Sử 7 Chia sẻ đề thi hk 1

phamkimcu0ng

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
9 Tháng mười 2018
1,683
7,939
561
Cà Mau
Trường trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thành
Mọi người ơi cho mk xin vài cái đề thi HK1 Lịch Sử vs!!
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng
1.
Nông nô được hình thành chủ yếu từ:
A. Tướng lĩnh quân sự B. Nông dân, nô lệ C. Quý tộc D. Nô lệ
2. Hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc là:
A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Nho Giáo D. Lão giáo
3. Người đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước ta vào thế kỉ X là:
A. Ngô Quyền B. Đinh Bộ Lĩnh C. Lê Hoàn D. Nguyễn Huệ
4. Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của:
A. Xã hội chiếm hữu nô lệ B. Xã hội nguyên thuỷ C. Xã hội phong kiến D. Xã hội tư bản chủ nghĩa
5. Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (thế kỉ XI) tại:
A. Ải Chi Lăng B. Dọc sông Cà Lồ C. Cửa sông Bạch Đằng D. Dọc sông Cầu
6. Nhà Lý xây dựng Văn miếu – Quốc Tử Giám để làm nơi:
A. Hội họp các quan lại
B. Đón các sứ giả nước ngoài
C. Vui chơi giải trí
D. Dạy học cho con vua, quan, mở trường thi
Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 2 (2 điểm). Nêu những thành tựu lớn về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến.
Câu 3 (3 điểm). Trình bày cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077)
Câu 4 (2 điểm). Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).
Nguồn: Internet
 
  • Like
Reactions: Vy Tzuyu

Vy Tzuyu

Học sinh
Thành viên
20 Tháng chín 2018
143
166
46
Thanh Hóa
Trường THCS Nguyễn Du
Phần I. Trắc nghiệm khách quan (3 điểm)

Câu 1. Hãy khoanh tròn chỉ một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng
1.
Nông nô được hình thành chủ yếu từ:
A. Tướng lĩnh quân sự B. Nông dân, nô lệ C. Quý tộc D. Nô lệ
2. Hệ tư tưởng và đạo đức chính thống của giai cấp phong kiến Trung Quốc là:
A. Phật giáo B. Đạo giáo C. Nho Giáo D. Lão giáo
3. Người đã dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất nước ta vào thế kỉ X là:
A. Ngô Quyền B. Đinh Bộ Lĩnh C. Lê Hoàn D. Nguyễn Huệ
4. Giai cấp địa chủ và nông dân tá điền là hai giai cấp chính của:
A. Xã hội chiếm hữu nô lệ B. Xã hội nguyên thuỷ C. Xã hội phong kiến D. Xã hội tư bản chủ nghĩa
5. Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống (thế kỉ XI) tại:
A. Ải Chi Lăng B. Dọc sông Cà Lồ C. Cửa sông Bạch Đằng D. Dọc sông Cầu
6. Nhà Lý xây dựng Văn miếu – Quốc Tử Giám để làm nơi:
A. Hội họp các quan lại
B. Đón các sứ giả nước ngoài
C. Vui chơi giải trí
D. Dạy học cho con vua, quan, mở trường thi
Phần II. Tự luận (7 điểm)

Câu 2 (2 điểm). Nêu những thành tựu lớn về văn hoá Trung Quốc thời phong kiến.
Câu 3 (3 điểm). Trình bày cách đánh địch độc đáo của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077)
Câu 4 (2 điểm). Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống (1075 – 1077).
Nguồn: Internet
chị còn cái nào nữa ko ạ??
 

phamkimcu0ng

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
9 Tháng mười 2018
1,683
7,939
561
Cà Mau
Trường trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thành
chị còn cái nào nữa ko ạ??
Câu 1: (0,5 đ) Trong xã hội phong kiến có giai cấp nào?
A. Giai cấp địa chủ và nông nô ở phương Đông.
B. Giai cấp địa chủ và nông dân lĩnh canh ở phương Đông.
C. Giai cấp lãnh chúa và nông nô ở phương Tây.
D. Giai cấp lãnh chúa và địa chủ ở phương Tây.
Câu 2: (0,5 đ) Tổ chức bộ máy triều đình trung ương thời Tiền Lê gồm:

