Văn 9 BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ PHÁP

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BIỆN PHÁP TU TỪ NGỮ PHÁP
Là những cách phối hợp sử dụng các kiểu câu trong một ngữ cảnh rộng (trong chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn và trong văn bản trọn vẹn) nhằm đem lại ý nghĩa biểu cảm và cảm xúc cho những mảnh đoạn của lời nói do chúng cấu tạo nên.
CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ VỀ MẶT CÚ PHÁP TẬP TRUNG VÀO 3 DỤNG Ý
- Người nói muốn nhấn mạnh ý nghĩa một thông báo.
- Người nói muốn nhấn mạnh một phần trong thông báo.
- Người nói muốn thể hiện các tình thái khác nhau.
Với những dụng ý trên, tiếng Việt sử dụng rất nhiều biện pháp tu từ

1. ĐIỆP CÚ PHÁP
1.1. Khái niệm

Là biện pháp lặp đi lặp lại một cấu trúc cú pháp, trong đó có láy đi láy lại một số từ nhất và cùng diễn đạt một nội dung chủ đề
1.2. Tác dụng
- Phép điệp cú pháp vừa triển khai được ý một cách hoàn chỉnh, vừa làm cho người nghe dễ nhớ, dễ hiểu.
Ví dụ: Đế quốc Mĩ nhất định phải cút khỏi nước ta. Tổ quốc ta nhất định sẽ thống nhất. Đồng bào Nam Bắc nhất định sẽ sum họp một nhà.
(Hồ Chí Minh)
=> Cả 3 câu trên có chung một kết cấu kèm theo lặp từ “nhất định” đặt trước vị ngữ khiến cho ý chí, quyết tâm của nhân dân ta càng được khẳng định chắc chắn, không gì có thể lay chuyển được.
-Phép điệp cú pháp có nhiều biến thể:
+ Điệp nguyên vẹn
+ Điệp bộ phận
+ Điệp có láy từ và không láy từ,...
-Phép điệp cú pháp được sử dụng để tạo ra những tục ngữ:
+ Uống nước, nhớ nguồn.
+ Ăn cây nào, rào cây ấy.
+ Gần mực thì đen, gần đen thì rạng,...
=> Nhờ điệp cú pháp mà tục ngữ rất dễ nhớ, dễ thuộc dù có mấy dài: “Dưa La, cà Láng, nem Bảng, tương Bần, nước mắm vạn vân, cá rô Đầm sét.”
-Dùng điệp cú pháp có thể phát triển nội dung ở hai hướng: Bổ sung hoặc tương phản
Ví dụ:
“Người người thi đua
Ngành ngành thi đua
Ngày ngày thi đua
Ta nhất định thắng
Địch nhất định thua.”
(Hồ Chí Minh)
2. SÓNG ĐÔI CÚ PHÁP
2.1. Khái niệm

Biện pháp sóng đôi cú pháp là biện pháp tu từ cú pháp dựa trên sự cấu tạo giống nhau giữa hai hay nhiều câu hoặc hai hay nhiều bộ phận của câu.
2.2. Phân loại
-Sóng đôi có thể là đầy đủ hoặc không đầy đủ hoặc là bộ phận.
2.2.1. Sóng đôi đầy đủ: Là tính cùng kiểu của các mô hình câu, trật tự như nhau của các từ và các kiểu quan hệ ngữ pháp như nhau. Không cần tới sự giống nhau hoàn toàn giữa các từ trong các câu, có thể giống nhau hoặc lặp lại một số từ nhất định, số từ còn lại có thể khác nhau. Các từ khác nhau gồm những từ có nghĩa tương phản hoặc đối lập.
Ví dụ:
Hỏng cây dứa vì cây lúa;
Hỏng cây lúa vì hoa;
Hỏng thân thể vì tính nết.
2.2.2. Sóng đôi không đầy đủ: Là một câu của phần gợi ý sóng đôi với một câu của phần nghĩa, câu còn lại không tương tự như nhau.
Ví dụ:
Tôi không trồng cây dứa,
Tôi không ngắm nhìn vàng,
Ứng xử là cái tôi tìm kiếm.
2.2.3. Sóng đôi bộ phận: Là việc lặp đi lặp lại của một vài đơn vị cú pháp, đơn vị này tiếp theo đơn vị kia trong giới hạn một câu ghép
Ví dụ: Sao nghẹt, trăng khóc
- Xét về mặt từ vựng gồm hai dạng:
+ Sóng đôi có quan hệ đối chiếu: Bao gồm ít nhất từ vế câu trở lên. Những câu này thường có cùng một kiểu cấu tạo, nhưng có thể có sự lặp lại một số từ. Về quan hệ ý nghĩa giữa các câu có sự so sánh đối chiếu lẫn nhau nhằm nhấn mạnh một chủ đề nào đó.
Ví dụ:
Có gạo đặt trong ruộng,
Có nhớ đặt trong tim.
+ Sóng đôi có quan hệ đối lập: Là sóng đôi với hai vế ngữ nghĩa đối lập nhau. Những vế câu này thường có cùng một kiểu cấu tạo nhưng có sử dụng một số từ phản nghĩa. Về mặt ý nghĩa giữa các câu có sự tương phản, đối lập với nhau nhằm nhấn mạnh một chủ đề nào đó.
Ví dụ:
Nếu tốt lấy làm bài học,
Nếu xấu lập tức buông ngay.
2.3. Chức năng
+ Trong tục ngữ, ca dao có hình ảnh nổi bật, rất dễ nhớ, dễ thuộc
+ Trong văn nghệ thuật ngày nay, sóng đôi cú pháp có chức năng cơ bản là tăng cường giá trị giao tiếp và giá trị biểu cảm của lời nói.
+ Trong phong cách chính luận và trong lời nói diễn giải hùng biện những kiến thức sóng đôi được dùng nhằm làm nổi bật lên ý tưởng chính của phát ngôn, thuyết phục người nghe, người đọc tiếp nhận quan điểm của mình.
+ Được dùng cả trong văn xuôi khoa học.

