Hóa 9 Chủ đề: Những câu hỏi thường ngày thú vị

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

HÓA HỌC THÚ VỊ NHƯ THẾ NÀO...
Chào cả nhà HMF, lâu rồi mình mới ngoi lên đăng bài mong cả nhà ủng hộ nhé ^ ^
Hóa học liệu có phải luôn xảy ra quanh ta hay phải có hóa chất phải làm thí nghiệm mới xảy ra? Hãy cùng theo mình tìm hiểu qua topic này nhé:MIM38

Câu 1. Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?
Câu 2. Vì sao trước khi thi đấu các
VĐV thể thao cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay?
Câu 3. Vì sao “CHẢO KHÔNG DÍNH” khi chiên ráng thức ăn lại không bị dính chảo?
Câu 4. Vì sao
rượu lại làm mất mùi tanh của cá mà không dùng chất khác?
Câu 5. Vì sao ta hay dùng
đồ bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
 

Tên để làm gì

Cựu Mod Vật lí
Thành viên
13 Tháng bảy 2017
3,419
3
4,467
644
21
Bình Định
THPT Chuyên Lê Quý Đôn
HÓA HỌC THÚ VỊ NHƯ THẾ NÀO...
Chào cả nhà HMF, lâu rồi mình mới ngoi lên đăng bài mong cả nhà ủng hộ nhé ^ ^
Hóa học liệu có phải luôn xảy ra quanh ta hay phải có hóa chất phải làm thí nghiệm mới xảy ra? Hãy cùng theo mình tìm hiểu qua topic này nhé:MIM38

Câu 1. Vì sao đốt xăng, cồn thì cháy hết sạch, còn khi đốt gỗ, than đá lại còn tro?
Câu 2. Vì sao trước khi thi đấu các
VĐV thể thao cần xoa bột trắng vào lòng bàn tay?
Câu 3. Vì sao “CHẢO KHÔNG DÍNH” khi chiên ráng thức ăn lại không bị dính chảo?
Câu 4. Vì sao
rượu lại làm mất mùi tanh của cá mà không dùng chất khác?
Câu 5. Vì sao ta hay dùng
đồ bạc để “đánh gió” khi bị bệnh cảm ?
thuyduongne113Lụm 2 câu nhé!
2. Loại bột màu trắng có tên gọi là “Magiê cacbonat” là loại bột rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm rất tốt. Khi thi đấu, bàn tay của các vận động viên thường có nhiều mồ hôi => làm giảm độ ma sát khiến các vận động viên không nắm chắc các dụng cụ khi thi đấu. MgCO3 có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao giúp vận động viên có thể nắm chắc dụng cụ và thực hiện các động tác chuẩn xác hơn.
5. Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí H_2S tương đối cao. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí H_2S Do đó, lượng H_2S trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám: 4Ag + 2H_2S + O2-> 2Ag2S + H2O
 

Myfriend_FPT

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng chín 2020
875
1,482
146
Sao Hỏa
Bến Tre
THCS Nguyễn Văn Bánh
@thuyduongne113 Em thử 2 câu nhé
Câu 3:
Trên bề mặt chảo chống dính có tráng một lớp Teflon -(-[imath]CF_2-CF_2[/imath]-)- do chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. Teflon rất bền với axit. kiềm và các chất oxi hóa và có khả năng chống dính cao.
Câu 1:
Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành [imath]CO_2[/imath] và [imath]H_2O[/imath], xăng tuy là hỗn hợp nhiều chất nhưng chúng là những chất dễ cháy.
Với than đá và gỗ đều có những thành phần rất phức tạp. Gỗ ngoài những thành phần dễ cháy thì gỗ thường dùng còn có các khoáng vật, đối với than ngoài Cacbon và các hợp chất hữu cơ dễ cháy còn có các muối silicat. Những thành phần này không cháy được nên khi đốt than và gỗ sẽ tạo thành than
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
TRẢ LỜI
:Rabbit3:Rabbit18:Rabbit10

Câu 1. Bởi vì so với gỗ và than đá thì xăng và cồn là những hợp chất hữu cơ có độ thuần khiết cao. Khi đốt xăng và cồn chúng sẽ cháy hoàn toàn tạo thành [imath]CO_2[/imath] và hơi [imath]H_2O[/imath]. Xăng tuy là hỗn hợp nhiều hiđrocacbon, nhưng chúng là những chất dễ cháy. Với than đá và gỗ có những thành phần rất phức tạp như xenlulozơ, bán xenlulozơ, gỗ, nhựa là những hợp chất hữu cơ dễ cháy và có thể “cháy hết”. Nhưng gỗ thường dùng có các khoáng vật không cháy được. Than đá cũng vậy, ngoài cacbon và các hợp chất hữu cơ phức tạp còn có các khoáng là các muối silicat không cháy được.

