty face ! Look in the mirror.
Dịch nghĩa: Khuôn mặt bẩn quá! Nhìn vào trong gương đi!
10.
Sai: This is the key of my room.
Đúng: This is the key to my room.
Dịch nghĩa: Đây là chìa khóa vào phòng của tôi.
11.
Sai: It’s a novel of three volumes.
Đúng: It’s a novel in three volumes.
Dịch nghĩa: Đây là một cuốn tiểu thuyết trong 3 tập.
12.
Sai: He is a student of Harvard University.
Đúng: He is a student at Harvard University.
Dịch nghĩa: Anh ấy là sinh viên của trường đại học Harvard.
13.
Sai: He had a child of his former wife.
Đúng: He had a child by his former wife.
Dịch nghĩa: Anh ấy có một đứa con với người vợ cũ.
14.
Sai: I saw it on the newspapers.
Đúng: I read (saw) it in the newspapers.
Dịch nghĩa: Tôi nhìn thấy nó trên báo.
15.
Sai: I bought this book with 50 dollars.
Đúng: I bought this book for 50 dollars.
Dịch nghĩa: Tôi mua cuốn sách này với giá 50 đô
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
40 từ âm câm phổ biến trong tiếng Anh
Silent letters - âm câm thường "đánh lừa" người nói tiếng Anh bởi xuất hiện trong từ nhưng lại không được phát âm đến. Âm câm, thực ra là "chữ cái câm" (silent letter) là các chữ cái xuất hiện trong từ tiếng Anh nhưng không được đọc ra. Hiện tượng này gây khó khăn cho người học khi họ nhìn thấy một từ có âm câm lần đầu tiên. Người học thường phải học thuộc lòng những từ này vì không có quy tắc cụ thể nào.



5fbe0041-bb65-4d07-b3df-4b830e914f3c_1(2).jpg

bf506ce1-bcf3-4f0d-a54a-9310712ddaf7_2(2)-compressed.jpg

a1ecdc00-b2d1-49c3-9359-af658db71a95_3(2)-compressed(1).jpg

8fde6052-68fb-4305-ae17-49b776804f87_4(1)-compressed.jpg

=> Nguồn: Sưu tầm
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
50 cặp từ trái nghĩa trong tiếng Anh đã học là phải biết

