cho mình hỏi một số bài tập về phương pháp bảo toàn khối lượng của thầy vũ khắc ngọc ??

  • Thread starter phuctoan917768
  • Ngày gửi
  • Replies 5
  • Views 4,595

P

phuctoan917768

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Cho x gam fe hòa tan trong dung dịch HCl,sau khi cô cạn dung dịch thu được 2,465 g chất rắn.Nếu cho x gam fe và y gam zn vào lượng dung dịch HCl như trên thu được 8,965 g chất rắn 0,336 lít H2(dktc).Giá trị của x,y lần lượt là : A.5,6 và 3,25 B.0,56 và 6,5 C.1,4 và 6,5 D.7,06 và 0,84
2.Lấy 35,1 g NaCl hòa tan 244,9 g h20 sau đó điện phân dung dịch với điện cực trơ có màng ngăn cho tới khi catot thoát ra 1,5 g khí thì ngừng lại.Nồng độ chất tan có trong dung dịch là:
A.9,2% B.9,6% C.10% D.10,2%
3.Chia 7,2 g axit cacboxylic no đơn chức X thành 2 phần bằng nhau :
phần 1:cho tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M.cô cạn dung dịch thu được 8,28 g hỗn hợp chất rắn khan.
phần 2:Đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 400ml Ba(OH)2 0,5M thu được m gam kết tủa.Giá trị của m là : A.39,4 B.23,64 C.11,82 D.31,52
4.Đốt cháy hoàn toàn 29,16 g hỗn hợp X gồm RCOOH,C2H3COOH và (COOH)2 thu được m gam H2O và 21,952 lít CO2(dktc).Mặt khác, 29,16 g hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (dktc) khí CO2.Giá trị của m là: A.12,6 B.9 C.8,1 D.10,8
5.Đun nóng 15g chất béo trung tính với 150ml dung dịch NaOH 1M.Phải dùng 50ml dung dịch H2SO4 1M để trung hòa NaOH dư.Khối lượng xà phòng(chứa 70% khối lượng muối natri của axit béo) thu được từ 2 tấn chất béo trên là : A.2062 kg B.3238 kh C.2946 kg D.2266kg
6.Để xà phòng hóa hoàn toàn 1kg chất béo(có lẫn 1 lượng nhỏ axit béo tự do)có chỉ số axit là 8,4 cần dùng tối thiểu 450ml dung dịch NaOH 1M.Khối lượng xà phòng thu được là : A.1006,1kg B.987,7kg C.1,08kg D.(mình thấy nó ghi là 987,7kg @@! chắc là bị trùng)
7.Nhiệt phân hoàn toàn 12,95 g một muối hidrocacbonat của kim loại R(có hóa trị không đổi trong các hợp chất ) được chất rắn X,hỗn hợp khí và hơi Y.Dẫn từ từ Y vào hết bình đựng dung dịch chứa 0,07 mol Ca(OH)2,thấy khối lượng bình tăng 5,3 g,đồng thời có 4(g)kết tủa.Cho toàn bộ X vào 100ml dung dịch H2SO4 0,2M(d=1,2g/ml)được dung dịch Z.Nồng độ % của dung dịch Z là : A.4,02% B.4,17% C.0,7% D.16,9%
8.Nung nóng 34,8 g hỗn hợp X gồm MCO3,NCO3 được m gam chất rắn Y và 4,48 lít CO2(dktc).Nung Y cho đến khối lượng không đổi được hỗn hợp Z và CO2,dẫn toàn bộ CO2 thu được qua dung dịch KOH dư,tiếp tục cho thêm CaCl2 dư thì được 10g kết tủa.Hòa tan hoàn toàn Z trong V lít dung dịch HCl 0,4M vừa đủ được dung dịch T.Giá trị m gam và V lít lần lượt là : A.26 và 1,5 B.21,6 và 1,5 C.26 và 0,75 D.21,6 và 0,6


Mình xin cám ơn trước ạ ^^!
 
