Hóa 8 Chủ đề: THỰC HÀNH HÓA VÀ NHỮNG PHẢN ỨNG THÚ VỊ ^ ^

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Xin chào Cả nhà HMF :Tuzki3
Bạn đã bao giờ cảm thấy như thế này:
"Bạn nghĩ thực hành Hóa thật khó nhớ? Tại sao lại phải học an toàn phòng thí nghiệm trước khi thực hành môn học khó nhai này??....”
Và rất nhiều điều... đáng sợ từ Hóa mà bạn chưa biết hết :cool::cool: Vậy hãy cùng mình tập yêu thích thực hành Hóa qua những thí nghiệm đơn giản dễ nhớ dễ làm dưới đây nhé :p:p

Những thí nghiệm đơn giản nhưng nếu bạn chưa thể làm vào thời gian này thì xem để đỡ ghiền nha cũng hay ho đấy
THÍ NGHIỆM 1


Hiện tượng:
  • Khi cho hạt K vào nước, K bốc cháy, vo trònchuyển động hỗn loạn trên mặt nước, kèm theo sự bốc khói (trắng) mãnh liệt và tiếng nổ.
  • Khi cho hạt Na vào nước, Na vo trònchuyển động hỗn loạn trên mặt nước, kèm theo sự tạo khói trắng tiếng nổ lách tách.
  • Khi Na vào nước có nhỏ phenolphtalein trước đó thì dung dịch dần chuyển sang màu hồng.
Các bạn hãy giải thích hiện tượng trên nhé ^ ^:Rabbit3
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
Khi Na vào nước có nhỏ phenolphtalein trước đó thì dung dịch dần chuyển sang màu hồng.
Này là do Na là kim loại kiềm đúng hong ạ? Khi cho dung dịch phenolphtalein sẽ có NaOH là bazo nên dung dịch sẽ chuyển hồng
 

Cao Minh Quân

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
3 Tháng mười một 2021
83
116
46
21
Bình Định
Vì Natri là kim loại kiềm nên có thể phản ứng mãnh liệt với H2O theo phương trình phản ứng:
[tex]2Na + 2H_{2}O \rightarrow 2NaOH + H_{2}[/tex]
Dung dịch lúc này trở thành dung dịch bazo. Do đó, khi nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào sẽ xảy ra hiện tượng trên :D
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Vì Natri là kim loại kiềm nên có thể phản ứng mãnh liệt với H2O theo phương trình phản ứng:
[tex]2Na + 2H_{2}O \rightarrow 2NaOH + H_{2}[/tex]
Dung dịch lúc này trở thành dung dịch bazo. Do đó, khi nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein vào sẽ xảy ra hiện tượng trên :D
Bạn có thể giải thích thêm về hiện tượng vo tròn và chuyển động hỗn loạn trên mặt nước hem nè ^ ^
 
  • Like
Reactions: Yorn SWAT

Cao Minh Quân

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
3 Tháng mười một 2021
83
116
46
21
Bình Định
Bạn có thể giải thích thêm về hiện tượng vo tròn và chuyển động hỗn loạn trên mặt nước hem nè ^ ^
Câu này em trả lời theo cách hiểu của em thôi chứ em cũng không rõ lắm :((
Em nghĩ là khi thả vào nước thì đầu tiên Na sẽ chìm xuống nước nhưng sau đó phản ứng mãnh liệt, sinh ra khí H2 nên đẩy Na nổi lên trên. Theo như em quan sát Na rắn em để lâu ngày ở ngoài nó có chuyển dần sang thể lỏng đặc quánh nên em nghĩ lúc đó nó cũng chuyển thành dạng như vậy + sức căng bề mặt + khí sinh ra tạo ra phản lực nên làm Na vo tròn và chuyển động hỗn loạn trên mặt nước ạ.
 

Quinnie0301

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười một 2021
56
530
66
21
Bình Định
Xin chào Cả nhà HMF :Tuzki3
Bạn đã bao giờ cảm thấy như thế này:
"Bạn nghĩ thực hành Hóa thật khó nhớ? Tại sao lại phải học an toàn phòng thí nghiệm trước khi thực hành môn học khó nhai này??....”
Và rất nhiều điều... đáng sợ từ Hóa mà bạn chưa biết hết :cool::cool: Vậy hãy cùng mình tập yêu thích thực hành Hóa qua những thí nghiệm đơn giản dễ nhớ dễ làm dưới đây nhé :p:p