A. Đứng đầu nhà nước là vua. Giúp việc cho vua có thái sư và đại sư.
B. Đứng đầu nhà nước là tiết độ sứ.
C. Giúp việc cho tiết độ sứ có thái sư và đại sư.
D. Dưới vua là các chức quan văn và quan võ.
Câu 3. (2 đ) Chọn từ thích hợp hoàn thành đoạn trích sau ( C Cô-lôm-bô, 1498,1519, Ma-gien-lan, Trái Đất, Mặt Trăng).

B. Đi-a-xơ đã đi vòng quanh điểm cực Nam của châu Phi vào năm 1487. Mười năm sau, Va-xcô đơ Ga-ma cũng đi qua đây để đến năm ……………, đã cập bến Ca-li-cút ở phía tây nam Ấn Độ;………………….. “ tìm ra” Châu Mỹ năm 1492 và đoàn thám hiểm của
…………………….. lần đầu tiên đã đi vòng quanh………………… hết gần 3 năm,từ năm 1519-1522.
Câu 4. (1 đ) Nối cột A với cột B cho phù hợp

Cột A (thời gian)
Cột B (sự kiện)
Năm 965​
Nhà Lý thành lập​
Năm 979​
Loạn 12 sứ quân​
Năm 1009​
Kháng chiến chống quân Mông Cổ​
Năm 1258​
Nhà Tiền Lê thành lập​
Nhà Hồ Thành lập​
[TBODY] [/TBODY]
B. Tự luận (6 điểm)
Câu 1: Trình bày nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên.(3 điểm)
Câu 2: Hồ Quý Ly đã làm những điều gì để giúp đất nước của ông phát triển? Em có suy nghĩ gì về nhân vật Hồ Quý Ly? (3 điểm)
Nguồn: Internet
 

Lê Quang Đông

Banned
Banned
Thành viên
10 Tháng mười 2018
771
1,039
161
Đồng Tháp
trường TRUNG HỌC CƠ SỞ THANH BÌNH
Chào bạn !!!
bạn có thể tham khảo ôn luyện của diễn đàn nà ( miễn phí , có thời gian, có chấm bài)https://hocmai.vn/de-thi-truc-tuyen/7506/on-tap-chuong-ii-va-chuong-iii.html
còn sau đây là một só đề mà mình sưu tầm
ĐỀ 1
A. TRẮC NGHIỆM: ( 3đ)
I.Chọn 2 phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau rồi ghi vào giấy thi:(ví dụ 1a,c; 2.c,d)( 1đ)
1. Các cuộc phát kiến địa lí ở châu Âu đã có ý nghĩa như thế nào ?

a. Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho giai cấp tư sản;
b. Đem lại nguồn lợi khổng lồ cho nhân dân lao động;
c. Thúc đẩy thương nghiệp châu Âu phát triển ;
d. Thúc đẩy công nghiệp châu Âu phát triển ;
e. Thúc đẩy nông nghiệp phát triển
2. Sự kiện nào sau đây đánh dấu sự ra đời và phát triển của nền giáo dục Đại Việt?
a. Ban hành bộ luật hình thư; b. Mở khoa thi tuyển chọn nhân tài.
c. Làm lễ cày tịch điền; d. Xây dựng Văn Miếu và Quốc tử giám.
e. Các vua Lý rất sùng đạo phật.
II.Nối các mốc thời gian ở cột A với các sự kiện ở cột B sao cho đúng rồi ghi vào giấy thi:(ví dụ 1a; 2.c…)( 1đ)
de-thi-hoc-ki-1-lop-7-mon-lich-su-nam-2014-truong-thcs-tran-cao-van_1418651144_1.jpg

