Hóa 9 [Chia sẻ] Chuyên đề: Nhận biết chất hoá học

Toshiro Koyoshi

Bậc thầy Hóa học
Thành viên
30 Tháng chín 2017
3,918
6,124
724
18
Hưng Yên
Sao Hoả
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chuyên đề: Nhận biết chất hoá học
1. Các kiểu câu hỏi nhận biết thường gặp
a, Kiểu 1: Nhận biết với các hoá chất (rắn lỏng khí) riêng biệt.
Với kiểu nhận biết này, nếu có n chất, ta cần nhận biết $n-1$ chất, chất còn lại là chất thứ n
Ví dụ: Bằng phương pháp hoá học, nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ: $NaCl; Na_2CO_3; NaNO_3; Na_2SO_4$
b, Kiểu 2: Nhận biết với các hoá chất trong cùng hỗn hợp.
Trường hợp này, với n chất ta phải nhận biết cả n chất trong cùng một hỗn hợp.
Ví dụ: Làm thế nào để nhận biết 3 axit $HCl; HNO_3; H_2SO_4$ cùng tồn tại trong một dung dịch loãng
(Trong ví dụ này, với 3 chất trong một dung dịch, đòi hỏi phải nhận biết được cả 3 chất)

2. Các dạng bài nhận biết trong mỗi kiểu
a, Dạng 1: Nhận biết với thuốc thử không hạn chế.
Ví dụ: Bằng phương pháp hoá học, nhận biết các dung dịch sau: $BaCl_2, AgNO_3, NaOH, H_2SO_4$
b, Dạng 2: Nhận biết với thuốc thử hạn chế (có thể thuốc thử cho sẵn hoặc phải tìm)
Ví dụ: Chỉ dùng nước, có thể nhận biết được 3 chất rắn $BaO; Al_2O_3; MgO$ đựng trong 3 lọ riêng biệt không? Nếu có, hãy nhận biết.
c, Dạng 3: Nhận biết mà không sử dụng thuốc thử ngoài
Ví dụ: Không sử dụng thuốc thử ngoài, nhận biết 5 dung dịch sau: $HCl; Na_2CO_3; BaCl_2; Na_2SO_4; NaCl$

3. Cách trình bày một bài tập nhận biết (gồm 3 bước chính):
- Bước 1: Trích mẫu thử (thường là: lấy ra mỗi ... một ít làm mẫu thử)
- Bước 2: Chọn thuốc thử (tuỳ thuộc vào yêu cầu của đề bài: thuốc thử không hạn chế, hạn chế hoặc không dùng thuốc thử ngoài). Cho thuốc thử vào mẫu thử, trình bày hiện tượng quan sát được từ đó tìm ra được hoá chất cần nhận biết.
- Bước 3: Viết tất cả các phương trình phản ứng sảy ra


chuyen_de_nhan_biet___tach_chat_giai_thich_hien_tuong_hoa_hoc_lop_9_3_2018_08_21_11_22_49.jpg

chuyen_de_nhan_biet___tach_chat_giai_thich_hien_tuong_hoa_hoc_lop_9_4_2018_08_21_11_22_49.jpg

@Hồng Nhật
 
Last edited by a moderator:

Đắng!

Giải Ba event Thế giới Sinh học 2
Thành viên
17 Tháng mười một 2018
767
2,258
256
Bà Rịa - Vũng Tàu
Minh Dạm
giúp em nhận bt bài này với:
a. HCl, NaOH, NaCl
b. H2SO4, KOH,KCl, KNO3
c. Na2SO4, NaCl, HNO3 , NaOH
 

anhthu2004sn@gmail.com

Học sinh
Thành viên
23 Tháng chín 2018
128
27
26
20
Bạc Liêu
Trường THCS Lê Hồng Phong
a. dùng quì tím
b.dùng quì tìm phân biệt, còn lại 2 muối kcl và kno3 thì cho tác dụng bacl2
c. dùng quì tìm phân biệt, còn lại 2 muối na2so4 và nacl td bacl2
 

SoJieunSoKool

Thiên tài Hóa học
Thành viên
1 Tháng ba 2017
367
833
224
giúp em nhận bt bài này với:
a. HCl, NaOH, NaCl
b. H2SO4, KOH,KCl, KNO3
c. Na2SO4, NaCl, HNO3 , NaOH



a. Trích mỗi lọ một ít làm mẫu thử.
Cho quỳ tím vào mỗi mẫu thử
Mẫu thử nào làm quỳ tím hoá xanh là NaOH
Mthử nào làm quỳ tím hoá đỏ là HCl
Còn lại ko thấy htượng gì là NaCl
b) Trích.............
Cho quỳ tím vào mỗi mthử
Mthử nào làm quỳ tím hoá đỏ là H2SO4, làm quỳ tím hoá xanh là KOH.
Mthử còn lại ko thấy hiện tượn gì là KCl, KNO3 (nhóm A)
Cho các mthử nhóm A tác dụng với dd AgNO3.
Mthử nào tạo kết tủa trắng là KCl
KCl + AgNO3 -> AgCl + KNO3
Mthử còn lại không thấy hiện tượng gì là KNO3
c) Trích.........
Cho quỳ tím vào mỗi mẫu thử.
Mẫu thử nào làm quỳ tím hoá đỏ là HNO3
Mthử nào làm quỳ tím hoá xanh là NaOH
Mthử còn lại không thấy htượng gì là Na2SO4, NaCl( Nhóm B)
Cho các mthử nhóm B tác dụng với dd BaCl2
Mthử nào tạo kết tủa trắng là Na2SO4
Na2SO4 + BaCl2 -> BaSO4+ 2NaCl
Mthử còn lại không thấy hiện tượng gì là NaCl.
:)
 
  • Like
Reactions: Hồng Nhật
Top Bottom