3. ĐẢO NGỮ
3.1. Khái niệm

Đảo ngữ là biện pháp tu từ thay đổi trật tự cấu tạo ngữ pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh ý, nhấn mạnh đặc điểm của đối tượng và làm câu thơ, câu văn thêm sinh động, gợi cảm, hài hòa về âm thanh,...
Ví dụ:
“Lom khom dưới núi: tiều vài chú
Lác đác bên sông: chợ mấy nhà”
(Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
=> Tô đậm cảm giác hoang vắng, cô liêu
3.2. Phân loại
a, Đảo vị ngữ
Ví dụ:
Đã tan tác những bóng thù hắc ám
Đã sáng lại trời thu tháng tám.
(Tố Hữu)
So với: Những bóng thù hắc ám đã tan tác
Trời thu tháng tám đã sáng lại.
b, Đảo bổ ngữ
Ví dụ:
Cho cuộc đời, cho tổ quốc thương yêu
Ta làm gì? Và được bao nhiêu?
(Tố Hữu)
3.3 Tác dụng
Nhấn mạnh nội dung biểu đạt.

4. CÂU HỎI TU TỪ
4.1. Khái niệm

Là câu về hình thức là câu hỏi mà về thực chất là câu khẳng định hoặc phủ định có cảm xúc. Nó có dạng không đòi hỏi câu trả lời mà chỉ nhằm tăng cường tính diễn cảm của phát ngôn. Đây là dạng tiêu biểu nhất của câu hỏi tu từ.
Ví dụ:
Vì sao ngày một thanh tân ?
Vì sao người lại mến thân hơn nhiều ?
Vì sao cuộc sống ta yêu ?
Mỗi giây mỗi phút sớm chiều thiết tha ?
(Tố Hữu)
4.2. Chức năng
- Câu hỏi tu từ thường có ý nghĩa khẳng định làm cho hình tượng văn học đẹp đẽ lên gấp bội
Ví dụ:
Em là ai? Cô gái hay nàng tiên ?
Em có tuổi hay không có tuổi ?
Mái tóc em đây hay là mây là suối ?
Đôi mắt em nhìn hay lửa chớp đêm đông ?
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
(Tô Hữu)
_ Câu hỏi tu từ nhằm biểu lộ một tâm tư, tình cảm, cảm xúc của người nói.

Ví dụ: Than ôi thời oanh liệt nay còn đâu ?
(Thế Lữ)
- Câu hỏi tu từ có ý nghĩa mời mọc, gợi ý thiết tha.

Ví dụ:
Em không nghe mùa thu ?
Lá thu rơi xào xạc
Con nai vàng ngơ ngác
Đạp trên lá vàng khô.
(Lưu Trọng Lư)
- Trong thơ ca câu hỏi tu từ có ý nghĩa khẳng định là sự miêu tả đầy hình ảnh và cảm xúc.

- Câu hỏi tu từ còn ở dạng đòi hỏi câu trả lời. Đó là dạng thường dùng trong lời nói để diễn giảng và nói chính luận, làm phương thức hấp dẫn và khêu gợi trí tưởng tượng của người nghe, nâng cao giọng điệu cảm xúc, thay đổi hơi văn, điều hòa âm điệu, khiến cho việc trình bày, diễn giải trở nên dễ dàng, dễ hiểu.
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
804
1,014
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
5. ĐẢO ĐỔI
5.1. Khái niệm

Đảo đổi là biến thể của sóng đôi, có đặc điểm là sự biến đổi của những mối liên hệ cú pháp giữa các thành phần được lặp lại của cấu trúc sóng đôi. Cách bố trí theo trật tự đảo các yếu tố cú pháp (A -> B : B -> A) đưa đến sự hiểu lại nội dung của phát ngôn.
Ví dụ:
Ông mắt trời óng ánh
Ông mắt trời nhíu mắt nhìn em
Em nhíu mắt nhìn ông.
(Võ Quảng)
5.2. Chức năng
Chức năng tu từ học cơ bản của đảo đổi là đem đến cho phát ngôn phần nội dung thông tin bổ sung bằng cách tách sự kiện ra, làm nổi bật nó lên bằng mối liên hệ biện chứng của thực tế.
 
Top Bottom