Những thí nghiệm đơn giản nhưng nếu bạn chưa thể làm vào thời gian này thì xem để đỡ ghiền nha cũng hay ho đấy
THÍ NGHIỆM 1


Hiện tượng:
  • Khi cho hạt K vào nước, K bốc cháy, vo trònchuyển động hỗn loạn trên mặt nước, kèm theo sự bốc khói (trắng) mãnh liệt và tiếng nổ.
  • Khi cho hạt Na vào nước, Na vo trònchuyển động hỗn loạn trên mặt nước, kèm theo sự tạo khói trắng tiếng nổ lách tách.
  • Khi Na vào nước có nhỏ phenolphtalein trước đó thì dung dịch dần chuyển sang màu hồng.
Các bạn hãy giải thích hiện tượng trên nhé ^ ^:Rabbit3
K bốc cháy đồng thời khí sinh ra khi phản ứng làm nó chuyển động hỗn loạn trên mặt nước.
=> K phản ứng với nước mãnh liệt hơn Na
:p
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Xin chào Cả nhà HMF :Tuzki3
Bạn đã bao giờ cảm thấy như thế này:
"Bạn nghĩ thực hành Hóa thật khó nhớ? Tại sao lại phải học an toàn phòng thí nghiệm trước khi thực hành môn học khó nhai này??....”
Và rất nhiều điều... đáng sợ từ Hóa mà bạn chưa biết hết :cool::cool: Vậy hãy cùng mình tập yêu thích thực hành Hóa qua những thí nghiệm đơn giản dễ nhớ dễ làm dưới đây nhé :p:p

Những thí nghiệm đơn giản nhưng nếu bạn chưa thể làm vào thời gian này thì xem để đỡ ghiền nha cũng hay ho đấy
THÍ NGHIỆM 1


Hiện tượng:
  • Khi cho hạt K vào nước, K bốc cháy, vo trònchuyển động hỗn loạn trên mặt nước, kèm theo sự bốc khói (trắng) mãnh liệt và tiếng nổ.
  • Khi cho hạt Na vào nước, Na vo trònchuyển động hỗn loạn trên mặt nước, kèm theo sự tạo khói trắng tiếng nổ lách tách.
  • Khi Na vào nước có nhỏ phenolphtalein trước đó thì dung dịch dần chuyển sang màu hồng.
Các bạn hãy giải thích hiện tượng trên nhé ^ ^:Rabbit3
Cảm ơn các bạn đã ủng hộ post này, mình xin phép giải lại cho các bạn tiện theo dõi nhé:MIM16
Và tất nhiên các câu trả lời của các bạn đều đúng hết nha
Phương trình phản ứng:
2K + 2$H_2O$ -> 2KOH + $H_2$
2Na + 2$H_2O$ -> 2NaOH + $H_2$
dung dịch kiềm + phenolphetalein -> màu hồng
Giải thích:
  • Khi cho hạt K vào nước, phản ứng tỏa nhiều nhiệt, mà K lỏng là chất ko dính ướt nên do sức căng bề mặt giữa chất dính ướt - ko dính ướt mà nó bị co lại thành mặt có diện tích nhỏ nhất - hình cầu. K bốc cháy đồng thời khí sinh ra khi phản ứng làm nó chuyển động hỗn loạn trên mặt nước.
  • Khi cho hạt Na vào nước, cũng được giải thích tương tự với K như trên nha.
  • Khi Na tác dụng với nước sẽ tạo dung dịch NaOH (dung dịch kiềm). Thuốc thử phenolphtalein khi tiếp xúc với dung dịch kiềm sẽ làm chuyển màu dung dịch sang hồng.
Lưu ý:
  • K và Na là những kim loại kiềm hoạt động mạnh nên phải được bảo quản trong dầu khoáng tránh tiếp xúc với nước và không khí.
  • K phản ứng với nước mãnh liệt hơn Na
Các bạn tham khảo thêm còn gì thắc mắc thì ghi bên dưới nha ;)
 
Last edited:

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Tiếp tục Serie Chủ đề: THỰC HÀNH HÓA VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN THÚ VỊ ^ ^ hôm nay mình sẽ giới thiệu các bạn 1 phản ứng cực kì nguy hiểm mà ai cũng từng có thể đã mắc sai lầm nhé :p:p
THÍ NGHIỆM 2
Hiện tượng: Khi cho từ từ H2SO4 đặc vào nước, cốc becker sẽ dần nóng lên.

Giải thích: khi H2SO4 đặc hòa tan vào nước sẽ giải phóng ra rất nhiều nhiệt do dự hydro hóa của các ion hydro và sulfate tạo thành.

