Sử Chiến thắng Tralfagar...

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có một gã chết tiệt người Anh nào đấy đã từng nói rằng: Chúng ta thua mọi trận chiến, trừ trận cuối cùng. Điều đó đúng, lịch sử đã chứng minh, nhưng đó là với bộ binh Anh. Về hải quân Anh thì đó lại là một câu chuyện khác. Ngày này cách đây 214 năm, 21/10/1805 đã diễn ra trận Tralfagar, trận hải chiến lớn nhất trong lịch sử đến thời điểm đó.
Năm 1803, hiệp ước Amiens tan vỡ, cuộc chiến giữa nước Pháp và Liên Minh thứ 3 bắt đầu (Liên Minh: tức là các nước Châu Âu (Áo, Phổ, Nga, Anh, Thụy Điển, các công quốc Đức liên kết lại với nhau để đánh nước Pháp, tổng cộng có 7 liên minh được thành lập từ 1789 - 1812, có nghĩa là 1 mình nước Pháp dưới thời Napoleon "cân" hết Châu Âu trong hơn 20 năm). Nước Pháp tiến hành chính sách "phong tỏa lục địa" nổi tiếng: cấm tất cả các nước Châu Âu xuất nhập khẩu hàng hóa của Anh, người Anh ko nhập cảng được các mặt hàng nông sản và nguyên liệu cho công nghiệp, nhưng chỉ được 2 năm, vì chính các nước Châu Âu cũng cần hàng len, sợi và các sản phẩm công nghiệp của Anh nên chơi bài ... buôn lậu (ahihi) đặc biệt là mấy ông bắc âu và Nga ngố. Chưa hết thủ tướng Anh William Pitt còn tài trợ tiền bạc cho các nước Châu Âu để họ phát triển quân đội hòng trả thù Napoleon và tàu chiến Anh đánh phá và bắt các tàu buôn của Pháp. Napoleon quyết định phải đánh bại người Anh trên biển.
Chỉ huy hạm đội Anh quốc bấy giờ là Đô Đốc Tử tước Horatio Nelson, một người cụt tay trái và chột mắt trái, là kẻ thù của Napoleon trên biển, và là Đô Đốc giỏi nhất Anh quốc. Khi Nelson được cho phép ra khơi, ông đã đi săn lùng hạm đội liên hợp Pháp - Tây Ban Nha trong gần 2 tuần lễ. Dừng lại chỗ này chút, người Pháp lúc bấy giờ là bá chủ lục địa, ngoài Napoleon, họ có cả tá các thống chế: Ney, Murat, Bernadotte, Davout... nhưng trên biển thì không, đô đốc hải quân Pháp giỏi nhất là Treville (bác Hồ khi sang Pháp đã đi trên con tàu mang tên ông này, tàu Latouche Treville - Đô đốc Treviller) đã chết 1 năm trước đó, chiến hạm lớn nhất của Pháp thời đó, chiếc Orient - Phương Đông đã bị đánh chìm trong trận sông Nile nhoài vịnh Aboukir năm 1799, bắt buộc người Pháp phải liên minh với Tây Ban Nha để "mượn" thêm hạm đội đánh nhau với người Anh. Ahehe.
Đô đốc chỉ huy hạm đội liên hiệp Pháp - Tây Ban Nha là Pierre Villeneuve, ông này không tự tin lắm nên tránh giao chiến với Nelson, tuy nhiên, hoàng đế Napoleon đã xuống lệnh và Villeneuve buộc phải theo, xuất phát từ cảng Cadiz (Tây Ban Nha) trên chiếc kỳ hạm Bucentaure cùng với 41 tàu chiến, đô đốc Villeneuve tiến về phía mũi Tralfagar đối mặt với hạm đội 33 tàu của Nelson. Lúc 10:00 sáng, hạm đội hai bên đối mặt, tới 12:00 trưa thì mỗi bên bày trận đã xong, trên kỳ hạm HMS Victory, Nelson ra lệnh cho cờ hiệu phát đi thông điệp nổi tiếng của mình: England expects that every man will do his duty (Anh quốc trông đợi các anh thực hiện nhiệm vụ của mình) - Sau này trong trận hải chiến Tsushima nổi tiếng năm 1905, trước khi tấn công hạm đội Thái Bình Dương của Nga, đô đốc Togo Heihachiro của Nhật cũng vô tình lập lại thông điệp này "Vận mệnh đế quốc phụ thuộc vào trận này, mỗi người lính hãy tận lực thực hiện nhiệm vụ".