A

anhsangvabongtoi

1.Cho x gam fe hòa tan trong dung dịch HCl,sau khi cô cạn dung dịch thu được 2,465 g chất rắn.Nếu cho x gam fe và y gam zn vào lượng dung dịch HCl như trên thu được 8,965 g chất rắn 0,336 lít H2(dktc).Giá trị của x,y lần lượt là : A.5,6 và 3,25 B.0,56 và 6,5 C.1,4 và 6,5 D.7,06 và 0,84
-gọi nFe, nZn, nHCL là a, b, c
-ta có 56a 35,5c=2,465g
-c=nH2*2--->c=0,03
-ta có: 56a 65b 35,5c=8,965
---->giải hệ ta được:a=0,025; b=0,1; c=0,03
2.Lấy 35,1 g NaCl hòa tan 244,9 g h20 sau đó điện phân dung dịch với điện cực trơ có màng ngăn cho tới khi catot thoát ra 1,5 g khí thì ngừng lại.Nồng độ chất tan có trong dung dịch là:
A.9,2% B.9,6% C.10% D.10,2%
-1,5 g khí ở catot là H2
--->nH2=0,75
-nNaCL ban đầu=0,6 mol
--->nCl2=0,3 mol
-gọi nO2=x, ta có: 4x 0,3*2=0,75*2 (BT e)-->x=0,225
--->sau pư chỉ có NaOH, nNaOH=0,6 mol (BT nguyên tố Na)
--->mNaOH=0,6*40=24g
-khố lượng dd sau pư=35,1 244,9-nH2*2-nCl2*71-nO2*32=250g
--->C%=24/250*100=9,6%
 
A

anhsangvabongtoi

3.Chia 7,2 g axit cacboxylic no đơn chức X thành 2 phần bằng nhau :
phần 1:cho tác dụng hoàn toàn với 500ml dung dịch gồm KOH 0,12M và NaOH 0,12M.cô cạn dung dịch thu được 8,28 g hỗn hợp chất rắn khan.
phần 2:Đem đốt cháy hoàn toàn rồi cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 400ml Ba(OH)2 0,5M thu được m gam kết tủa.Giá trị của m là : A.39,4 B.23,64 C.11,82 D.31,52
-gọi x là nH2O sau pư, BT khối lượng:
3,6 0,06*56 0,06*40=8,28 18x
-->x=0,06 mol--->M(axit)=3,6/0,06=60--->CH3COOH
--->nCO2 khi đốt=0,06*2=0,12
-nBa(OH)2=0,2 mol--->chỉ tạo muối BaCO3 với số mol=0,12-->kt=23,64
4.Đốt cháy hoàn toàn 29,16 g hỗn hợp X gồm RCOOH,C2H3COOH và (COOH)2 thu được m gam H2O và 21,952 lít CO2(dktc).Mặt khác, 29,16 g hỗn hợp X phản ứng hoàn toàn với NaHCO3 dư thu được 11,2 lít (dktc) khí CO2.Giá trị của m là: A.12,6 B.9 C.8,1 D.10,8
-gọi sơt mol RCOOH,C2H3COOH VÀ (COOH)2 là x,y,z
-khi pư với NaHCO3 dư-->x y 2z=0,5 mol
-mà ta thấy x y 2z cũng chính là số mol O2 trong hh-->nO=0,5*2=1 mol
-nCO2=0,98
-hh ban đầu gồm C,H,O
-->nH=29,16-1*16-0,98*12=1,4
--->nH2O=0,7 mol-->mH2O=12,6g
 