Lưu ý: Vì luợng nhiệt sinh ra lớn do đó khi pha loãng $H_2SO_4$ đặc thành các nồng độ khác nhau cần Đổ từ từ $H_2SO_4$ đặc vào nước và không được làm ngược lại.

Đây là thí nghiệm đơn giản nên mình cung cấp thêm cho các bạn cần với môn thực hành hóa nha ^ ^
Và tối nay .....sẽ là 1 thí nghiệm mà các bạn có thể thực hiện ngay tại nhà nhanh chóng đơn giản luôn :rolleyes::rolleyes: cùng đón chờ nhé JFBQ00125061225b
 
Last edited:

Cao Minh Quân

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
3 Tháng mười một 2021
83
116
46
21
Bình Định
Tiếp tục Serie Chủ đề: THỰC HÀNH HÓA VÀ NHỮNG CÂU CHUYỆN THÚ VỊ ^ ^ hôm nay mình sẽ giới thiệu các bạn 1 phản ứng cực kì nguy hiểm mà ai cũng từng có thể đã mắc sai lầm nhé :p:p
THÍ NGHIỆM 2
Hiện tượng: Khi cho từ từ H2SO4 đặc vào nước, cốc becker sẽ dần nóng lên.

Giải thích: khi H2SO4 đặc hòa tan vào nước sẽ giải phóng ra rất nhiều nhiệt do dự hydro hóa của các ion hydro và sulfate tạo thành.

Lưu ý: Vì luợng nhiệt sinh ra lớn do đó khi pha loãng $H_2SO_4$ đặc thành các nồng độ khác nhau cần Đổ từ từ $H_2SO_4$ đặc vào nước và không được làm ngược lại.

Đây là thí nghiệm đơn giản nên mình cung cấp thêm cho các bạn cần với môn thực hành hóa nha ^ ^
Và tối nay .....sẽ là 1 thí nghiệm mà các bạn có thể thực hiện ngay tại nhà nhanh chóng đơn giản luôn :rolleyes::rolleyes: cùng đón chờ nhé JFBQ00125061225b
xịn quá ạ :D:D
 
  • Like
Reactions: thuyduongne113

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Bạn học Hóa rất nhiều nhưng vẫn chưa thực hiện được 1 sản phẩm mang hơi hướng nhà Hóa nào??
Vậy thì thử làm xà phòng ngay tại nhà mùa Covid này nha. Và liệu làm xà phòng có khó như bạn nghĩ :Chicken26 hãy cùng xem video ở dưới đây để tự làm xà phòng tại nhà khoe cả nhà nha.

THÍ NGHIỆM 3
Hiện tượng: Khi cho Na vào nước sau 1 thời gian làm quỳ tím hóa xanh đậm, khi cho dầu ăn vào khuấynhỏ vài giọt NaCl thì quỳ tìm trở về màu trung tính
Các bạn cùng suy nghĩ về hiện tượng và việc thêm các chất trên nhé :MIM14
@Tên để làm gì @Quinnie0301 @Cao Minh Quân tham khảo thêm nè :D:D
 

Cao Minh Quân

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
3 Tháng mười một 2021
83
116
46
21
Bình Định
Bạn học Hóa rất nhiều nhưng vẫn chưa thực hiện được 1 sản phẩm mang hơi hướng nhà Hóa nào??
Vậy thì thử làm xà phòng ngay tại nhà mùa Covid này nha. Và liệu làm xà phòng có khó như bạn nghĩ :Chicken26 hãy cùng xem video ở dưới đây để tự làm xà phòng tại nhà khoe cả nhà nha.

THÍ NGHIỆM 3
Hiện tượng: Khi cho Na vào nước sau 1 thời gian làm quỳ tím hóa xanh đậm, khi cho dầu ăn vào khuấynhỏ vài giọt NaCl thì quỳ tìm trở về màu trung tính
Các bạn cùng suy nghĩ về hiện tượng và việc thêm các chất trên nhé :MIM14
@Tên để làm gì @Quinnie0301 @Cao Minh Quân tham khảo thêm nè :D:D
Khi hoà tan NaOH rắn vào nước thì trở thành dung dịch kiềm nên làm quỳ tím hoá xanh. Khi cho dầu ăn vào, đun nóng hỗn hợp lên đã xảy ra phản ứng xà phòng hoá giữa NaOH và chất béo là phản ứng một chiều, sản phẩm tạo thành gồm có glyxerol và muối của các axit béo (xà phòng). Khi cho lượng chất béo đến dư thì NaOH hết, dung dịch trung tính. Mục đích của việc cho NaCl vào để tăng tỉ khối của dung dịch, mục đích để làm xà phòng nổi lên trên để dễ dàng thu được xà phòng.:D:D
 