III. Chọn phương án trả lời đúng nhất trong mỗi câu sau rồi ghi vào giấy thi:(ví dụ 1a; 2.c)( 1đ)
1. Tứ đại phát minh của Trung quốc là những phát minh nào?

a. La bàn, đóng thuyền, làm giấy, nghề in; b. Nghề in, luyện sắt, thuốc súng, la bàn;
c. La bàn, nghề in, làm giấy, thuốc súng; d. Đóng thuyền, nghề in, la bàn, thuốc súng.
2. Hệ quả của phong trào cải cách tôn giáo là gì?
a. Đạo Ki-tô chia thành hai giáo phái: Cựu giáo và Tân giáo;
b. Lên án nghiêm khắ giáo hội Giáo hội Ki-tô;
c. Mở đường cho sự phát triển của văn hóa Châu âu;
d. Phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh chống phong kiến
3. Bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta là gì?
a. Bộ luật Hình thư b. Bộ Quốc triều hình luật c. Luật Hồng Đức d. Luật Gia Long
4. Giai cấp cơ bản trong xã hội phong kiến Châu âu là:
a. Lãnh chúa và nông nô b. Địa chủ và nông nô
c. Địa chủ và nông dân tá điền d. Thương nhân và thợ thủ công
B. TỰ LUẬN:(7đ)
Câu 1
:Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước Đinh- Tiền Lê? Nhận xét?(2,5đ)
Câu 2: Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?(1đ).
Câu 3: Giải thích nguyên nhân thắng lợi và đánh giá ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên? (2đ)
Câu 4:Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên đã để lại cho dân tộc ta những bài học kinh nghiệm sâu sắc nào? Liên hệ thực tế hiện nay ở địa phương em về sự đoàn kết toàn dân?(1,5đ)
ĐỀ 2

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm): Hãy chọn ý đúng và khoanh vào chữ cái ứng với câu trả lời đúng sau:
1: Ai là người đã dẹp loạn 12 sứ quân?
A. Đinh Bộ Lĩnh B. Mai Thúc Loan
C. Lê Hoàn D. Lý Bí
2: Thành Đại La được Lý Công Uẩn đổi tên là:
A.Hà Nội B. Phú Xuân
C.
Thăng Long
D.
Đông Quan
3: Hịch tướng sĩ là tác phẩm của:
A. Trần Quốc Tuấn B. Trần Thủ Độ
C. Trần Quốc Toản D. Trần Quang Khải
4: Bộ “Luật Hình Thư ”được biên soạn dưới triều đại nào?
A. Thời Lý B. Thời Hồ
C. Thời Trần D. Thời Lê
5: Trận Bạch Đằng lần thứ 2 diễn ra vào năm nào?
A.1288 B. 1287
C.
1286
D.
1285
6: Đạo Phật phát triển mạnh nhất dưới triều đại nào?
A. Thời Đinh B. Thời Lý
C. Thời Lê Sơ D. Thời Trần
II- PHẦN TỰ LUẬN (7 điểm):
1
(3 điểm): Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến lần 2 chống quân Nguyên năm 1285?
2 (2 điểm): Phân tích nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên?
3 (2 điểm): Nêu tình hình kinh tế nước ta thời Trần?

ĐỀ 3
1: (2 điểm) Khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào? Nước Việt Nam có hai quần đảo lớn là gì? Nằm ở hướng nào?
2: (2 điểm) Nêu những nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt?
3: (3 điểm) Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Tiền Lê? Rút ra nhận xét?
4: ( 3 điểm) Ý nghĩa lịch sử của 3 lần kháng chiến chống Mông Nguyên là gì ? Tác giả bài Hịch tướng sĩ là ai? Tác dụng của bài thơ này đến các tướng sĩ thời Trần ra sao ?
ĐÁP ÁN ĐỀ 1