A

anhsangvabongtoi

7.Nhiệt phân hoàn toàn 12,95 g một muối hidrocacbonat của kim loại R(có hóa trị không đổi trong các hợp chất ) được chất rắn X,hỗn hợp khí và hơi Y.Dẫn từ từ Y vào hết bình đựng dung dịch chứa 0,07 mol Ca(OH)2,thấy khối lượng bình tăng 5,3 g,đồng thời có 4(g)kết tủa.Cho toàn bộ X vào 100ml dung dịch H2SO4 0,2M(d=1,2g/ml)được dung dịch Z.Nồng độ % của dung dịch Z là : A.4,02% B.4,17% C.0,7% D.16,9%
-có 2 TH là
TH1: nCO2=0,04--->nH2O=0,1967--->loại vì nH2O > 2* nCO2 (nhiệt phân muới hidrocacbonat thì nH2O luôn bé hơn hoặc bằng nCO2)
TH2: nCO2=0,1 mol-->nH2O=0,05 mol (thoả)
-BT khối lượng: 12,95=mX 0,1*44 0,05*18-->mX=7,65
-nếu R hoá trị II--->X là RO với số mol=0,1/2=0,05--->RO=7,65/0,05=153--->R=153-16=137 (Ba)
-nH2SO4=0,02 mol, mdd H2SO4=D*V=100*1,2=120g
--->nBaO pư với H2SO4 là 0,02, BaO pư với H2O là 0,03 mol
---->tạo ra 0,02 mol BaSO4, 0,03 mol Ba(OH)2 và 0,03 mol H2
--->mdd sau pư=120 153*0,05-0,02*233-0,03*2=122,93g
--->C%Ba(OH)2=4,17%
8.Nung nóng 34,8 g hỗn hợp X gồm MCO3,NCO3 được m gam chất rắn Y và 4,48 lít CO2(dktc).Nung Y cho đến khối lượng không đổi được hỗn hợp Z và CO2,dẫn toàn bộ CO2 thu được qua dung dịch KOH dư,tiếp tục cho thêm CaCl2 dư thì được 10g kết tủa.Hòa tan hoàn toàn Z trong V lít dung dịch HCl 0,4M vừa đủ được dung dịch T.Giá trị m gam và V lít lần lượt là : A.26 và 1,5 B.21,6 và 1,5 C.26 và 0,75 D.21,6 và 0,6
-BT khối lượng:
34,8=m 0,2*44--->m=26g
-Y gồm muối CO3(2-) và oxit (số mol oxit=nCO2=0,2mol)
-nCO2 khi nhiệt phân Y là: 0,1 mol
--->số mol oxit tạo ra là: 0,2 0,1=0,3 mol
--->nHCL=2*noxit=0,6 mol
--->V=0,6/0,4=1,5l
 
P

phuctoan917768

1.Cho x gam fe hòa tan trong dung dịch HCl,sau khi cô cạn dung dịch thu được 2,465 g chất rắn.Nếu cho x gam fe và y gam zn vào lượng dung dịch HCl như trên thu được 8,965 g chất rắn 0,336 lít H2(dktc).Giá trị của x,y lần lượt là : A.5,6 và 3,25 B.0,56 và 6,5 C.1,4 và 6,5 D.7,06 và 0,84
-gọi nFe, nZn, nHCL là a, b, c
-ta có 56a 35,5c=2,465g
-c=nH2*2--->c=0,03
-ta có: 56a 65b 35,5c=8,965
---->giải hệ ta được:a=0,025; b=0,1; c=0,03
2.Lấy 35,1 g NaCl hòa tan 244,9 g h20 sau đó điện phân dung dịch với điện cực trơ có màng ngăn cho tới khi catot thoát ra 1,5 g khí thì ngừng lại.Nồng độ chất tan có trong dung dịch là:
A.9,2% B.9,6% C.10% D.10,2%
-1,5 g khí ở catot là H2
--->nH2=0,75
-nNaCL ban đầu=0,6 mol
--->nCl2=0,3 mol
-gọi nO2=x, ta có: 4x 0,3*2=0,75*2 (BT e)-->x=0,225
--->sau pư chỉ có NaOH, nNaOH=0,6 mol (BT nguyên tố Na)
--->mNaOH=0,6*40=24g
-khố lượng dd sau pư=35,1 244,9-nH2*2-nCl2*71-nO2*32=250g
--->C%=24/250*100=9,6%

bạn ơi cho mình hỏi ở bài 2 á , pt dp của nacl và h2o là nacl+h20->naoh+1/2H2+1/2Cl2,sao mình có nước điện phân ->O2 v ?
 
Top Bottom