Sử 10 Chế độ mẫu hệ trong xã hội nguyên thủy.

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,674
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Chế độ mẫu hệ là gì? Tại sao lại có chế độ này (Hay có thể nói là nguyên nhân gì khiến cho xã hội thời nguyên thủy có chế độ mẫu hệ này?)
@Thái Minh Quân Thầy ơi giúp em..
Chế độ mẫu hệ là một hình thái tổ chức trong xã hội xưa, trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.
Sở dĩ có chế độ này xuất phát từ lịch sử tiến triển của loài người, đầu tiên sống hoang dã, cộng đồng. Trong thời kì này, người đàn ông chỉ giữ vai trò mờ nhạt, họ chỉ đi săn bắn đem lại số thực phẩm quan trọng nhưng bấp bênh; trong khi người phụ nữ ở nhà trồng tỉa chăn nuôi đem lại sự ổn định trong gia đình

P/s: đó là theo ý của chị, còn lại thì phải nhờ anh @Thái Minh Quân giúp thêm rồi
 
  • Like
Reactions: Hà Chi0503

Hà Chi0503

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
26 Tháng mười 2017
1,685
4,335
529
Nghệ An
Chế độ mẫu hệ là một hình thái tổ chức trong xã hội xưa, trong đó người phụ nữ, đặc biệt là người mẹ, giữ vai trò lãnh đạo, quyền lực và tài sản được truyền từ mẹ cho con gái.
Sở dĩ có chế độ này xuất phát từ lịch sử tiến triển của loài người, đầu tiên sống hoang dã, cộng đồng. Trong thời kì này, người đàn ông chỉ giữ vai trò mờ nhạt, họ chỉ đi săn bắn đem lại số thực phẩm quan trọng nhưng bấp bênh; trong khi người phụ nữ ở nhà trồng tỉa chăn nuôi đem lại sự ổn định trong gia đình

P/s: đó là theo ý của chị, còn lại thì phải nhờ anh @Thái Minh Quân giúp thêm rồi
Dạ em cảm ơn chị, cái này là một ý trong 1 lí do về kinh tế-đời sống lao động, còn một ý nữa về bên đời sống tình cảm (theo ý của cô em nói) thì liệu có phải do mối quan hệ/chế độ quần hôn không ạ? Em nghĩ là thế nhưng không có chắc chắn lắm..
 

Nguyễn Trần Thành Đạt 11A9

Cựu TMod Sinh học
Thành viên
5 Tháng một 2019
2,608
6,251
606
20
Lâm Đồng
Trường THPT Bảo Lộc
Chế độ mẫu hệ là gì? Tại sao lại có chế độ này (Hay có thể nói là nguyên nhân gì khiến cho xã hội thời nguyên thủy có chế độ mẫu hệ này?)
@Thái Minh Quân Thầy ơi giúp em..
Chế độ mẫu hệ là hệ thống mà hậu duệ được tính theo người mẹ và theo họ mẹ (mà chế độ phụ hệ gọi là "họ ngoại"). Đây là hệ thống xã hội mà trong đó người ta thuộc về dòng dõi người mẹ, liên quan đến việc thừa kế tài sản và danh hiệu. Gia đình mẫu hệ không nhất thiết phải là mẫu quyền.
(Theo wikipedia)
Có thể tham khảo thêm phần khái niệm:
Đó là tập hợp liên kết những người cùng huyết thống tính theo dòng mẹ. Ở chế độ này, người phụ nữ giữ vai trò quan trọng trong sản xuất, trong đời sống gia đình và ngoài xã hội. Ở giai đoạn sau, chế độ công xã thị tộc chuyển dần sang giai đoạn phụ hệ, gắn liền với quá trình xuất hiện của công cụ bằng kim loại. Giai đoạn này đánh dấu sự chuyển giao vai trò từ người phụ nữ sang người đàn ông, đó là kiểu gia đình hiện đại một vợ một chồng như hiện nay. Công xã thị tộc là giai đoạn quá độ từ Bầy người Nguyên thủy sang xã hội có giai cấp.
(Theo wikipedia)