I. Chọn hai phương án trả lời đúng trong mỗi câu sau rồi ghi vào giấy thi:
Câu1
:.B,D (0,5đ).
Câu2:.A,D.( 0,5đ)*Lưu ý: nếu HS chọn được 2 ý đúng thì được 0,5đ, nếu chọn 2 ý 1 đúng, 1 sai thì không có điểm, nếu chọn 3 ý mà có 2 đúng, 1 sai thì được 0,25đ, nếu chọn 4 ý thì không cho điểm dù có 2 ý đ)
II.Nối các mốc thời gian ở cột A với các sự kiện ở cột B sao cho đúng rồi ghi vào giấy thi : (mỗi câu trả lời đúng 0,25đ)
Đáp án : 1-C, 2-D, 3-A, 4-B
III.Điền vào ô trống những nội dung kiến thức cho phù hợp:(mỗi ý trả lời đúng 0,25đ)
Đáp án: 1-C, 2-A, 3-A, 4-A
B. TỰ LUẬN:(7 điểm)
Câu 1: HS vẽ được tổ chức bộ máy nhà nước:
* Tổ chức chính quyền:
+ Chính quyền TW:(1đ)
de-thi-hoc-ki-1-lop-7-mon-lich-su-nam-2014-truong-thcs-tran-cao-van_1418651144_2.jpg

*Nhận xét:Bộ máy nhà nước thời Đinh-Tiền Lê tương đối hoàn chỉnh. Đại diện cho bộ máy nhà nước phong kiến tập quyền thời phong kiến.(0,5đ)
Câu2: HS trình bày được:-Cách tấn công: + tiến công trước để tự vệ.(0,25đ)
+ Sử dụng cách đánh uy hiếp tinh thần quân giặc và khuyến khích tinh thần của quân sĩ ta qua bài thơ thần.(0,25đ)
- Cách phòng thủ: Cách chọn địa điểm xây dựng phòng tuyến Như Nguyệt. (0,25đ)
- Cách kết thúc chiến tranh: Đề nghị giảng hòa để đảm bảo mối quan hệ bang giao hòa hiếu, không làm tổn thương danh dự của nước lớn, bảo đảm hòa bình lâu dài. Đó là truyền thống nhân đạo của dân tộc ta.(0,25đ)
Câu 3 :* Nguyên nhân thắng lợi:
- Toàn dân đồng lòng, quyết tâm, đoàn kết tham gia đánh giặc, chiến đấu dũng cảm.(0,25đ)
- Sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt của nhà Trần cho mỗi cuộc kháng chiến.(0,25đ)
- Tinh thần hi sinh, quyết chiến quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội nhà Trần.(0,25đ)
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt với những chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy, đứng đầu là vua Trần và Trần Hưng Đạo.(0,25đ)
*Ý nghĩa lịch sử:
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên → bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.(0,25đ)
- Thắng lợi đã khẳng định sức mạnh của dân tộc, góp phần xây đắp truyền thống quân sự dân tộc ta.(0,25đ)
- Để lại bài học vô cùng quý giá về xây dựng khối đoàn kết toàn dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của dân tộc ta.(0,25đ)
- Thắng lợi ngăn chặn âm mưu thống trị các nước của đế quốc Nguyên.(0,25đ)
Câu 4:*Bài học kinh nghiệm:
- Củng cố khối đoàn kết toàn dân trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.(0,25đ)
- Sự quan tâm của nhà nước đến toàn dân, cùng toàn dân đánh giặc.(0,25đ)
*Liên hệ: HS nêu được: -Ngày 18/11/ 1930-18/11/2013 là ngày kỉ niệm đoàn kết toàn dân.(0,25đ)
- Tại địa phương vào ngày này tổ chức sinh hoạt văn hóa, là dịp gặp gỡ để người dân trong tổ, thôn gặp gỡ, trao đổi, nói chuyện để hiểu nhau hơn và thể hiện ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với nhiệm vụ chung của địa phương. Qua đây thôn có thể vận động bà con phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái trong cộng đồng để phát triển kinh tế, đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương…(0,75đ)

