chiến trường thi đấu của các nhóm lớp 12

G

gvnguyentantrung

Các em tiếp tục thử sức nhé !

Các em tiếp tục thử sức nhé !

Câu 1: Có bao nhiêu đồng phân este mạch thẳng có công thức phân tử C6H10O4 khi tác dụng với NaOH tạo ra 1 muối và 1 rượu .
A.5 B.4 C.3 D.2

Câu 2:Cho sơ đồ C8H15O4N + 2NaOH=> C5H7O4NNa2 + CH4O + C2H6O
Biết C5H7O4NNa2 có mạch cacbon không phân nhánh, có NH2 tại thì C8H15O4N có số CTCT phù hợp là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4

Câu 3:Thực hiện phản ứng este hoá giữa axit axetic và hh gồm 8,4g 3 ancol là đồng đẳng của ancol etylic .Sau phản ứng thu được 16,8g 3 este .Lấy sản phẩm của phản ứng este hoá trên thực hiện phản ứng xà phòng hoá với dd NaOH 4M thì thu được m gam muối giả sử hiệu suất phản ứng este hoá là 100%).Giá trị của m là:
A.16,4g B.20,0g C.10,0g D.8,0g
 
N

namnguyen_94

Câu 3:Thực hiện phản ứng este hoá giữa axit axetic và hh gồm 8,4g 3 ancol là đồng đẳng của ancol etylic .Sau phản ứng thu được 16,8g 3 este .Lấy sản phẩm của phản ứng este hoá trên thực hiện phản ứng xà phòng hoá với dd NaOH 4M thì thu được m gam muối giả sử hiệu suất phản ứng este hoá là 100%).Giá trị của m là:
A.16,4g B.20,0g C.10,0g D.8,0g

+Gọi CTPT chung của 3 ancol là: R - OH
CH3-COOH + R- OH -----> CH3-COO-R + H2O
[tex]\frac{8,4}{R + 17}[/tex]---------[tex]\frac{16,8}{R + 59}[/tex]
---> R = 25 ---> n(este) = 0,2 mol ---> m = 0,2 . ( 15+ 12 + 32 + 23 ) = 16,4 gam
Câu 1: Có bao nhiêu đồng phân este mạch thẳng có công thức phân tử C6H10O4 khi tác dụng với NaOH tạo ra 1 muối và 1 rượu .
A.5 B.4 C.3 D.2

+câu này e chỉ tìm được 3
- C2H4 ( COOCH3)2 có 1 và ( HCOOC2H4)2 có 2
 
Last edited by a moderator:
H

hoabinh02

Bài này không cần cầu kỳ gì cả đâu, em chỉ cần ghi nhớ: đối với phản ứng oxh Fe3O4 và FeO thành Fe3+ thì n(e cho) = n(oxit) vì cứ 1 mol Fe3O4 hoặc FeO đều cho 1 mol e.

Do đó, bảo toàn e, ta có: n(e) = nFe + nFe3O4 + nFeO = 0,3 mol ----> nNO = 0,1 mol hay 2,24 lít.

Do HCl và H2SO4 dư nên ion NO3- chỉ tham gia vào quá trình oxh chứ không tạo muối.

n(NO3-) = n(NO) = 0,1 mol ----> nCu(NO3)2 = 0,05 mol hay V = 50ml
Bảo toàn e thì phải là:
n (e) = 3nFe + n Fe3O4 + n FeO = 0,5 mol chứ ạ.?
=> V NO = 3,733 lít
=> V Cu(NO3)2 = 0,083 lít.
thật ra thì k thể khẳng định được như vạy đâu bạn

b có thể xem báo: hoá học và ứng dụng (số 3 năn 2011) trang 15

ở đó ng ta cũng có nói về cái này, và cũng có ý kiến là Fe và oxit của nó p/u độc lập vs H+
nhưng vẫn có cả p/u Fe + Fe3+

:) đi sâu vào thì thấy bài này k đơn giản đâu, cần fai có nhiều yếu tố nữa mới biết đk các p/u

m vẫn công nhậ kq mà ng ra đề cho
Nếu cậu vẫn tin vào kết quả đề bài và cho rằng Fe3O4 và Fe đồng thời pư với H+ thì hãy làm theo bảo toàn e
=> kết quả sẽ như tớ.
 
H

hocmai.vukhacngoc

Bảo toàn e thì phải là:
n (e) = 3nFe + n Fe3O4 + n FeO = 0,5 mol chứ ạ.?
=> V NO = 3,733 lít
=> V Cu(NO3)2 = 0,083 lít.

Nếu cậu vẫn tin vào kết quả đề bài và cho rằng Fe3O4 và Fe đồng thời pư với H+ thì hãy làm theo bảo toàn e
=> kết quả sẽ như tớ.

chỗ bôi đỏ sai rồi em nhé, trước khi tác dụng với HNO3 giải phóng NO thì Fe đã tác dụng với H+ thành Fe2+ rồi.