12:35, hạm đội Pháp nổ súng trước, quân Pháp dàn hàng ngang theo đội hình truyền thống, một hàng ngang dài 6km, trong khi hạm đội Anh chia làm 2 hàng dọc song song, hàng thứ nhất kỳ hạm Victory có Nelson trên đó, hàng thứ 2 dưới quyền chỉ huy của phó đô đốc Sir Corrinwood với kỳ hạm Royal Souverain (như hình). Các chiến hạm của Anh không to lớn như các chiến hạm Pháp và TBN nhưng có lợi thế là trang bị gọn nhẹ, tốc độ và thủy thủ Anh giàu kinh nghiệm hơn. Chiếc Souverain của Corrinwood bị bắn trước, hơi chựng lại, trong lúc đó bên trái, nhánh của Nelson như muốn đâm thẳng vào hàng ngang của quân Pháp, 7 tàu của hạm đội Pháp - TBN xông lên chặn đầu, bất thần chiếc HMS Victory bẻ ngoặt sang phải, lao sang phía của Corrinwood và đối đầu với 3 chiến hạm khác là Bucentaure, Redoutable (nghĩa là khủng khiếp), Indomptable (nghĩa là bất cmn khuất). 3 tàu đồng loạt khai hỏa nhưng chiếc Victory vẫn đứng vững, Nelson đứng thẳng trên boong tàu chỉ huy các thủy thủ của ông, sĩ quan tùy tùng hớt hải hỏi Nelson: Thưa ngài, có 3 tàu chắn trước mặt chúng ta, bắn chiếc nào đây? - Chiếc gần nhất! (Đó là chiếc Redoutable), một loạt đạn đại bác lẫn súng trường vang lên, boong tàu Redoutable ngổn ngang xác người, cột buồm và thành tàu cháy nham nhở, chiếc Victory lướt qua và đập thẳng vào Kỳ hạm Bucentaure, thủy thủ 2 bên chiến đấu giáp lá cà, dùng lao và móc tấn công theo lối nguyên thủy nhất.
Cùng lúc này thì nhánh của phó đô đốc Corrinwood đã vượt qua được hàng ngang của hạm đội liên hợp và bắt đầu vòng lại, vu hồi và chia cắt hạm đội Pháp - TBN, các tàu liên hợp to lớn, lại xếp thành hàng ngang dày đặc không thể quay trở kịp và dễ dàng bị các tàu Anh vượt qua và chia cắt.
Đến 1:00 chiều, quân Anh xung phong nhảy lên boong tàu Bucentaure, bắt sống đô đốc Villeneuve, chính lúc này, một phát đạn súng trường được bắn từ tàu Redoutable ghim thẳng vào vai Nelson và tiếp tục xuyên xuống dưới, phá nát xương sống của ông, Nelson gục xuống boong ngay. Bác sĩ trên tàu xem vết thương và biết rằng không thể làm gì được, các sĩ quan đưa ông xuống khoang tàu để tránh các thủy thủ nhìn thấy sẽ bị dao động. Cơn hấp hối của Nelson khá dài, ông đang cảm thấy nóng, khát và liên tục gọi sĩ quan phụ tá Hardy đến bên cạnh, những lời cuối cùng của Nelson gây xúc động mạnh mẽ đến các sĩ quan và thủy thủ xung quanh:
- I do believe they have done it at last (tôi nghĩ là cuối cùng họ cũng làm được rồi (giết ông ấy)).
- Thank God, I have done my duty, England was saved (ơn chúa, tôi đã làm xong phận sự của mình, nước Anh đã được cứu).
Nelson chết vào lúc 4:30 chiều, 3 tiếng sau khi bị bắn, hạm đội Pháp - TBN đầu hàng vào lúc 3:00. Hạm đội liên hiệp bị bắt 21 tàu, chìm 1 tàu (kỳ hạm Bucentaure), thiệt hại 13,781 người (chết và bị thương, bị bắt), phía Anh KHÔNG MỘT TÀU NÀO CHÌM HOẶC BỊ BẮT, thiệt hại 1,666 người. Người Anh giành thắng lợi tuyệt đối trong trận này.
.
.
.
Chiến thắng Tralfagar đã làm phá sản ý định tấn công nước Anh bằng đường biển của Napoleon, người Anh khẳng định họ vẫn là bá chủ trên biển, khi tin thắng trận về đến Luân Đôn, nó gây ra một lúc 2 luồng cảm xúc trái ngược, vừa vui vừa buồn, vui vì thắng trận buồn vì họ đã vĩnh viễn mất đi vị đô đốc giỏi nhất, ngày nay tại Luân Đôn, một quảng trường lớn được đặt tên là quảng trường Tralfagar để tưởng nhớ chiến thắng này, tại đó là một bức tượng Nelson đứng trên cột buồm để vinh danh ông.
Dù chiến thắng này đã cứu nước Anh nhưng nó mau chóng bị lu mờ đi bởi một chiến thắng vang dội khác của Napoleon diễn ra sau đó chừng 40 ngày, trận Austerlitz lừng danh ngày 2/12/1805, hay còn gọi là trận 3 Hoàng Đế, chiến thắng vĩ đại nhất của Napoleon trước liên quân Nga Áo, chấm dứt liên minh thứ 3, làm thủ tướng Anh William Pitt ói máu mà chết. Sau trận Austerlitz, người Anh buộc phải can thiệp bằng bộ binh vào Châu Âu, là thời điểm của 1 danh tướng người Anh khác, người đã đánh bại Napoleon sau này, Sir Wellington. Nhưng đó là chuyện về sau, về chiến thắng Tralfagar này, một nhà sử học phương tây đã nói: Ánh mặt trời rực rỡ ở Austerlitz bị lu mờ một phần bởi khói thuốc súng ở Tralfagar.
Hết.

inbound6622588201451400424.jpg

Nguồn: chuyện đông chuyện tây
 
Top Bottom