Chủ đề 3 Amin - amino axit - Protein

S

sugiayeuthuong

tiếp
thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai đồng phân có công thức phân tử là C2H7O2N trong NaOH thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z có Dz/H2=12. Khối lượng muối có trong Y là
A.17g
B.15g
C.18g
D.12g
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

tiếp
thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai đồng phân có công thức phân tử là C2H7O2N trong NaOH thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z có Dz/H2=12. Khối lượng muối có trong Y là
A.17g
B.15g
C.18g
D.12g
M_Z=24 => có 1 khí nhỏ hơn 24 và 1 khí lớn hơn 24 => khí sẽ là NH3 và CH3NH2
nhưng đâu có cho khối lượng để tính nhỉ :confused:
 
G

giotbuonkhongten

thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai đồng phân có công thức phân tử là C2H7O2N trong NaOH thu được dung dịch Y và hỗn hợp khí Z có Dz/H2=12. Khối lượng muối có trong Y là
A.17g
B.15g
C.18g
D.12g


Xem lại đề nha em :)

Chất X: C2H7NO2 A tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. X thuộc loại hợp chất:
A. Aminoaxit và muối amoni B. Aminoaxit
C. Muối amoni D. Aminoaxit và este của aminoaxit

Một hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H10O3N. Cho X phản ứng với NaOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y (chỉ có các hợp chất vô cơ) và phần hơi Z (chỉ có một hợp chất hữu cơ no, đơn chức mạch không phân nhánh). Công thức cấu tạo của X là
A. HCOONH3CH2CH2NO2 B. HO-CH2-CH2-COONH4
C. CH3-CH2-CH2-NH3NO3 D. H2N-CH(OH)CH(NH2)COOH
 
D

domtomboy

Chất X: C2H7NO2 A tác dụng với dung dịch HCl và dung dịch NaOH. X thuộc loại hợp chất:
A. Aminoaxit và muối amoni B. Aminoaxit
C. Muối amoni D. Aminoaxit và este của aminoaxit

C : muối amoni CH3COONH4

Một hợp chất hữu cơ X có CTPT C3H10O3N. Cho X phản ứng với NaOH dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn Y (chỉ có các hợp chất vô cơ) và phần hơi Z (chỉ có một hợp chất hữu cơ no, đơn chức mạch không phân nhánh). Công thức cấu tạo của X là
A. HCOONH3CH2CH2NO2 B. HO-CH2-CH2-COONH4
C. CH3-CH2-CH2-NH3NO3 D. H2N-CH(OH)CH(NH2)COOH
__________________
chất rắn chỉ có các hợp chất vô cơ --> C thoả
 
N

nguyenvanut_73

Ta có: [TEX]n_Z = 0,2 => m_Z = 4,8[/TEX]
Hai chất trong X là: [TEX]HCOO-NH_3CH_3[/TEX] ; [TEX]CH_3COONH_4[/TEX]
=> [TEX]n_X = n_{H_2O} = n_{NaOH} = n_Z = 0,2[/TEX]
=> [TEX]m = 77*0,2 + 40*0,2 - 4,8 - 0,2*18 = 15 gam[/TEX]

Đáp án: B
 
H

hardyboywwe

đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol 1 amin no mạch hở X =ôxi vừa đủ thu đc 0,5 mol hh Y khí và hơi.cho 4,6 gam X tác dụng vs HCl dư,số mol HCl phản ứng là:
a.0,3 b.0,1 c.0,4 d.0,2
(đề thi đại học khối B 2010)
 
D

domtomboy

đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol 1 amin no mạch hở X =ôxi vừa đủ thu đc 0,5 mol hh Y khí và hơi.cho 4,6 gam X tác dụng vs HCl dư,số mol HCl phản ứng là:
a.0,3 b.0,1 c.0,4 d.0,2
(đề thi đại học khối B 2010)

amin no mạch hở : CnH2n+2+tNt
0,1n + 0,05(2n+ 2+t) + 0,1t/2 =0,5 ---> 2n + t =4
---> n=1, t= 2 là thoả
--> 4,6 g có nX=0,1 mol
nHCl=2.nX= 0,2 mo ==> D
 
