- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Trong bộ môn lịch sử, phần mà học sinh đau đầu và khó học nhất chính là các mốc thời gian. Sau đây mình chia sẻ một số phương pháp ghi nhớ các mốc thời gian trong lịch sử
1. Nhớ thời gian xảy ra sự kiện lịch sử với những con số có tính quy luật hoặc đặc biệt:
Ví dụ, khi học sinh học về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên trong chương trình lịch sử lớp 7 (và lớp 10), các em phải ghi nhớ các mốc thời gian sau:
+ Cuộc kháng chiến lần 1 xảy ra vào năm 1258.
+ Cuộc kháng chiến lần 2 xảy ra vào năm 1285.
+ Cuộc kháng chiến lần 3 xảy ra vào năm 1287 – 1288.
Nếu ghi nhớ đơn lẻ theo kiểu học vẹt thì rất dễ quên, giáo viên có thể chỉ ra điểm chung của 3 cuộc kháng chiến này đều xảy ra vào thế kỷ XIII. Hơn nữa lần thứ nhất là năm 1258 lần thứ hai chỉ cần đảo hai số cuối thành 1285 và lần ba là hai số liên tiếp 87-88 là năm 1287-1288.
Hoặc khi học phần lịch sử lớp 7 (và lớp 10 có học lại cũng bài này luôn), học sinh phải nhớ thời gian xảy ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là từ năm 1418-1427 và thời gian tồn tại của vương triều Lê sơ (1428-1527). Với trường hợp này, học sinh (theo hướng dẫn của giáo viên) thấy được khởi nghĩa Lam Sơn xảy ra 10 năm (1418-1427) thì thắng lợi và vương triều Lê sơ cũng tồn tại đúng 100 năm (1428-1527) kết thúc với sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê sơ.
Với cách tìm những con số tròn chĩnh như vậy giúp cho học sinh thấy lịch sử là những con số rất thú vị.
2. Nhớ một mốc thời gian để ghi nhớ nhiều sự kiện:
Ví dụ: Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ vào ngày 14/7/1789. Trong năm đó ở Việt Nam chiến thắng oanh liệt của người anh hùng áo vải Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh. Như vậy nhớ sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh để ghi nhớ sự kiện cách mạng tư sản Pháp.
Hoặc:Thảm án Lệ Chi Viên gây ra cái chết oan khiên cho anh hùng Nguyễn Trãi vào năm 1442, cũng năm 1442 là năm sinh ra vị vua xuất sắc nhất của vương triều Lê sơ Lê Thánh Tông chính ông là người đã minh oan cho Nguyễn Trãi sau này.
Lịch sử có muôn vàn sự kiện khác nhau vì thế người học sử cần phải tìm ra những quy luật, những điểm chung để ghi nhớ bền vững các sự kiện.
3. Có thể gắn các sự kiện lịch sử với những thứ gần gũi như ngày sinh bản thân và những người đặc biệt trong cuộc đời mình.
Ví dụ: Tôi sinh vào ngày 7/5/1981 đúng vào ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
Hoặc: Bạn tôi sinh vào ngày 20/12/1981- hơn ngày 19/12 là ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp đúng một ngày.
Bằng cách gắn các sự kiện khô khan khó nhớ với những gì gần gũi với bản thân là cách để học sinh ghi nhớ vô vàn các sự kiện lịch sử
4. Nắm sự kiện lịch sử bằng cách trả lời 5 câu hỏi trong tiếng Anh
Sự kiện lịch sử chỉ diễn ra một lần không lặp lại, nó phản ánh một tiến trình lịch sử được xác định cụ thể về không gian, thời gian, bối cảnh, con người… chẳng hạn khởi nghĩa Tây Sơn, cuộc đấu tranh nhà ngục Baxti, Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến dịch Hồ Chí Minh…
Để giúp học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, hiểu sâu sắc và giải thích sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử, giáo viên có thể đặt ra 5 câu hỏi để học sinh trả lời như: What? (Cái gì?), Who? (Ai?), When? (Khi nào?), Where? (Ở đâu?), Why? (Tại sao?)
Ví dụ: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam thời phong kiến trong chương trình lớp 10 khi giải thích chiến thắng Bạch Đằng năm 938 giáo viên có thể đặt những câu hỏi sau:
What? Tên có nghĩa là gì? Đây là một chiến công oanh liệt trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Who? Nó liên quan đến ai? Liên quan đến anh hùng dân tộc Ngô Quyền.
When? Nó liên quan đến thời gian nào? Thời gian năm 938.
Where? Xảy ra ở đâu? Ở dòng sông Bạch Đằng nay thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.
Why? Tại sao lại có sự kiện đó? Đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị viên thuộc tướng phản bội tên là Kiều Công Tiễn ám hại. Tháng 10-938 Ngô Quyền từ Ái Châu đem quân đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán, nhân cơ hội đó quân Nam Hán đem quân xâm lược nước ta.
Nghe tin quân Nam Hán xâm lược nước ta Ngô Quyền cho xây dựng trận địa bãi cọc ở lòng sông Bạch Đằng để tiêu diệt giặc.
