Các giai đoạn Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ
Phucnguyen@@Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
Để đáp ứng yêu cầu của cách mạng miền Nam, tiếp theo sau sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam (12 - 1960), Trung ương cục miền Nam được thành lập (1 - 1961) và các lực lượng vũ trang thống nhất thành Quân giải phóng miền Nam (2 - 1961).
- Dưới ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận dân tộc giải phóng do Đảng lãnh đạo,
quân dân miền Nam đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, nổi dậy với tiến công trên cả ba vùng chiến lƣợc (rừng núi, nông thôn, đồng bằng, đô thị) tiến công địch bằng cả ban mũi chính trị, quân sự, bình vận.
*
Giai đoạn 1961 - 1963 :
- Trong những năm 1961 - 1962, quân giải phóng đã đẩy lùi nhiều cuộc tiến công, đồng thời với tiến công tiêu diệt nhiều đồn bốt lẻ của địch.
- Cuộc đấu tranh chống và phá “ấp chiến lược” diễn ra gây go, quyết liệt giữa ta và địch, phá “ấp chiến lược” đi đôi với xây dựng làng chiến đấu. Đến cuối năm 1962, cách mạng kiểm soát trên nửa tổng số ấp với gần 70% nông dân.
- Trên mặt trận quân sự, ta giành thắng lợi vang dội trong trận Ấp Bắc (2 - 1 - 1962).
Chiến thắng Ấp Bắc đánh dấu bước trưởng thành của lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, đã đánh bại các chiến thuật “trực thăng vận”, “thiết xa vận” của địch, đánh sụp lòng tin của quân đội Sài Gòn vào trang bị vũ khí hiện đại của Mĩ. Chiến thắng này cũng chứng minh quân dân miền Nam hoàn toàn có khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ và chính quyền Sài Gòn. Sau trận Ấp Bắc, phong trào “Thi đua Ấp Bắc giết giặc lập công” dấy lên khắp miền Nam.
- Phong trào đấu tranh chính trị của các tầng lớp nhân dân trong các đô thị, cả ở những thành phố lớn như Sài Gòn, Huế, Đà Nẵng, có những bước phát triển mạnh mẽ, nổi bật là đấu tranh của “đội quân tóc dài” của các bà mẹ và các chị ; của các tín đồ Phật giáo chống lại sự đàn áp, kì thị tôn giáo của chính quyền Diệm.
- Ngày 1 - 11 - 1963, Mĩ giật dậy các tướng lĩnh trong quân đội Sài Gòn làm cuộc đảo chính giết anh em Diệm - Nhu, đƣa ta sai mới lên cầm quyền. Cuộc đảo chính đã làm cho chính quyền Sài Gòn lâm vào khủng hoảng triền miên.
*
Giai đoạn 1964 - 1965 :
- Sau khi lên làm Tổng thống, Giônxơn vạch ra kế hoạch Giônxơn - Mác Namara nhằm tăng cường viện trợ quân sự, ổn định chính quyền Sài Gòn, bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm (1964 - 1965).
- Nhƣng đến cuối năm 1964, địch chỉ còn 3300 kiểm soát được ấp (khoảng 1/5 số ấp dự kiến), tới tháng 6 - 1965 giảm xuống mức thấp nhất, chỉ còn kiểm soát 2200 ấp. “Ấp chiến lược” - xương sống của “Chiến tranh đặc biệt” đã bị phá sản về cơ bản. Vùng giải phóng ngày càng mở rộng, trở thành hậu phương trực tiếp của cách mạng.
- Cuối năm 1964, quân và dân Đông Nam Bộ mở chiến dịch tiến công Đông - Xuân 1964 - 1965 với trận mở màn đánh vào ấp Bình Giã. Trong hơn 1 tháng, quân giải phóng đã loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1700 địch (trong đó có 60 cố vấn Mĩ), tịch thu và phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh của chúng.
- Thừa thắng sau chiến thắng Bình Giã, quân giải phóng và nhân dân miền Nam đẩy mạnh tiến công Xuân - Hè 1965 và giành nhiều thắng lợi trong các chiến dịch An Lão (Bình Định), Ba Gia (Quảng Ngãi), Đồng Xoài (Biên Hoà). Từng đơn vị lớn của địch bị tiêu diệt gọn, hoặc thiệt hại nặng. Quân đội Sài Gòn, lực lư. ợng nòng cốt của “Chiến tranh đặc biệt” không còn đủ
sức đương đầu với các cuộc tiến công lớn của quân giải phóng và đứng trước ngu cơ tan rã. ( Sách giáo khoa )
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
Chúc bạn ngày mới tốt lành!