Quinnie0301

Học sinh chăm học
Thành viên
24 Tháng mười một 2021
56
530
66
21
Bình Định
Bạn ơi cho mình hỏi mình muốn làm thêm 1 số loại tinh dầu vào hoặc hương liệu thì pha như thế nào và có được ko bạn ha?^^
 
  • Like
Reactions: thuyduongne113

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Bạn học Hóa rất nhiều nhưng vẫn chưa thực hiện được 1 sản phẩm mang hơi hướng nhà Hóa nào??
Vậy thì thử làm xà phòng ngay tại nhà mùa Covid này nha. Và liệu làm xà phòng có khó như bạn nghĩ :Chicken26 hãy cùng xem video ở dưới đây để tự làm xà phòng tại nhà khoe cả nhà nha.

THÍ NGHIỆM 3
Hiện tượng: Khi cho Na vào nước sau 1 thời gian làm quỳ tím hóa xanh đậm, khi cho dầu ăn vào khuấynhỏ vài giọt NaCl thì quỳ tìm trở về màu trung tính
Các bạn cùng suy nghĩ về hiện tượng và việc thêm các chất trên nhé :MIM14
Cảm ơn những đóng góp của các bạn nha, mình sẽ trả lời hết vào post này nhé :Tuzki31
Phương trình phản ứng:
2Na + 2$H_2O$ ->2NaOH + 2$H_2$
triglyceride + 3NaOH dd -> muối Na (thành phần chính của xà phòng) + glycerin
Giải thích: Khi Na vào nước tạo dung dịch kiềm làm cho quỳ hóa xanh, khi cho dầu ăn vào đã xảy ra phản ứng tạo muối Na của các acid béo (xà phòng) và mục đích của việc cho NaCl vào để tăng tỉ khối của dung dịch, làm xà phòng nổi lên trên để dễ dàng thu được xà phòng hơn (mặt khác xà phòng cũng ít tan trong NaCl giúp tăng sự thu nhận xà phòng), khi này NaOH đã hết nên giấy quỳ đã về màu trung tính.
Ghi chú:
Bạn @Quinnie0301 ơi, bạn có thể thêm tinh dầu tùy thích nhưng chú ý nhiệt độ mỗi loại tinh dầu để không làm tinh dầu bị biến tính nhé. ( Còn đối với hương liệu thì bạn để hỗn hợp trên còn ấm ấm thì có thể thêm vào và khuấy đều nha)
Bạn @Tên để làm gì ơi, NaCl trong một số công thức tạo mỹ phẩm thì sẽ giúp điều chỉnh độ nhớt nha.:rongcon27
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Đèn lava siêu đẹp homemade…. Có thể trang trí tại nhà thử ngay thôi nào cả nhà ơi JFBQ00181070411A
THÍ NGHIỆM 4
Hiện tượng: Khi cho màu thực phẩm vào cốc dầu ăn, một lúc sau có các giọt màu chuyển động lên xuống trong cốc.
Các bạn hãy thử giải thích hiện tượng đẹp mắt này nhé JFBQ00134070103A
 

Cao Minh Quân

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
3 Tháng mười một 2021
83
116
46
21
Bình Định
Vì dầu có khối lượng riêng nhỏ hơn khối lượng riêng của giấm nên dầu sẽ nổi lên trên. Khi cho giấm vào, giấm không tan trong dầu nên khi cho giấm vào sẽ chìm xuống dưới, tác dụng với baking soda (NaHCO3), phản ứng xảy ra theo phương trình:
[tex]CH_{3}COOH + NaHCO_{3} \rightarrow CH_{3}COONa + CO_{2} + H_{2}O[/tex]
CO2 đẩy các giọt nước đi lên trên, khi chạm vào mặt phân cách dầu và không khí thì khí CO2 thoát ra, các giọt nước lại bị chìm xuống dưới.:D
 