5. Vẽ sơ đồ tia
Đây là thao tác cụ thể hóa nội dung kiến thức trong một bài học Lịch sử. Muốn vẽ sơ đồ tia trước hết, thí sinh phải nắm được nội dung kiến thức của bài học, sau đó ta cụ thể hóa nó bằng cách phân ra các ý theo hình tia. Chẳng hạn, với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, thí sinh có thể phân ra các nhánh tia chính là: nguyên nhân, hoàn cảnh của ta và của địch, diễn biến, kết quả và ý nghĩa thắng lợi. Trên cơ sở các nhánh tia chính đó, chúng ta có thể phân ra các nhánh tia phụ để cụ thể hóa các ý của bài học. Từ đó, ta sẽ ghi nhớ kiến thức dựa vào kỹ năng phân chia bằng sơ đồ tia. Việc học thuộc các sự kiện và nội dung bài học môn Lịch sử bằng sơ đồ tia mang lại hiệu quả hơn hẳn so với cách học truyền thống trước đây rất nhiều.
Ví dụ minh họa:
6. Dùng các thao tác ghi nhớ linh hoạt
Khi học ôn, thí sinh cần sử dụng kỹ năng tái hiện và xác lập mối quan hệ giữa bài đang học với kiến thức của các bài đã học để không rơi vào việc quên kiến thức cũ, chẳng hạn khi học lịch sử giai đoạn từ 1961- 1975, ta nên so sánh ba chiến lược chiến tranh theo tiến trình học tập để khắc sâu kiến thức. Trong học ôn môn Lịch sử, không phải ai cũng có khả năng nhớ chi tiết các ngày tháng, con số. Do đó, mỗi thí sinh nên tập cho mình cách ghi nhớ mang tính “tương đối”. Tức là trong sự kiện hoặc một chiến dịch nào đó, ta không nhất thiết phải nhớ cự thể ngày, giờ mà chỉ cần nhớ tháng, năm hoặc là khoảng thời gian trong năm xảy ra sự kiện đó. Ví dụ: đầu năm 1945, cuối năm 1945, thu-đông năm 1947... Tuy nhiên những sự kiện lớn, quan trọng của tiến trình lịch sử thì bắt buộc phải nhớ như: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930), ngày Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lâp (02-9-1945) hoặc ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30- 4-1975)…
1. Nhớ thời gian xảy ra sự kiện lịch sử với những con số có tính quy luật hoặc đặc biệt:
Ví dụ, khi học sinh học về cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên trong chương trình lịch sử lớp 7 (và lớp 10), các em phải ghi nhớ các mốc thời gian sau:
+ Cuộc kháng chiến lần 1 xảy ra vào năm 1258.
+ Cuộc kháng chiến lần 2 xảy ra vào năm 1285.
+ Cuộc kháng chiến lần 3 xảy ra vào năm 1287 – 1288.
Nếu ghi nhớ đơn lẻ theo kiểu học vẹt thì rất dễ quên, giáo viên có thể chỉ ra điểm chung của 3 cuộc kháng chiến này đều xảy ra vào thế kỷ XIII. Hơn nữa lần thứ nhất là năm 1258 lần thứ hai chỉ cần đảo hai số cuối thành 1285 và lần ba là hai số liên tiếp 87-88 là năm 1287-1288.
Hoặc khi học phần lịch sử lớp 7 (và lớp 10 có học lại cũng bài này luôn), học sinh phải nhớ thời gian xảy ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là từ năm 1418-1427 và thời gian tồn tại của vương triều Lê sơ (1428-1527). Với trường hợp này, học sinh (theo hướng dẫn của giáo viên) thấy được khởi nghĩa Lam Sơn xảy ra 10 năm (1418-1427) thì thắng lợi và vương triều Lê sơ cũng tồn tại đúng 100 năm (1428-1527) kết thúc với sự kiện Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê sơ.
Với cách tìm những con số tròn chĩnh như vậy giúp cho học sinh thấy lịch sử là những con số rất thú vị.
2. Nhớ một mốc thời gian để ghi nhớ nhiều sự kiện:
Ví dụ: Cách mạng tư sản Pháp bùng nổ vào ngày 14/7/1789. Trong năm đó ở Việt Nam chiến thắng oanh liệt của người anh hùng áo vải Quang Trung đại phá 29 vạn quân Thanh. Như vậy nhớ sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh để ghi nhớ sự kiện cách mạng tư sản Pháp.
Hoặc:Thảm án Lệ Chi Viên gây ra cái chết oan khiên cho anh hùng Nguyễn Trãi vào năm 1442, cũng năm 1442 là năm sinh ra vị vua xuất sắc nhất của vương triều Lê sơ Lê Thánh Tông chính ông là người đã minh oan cho Nguyễn Trãi sau này.
Lịch sử có muôn vàn sự kiện khác nhau vì thế người học sử cần phải tìm ra những quy luật, những điểm chung để ghi nhớ bền vững các sự kiện.