ĐÁP ÁN ĐỀ 2

hỏi123456
Đáp ánACAADC
Thang điểm0,50,50,50,50,50,5
[TBODY] [/TBODY]
II. Phần tự luận: 6 điểm
CâuNội dungĐiểm
1*Diễn biến
-1/1285: 50 vạn quân (Thoát Hoan) =>nước ta.(Thoát Hoan chiếm Thăng Long, cho quân đóng ở ngoài thành).
– Ta: Chặn đánh, rút về Vạn Kiếp, Thăng Long, Thiên Trường, thực hiện kế “Vườn không nhà trống”
3
0,5
0,5
– Địch: tướng Toa Đô: Đánh Nghệ An, Thanh Hoá. Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phương Nam.
-Ta rút lui nhằm bảo toàn lực lượng.
– Địch rút lui về Thăng Long gặp nhiều khó khăn.
-5/1285: ta mở cuộc phản công.
– Địch: Tháo chạy
* Kết quả: Địch đại bại
*Nhận xét: Độc đáo, sáng tạo, linh hoạt, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh.
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
2-Nguyên nhân thắng lợi.
+Tất cả các tầng lớp nh.dân, các thành phần dân tộc tham gia đánh giặc, tạo thành khối đk toàn dân trong đó quý tộc và vương hầu là hạt nhân.
+ Sự chuẩn bị chu đáo mọi mặt cho mỗi lần k/c (nhà Trần quan tâm, chăm lo, nâng cao đ/sống người dân tạo nên sự gắn kết.
-Tinh thần hi sinh, quyết chiến, quyết thắng của toàn dân mà nòng cốt là quân đội.
+Chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của vua Trần Nhân tông, các tướng T H Đạo, T K Dư, T Q Khải… dã chuyển từ yếu sang mạnh, từ bị động sang chủ động và chiến thắng.
1,0
-Ý nghĩa lịch sử:
+Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của Mông – Nguyên, bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, dân tộc.
+Thể hiện sức mạnh của dân tộc, đánh bại mọi kẻ thù XL (củng cố niềm tự hào, tự tôn).
+Góp phần x/dựng truyền thống dt, học thuyết quân sự, để lại nhiều bài học chống ngoại xâm cho đời sau.
1,0
3a-Nông nghiệp
-Thi hành nhiều chính sách tiến bộ, khai hoang, đắp đê, đào kênh, đặt Há đê sứ….
b- TCN0:
-Nông nghiệp được phục hồi và phát tri b- TCN0:
-TCN0 NN: làm gốm, dệt, sản xuất vũ khí….
– TCN0 truyền thống: Đúc đồng, làm giấy…..
c-TN0: Chợ mọc lên ngày càng nhiều ở các làng xã; Xuất hiện nhiều TT buôn bán ở cửa biển Nghệ An, Thanh Hoa, Vân Đồn……
0,5
1,0
0,5
[TBODY] [/TBODY]