Alive – /əˈlaɪv/ – dead – /ded/: sống – chết
Beautiful – /ˈbjuː.t̬ə.fəl/ – ugly – /ˈʌɡ.li/: đẹp – xấu
Big – /bɪɡ/ – small – /smɑːl/: to – nhỏ
Sour – /saʊər/ – sweet – /swiːt/: chua – ngọt
Cheap – /tʃiːp/ – expensive – /ɪkˈspen.sɪv/: rẻ – đắt
Clean – /kliːn/ –dirty – /ˈdɝː.t̬i/: sạch – bẩn
Curly – /ˈkɝː.li/ – straight – /streɪt/: quăn – thẳng
Difficult – /ˈdɪf.ə.kəlt/ – easy – /ˈiː.zi/: khó – dễ
Good – /ɡʊd/ – bad – /bæd/: tốt – xấu
Early – /ˈɝː.li/ – late – /leɪt/: sớm – muộn
Fat – /fæt/ – thin – /θɪn/: béo – gầy
Full – /fʊl/ – empty – /ˈemp.ti/: đầy đủ – trống rỗng
Hot – /hɑːt/ – cold – /koʊld/: nóng – lạnh
Happy – /ˈhæp.i/ – sad – /sæd/: vui vẻ – buồn bã
Hardworking – /ˈhɑrdˈwɜr.kɪŋ/ – lazy – /ˈleɪ.zi/: chăm chỉ – lười nhác
Modern – /ˈmɑː.dɚn/ – traditional – /trəˈdɪʃ.ən.əl/: hiện đại – truyền thống
New – /nuː/ – old – /oʊld/: mới – cũ
Nice – /naɪs/ – nasty – /ˈnæs.ti/: dễ chịu, hấp dẫn, tốt đẹp – dơ dáy, khó chịu, bẩn thỉu
Intelligent – /ɪnˈtel.ə.dʒənt/ –stupid – /ˈstuː.pɪd/: thông minh – ngu ngốc
Interesting – /ˈɪn.trɪs.tɪŋ/ – boring – /ˈbɔː.rɪŋ/: thú vị – buồn chán
Light – /laɪt/ – heavy – /ˈhev.i/: nhẹ – nặng
Polite – /pəˈlaɪt/ – rude – /ruːd/: lịch sự – thô lỗ
Poor – /pʊr/ – rich – /rɪtʃ/: nghèo – giàu
Quiet – /ˈkwaɪ.ət/ –noisy – /ˈnɔɪ.zi/: tĩnh lặng – ồn ào
Right – /raɪt/ – wrong – /rɑːŋ/: đúng đắn – sai trái
Safe – /seɪf/ – dangerous – /ˈdeɪn.dʒɚ.əs/: an toàn – nguy hiểm
Short – /ʃɔːrt/ – long – /lɑːŋ/: ngắn – dài
Small – /smɑːl/ – big – /bɪɡ/: nhỏ – lớn
Soft – /sɑːft/ – hard – /hɑːrd/: mềm – cứng
Single – /ˈsɪŋ.ɡəl/ – married – /ˈmer.id/: độc thân – đã kết hôn
True – /truː/ – false – /fɑːls/: đúng – sai
Well – /wel/ – ill – /ɪl/: khỏe – ốm
White – /waɪt/ – black – /blæk/: trắng – đen
Asleep – /əˈsliːp/ – awake – /əˈweɪk/: buồn ngủ – tỉnh táo
Alert – /əˈlɝːt/ – drowsy – /ˈdraʊ.zi/: cảnh giác, tỉnh táo – lơ mơ, gà gật
Awesome – /ˈɑː.səm/ – terrible – /ˈter.ə.bəl/: tuyệt vời – tệ hại
Best – /best/ – worst – /wɝːst/: tốt nhất – xấu nhất
Brave – /breɪv/ – afraid – /əˈfreɪd/: dũng cảm – sợ hãi
Calm – /kɑːm/ – nervous – /ˈnɝː.vəs/: bình tĩnh – bồn chồn lo lắng
Certain – /ˈsɝː.tən/ – unsure – /ʌnˈʃʊr/: chắc chắn – không chắc chắn
Close – /kloʊz/ – distant – /ˈdɪs.tənt/: gần gũi – xa cách
Complete – /kəmˈpliːt/ – incomplete – /ˌɪn.kəmˈpliːt/: trọn vẹn – khiếm khuyết
Cruel – /ˈkruː.əl/ – kind – /kaɪnd/: độc ác – tốt bụng
Dry – /draɪ/ – wet – /wet/: khô – ướt
Early – /ˈɝː.li/ – late – /leɪt/: sớm – muộn
Hungry – /ˈhʌŋ.ɡri/ –full – /fʊl/: đói – no
Narrow – /ˈner.oʊ/ – wide – /waɪd/: hẹp – rộng
Public – /ˈpʌb.lɪk/ – private – /ˈpraɪ.vət/: công khai – riêng tư
Raw – /rɑː/ – cooked – /kʊkt/: sống – chín
Regular – /ˈreɡ.jə.lɚ/ – irregular – /ɪˈreɡ.jə.lɚ/: thường xuyên – bất thường
 