  • Like
Reactions: thuyduongne113

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Đèn lava siêu đẹp homemade…. Có thể trang trí tại nhà thử ngay thôi nào cả nhà ơi JFBQ00181070411A
THÍ NGHIỆM 4
Hiện tượng: Khi cho màu thực phẩm vào cốc dầu ăn, một lúc sau có các giọt màu chuyển động lên xuống trong cốc.
Các bạn hãy thử giải thích hiện tượng đẹp mắt này nhé JFBQ00134070103A
Có vẻ PƯ này khá lạ nên các bạn vẫn chưa tìm hiểu ha :Tonton23
Bạn Quân giải thích rất đúng rồi nha;);)
Phương trình phản ứng: $NaHCO_3$ + $CH_3COOH$ -> $CH_3COONa$ + $CO_2$ + $H_2O$
Giải thích:dầu nước sẽ không hòa tan vào nhau nên khi cho hỗn hợp giấm và màu thực phẩm vào, màu sẽ hòa tan vào giấmkhông tan vào dầu, tạo ra các bong bóng màu. Tiếp đó, baking soda sẽ phản ứng với giấm, tạo ra các bong bóng khí CO2 nhỏ. Chúng sẽ kết hợp với các bong bóng màu và nổi lên trên bề mặt. Đến khi lên đến bề mặt, các bong bóng khí này sẽ bị vỡ ra, và các hạt màu sẽ chìm lại xuống đáy chai.
Chú ý: chúng ta có thể thay baking soda bằng viên sủi bọt và thay giấm bằng nước nha cả nhà :rongcon15
Các bạn xem còn thắc mắc thêm gì thì đừng ngần ngại gửi câu hỏi bên dưới nha JFBQ00154070129B
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Tối nay mình sẽ giới thiệu với các bạn 1 thí nghiệm “ Cơn Mua Vàng” khá hot trên các diễn đàn hóa thời gian vừa qua nhé.
THÍ NGHIỆM 5
Hiện tượng: Khi cho $Pb(NO_3)_2$ vào dung dịch KI thấy xuất hiện kết tủa vàng, khi đun nóng kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt, sau thời gian các hạt “mưa vàng” xuất hiện.:Tuzki32
Các bạn giúp mình giải thích hiện tượng "làm mưa làm gió" thời gian qua này nha:Chuothong10
@Cao Minh Quân @Tên để làm gì @Quinnie0301 chiến hoi noaaaaaaaaaaaa
 

Cao Minh Quân

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
3 Tháng mười một 2021
83
116
46
21
Bình Định
Khi cho hai dung dịch [tex]KI[/tex] và [tex]Pb(NO_{3})_{2}[/tex] phản ứng với nhau thì sẽ sinh ra muối tan là [tex]KNO_{3}[/tex] và [tex]PbI_{2}[/tex] (kết tủa vàng). Chì iot bị tan trong dung dịch khi đun nóng nên dung dịch trở lại trong suốt. Nếu làm lạnh chậm dung dịch trên thì các tinh thể chì iot sẽ được tạo ra, hình thành nên cơn mưa vàng như video ạ. :D
[tex]Pb(NO_{3})_{2} + 2KI \rightarrow PbI_{2} + 2KNO_{3}[/tex]
 
Last edited:

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
Tối nay mình sẽ giới thiệu với các bạn 1 thí nghiệm “ Cơn Mua Vàng” khá hot trên các diễn đàn hóa thời gian vừa qua nhé.
THÍ NGHIỆM 5
Hiện tượng: Khi cho $Pb(NO_3)_2$ vào dung dịch KI thấy xuất hiện kết tủa vàng, khi đun nóng kết tủa tan tạo dung dịch trong suốt, sau thời gian các hạt “mưa vàng” xuất hiện.:Tuzki32
Các bạn giúp mình giải thích hiện tượng "làm mưa làm gió" thời gian qua này nha:Chuothong10
@Cao Minh Quân @Tên để làm gì @Quinnie0301 chiến hoi noaaaaaaaaaaaa
Câu trả lời của bạn Quân đúng rồi nha.
Mình tổng hợp lại cho các bạn dễ theo dõi nhé :Rabbit83
Phương trình phản ứng: 2KI + $Pb(NO_3)_2$ -> 2$KNO_3$ + $PbI_2$
Giải thích: khi cho 2 dung dịch KI và $Pb(NO_3)_2$ phản ứng với nhau sẽ tạo kết tủa $PbI_2$ màu vàng, khi đun nóng kết tủa này bị hòa tan và dung dịch trở lại trạng thái trong suốt. Khi làm lạnh từ từ dung dịch trên thì các tinh thể $PbI_2$ sẽ bắt đầu được tạo ra hình thành “ cơn mưa vàng” lấp lánh cực đep.
Các bạn tham khảo câu trả lời của mình nha có thắc mắc gì thì đừng ngân ngại ghi bên dưới nhé :Rabbit10
 
Top Bottom