cho mình hỏi bài này

H

hoangtan2312

anh tramngan nói đúng rồi đấy nhàn ơi ^^!, câu đọc kĩ lại sách đi , giờ giúp T bài này nào
Bài 15: Một hỗn hợp khí X gồm một ankin A và một anken B. Cho thêm vòa X một lượng khí H2 ta được hỗn hợp Y có thể tích 26,88 lít ( ở đktc) . Dẫn Y qua Ni, to đến phản ứng hoàn toàn, ta được hỗn hợp khí Z chỉ có hai ankan ( không có H2)
Mặt khác, nếu đốt cháy hết X thì cho ta 1,3 mol CO2 và 1,1 mol H2O.
a. Tính số mol mỗi chất trong Y.
b. Xác định CTPT của A, B và tính khối lượng A, B trong X.
Bài 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrôcacbon bằng một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp sản phẩm có tỉ khối hơi đối vơid hiđrô bằng 115/7 ; cho toàn bộ sản phẩm trên hấp thụ bởi 600 gam dung dịch NaOH 4 % thì khối lượng dung dịch tăng 23 gam so với đầu.
a. Tính số mol CO2 và H2O tạo thành sau phản cháy và m gam.
b. Tính C% các chất trong dung dịch cuối.
c. Biết hiđrôcacbon trên là ankin có phản ứng thế bằng ion kim loại với dung dịch AgNO3/ NH3 . Xác định CPPT và CTCT của nó.
 
H

hsdailoc

Trời ơi, anh còn thiếu cái quy tắc Giai-sep-ba-nhe (??? anh ko chắc cách viết lắm), nó là quy tắc bổ trợ cho Mac-cop-nhi-cop. Theo quy tắc này thì CH sẽ đẩy e sang CH. Do tiếp theo là nối đôi nên e sẽ đc đẩy tiếp sang CH (gắn với CH). Khi đó CH này sẽ thừa e và H+ sẽ vào CH ( gắn với CH) và Br sẽ vào CH còn lại. => sản phẩm chính phải là:
CH-CHBr-CH-CH-CH
Nếu học tiếp thi` CH3-CHBr - CH2-CH2-CH3 sẽ bền hơn CH3-CH2-CHBr-CH2-CH3 do nhóm CH3 co' hiệu ứng siêu liên hợp đẩy e vào làm gỉai toả điện tích dương nên CH3-CHBr-CH2-CH2-CH3 bền hơn.

Mấy cái trên anh giảng có thể chỉ là áp dụng cho HCl thôi em ạ :(. Bé man nói đúng rồi! :((

Mấy đứa mà học Hoá hữu cơ loạng choạng là rớt cái chắc!


Không lẽ thầy tui nói sai sao???????????
huhuhu
Sao đây giời?????
 
O

oack

Theo quy tắc Maccopnhicop thì H sẽ dc ưu tiên cộng vào C có bậc thấp hơn còn Những phần tử mang điện tích âm( Cl-) thì ưu tiên công vào C có bậc cao hơn. Đặc biệt với Br thì ngược lại Br sẽ dc cộng vào C có bậc thấp hơn. Vậy nhé!
sản phẩm chính là: CH2(Br)-CH2-CH2-CH2-CH3
SẢN PHẨM PHỤ: CH3-CH(Br)-CH2-CH2-CH3
đây là pent-2-en cơ mà :)
bình tĩnh ^^ N ko sai mà H cũng ko sai :D là vì theo ng tắc thì nó sẽ cộng vào C nào bậc cao hơn nhưng 2 C ở liên kết đôi đều có cùng bậc mà ^^ nên cả 2 ko có cái nào chính cái nào phụ cả ^^ kiến thức bây h mới chỉ có thể :D sau này học thêm sẽ biết sau thôi mà :)
bài của T đợi lúc nữa xem sau ^^
 
M

man_moila_daigia

đây là pent-2-en cơ mà :)
bình tĩnh ^^ N ko sai mà H cũng ko sai :D là vì theo ng tắc thì nó sẽ cộng vào C nào bậc cao hơn nhưng 2 C ở liên kết đôi đều có cùng bậc mà ^^ nên cả 2 ko có cái nào chính cái nào phụ cả ^^ kiến thức bây h mới chỉ có thể :D sau này học thêm sẽ biết sau thôi mà :)
bài của T đợi lúc nữa xem sau ^^

oack ơi
oack ko thầy Man giải thick ở trên hả, anken hay ankan đều cộng vào C bậc cao hơn
Nhưng trong trường hợp N đưa ở trên ấy, có 2 C đều bậc cao và bằng nhau đúng ko
Lúc này ta sẽ xét đến số H xung quanh C trực tiếp cộng với Br2
Mình đã viết rất kĩ conf gì
cái này thấy mình có nói qua, nếu trong 1 mạch có nhiều C cùng bậc và đều cao nhất thì sẽ xét đến số H xung quanh

theo mình nghĩ thì 2 mới là sp chính Nhàn ah
Nhàn để ý trong chất hữu cơ trên nhé
ta sẽ có C ở vị trí số 2 và số 3 là 2 C bậc cao nhất và đều là bậc 3
vậy sẽ có 2 sp thế vào 2 C cạnh nối đôi
Nhưng ở sp thứ 2 thì C liên kết với Br có 5 H xung quanh, còn SP 1 chỉ có 4 H
Mặt khác ở trên Nhàn lại nói anken ko cộng vào C bậc cao nhất là Nhàn nhầm, chứ C ở liên kết đôi ko phải là bậc cao nhất ah, đặng này Nhàn lại nói là lk với C chứ nhiều H, nếu là C chứa nhiều H thì lại cộng vào liên kết đơn cuối mạch mất rồi, vì lúc đó C sẽ có 3 H