Câu 2. Loại bột màu trắng có tên gọi là “Magiê cacbonat”([imath]MgCO_3[/imath]) mà người ta vẫn hay gọi là “ bột magiê”. [imath]MgCO_3[/imath] là loại bột rắn mịn, nhẹ có tác dụng hút ẩm rất tốt. Khi thi đấu, bàn tay của các vận động viên thường có nhiều mồ hôi => làm giảm độ ma sát khiến các vận động viên không nắm chắc các dụng cụ khi thi đấu. [imath]MgCO_3[/imath] có tác dụng hấp thụ mồ hôi đồng thời tăng cường độ ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao giúp vận động viên có thể nắm chắc dụng cụ và thực hiện các động tác chuẩn xác hơn.

Câu 3. Thực ra mặt trong của chảo không dính người ta có trải một lớp hợp chất cao phân tử. Đó là politetra floetylen [imath](-CF_2-CF_2-)_n[/imath] được tôn vinh là “vua chất dẻo” thường gọi là “teflon”. Politetra floetilen chỉ chứa 2 nguyên tố C và F nên liên kết với nhau rất bền chắc. Khi cho teflon vào axit vô cơ hay axit [imath]H_2SO_4[/imath] đậm đặc, nước cường thủy( hỗn hợp HCl và [imath]HNO_3[/imath] đặc), vào dung dịch kiềm đun sôi thì teflon không hề biến chất. Dùng teflon tráng lên đáy chảo khi đun với nước sôi không hề xảy ra bất kì tác dụng nào. Các loại dầu ăn, muối, dấm,… cũng xảy ra hiện tượng gì. Cho dù không cho dầu mở mà trực tiếp rán cá, trứng trong chảo thì cũng không xảy ra hiện tượng gì.
Chú ý :
Không nên đốt nóng chảo không trên bếp lửa vì teflon ở nhiệt độ trên [imath]250^{o}[/imath]C là bắt đầu phân hủy và thoát ra chất độc. Khi rửa chảo không nên chà xát bằng các đồ vật cứng vì có thể gây tổn hại cho lớp chống dính

Câu 4. Cá tanh do trong cá có trimetylamin [imath](CH_3)_3N[/imath] và đimetylamin [imath](CH_3)_2NH[/imath] và metyl amin [imath]CH_3NH_2[/imath] là những chất có mùi khó ngửi. Vì trimetylamin thường “lẫn trốn” trong cá nên người ta khó trục nó ra. Nhưng trong rượu có cồn, cồn có thể hòa tan trimetylamin nên có thể lôi được trimetylamin ra khỏi chổ ẩn. Khi chiên cá ở nhiệt độ cao cả trimetylamin và cồn đều bay hơi hết, nên chỉ một lúc sau mùi tanh cá sẽ bay đi hết.
Ngoài ra trong rượu có một ít etylaxetat có mùi dễ chịu nên rượu có tác dụng thêm mùi thơm rất tốt.


Câu 5. Khi bị bệnh cảm, trong cơ thể con người sẽ tích tụ một lượng khí [imath]H_2S[/imath] tương đối cao. Chính lượng [imath]H_2S[/imath] sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi. Khi ta dùng Ag để đánh gió thì Ag sẽ tác dụng với khí [imath]H_2S[/imath]. Do đó, lượng [imath]H_2S[/imath] trong cơ thể giảm và dần sẽ hết bệnh. Miếng Ag sau khi đánh gió sẽ có màu đen xám: 4Ag + 2[imath]H_2S[/imath]+ O2 → 2[imath]Ag_2S[/imath]↓ + 2[imath]H_2O[/imath]

