Sử 12 Chiến dịch

Lê Thị Bích Hiền

Học sinh
Thành viên
14 Tháng chín 2021
130
200
21
14
Cà Mau
Tân lợi

Thùylinh06

Học sinh
Thành viên
3 Tháng năm 2022
80
31
26
17
Hà Tĩnh
Các chiến dịch trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ( ghi rõ diễn biến chi tiết )
Lê Thị Bích HiềnCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
a) Chiến dịch Tây Nguyên (từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975)

- Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng, cả ta và địch đều cố nắm giữ. Sau đòn tiến công của ta ở Đường 14 - Phước Long (tháng 1/1975), dịch đã phán đoán sai hướng tiến công của ta, nên lực lượng quân sự của địch đang được bố trí ở đây mỏng, bố phòng có nhiều sơ hở. Lực lượng ở Tây Nguyên chỉ có Quân đoàn II, nhưng phải trải rộng trên vùng cao nguyên rộng lớn.
- Tây Nguyên là địa bàn có nhiều lợi thế cho cách mạng, đồng bào Tây Nguyễn trung thành với cách mạng
- Ở Tây Nguyên, địch chỉ chú ý đến Kon Tum mà ít chú trọng Buôn Ma Thuột. Vì vậy, ngày 4/3/1975, quân ta đánh nghỉ binh ở Plây-ku và Kon Tum, nhằm thu hút lực lượng của địch theo hướng đó.
- Ngày 10/3/1975, quân ta tiến công Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi. Ngày 12/3, dịch phản công chiếm lại, nhưng thất bại. Hệ thống phòng thủ của địch ở Tây Nguyên rung chuyển, quân địch mất tinh thần, hàng ngũ rối loạn
- Từ ngày 14/3 – 24/3, địch rút quân khỏi Tây Nguyên, quân ta truy kích và tiêu diệt địch, Tây Nguyên được hoàn toàn giải phóng.
b) Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21/3 đến ngày 29/3/1975)
- Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh và hết sức thuận lợi ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị có quyết định kịp thời kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên là tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.
- Ngày 21/3, quân ta đánh thẳng vào căn cứ địch ở Huế, chặn các đường rút chạy của địch, hình thành thế bao vây trong thành phố. Ngày 25/3, quân ta tiến vào cố đô Huế; đến ngày 26/3/1975 giải phóng thành phố Huế và tỉnh Thừa Thiên.
- Ngày 29/3, quân ta tiến công và giải phóng hoàn toàn thành phố Đà Nẵng
c) Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26/4 đến ngày 30/4/1975)
- Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng. Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được Bộ Chính trị quyết định mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công và chọc thủng căn cứ trọng yếu của địch bảo vệ Sài Gòn phía đông là Xuân Lộc và Phan Rang.
- 17 giờ ngày 26/4, chiến dịch Hồ Chí Minh bắt đầu. Quân ta vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
- 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc lập, bắt sống toàn bộ Nội các Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyển bố đầu hàng. 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc nhà Phủ Tổng Thống, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại kiến thức cơ bản của bài học
 
Last edited:

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Các chiến dịch trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ( ghi rõ diễn biến chi tiết )
Lê Thị Bích Hiền Cảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
2. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975
a. Chiến dịch Tây nguyên ( từ 4 - 3 đến 24 - 3)

- Ngày 4 - 3, quân ta đánh nghi binh ở Plâyku và Kon Tum.
- Ngày 10 - 3, giành thắng lợi trong trận then chốt đánh vào Buôn Ma Thuột.
- Ngày 24 - 3 - 1975, Tây Nguyên rộng lớn với 60 vạn dân hoàn toàn giải phóng.
- Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã chu ển cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước sang giai đoạn cuối : Từ tiến công chiến lƣợc ở Tây Nguyên phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trƣờng miền Nam.
b. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ 21 - 3 đến 29 - 3)
- Ngay khi chiến dịch Tây Nguyên đang tiếp diễn, Bộ Chính trị có quyết định kịp thời giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trƣớc tiên tiến hành chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.
- Ngày 21 - 3 quân ta đánh thẳng vào căn cứ địch, bao vây, chặn các đường rút chạy của chúng. Đúng 10 giờ 30 ngày 25 - 3, quân ta tiến vào cố đô Huế, đến hôm sau (26 - 3) thì giải phóng thành phố Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.
- Cùng thời gian giải phóng Huế, quân ta tiến vào giải phóng thị xã Tam Kì, Quảng Ngãi, Chu Lai ... tạo thêm một hướng hướng uy hiếp Đà Nẵng từ phía nam.
- Đà Nẵng rơi vào thế cô lập. Sáng 29 - 3, quân ta từ 3 phía tây, bắc, nam tiến thẳng vào thành phố, đến 3 giờ chiều là chiếm toàn bộ Đà Nẵng.
- Từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4, nhân dân các tỉnh còn lại ở ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên và một số tỉnh ở Nam Bộ, có sự hỗ trợ của lực lƣợng vũ trang địa phương và quân chủ lực, đã nổi dậy đánh địch giành quyền làm chủ.
c. Chiến dịch Hồ Chí Minh (từ 26 - 4 đến 30 - 4)
- Sau thắng lợi Tây Nguyên và Huế - Đà Nẵng, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ta nhận định “Thời cơ chiến lược đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam” ; từ đó đi đến quyết định “phải tập trung nhanh nhất lực lƣợng, binh khí kĩ thuật và vật chất giải phóng miền Nam trước mùa mưa (trước tháng 5 - 1975)”. Chiến dịch giải phóng Sài Gòn đƣợc Bộ Chính trị quyết định mang tên chiến dịch Hồ Chí Minh (14 - 4 - 1975).
- Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn, quân ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang - những căn cứ phòng thủ trọng yếu của địch để bảo vệ Sài Gòn từ phía đông.
- 17 giờ ngày 26 - 4, quân ta được lệnh nổ súng mở đầu chiến dịch, 5 cánh quân vượt qua tuyến phòng thủ vòng ngoài của địch tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của chúng.
- 10 giờ 45 phút ngày 30 - 4, xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh Độc Lập, 11 giờ 30 phút cùng ngày, lá cờ cách mạng tung ba trên Dinh Độc Lập, đánh dấu sự toàn thắng của Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử.
- Đến ngày 2 - 5, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng được giải phóng.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác (nếu có) và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hộ trợ nhiệt tình.
Bên cạnh đó, bạn có thể xem lại kiến thức cơ bản của bài học: TỔNG HỢP kiến thức cơ bản đến nâng cao tất cả các môn
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
Các chiến dịch trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 ( ghi rõ diễn biến chi tiết )
Lê Thị Bích HiềnCảm ơn bạn đã tham gia thảo luận tại team Sử. Ngoài các cách trên bạn có thể tham khảo thêm cách này của mình nha! Sau đây mình xin gửi đến bạn bài làm tham khảo của mình nhé!
*Chiến dịch Tây Nguyên (4/3 đến 24/3/1975)