ĐÁP ÁN ĐỀ 3

1 (2,0 điểm):
– Khu vực Đông Nam Á gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Thái Lan, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Bru-nây, Đông Ti-mo và Phi-lip-pin. (1,0 đ)
– Việt Nam có hai quần đảo lớn là Trường Sa và Hoàng Sa nằm ở hướng Đông.(1,0 đ)
Câu 2 (2,0 điểm)
– Tiến công trước để tự vệ. (0,5đ)
– Chặn giặc ở sông Như Nguyệt. (0,5đ)
– Mở cuộc tiến công khi có thời cơ. (0,5đ)
– Giặc thua nhưng lại giảng hòa. (0,5đ)
3 (3,0 điểm)
Vẽ sơ đồ (2,0 điểm)
2015-12-12_161546
– Nhận xét:
Tổ chức bộ máy cai trị hoàn thiện hơn
+ Ở trung ương, vua nắm mọi quyền hành, giúp vua có Thái sư – Đại sư, … (0,5đ)
+ Ở địa phương, cả nước chia làm 10 lộ, dưới có phủ, châu, …(0,5đ)
4 (3,0 điểm)
* Ý nghĩa lịch sử
– Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên , bảo vệ độc lập (0,5 đ)
– Nâng cao lòng tự hào, tự cường dân tộc, củng cố khối đoàn kết toàn dân (0,5 đ)
– Xây đắp nên truyền thống quân sự Việt Nam (0,5 đ)
– Ngăn chặn quân Nguyên xâm lược các nước khác ở châu Á (0,5 đ)
– Tác giả bài Hịch tướng sĩ là Trần Quốc Tuấn ( Trần Hưng Đạo ) .
Tác dụng của bài thơ đã động viên tinh thần chiến đấu của quân sĩ, căm thù giặc và thích trên cánh tay 2 chữ “ Sát Thát”(giết giặc Mông Cổ). (1,0 đ)

A. NỘI DUNG ÔN TẬP
I. PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI:
Chủ đề 1: Trung Quốc thời phong kiến:

Nét nổi bật về kinh tế, chính trị và văn hóa của Trung Quốc thời phong kiến.
Chủ đề 2: Các quốc gia phong kiến Đông Nam Á:
-Sự hình thành các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
-So sánh điểm chung về điều kiện tự nhiên của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
II. PHẦN LỊCH SỬ VIỆT NAM (Thế kỉ X đến thế kỉ XIV)
Chủ đề 3: Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (Thế kỉ X):

-Nguyên nhân thành công trong buổi đầu xây dựng nền kinh tế tự chủ thời Đinh-Tiền Lê
-Công lao của Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hòan đối với nước ta trong buổi đầu độc lập.
Chủ đề 4: Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI-XII):
-Bối cảnh ra đời của nhà Lý, việc dời đô ra Thăng Long và tổ chức bộ máy nhà nước, quân đội, pháp luật thời Lý. Ý nghĩa việc dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long.
-Những thành tựu kinh tế, văn hóa thời Lý.
-Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075-1077).
-Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống (1075-1077).
-Vẽ sơ đồ bộ máy chính quyền trung ương và địa phương thời Lý.
-Nhận xét về chủ trương đối nội, đối ngoại của nhà Lý
-Công lao của Lý Thường Kiệt trong cuộc kháng chiến chống Tống.
-Nét độc đáo trong cách đánh giặc của Lý Thường Kiệt.
Chủ đề 5: Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII-XIV):
-Sự thành lập Nhà Trần, nhà Trần xây dựng quân đội và phát triển kinh tế.
-Diễn biến chính của ba lần kháng chiến chống xâm lược Mông – Nguyên.
-Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên
– Sự phát triển kinh tế và văn hoá thời Trần.
-Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời Trần.
-So sánh điểm giống và khác nhau giữa nhà nước, pháp luật thời Trần và thời Lý.
-Những cải cách của Hồ Quý Ly. Mặt tiến bộ, hạn chế những của cải cách Hồ Quý Ly.
– Tình hình văn hoá, giáo dục, khoa học, nghệ thuật thời Trần.
-Những đóng góp của Trần Hưng Đạo trong ba lần kháng chiến chống Mông – Nguyên.

B.CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HKI

TTChủ đề (Nội dung)Dự kiến số câuDự kiến số điểm
1Lịch sử thế giới trung đại012.0
2Buổi đầu độc lập thời Ngô – Đinh – Tiền Lê (Thế kỉ X)012.0
3Nước Đại Việt thời Lý (Thế kỉ XI-XII).013.0
4Nước Đại Việt thời Trần (Thế kỉ XIII-XIV)013.0
Tổng0410.0
[TBODY] [/TBODY]

CHÚC BẠN THI TỐT
 
  • Like
Reactions: Vy Tzuyu
Top Bottom