Các bạn còn thắc mắc gì thì ghi bên dưới nha ^ ^
:rongcon29:rongcon22:rongcon27
 

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
HÓA HỌC THÚ VỊ NHƯ THẾ NÀO... (Tiếp theo)
:rongcon1:rongcon29

Câu 6. Vì sao “bánh bao” thường rất xốp và có mùi khai ?
Câu 7. Vì sao trước khi luộc rau muống cần cho thêm một ít muối ăn NaCl?
Câu 8. Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Câu 9. “Thuốc chuột” là chất gì mà có thể làm chuột chết? Tại sao những con chuột sau khi ăn thuốc chuột lại đi tìm nước uống. Vậy thuốc chuột là gì? Cái gì đã làm cho chuột chết? Nếu sau khi ăn thuốc mà không có nước uống thì chuột chết mau hay lâu hơn?
Câu 10. Vì sao ở các công viên, khách sạn lớn thường xây dựng các giếng phun nước nhân tạo ?

Chiến tiếp thôi nào cả nhà ơi, mình hi vọng những câu hỏi quen thuộc với đời sống này sẽ không làm khó các bạn hi :Rabbit84:Rabbit58
 
Last edited:

thuyduongne113

Cựu TMod Hóa
Thành viên
26 Tháng tám 2021
1,369
1,660
216
Bình Định
Viện dầu và cây có dầu
TRẢ LỜI (Phần tiếp theo)
:Chuothong10:Chuothong51

Câu 6. Khi làm bánh bao người ta thường cho ít bột nở [imath]NH_4HCO_3[/imath] vào bột mì. Khi nướng bánh, [imath]NH_4HCO_3[/imath] thành các chất khí và hơi thoát ra nên làm cho bánh xốp và nở. [imath]NH_4HCO_3[/imath](r) -> [imath]NH_3[/imath]↑ + [imath]CO_2[/imath]↑ + [imath]H_2O[/imath]Do khí [imath]NH_3[/imath] sinh ra nên làm cho bánh bao có mùi khai.

Câu 7. Dưới áp suất khí quyển 1 atm thì nước sôi ở [imath]100^{o}[/imath]C. Nếu cho thêm một ít muối ăn vào nước thì nhiệt độ sôi cao hơn [imath]100^{o}[/imath]C. Khi đó luộc rau sẽ mau mềm, xanh và chín nhanh hơn là luộc bằng nước không. Thời gian rau chín nhanh nên ít bị mất vitamin.

Câu 8.
Cồn là dung dịch rượu etylic ([imath]C_2H_5OH[/imath]) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn [imath]75^{o}[/imath] có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn [imath]75^{o}[/imath] thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thắm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn [imath]75^{o}[/imath] thì hiệu quả sát trùng kém.

Câu 9. Thành phần thuốc chuột là kẽm photphua [imath]Zn_3P_2[/imath]. Sau khi ăn, [imath]Zn_3P_2[/imath] bị thủy phân rất mạnh, hàm lượng nước trong cơ thể chuột giảm, nó khát và đi tìm nước: [imath]Zn_3P_2[/imath] + 6[imath]H_2O[/imath] → 3[imath]Zn(OH)_2[/imath] + 2[imath]PH_3[/imath]↑ Chính [imath]PH_3[/imath] (photphin) đã giết chết chuột. Càng nhiều nước đưa vào cơ thể chuột → [imath]PH_3[/imath] thoát ra nhiều → chuột càng nhanh chết. Nếu không có nước chuột sẽ chết lâu hơn.

Câu 10. Mục đích của việc này là sinh ra ion âm, các ion âm sau khi được người hấp thụ có thể điều tiết công năng hệ thần kinh trung ương, tăng sức miễn dịch, cảm giác dễ chịu. Các thí nghiệm lâm sàng cũng đã chứng minh nồng độ ion âm trong không khí có hiệu quả chửa bệnh viêm phế quản, hen, đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh,…
Ngoài ra, theo các chuyên gia y học thì các tế bào gây bệnh thường tích điện âm, nếu tế bào trong cơ thể tích điện âm, thì do ion âm cùng tên đẩy nhau nên vi trùng gây bệnh khó có thể tấn công tế bào.


Mình hi vọng những câu trả lời này sẽ bổ ích với các bạn và giúp các bạn yêu thích hóa học hơn nhé :Chicken26:Chicken4:Chicken15
 
Top Bottom