Do đó

bảo toàn e, ta có: n(e) = nFe + nFe3O4 + nFeO = 0,3 mol ----> nNO = 0,1 mol hay 2,24 lít.

Do HCl và H2SO4 dư nên ion NO3- chỉ tham gia vào quá trình oxh chứ không tạo muối.

n(NO3-) = n(NO) = 0,1 mol ----> nCu(NO3)2 = 0,05 mol hay V = 50ml
 
H

hoabinh02

chỗ bôi đỏ sai rồi em nhé, trước khi tác dụng với HNO3 giải phóng NO thì Fe đã tác dụng với H+ thành Fe2+ rồi.

Do đó

Thứ tự phản ứng của hh chưa sắt và các oxit khi tác dụng với (HCl or H2SO4) loãng sẽ ưu tiên
Oxit + axit => sắt (III) sau đó sắt (III) + Fe ( trong hh ban đầu ) = > sắt (II).sau đó nếu Fe dư sẽ tác dụng với axit chứ ạ.
vì theo dãy điện hóa:
sau khi Fe3O4 + H+ => Fe2+ và Fe3+
trong dung dịch sẽ có: Fe3+ ,Fe2+ , H+, Fe.
rõ ràng Fe3+ sẽ t/d với Fe trước chứ không phải là Fe + H+ trước.
do đó Fe sẽ t/d hết với Fe3+ và sẽ không có Fe t/d với H+ => Fe2+ nữa
=> tổng n Fe2+ = 0,5 mol.
..........
Fe3O4 và Fe không phản ứng đồng thời với H+ ( trong HCl và H2SO4) loãng.
Fe3O4 sẽ t/d với H+ .
 
H

hocmai.vukhacngoc

Thứ tự phản ứng của hh chưa sắt và các oxit khi tác dụng với (HCl or H2SO4) loãng sẽ ưu tiên
Oxit + axit => sắt (III) sau đó sắt (III) + Fe ( trong hh ban đầu ) = > sắt (II).sau đó nếu Fe dư sẽ tác dụng với axit chứ ạ.
vì theo dãy điện hóa:
sau khi Fe3O4 + H+ => Fe2+ và Fe3+
trong dung dịch sẽ có: Fe3+ ,Fe2+ , H+, Fe.
rõ ràng Fe3+ sẽ t/d với Fe trước chứ không phải là Fe + H+ trước.
do đó Fe sẽ t/d hết với Fe3+ và sẽ không có Fe t/d với H+ => Fe2+ nữa
=> tổng n Fe2+ = 0,5 mol.
..........
Fe3O4 và Fe không phản ứng đồng thời với H+ ( trong HCl và H2SO4) loãng.
Fe3O4 sẽ t/d với H+ .

:) nếu so sánh trên dãy điện hoá thì về mặt lý thuyết là như vậy.
Nhưng ở đây axit (H+) được lấy dư em nhé, do đó, khi cho Fe và hỗn hợp oxit vào thì Fe đã có phản ứng với H+ rồi và khi đã tạo thành H2 thì không lấy lại được nữa. Do đó, ta vẫn phải coi như Fe đã tác dụng với H+ trước.

Điều này tương tự như: khi cho Na + dd CuSO4 chẳng hạn, nếu theo dãy điện hóa thì Na phải tác dụng với Cu2+ trước nhưng thực tế nó phản ứng với H2O trước, vì H2O dư hơn rất nhiều so với Cu2+.

Ngay cả trong trường hợp cho Fe tác dụng với hỗn hợp Cu2+ và Ag+ thì Fe cũng sẽ có phản ứng đồng thời với cả Cu2+ và Ag+ nhưng do Cu tạo thành lại bị hòa tan bởi Ag+ nên ta mới coi như Fe + Ag+ trước. Ở bài này, H2 từ axit thoát đi mất rồi chứ không bị giữ lại trong dung dịch như Cu nên không coi vậy được.

Thầy phân tích hơi dài, hy vọng là các em có thể hiểu được!
 
H

hoabinh02

:) nếu so sánh trên dãy điện hoá thì về mặt lý thuyết là như vậy.
Nhưng ở đây axit (H+) được lấy dư em nhé, do đó, khi cho Fe và hỗn hợp oxit vào thì Fe đã có phản ứng với H+ rồi và khi đã tạo thành H2 thì không lấy lại được nữa. Do đó, ta vẫn phải coi như Fe đã tác dụng với H+ trước.

Điều này tương tự như: khi cho Na + dd CuSO4 chẳng hạn, nếu theo dãy điện hóa thì Na phải tác dụng với Cu2+ trước nhưng thực tế nó phản ứng với H2O trước, vì H2O dư hơn rất nhiều so với Cu2+.