H

hardyboywwe

amin no mạch hở : CnH2n+2+tNt
0,1n + 0,05(2n+ 2+t) + 0,1t/2 =0,5 ---> 2n + t =4
---> n=1, t= 2 là thoả
--> 4,6 g có nX=0,1 mol
nHCl=2.nX= 0,2 mo ==> D


đáp án và cách giải của bạn rất đúng
cho tiếp 1 câu để thảo luận nhá

hỗn hợp X gồm alanin và acid glutamic.cho m gam X tác dụng hoàn toàn vs dung dịch NaOH dư thu đc dung dịch Y chứa (m+38) gam muối.Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu đc dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối.giá trị m là
a.171,0 b.112,2 c.123,8 d.165,6
(đề thi đại học khối b năm 2010)
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

hỗn hợp X gồm alanin và acid glutamic.cho m gam X tác dụng hoàn toàn vs dung dịch NaOH dư thu đc dung dịch Y chứa (m+38) gam muối.Mặt khác nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl thu đc dung dịch Z chứa (m+36,5) gam muối.giá trị m là
a.171,0 b.112,2 c.123,8 d.165,6
(đề thi đại học khối b năm 2010)
nX=nHCl=1mol
gọi x là số mol của alanin ,1-x là số mol của glutamic
89x+147(1-x)=m
111x+191(1-x)=m+30,8
=>x=0,6mol
=>m=0,6.89+147.0,4=112,2 g
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

Bài 1: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan.
Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CHCOONH4. B. H2NCOO-CH2CH3. C. H2NCH2COO-CH3. D. H2NC2H4COOH.

Bài 2: α-aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95
gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2CH2COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3CH(NH2)COOH. D. CH3CH2CH(NH2)COOH.

Bài 3: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là :
A. 8,9 gam. B. 15,7 gam. C. 16,5 gam. D. 14,3 gam.
 
D

domtomboy

Bài 2: α-aminoaxit X chứa một nhóm -NH2. Cho 10,3 gam X tác dụng với axit HCl (dư), thu được 13,95
gam muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2NCH2CH2COOH. B. H2NCH2COOH. C. CH3CH(NH2)COOH. D. CH3CH2CH(NH2)COOH.

nHCl = (13,95 - 10,3) : 36,5 =0,1 mol
-----> nX =0,1 mol ---> M X = 103 ---> D

Bài 3: Cho hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ có cùng công thức phân tử C2H7NO2 tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH và đun nóng, thu được dung dịch Y và 4,48 lít hỗn hợp Z (ở đktc) gồm hai khí (đều làm xanh giấy quỳ ẩm). Tỉ khối hơi của Z đối với H2 bằng 13,75. Cô cạn dung dịch Y thu được khối lượng muối khan là :
A. 8,9 gam. B. 15,7 gam. C. 16,5 gam. D. 14,3 gam.

n Z= 0,2 mol --> M Z = 27,5 và m Z= 5,5 g
--> Z gồm : NH3 và CH3NH2 (cai ny mới kiếm đk của đưa ngòi cạnh)
--> n 2 khí lần lượt là:
--> m
Bài 1: Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45 gam X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85 gam muối khan.
Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CHCOONH4. B. H2NCOO-CH2CH3. C. H2NCH2COO-CH3. D. H2NC2H4COOH.

% thành fan ng tố --> CTĐGN : C3H7O2N
n X - 0,05 mol ---->M muối : 97 ---> C
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

cho 0,15 mol ãit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu đc dung dịch X.Cho NaOH dư vào dung dịch X,sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,số mol NaOH đã phản ứng là
a.0,55 b.0,7 c.0,65 d.0,5
************************(đề thi đại học khối A năm 2010)******************
 
G

girlbuon10594

cho 0,15 mol ãit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu đc dung dịch X.Cho NaOH dư vào dung dịch X,sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn,số mol NaOH đã phản ứng là
a.0,55 b.0,7 c.0,65 d.0,5
************************(đề thi đại học khối A năm 2010)******************


[TEX]n_{NaOH}=2.n_{glutamic}+n_{HCl}=0,15.2+0,175.2=0,65 mol[/TEX]

