Văn CẤU TRÚC ĐỀ THI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN NHỚ

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kì thi THPT và kì thi tuyển sinh lớp 10 sắp đến gần. Thế nhưng có lẽ có một số bạn vẫn chưa nắm được cấu trúc của đề thi cũng như 1 số kiến thức cơ bản đúng không nào? Topic này sẽ giúp bạn đối mặt với kì thi quan trọng nhưng vơi bớt đi áp lực của mình nhé.

I. CẤU TRÚC ĐỀ THI
1. Đọc hiểu văn bản (3 điểm)
Kiến thức đọc hiểu sẽ buộc bạn huy động kiến thức về nhiều mặt nhưng chủ yếu là tiếng Việt. Phần đọc hiểu là phần không khó nhưng để lấy trọn 3 điểm thì không hề dễ. Chính vì vậy cần thường xuyên làm các đề thi để luyện phản xạ cũng như làm quen với các câu hỏi đọc hiểu.
2. Làm văn: Sẽ có 2 câu hỏi tương đương với 7 điểm còn lại
a) Nghị luận xã hội (2 điểm)
- Về các tư tưởng, đạo lí
- Về 1 hiện tượng đời sống
- Vấn đề xã hội rút ra từ tác phẩm văn học
Để làm tốt cũng như lấy được trọn vẹn 2 điểm thì các em cần đưa bài viết mình đi đúng hướng, triển khai đầy đủ các ý mà điều trước tiên hết là phải xác định được dạng bài để lựa chọn cách triển khai sao cho phù hợp nhất.
b) Nghị luận văn học ( 5 điểm)
- Phân tích cảm nhận 1 đoạn thơ văn
- Phân tích 1 nhân vật (hình tượng) trong tác phẩm văn học.
- Phân tích giá trị nội dung, nghệ thuật 1 tác phẩm.
- Bình luận 1 ý kiến bàn về tác phẩm (nhân vật)
II. KIẾN THỨC CƠ BẢN TIẾNG VIỆT – LÀM VĂN
1. Từ loại
- Xét theo chức năng
- Xét theo cấu trúc:
+ Từ đơn
+ Từ phức:
· Từ ghép: đẳng lập, chính phụ
· Từ láy:
Cấu trúc: vần, phụ âm
Chức năng: gợi hình, gợi cảm, gợi thanh
2. Câu:
- Xét theo mục đích phát ngôn:
+ Câu trần thuật
+ Câu nghi vấn
+ Câu cảm thán
+ Câu mệnh lệnh ( câu cầu khiến)
- Xét theo cấu trúc:
+ Câu đơn
+ Câu ghép
+ Câu đặc biệt (cung đã được mình làm topic rồi nhé. Hãy vào đường link https://diendan.hocmai.vn/threads/phan-biet-cau-rut-gon-cau-dac-biet.738565/ để nắm vưng thêm kiến thức)

3. Đoạn:
- Diễn dịch (câu chủ đề nằm đầu đoạn)
- Quy nạp (Câu chủ đề ở cuối đoạn)
- Móc xích (các câu văn liên kết với nhau)
- Song hành (không có câu chủ đề, các câu văn bình đẳng với nhau)
- Tổng phân hợp (Mở đầu tổng hợp, diễn giải ở giữa, cuối tổng kết)
4. Các kiểu văn bản:
- Miêu tả: tái hiện đối tượng
- Biểu cảm: bày tỏ cảm xúc
- Tự sự: kể lại 1 câu chuyện về ai, cái gì
- Thuyết minh: giới thiệu, cung cấp thông tin
- Nghị luận: bày tỏ ý kiến về 1 vấn đề nào đó
- Hành chính công vụ: có tính khuôn mẫu.
5. Các phương thức biểu đạt:
Miêu tả
biểu cảm
tự sự
thyết minh
nghị luận
hành chính công cụ
6. Các thao tác lập luận
Phân tích
Giải thích
Chứng minh
So sánh
Bình luận
Bác bỏ
7. Các phong cách ngôn ngữ:
Sinh hoạt
Nghệ thuật
Báo chí
Khoa học
Chính luận
Hành chính công vụ
8. Các biện pháp tu từ:
Vấn đề này đã được mình trình bày khá rõ nét trong 2 topic riêng của mình trước đây rồi. Nếu bạn quên thì có thể tham khảo thêm ở dưới.
https://diendan.hocmai.vn/threads/bien-phap-tu-tu-ngu-phap.735385/
https://diendan.hocmai.vn/threads/cac-bien-phap-tu-tu-ngu-nghia.735383/
 
Top Bottom