3. Có thể gắn các sự kiện lịch sử với những thứ gần gũi như ngày sinh bản thân và những người đặc biệt trong cuộc đời mình.
Ví dụ: Tôi sinh vào ngày 7/5/1981 đúng vào ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.
Hoặc: Bạn tôi sinh vào ngày 20/12/1981- hơn ngày 19/12 là ngày toàn quốc kháng chiến chống Pháp đúng một ngày.
Bằng cách gắn các sự kiện khô khan khó nhớ với những gì gần gũi với bản thân là cách để học sinh ghi nhớ vô vàn các sự kiện lịch sử
4. Nắm sự kiện lịch sử bằng cách trả lời 5 câu hỏi trong tiếng Anh
Sự kiện lịch sử chỉ diễn ra một lần không lặp lại, nó phản ánh một tiến trình lịch sử được xác định cụ thể về không gian, thời gian, bối cảnh, con người… chẳng hạn khởi nghĩa Tây Sơn, cuộc đấu tranh nhà ngục Baxti, Cách mạng tháng Tám năm 1945, chiến dịch Hồ Chí Minh…
Để giúp học sinh ghi nhớ sự kiện lịch sử, hiểu sâu sắc và giải thích sự kiện lịch sử, hiện tượng lịch sử, giáo viên có thể đặt ra 5 câu hỏi để học sinh trả lời như: What? (Cái gì?), Who? (Ai?), When? (Khi nào?), Where? (Ở đâu?), Why? (Tại sao?)
Ví dụ: Khi dạy phần lịch sử Việt Nam thời phong kiến trong chương trình lớp 10 khi giải thích chiến thắng Bạch Đằng năm 938 giáo viên có thể đặt những câu hỏi sau:
What? Tên có nghĩa là gì? Đây là một chiến công oanh liệt trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam.
Who? Nó liên quan đến ai? Liên quan đến anh hùng dân tộc Ngô Quyền.
When? Nó liên quan đến thời gian nào? Thời gian năm 938.
Where? Xảy ra ở đâu? Ở dòng sông Bạch Đằng nay thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh.
Why? Tại sao lại có sự kiện đó? Đầu năm 937, Dương Đình Nghệ bị viên thuộc tướng phản bội tên là Kiều Công Tiễn ám hại. Tháng 10-938 Ngô Quyền từ Ái Châu đem quân đánh Kiều Công Tiễn. Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán, nhân cơ hội đó quân Nam Hán đem quân xâm lược nước ta.
Nghe tin quân Nam Hán xâm lược nước ta Ngô Quyền cho xây dựng trận địa bãi cọc ở lòng sông Bạch Đằng để tiêu diệt giặc.
5. Vẽ sơ đồ tia
Đây là thao tác cụ thể hóa nội dung kiến thức trong một bài học Lịch sử. Muốn vẽ sơ đồ tia trước hết, thí sinh phải nắm được nội dung kiến thức của bài học, sau đó ta cụ thể hóa nó bằng cách phân ra các ý theo hình tia. Chẳng hạn, với chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, thí sinh có thể phân ra các nhánh tia chính là: nguyên nhân, hoàn cảnh của ta và của địch, diễn biến, kết quả và ý nghĩa thắng lợi. Trên cơ sở các nhánh tia chính đó, chúng ta có thể phân ra các nhánh tia phụ để cụ thể hóa các ý của bài học. Từ đó, ta sẽ ghi nhớ kiến thức dựa vào kỹ năng phân chia bằng sơ đồ tia. Việc học thuộc các sự kiện và nội dung bài học môn Lịch sử bằng sơ đồ tia mang lại hiệu quả hơn hẳn so với cách học truyền thống trước đây rất nhiều.
Ví dụ minh họa:
6. Dùng các thao tác ghi nhớ linh hoạt
Khi học ôn, thí sinh cần sử dụng kỹ năng tái hiện và xác lập mối quan hệ giữa bài đang học với kiến thức của các bài đã học để không rơi vào việc quên kiến thức cũ, chẳng hạn khi học lịch sử giai đoạn từ 1961- 1975, ta nên so sánh ba chiến lược chiến tranh theo tiến trình học tập để khắc sâu kiến thức. Trong học ôn môn Lịch sử, không phải ai cũng có khả năng nhớ chi tiết các ngày tháng, con số. Do đó, mỗi thí sinh nên tập cho mình cách ghi nhớ mang tính “tương đối”. Tức là trong sự kiện hoặc một chiến dịch nào đó, ta không nhất thiết phải nhớ cự thể ngày, giờ mà chỉ cần nhớ tháng, năm hoặc là khoảng thời gian trong năm xảy ra sự kiện đó. Ví dụ: đầu năm 1945, cuối năm 1945, thu-đông năm 1947... Tuy nhiên những sự kiện lớn, quan trọng của tiến trình lịch sử thì bắt buộc phải nhớ như: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930), ngày Bác đọc bản Tuyên ngôn độc lâp (02-9-1945) hoặc ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30- 4-1975)…