Kyanhdo

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
22 Tháng sáu 2017
2,357
4,161
589
19
TP Hồ Chí Minh
THPT Gia Định
Comeback và mình mang đến chủ đề mới đây :D:D
THE SUBJUNCTIVE MOOD (Thức giả định)
Subjunctive Mood (thức giả định hay còn gọi là bàng thái cách) là cách động từ để diễn tả những gì trái với thực tế hoặc chưa thực hiện, những gì còn nằm trong tiềm thức người ta. Ngày nay Subjunctive Mood không thông dụng vì người ta quen diễn tả ý nghĩa subjunctive bằng những lối khác, như dùng cấu trúc: shall, should, would, may, might + infinitive.
Chẳng hạn,
Thay vì nói: It is our wish that he do what he pleases. (he do: subjunctive)
Người ta nói: It is our wish that he may do what he pleases. (he may do: subjunctive equivalent)
(Điều mong ước của chúng tôi là nó được làm những gì nó thích.)
Subjunctive Mood có 3 hình thức: Present Subjunctive, Past Subjunctive và Past Perfect Subjunctive.
1. THE PRESENT SUBJUNCTIVE (Hiện tại giả định)
Subject + Verb (bare infinitive) (Động từ để nguyên mặc dù chủ ngữ là ngôi thứ 3 số ít)
a) Dùng để diễn tả một lời chúc (wish) hay một lời cầu nguyện (prayer) như:
Long live Vietnam. (Việt Nam muôn năm!)
God save the Queen. (Cầu mong thượng đế ban phước cho Nữ Hoàng.)
God bless you. (Cầu mong thượng đế ban phước lành cho bạn.)
b) Dùng trong các mệnh đề danh từ bắt đầu bằng that làm tân ngữ của các động từ như: suggest (đề nghị), recommend (đề nghị), propose (đề nghị), insist (khăng khăng đòi, khẳng định), command (ra lệnh), demand (đòi hỏi, yêu sách), require (đòi hỏi, yêu cầu), request (yêu cầu),...
subject + verb + that + subject + verb (bare infinitive)
(at) (present subjunctive)
Verbs: suggest, recommend, propose, insist, command, demand, require, request,...
The doctor suggested that Tom stop smoking. (Bác sĩ đề nghị Tom bỏ hút thuốc lá.)
I demand that I be allowed to be free now. (Tôi yêu cầu là tôi phải được trả tự do bây giờ.)
We recommend that he go with us. (Chúng tôi đề nghị là anh ta phải đi với chúng tôi.)
Chúng ta cũng có thể dùng subjunctive equivalent trong cấu trúc trên bằng "should + infinitive".
The doctor suggested that Tom should stop smoking.
I demand that I should be allowed to be free now.
We recommend that he should go with us.
c) Dùng trong các mệnh đề danh từ bắt đầu bằng that làm bổ ngữ đứng sau các danh từ như: suggestion
(sự đề nghị), proposal (sự đề nghị), command (mệnh lệnh), demand (sự đòi hỏi), request (sự yêu cầu),...
proposal
suggestion + is + that + subject + verb (bare infinitive)
request
The doctor’s suggestion is that she take a holiday. (she take = she should take)
= The doctor suggested that she (should) take a holiday. (Bác sĩ đề nghị cô ta nên đi nghỉ.)
Our proposal is that he be elected group-leader. (he be = he should be)
= We suggest that he (should) be elected .... (Chúng tôi đề nghị ông ấy phải được bầu làm tổ trưởng.)
d) Dùng trong các mệnh đề danh từ bắt đầu bằng that đứng sau các tính từ như: imperative, important,
necessary, urgent, proposed, advised, required ... trong cấu trúc
It + be + adjective + that + subject + verb (bare infinitive)
(any tense) (necessary/important...) (present subjunctive)
It is necessary that he find the book. (Điều cần thiết là anh ta phải tìm ra cuốn sách đó.)
(he find = he should find)
It was urgent that she leave at once. (Điều cấp bách là cô ta phải ra đi ngay lập tức.)
(she leave = she should leave)
It has been suggested that income tax be abolished . (Có đề nghị là bỏ thuế thu nhập.)
(income tax be abolished = income tax should be abolished)
w Cần phân biệt cấu trúc: It is necessary/important/urgent ... that + S + (should) + bare infinitive
với cấu trúc: It is necessary/important/urgent/difficult/ ... (for + O) + to-infinitive

Ví dụ: It is necessary that he (should) find the book. // It is necessary for him to find the book.