đây này, xem đí nhé, cả bài của Nhàn nữa này..........
bài của Nhàn
hichic, khôg biết nói sao bây giờ. Nhàn lấy phương trình mà thầy cho ghi trong vở ra nhé
CH3-CH=CH-CH2-CH3 +HBr
=> có 2 sp CH3-CH2-CHBr-CH2-CH3 (1) hoặc CH3-CHBr-CH2-CH2-CH3 (2)
sản phẩm 1 là sp chính (nhàn ghi rõ ràng trong vở như thế)


Ai đúng bây giờ??????????????
Cái này hoàn toàn đúng, vì thầy mình dạy néu trong 1 anken, có 2 C cùng bậc và đều cao nhất( tức là lúc đó liên kết đôi ko ở đầu mạch ây), thì xét đến số nguyên tử H xung quanh C đó, nếu nhiều H hơn thì đó là sp chính, mình viết rất cụ thể ở trên rồi
Nêu ai ko tin thì cũng hết cách, nói nhiều quá rồi
 
Last edited by a moderator:
O

oack

Bài 15: Một hỗn hợp khí X gồm một ankin A và một anken B. Cho thêm vòa X một lượng khí H2 ta được hỗn hợp Y có thể tích 26,88 lít ( ở đktc) . Dẫn Y qua Ni, to đến phản ứng hoàn toàn, ta được hỗn hợp khí Z chỉ có hai ankan ( không có H2)
Mặt khác, nếu đốt cháy hết X thì cho ta 1,3 mol CO2 và 1,1 mol H2O.
a. Tính số mol mỗi chất trong Y.
b. Xác định CTPT của A, B và tính khối lượng A, B trong X
[TEX]B,A: C_nH_{2n};C_aH_{2a-2}[/TEX]
số mol t/ứ:[TEX]x,y[/TEX]
[TEX]n_C=1,3; n_H=2,2[/TEX]
có [TEX]n.x+a.y=1,3[/TEX]
[TEX]2n.x+2.ay-2y=2,2[/TEX]
[TEX] \Rightarrow 2,6-2y=2,2[/TEX]
[TEX] \Rightarrow y=0,2[/TEX]
[TEX]C_nH_{2n} + H_2 ---> C_nH_{2n+2}[/TEX]
[TEX]x.................. x .................. x [/TEX]
[TEX]C_aH_{2a-2}+ 2H_2---> C_aH_{2a+2}[/TEX]
[TEX]y.................. 2y .................. y[/TEX]
lại có [TEX]2x+3y=1,2 \Rightarrow x=0,3[/TEX]
b/ [TEX]0,3n+0,2a=1,3[/TEX]
[TEX]n\geq 2 \Rightarrow a\leq 3,5[/TEX]
[TEX]2 \leq a \leq 3[/TEX] ( a nguyên và A là khí)
[TEX]* a=2 -> n=3 -> B,A[/TEX] là: [TEX]C_3H_6 & C_2H_2[/TEX]
[TEX]*a=3 -> n= \frac{7}{3} (L) [/TEX]
Khối lượng tự tính đc ko :D

->man: mình chưa đủ trình để bít cái đó >''<
 
H

hoangtan2312

cảm ơn oack, hì hì, tình hình là T ra đáp án, nhưng không chắc chắn nên đem lên hỏi cho chắc ^^!, ai dè mình hok sai :D, oack giải tiếp bài kia so sánh đáp án với T luôn
 
O

oack

Bài 16: Đốt cháy hoàn toàn m gam một hiđrôcacbon bằng một lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp sản phẩm có tỉ khối hơi đối vơid hiđrô bằng 115/7 ; cho toàn bộ sản phẩm trên hấp thụ bởi 600 gam dung dịch NaOH 4 % thì khối lượng dung dịch tăng 23 gam so với đầu.
a. Tính số mol CO2 và H2O tạo thành sau phản cháy và m gam.
b. Tính C% các chất trong dung dịch cuối.
c. Biết hiđrôcacbon trên là ankin có phản ứng thế bằng ion kim loại với dung dịch AgNO3/ NH3 . Xác định CPPT và CTCT của nó.
[TEX]CTPT: C_xH_y[/TEX]