~~> Đáp án C
 
H

hardyboywwe

đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol amin no mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu đc 0,5 mol hh Y gồm khí và hơi.Cho 4,6 gam X tác dụng vừa đủ với HCl dư,số mol HCl phản ứng là
a.0,3 b.0,1 c.0,4 d.0,2
*******************(đề thi đại học khối B năm 2010)*****************************
 
H

hetientieu_nguoiyeucungban

đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol amin no mạch hở X bằng oxi vừa đủ thu đc 0,5 mol hh Y gồm khí và hơi.Cho 4,6 gam X tác dụng vừa đủ với HCl dư,số mol HCl phản ứng là
a.0,3 b.0,1 c.0,4 d.0,2
[TEX]C_nH_{2n+2-x}(NH2)_x ------->nCO_2+\frac{2n+2+x}{2}H_2O+\frac{x}{2}N_2[/TEX]
[TEX]0,1............0,1n....\frac{2n+2+x}{2}0,1 ......\frac{x}{2}0,1[/TEX]
=>[TEX]n+\frac{2n+2+x}{2}+\frac{x}{2}=5[/TEX]
[TEX]=>4n+2x=8[/TEX]
n=1 ,x=2 ------>amin :CH2(NH2)2
n amin =0,1mol ==> nHCl =0,2 mol
 
R

rooney_cool

Có thể nhận biết lọ đựng dung dịch CH3NH2 bằng cách nào trong các cách sau:
A. Nhận biết bằng mùi
B. Thêm vài giọt dung dịch H2SO4
C. Thêm vài giọt dung dịch Na2CO3
D. Đưa đũa thủy tinh đã nhúng vào dung dịch HCl đậm đặc lên phía trên miệng lọ đựng dung dịch CH3NH2 đặc.


Giải thích hộ mình luôn nha ^^!
 
D

domtomboy

nhận biết bằng mùi ah?
cái này thì k thể đk! mùi có thể thay đổi đk (dùng nước hoa thì trời biết :D)
nhận biết băng H2SO4 nghe có vẻ hợp lý vì CH3NH2 có tính chất của bazo
nhận biết = Na2CO3 là k thể!
vì k có p/u xảy ra
còn cái dưới D thì đi đâu ai cũng nói đến! khỏi fai giải thích

nào cả nhà xem nhá: cho CH3CH2NH2, C6H5NH2, C2H5OH , C6H5OH dùng dd HCl có thể nhận biết đk bao nhiêu chất?
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenthaison2425@gmail.com

Cho 13,35 gam hỗn hợp X gồm CH2NH2CH2COOH và CH3CHNH2COOH tác dụng với V ml

dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Biết dung dịch Y tác dụng vừa đủ với 250 ml dung dịch HCl

1M. Giá trị của V là:
 

vudinhtuong

Học sinh mới
Thành viên
31 Tháng mười hai 2015
1
0
1
từ đoạn nj sẽ suy ra đc điều giả sử đó là sai không phải HCl dư mà là amino axit dư
tớ làm thế này gọi x và y lần lượt là số mol của CH2NH2COOH và CH3CHNH2COOH
ta có pt 75x+89y=20,15(1)
X -----+ HCl ---> Y -----+ NaOH ----> muối + ancol
nNaOH=0,45 =0,2.2+(x+y-0,2) => x+y=0,25 (2)
từ (1) và (2) => x=0,15 và y =0,1
=> %
=> chọn A
từ đoạn nj sẽ suy ra đc điều giả sử đó là sai không phải HCl dư mà là amino axit dư
tớ làm thế này gọi x và y lần lượt là số mol của CH2NH2COOH và CH3CHNH2COOH
ta có pt 75x+89y=20,15(1)
X -----+ HCl ---> Y -----+ NaOH ----> muối + ancol
nNaOH=0,45 =0,2.2+(x+y-0,2) => x+y=0,25 (2)
từ (1) và (2) => x=0,15 và y =0,1
=> %
=> chọn A
cho mk hỏi với,nếu mà amino axits dư thì tại sao NaOH lại có số mol lớn hớn amino axit
 
Top Bottom