---
Còn về lí giải sự hình thành đó em có thể tham khảo như Uyên. Anh cũng có thể gợi mở xíu, em nhớ ong thợ, ong chúa không nhỉ? Ong chúa là ong cái nè, ong thợ là ong đực đó. Loài ong cũng có chế độ mẫu hệ đó :D Anh nghĩ con ong chúa có chức năng sinh sản duy trì giống nòi nên tất cả những thứ còn lại ong thợ phải làm. Cũng giống như người phụ nữ thời đó, họ là đấng tối cao vì là trụ cột, chăm sóc trẻ em, người già và quản lí mọi thứ, người đàn ông chỉ có kiếm ăn. Chế độ mẫu hệ có nguyên nhân là như vậy !
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Chế độ mẫu hệ là gì? Tại sao lại có chế độ này (Hay có thể nói là nguyên nhân gì khiến cho xã hội thời nguyên thủy có chế độ mẫu hệ này?)
@Thái Minh Quân Thầy ơi giúp em..
phần này sẽ giúp em hiểu đơn giản thôi, không cần nói dài dòng:
- Mẫu hệ là một hình thái tổ chức xã hội xưa nhất trong xã hội loài người, xuất hiện khi người tinh khôn hình thành (sau 3 vạn năm trước đây). Trong chế độ này thì người mẹ sẽ có vai trò lớn nhất là quyết định mọi việc - chủ yếu chính là phân công nhân lực để làm việc và kiếm ăn thôi; đàn ông không có quyền lực gì cả mà họ chỉ hỗ trợ chọ phụ nữ, người mẹ mà thôi. Về hôn nhân thì họ kết hôn tự do theo kiểu quần hôn, không phân biệt đâu là cha mẹ, anh em cả (anh kết hôn với em gái - truyền thuyết Phục Hy cưới bà Nữ Oa (em gái ruột của Phục Hy)
- Nguyên nhân chính: do thời đó kiếm ăn đơn giản, chủ yếu là hái lượm là chính. Hái lượm là công việc nhẹ nhàng, không dùng nhiều sức lực và sức mạnh nên phụ nữ sẽ làm công việc đó là chính, họ sẽ trực tiếp phân công lao động; công việc của đàn ông khi đó cũng chỉ hái lượm nên không dùng nhiều sức mạnh (việc nhẹ nhàng) mà thôi. Cái ghè đá làm công cụ thời mẫu hệ thì rất sơ sài, do chủ yếu là di chuyển nên đàn ông đâu có thời gian đâu mà làm tỉ mỉ cho công cụ sắc bén hơn
(trả lời phải như thế, sách có viết cái này đâu mà chủ yếu mình suy luận thôi. GV có thể chưa suy luận tới đây đâu, bài 1 của lớp 10 mà nếu đầu tư chút là bài này dạy và học tuyệt vời)
 
  • Like
Reactions: Hà Chi0503

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Pic cũ, thấy hay nên cũng muốn vào góp chút ý tưởng.

Chế độ mẫu hệ là gì thì khỏi nói lại.

Vì sao có chế độ mẫu hệ? Theo mình muốn trả lời câu hỏi này, phải trả lời được câu hỏi "vì sao nó chuyển sang chế độ phụ hệ?", chế độ phụ hệ có lẽ hình thành khi xã hội cần những ưu thế tự nhiên của nam giới.

- Nam giới có ưu thế hơn về sức mạnh. Khi công cụ sản xuất phát triển, trồng trọt, chăn nuôi phát triển, sức lao động giúp tạo ra nhiều lương thực hơn. Với ưu thế của mình nam giới hẳn sẽ dần nắm quyền lực trong gia đình và xã hội. Vậy trước đó chế độ mẫu hệ hình thành trong hoàn cảnh nào?

- Về quan niệm sinh sản: trong nhiều xã hội cổ, họ không nhận thấy vai trò của người đàn ông. Họ cho rằng phụ nữ có thai vì những lý do rất trong sáng như: tắm suối, bị con cá cắn, bị linh hồn nhập....Do đó, gia đình dường như là do công của người phụ nữ mang thai tạo ra.

- Tính kết nối cộng đồng: Người đàn ông đi săn hay đi hái lượm thường không gần gũi với gia đình, bộ lạc, người phụ nữ gần gũi hơn, có tính kết nối cộng đồng mạnh mẽ hơn.

- Phân phối lương thục: Thời đó gọi là công xã nguyên thủy. Sàn xuất lương thực không có hoặc chưa phát triển. Mọi thứ săn được, hái được đều là của chung của bộ lạc chứ chả của riêng ai, và quyền phân phối sản phẩm dường như nằm trong tay người phụ nữ.

- Tôn giáo nguyên thủy vừa là sự phản ánh, vừa góp phần duy trì vị thế của người phụ nữ: VD tín ngưỡng cổ của người Việt thờ Mẫu.
 
Last edited:
Top Bottom