Ngay cả trong trường hợp cho Fe tác dụng với hỗn hợp Cu2+ và Ag+ thì Fe cũng sẽ có phản ứng đồng thời với cả Cu2+ và Ag+ nhưng do Cu tạo thành lại bị hòa tan bởi Ag+ nên ta mới coi như Fe + Ag+ trước. Ở bài này, H2 từ axit thoát đi mất rồi chứ không bị giữ lại trong dung dịch như Cu nên không coi vậy được.

Thầy phân tích hơi dài, hy vọng là các em có thể hiểu được!
Không phải em bảo thủ,em cần hướng giải chính xác biết đâu đề thi ĐH năn nay sẽ ra .nhưng bài này theo em thì H+ cho dù lấy dư thì Fe cũng ko đủ dư để phản ứng với H+.
em trích dẫn 1 bài trong PP Quy đổi thầy Xuân Quỳnh - hoahoc.org
Bài Tập: cho 11,2 gam hh gồm Fe,FeO,Fe2O3 và Fe3O4 vào dd HCl dư,sau phản ứng thu được 12,7 gam FeCl2 và m gam FeCl3. tính m
mọi người hãy làm thử 2 cách.
Cách 1: Quy Đổi hh ve FeO và Fe2O3.
ta có:
n FeO = = n FeCl2 = 0,1 mol
mặt khác: m FeO + m Fe2O3 = 11,2
=> n Fe2O3 = 0,025
=> n FeCl3 = 2.0,025
=> m FeCl3 = 8,125 g
Cách 2: Quy đổi về Fe và Fe3O4 ,giải theo Fe,Fe3O4 pu đồng thời với H+.
ta có:
Fe : x mol
Fe3O4: y mol
=> n FeCl2 = x + y = 0,1 mol ( Fe + 2H+ => Fe2+ + H2)
=> n FeCl3 = 2y ( Fe3O4 + H+ = > Fe2+ + 2Fe3+ )
mặt khác: m Fe + m Fe3O4 = 11,2
giải ra => y => m FeCl3 = 10,314 gam

rõ ràng là 2 đáp án hoàn toàn khác nhau.
nhưng nếu giải theo bản chất phản ứng,khi Fe3O4 t/d với H+ => Fe2+ và Fe3+,sau đó Fe3+ sẽ t/d với Fe ,và Fe3+ dư,Fe hết nên ko có pu với H+ => H2.
lời giải:
Quy đổi Fe và Fe3O4
ta có.
Fe : x mol
Fe3O4: y mol
sau khi t/d với H+.
=> Fe3O4 + H+ => Fe2+ + 2Fe3+ + H2O.
sau đó:
2Fe3+ + Fe => 3Fe2+
=> n Fe2+ = 3x + y = 0,1
mặt khác: m Fe + m Fe3O4 = 11,2
giải ra:
=> y => m FeCl3 = 8,125 gam

=> nếu em sai mong thầy có thế giải thích thuyết phục hơn cho mọi người cùng hiểu.
p/s: không xét H+ ( trong H2SO4 và HNO3) đặc nóng.




 
H

hocmai.vukhacngoc

<b>Không phải em bảo thủ,em cần hướng giải chính xác biết đâu đề thi ĐH năn nay sẽ ra .nhưng bài này theo em thì H+ cho dù lấy dư thì để phản ứng với H+.

Không phải là Fe dư mà là H+ trong dung dịch đang rất dư em nhé! Em hãy liên hệ bài này với các trường hợp sau:

- Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch muối Na2CO3 dư, phản ứng nào xảy ra trước?

- Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl dư, phản ứng nào xảy ra trước?

- Tại sao khi pha loãng axit đặc phải nhỏ từ từ axit đặc vào nước chứ không được làm ngược lại?

Còn bài viết của thầy Quỳnh thầy đã đọc lâu rồi, nó rất không thực tế!
 
Last edited by a moderator:
H

hoabinh02

Không phải là Fe dư mà là H+ trong dung dịch đang rất dư em nhé! Em hãy liên hệ bài này với các trường hợp sau:

- Nhỏ từ từ dung dịch HCl vào dung dịch muối Na2CO3 dư, phản ứng nào xảy ra trước?

- Nhỏ từ từ dung dịch Na2CO3 vào dung dịch HCl dư, phản ứng nào xảy ra trước?

- Tại sao khi pha loãng axit đặc phải nhỏ từ từ axit đặc vào nước chứ không được làm ngược lại?

Còn bài viết của thầy Quỳnh thầy đã đọc lâu rồi, nó rất không thực tế!

Vâng!.em cám ơn thầy.
Kết Luận cuối cùng thì vẫn làm bài này bình thường ạ.
 
Top Bottom