Diễn biến:
+ Sau khi đánh nghi binh ở Pleiku, Kontum, 10/3/1975, ta tiến công và giải phóng Buôn Mê Thuột. Ngày 12/03, địch phản công chiếm lại nhưng không thành.
+ Ngày 14/3/1975, Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân khỏi Tây Nguyên về giữ vùng Duyên hải miền Trung. Trên đường rút chạy, chúng bị quân ta truy kích tiêu diệt.
+ Ngày 24/03/1975, ta giải phóng Tây Nguyên.
=> Nét nổi bật về nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh cách mạng: lựa chọn đúng địa bàn và chủ động tạo thời cơ chiến tranh.
=> Kế sách quân sự trong chiến tranh: lừa địch để đánh địch.
*Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (21/3 đến 29/03/1975)
Diễn biến:
- Trong khi chiến dịch Tây Nguyên tiếp diễn, Bộ chính trị quyết định giải phóng hoàn toàn miền Nam, trước hết là chiến dịch giải phóng Huế - Đà Nẵng.
- Phát hiện địch co cụm ở Huế, ngày 21/03 quân ta đánh thẳng vào căn cứ, chặn đường rút chạy và bao vây địch trong thành phố.
- Ngày 25/03, ta tấn công vào Huế, (26/03) giải phóng Huế và toàn tỉnh Thừa Thiên.
- Cùng thời gian, ta giải phóng thị xã Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai, uy hiếp Đà Nẵng từ phía Nam. Đà Nẵng rơi vào thế cô lập.
- Sáng 29/3 quân ta tiến công Đà Nẵng, đến 3 giờ chiều ta chiếm toàn bộ thành phố.
- Cùng thời gian này, các tỉnh còn lại ven biển miền Trung, Nam Tây Nguyên, một số tỉnh ở Nam Bộ lần lượt được giải phóng.
*Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (26/4 đến 30/4/1975)
Diễn biến:
+ Trước khi bắt đầu chiến dịch giải phóng Sài Gòn ta tiến công Xuân Lộc và Phan Rang.
+ Do các phòng tuyến phòng thủ bị chọc thủng và Phnôm Pênh được giải phóng, nội bộ Mĩ và chính quyền Sài Gòn càng thêm hoảng loạn. Ngày 18/4/1975, tổng thống Mĩ ra lệnh di tản hết người Mĩ khỏi Sài Gòn. Ngày 21/4, Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống.
+ 17 giờ ngày 26/4, năm cánh quân, với lực lượng 5 quân đoàn và tương đương quân đoàn, nhanh chóng vượt qua các tuyến phòng thủ vòng ngoài tiến vào trung tâm Sài Gòn, đánh chiếm các cơ quan đầu não của địch.
+ 10 giờ 45 phút ngày 30/4, xe tăng và bộ binh của ta tiến vào Dinh Độc Lập bắt toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn, Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng.
+ 11 giờ 30 phút, lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc lập, báo hiệu chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng.
- Cùng thời gian trên, lực lượng vũ trang và nhân dân các tỉnh còn lại tiến công và nổi dậy, theo phương thức xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh. Đến ngày 2/5/1975, Châu Đốc là tỉnh cuối cùng ở miền Nam được giải phóng.
Trên đây là phần trả lời của mình, bạn có thể tham khảo qua. Bên cạnh đó, bạn nên tham khảo thêm các câu trả lời khác và xem lại nội dung bài học trong SGK để có một bài hoàn chỉnh nhé! Nếu có bất kì thắc mắc nào, bạn có thể cmt ngay phía dưới, mình sẽ hỗ trợ nhiệt tình

Và bạn có thể tham khảo thêm kiến thức cơ bản các môn khác tại:https://diendan.hocmai.vn/threads/tong-hop-kien-thuc-co-ban-den-nang-cao-tat-ca-cac-mon.827998/

Chúc bạn có một ngày tốt lành và đừng quên vote cho câu trả lời bạn cảm thấy hay và hữu ích nhất đối với bạn nhé^^
 
Top Bottom