2. THE PAST SUBJUNCTIVE (Quá khứ giả định)
Past Subjunctive được thành lập giống hệt thì Past Simple (thêm -ED vào sau động từ hợp qui tắc, chọn cột thứ hai(V2) đối với động từ bất qui tắc): Subject + V-ed/V2
Riêng động từ TO BE thì dùng WERE cho tất cả các ngôi (I were/ you were/ he were/ it were/ they were...). Tuy nhiên ngày nay người ta có khuynh hướng dùng was đi với chủ ngữ số ít và were với số nhiều.
Past Subjunctive diễn tả một một hành động hay sự kiện không có thật (trái với sự thật) ở hiện tại và được dùng trong các cấu trúc sau:
Lưu ý: Về hình thức Past Subjunctive giống với Past Simple nhưng về ý nghĩa thì hoàn toàn khác
(a) Dùng trong mệnh đề IF câu điều kiện loại 2 (điều kiện trái với sự thật ở hiện tại):
If + S + V(past subjunctive), S + would/could + V(infinitive)
Eg: I work at night, so I can’t attend the evening classes.
® If I didn’t work at night, I could attend the evening classes.
(b) Dùng trong mệnh đề danh từ làm tân ngữ của động từ WISH khi diễn đạt ước muốn trái với sự thật ở hiện tại (expressing present wishes): S + wish + (that) + S + V(past subjunctive)
= If only + S + V(past subjunctive)
Eg: I’m sorry I don’t live near my work. ® I wish I lived near my work.
I have to work in shifts. ® I wish I didn’t have to work in shifts.
I am not as clever as he is. ® I wish I were as clever as he is.
(c) Trong cấu trúc với WOULD RATHER
SUBJECT + WOULD RATHER + SUBJECT + VERB (past subjunctive): Muốn ai đó làm/đừng làm gì
(‘d rather)
Eg: I’d rather you went by train. (Tôi muốn bạn đi bằng tàu lửa hơn.)
I’d rather she didn’t go with you. (Tôi muốn cô ấy đừng đi với bạn.)
(d) Trong cấu trúc: IT’S (high) TIME + SUBJECT + VERB (past subjunctive)
Eg: It’s time we went home. (Đã đến lúc chúng ta phải về nhà.) // It’s time for us to go home.
(e) Trong mệnh đề trạng ngữ chỉ thể cách (adverbial clause of manner) bắt đầu bằng AS IF/AS THOUGH (như thể là) để diễn tả một một hành động không có thật ở hiện tại.
SUBJECT + VERB(Present Simple) + AS IF/AS THOUGH + S + V (past subjunctive)
Eg: She walks as if she had a wooden leg. (Cô ấy đi như thể là cô ta có một chân gỗ.)
He treats us as if we were all idiots. (Ông ta đối xử với chúng tôi như thể chúng tôi là những ...)

3. THE PAST PERFECT SUBJUNCTIVE: Subject + had + past participle (V-ed/V3)
Về hình thức Past perfect subjunctive được thành lập giống hệt thì Past Perfect nhưng ý nghĩa diễn đạt thì hoàn toàn khác nhau. Past perfect subjunctive được dùng trong các cấu trúc sau.
(a) Dùng trong mệnh đề IF câu điều kiện loại 3 (điều kiện trái với sự thật ở quá khứ):
If + S + V(past perfect subjunctive), S + would/could have + V(past participle)
Eg: I didn’t know her address, so I didn’t send her a postcard.
(Tôi không biết địa chỉ cô ta nên tôi đã không gửi bưu thiếp cho cô ta)
® If I had known her address, I would have sent her a postcard. (Nếu tôi biết đ/chỉ cô ta, tôi sẽ gửi ...)
We didn’t go swimming because it rained. (Chúng tôi không đi bơi vì trời mưa.)
® If it hadn’t rained, we would have gone swimming. (Nếu trời không mưa, chúng tôi sẽ đi bơi.)
(b) Dùng trong mệnh đề danh từ làm tân ngữ của động từ WISH khi diễn đạt ước muốn trái với sự thật ở quá khứ (expressing past wishes): S + wish + (that) + S + V(past perfect subjunctive)
= If only + S + V(past perfect subjunctive)
Eg: - I’m sorry you gave him my phone number. ® I wish you hadn’t given him my phone number.
- I’m sorry that I didn’t finish my work last night. ® I wish I had finished my work last night.
(c) Trong mệnh đề trạng ngữ chỉ thể cách (adverbial clause of manner) bắt đầu bằng AS IF/AS THOUGH (như thể là) để diễn tả một hành động không có thật ở quá khứ.
SUBJECT + VERB (Past Simple) + AS IF/AS THOUGH + S + V (past perfect subjunctive)
Eg: - He ate his dinner as if he hadn’t eaten for a week.
w Lưu ý: Sau AS IF/ AS THOUGH không nhất thiết phải luôn luôn dùng Subjunctive Mood.
(Nguồn: Facebook)
 
Top Bottom