[TEX]C_xH_y + \frac{4x+y}{4}O_2 ---> xCO_2 + \frac{y}{2}H_2O [/TEX]

a/ p/ứ vừa đủ lên sau p/ứ chỉ có [TEX]CO_2[/TEX] và[TEX] H_2O[/TEX]
theo sơ đồ chéo : [TEX]\frac{n_{CO_2}}{n_{H_2O}}=\frac{104}{78}=\frac{4}{3}[/TEX]
lại có [TEX]m_{CO_2} + m_{H_2O}=23[/TEX]
\Rightarrow [TEX]44.n_{CO_2} + 18.n_{H_2O} = 23[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]44.\frac{4}{3}.n_{H_2O} + 18.n_{H_2O}=23[/TEX]
\Leftrightarrow [TEX]n_{H_2O}=0,3[/TEX] (nếu nhân ko nhầm ^^)
\Rightarrow [TEX]n_{CO_2}=0,4[/TEX]
[TEX]m=12.0,4+0,6.1=5,4 [/TEX]
b/ tự tính naz ^^ có [TEX]m_{dd}[/TEX] rùi :) [TEX]m_{ct}[/TEX] rùi là ra thôi :)
c/ có [TEX]x:y=4:6[/TEX] nên nó là [TEX]C_4H_6 (ankin)[/TEX]
ankin này tham gia p/ứ ion kl -> có dạng: [TEX]CH=^{-}C-CH_2-CH_3: but-1-in[/TEX]
b-( sai ko ?
 
Last edited by a moderator:
H

hoangtan2312

hì hì, không khác là mấy, nhưng giải cách của oack cũng được mà, mà làm gi xài đến ........ ;))
 
H

hsdailoc

Câu trả lời cuối cùng cho vấn đề tranh cãi ở trên


[TEX]CH_3-CH=CH-CH_2-CH_3[/TEX] + HBr -> ???
Nói nôm na là nhóm [TEX]C_2H_5[/TEX] đẩy e mạnh hơn [TEX]CH_3[/TEX] nên C thứ 3 mang điện dương, nó sẽ gắn [TEX]Br^-[/TEX]
Vậy sản phẩm chính là [TEX]CH_3-CH_2-CH_2Br-CH_2-CH_3[/TEX]
Khi học đến cơ chế phản ứng thì phản ứng này là phản ứng thế ái điện tử, nó xảy ra theo cơ chế tạo ra carbocation trung gian, lúc đó thì carbocation [TEX]CH_3-CH_2-HC^+-CH_2-CH_3[/TEX] bền hơn, nó cộng [TEX]Br^-[/TEX] ra sản phẩm như trên


vì phải đủ 50 kí tự nên mới có dòng này
 
P

pttd

cái này chỉ đúng với ankan.
trong ankan thì khi cộng vào C bậc cao nhất là sp chính
còn trong anken thì khi cộng vào C có nhiều H là Sp chính
^_^
cho tớ thắc mặc 1 tẹo naz
trong ankan thì toàn là liên kết xich-ma bền vững thui,lấy gì ra nữa để cộng,tất cả các liên kết đều full rùi mà^^!liệu tớ có nhầm không???Nếu ankan có phản ứng cộng thì các bạn post giúp mình mấy cái phản ứng cụ thể để ví dụ naz^^!
 
T

toxuanhieu

Công nhận mình cũng chưa được nghe ankan có pứ cộng bao giờ.
nếu nhàn biết post cho mình xem với nha!
 
H

hsdailoc

xin lỗi, mình ghi nhầm
đó là phản ứng thế chứ không phải phản ứng cộng
thành thật xin lỗi mọi người
 
S

song_tu_92

:)&gt;-
nếu theo quy tắc Mác-cop-nhi-cop thì ko nên áp dụng trong TH này vì ở đây cả 2 C đều có cùng số H như nhau.
pent-2-en CH3-CH=CH-CH2- CH3 (chiều 1 2 3 4 5 )
vì nhóm -C2H5 có tính đẩy e mạnh hơn CH3 nên C số 2 có nhiều e hơn C số 3 nên C số 2 mang ion (-) còn C số 3 mang ion(+) khi đó
H+ sẽ tấn công vào vị trí C số 2
Br- ...........................................3\Rightarrow đó là SP chính
CH3-CH2-CHBr-CH2-CH3
và SP phụ CH3-CHBr-CH2-CH2-CH3


mình ko biết đánh cho số chỉ xuống phía dưới nên bạn thông cảm nha:):-h:-h
 
P

pengok410

ankan anken

Mấy anh chị giảng dùm em bài này
Cho 3.36lít hỗn hợp gồm 1 anken và 1 ankan đi qua dung dịch brom thấy có 8g brom tham gia phản ứng. Khối lượng 6.72lít hỗn hợp đó là 13 gam
a. Xác định CTPT của 2 hiđỏcacbon trên , biết chúng ở thể khí
b. Đốt cháy 3.36lít hỗn hợp đó thì thu được bao nhiêu lít CO2 và bao nhiêu gam nước , biết các khí đo ở điều kiện chẩn
 
Top Bottom