loveyouforever84 said:
hacbeo said:
Cho hỗn hợp Fe, Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan và kim loại dư. Chất tan đó là
Chọn một câu trả lời(đáp án là)
A. Fe(NO3)2.
có phải là do Fe3+, Cu2+ sinh ra đầu tiên sẽ bị Fe khử hết thành Fe2+ và Cu ko?nhưng cơ chế đó hem rõ ràng. nhỡ Fe 3+ sinh ra bị Cu khử hết thì sao?
Fe3+ +Cu--> Fe2+ +Cu2+
khi Fe đã hết, trong dung dịch chỉ còn Fe3+ và Fe 2+
khi đó Cu pư thì tạo ra Cu2+ --> dung dịch gồm Cu2+ và Fe2+
trái đề bài
bài này thì thế nào ạ????
Trường hợp này đơn giản là do Fe dư thôi mà em!
Giả sử ban đầu có các pư xảy ra đồng thời:
Fe ---> Fe3+
Cu ---> Cu2+
Thì do Fe dư sẽ xảy ra các pư:
Fe + 2Fe3+ ---> 3Fe2+
Fe + Cu2+ ---> Fe2+ + Cu
nên chất tan chỉ có Fe2+ dưới dạng Fe(NO3)2 !
Em nên suy nghĩ cho thật kĩ nhé (Chú ý dãy điện hóa)
Mọi người giải thích đều không đúng rồi.
Các phản ứng oxi hóa khử rất hiếm khi xảy ra đồng thời mà xay ra theo từng nấc. Với bài này: Ta nhận xet ngay nếu axit dư sẽ tạo ra nhiều muối nên loại
Vậy axit phải hết
PU1: Fe ---> Fe3+
PU2: Fe + Fe3+ ---> Fe2+, đến đây là dừng, pư 2 vừa đủ sẽ được 1 muối, kim loại dư là Cu, còn nguyên, ko pư tí gì.
Không thể nào có trường hợp Fe còn dư mà Cu đã phản ứng, vì Fe có tính khử mạnh hơn Cu