- 29 Tháng mười 2018
- 3,304
- 4,365
- 561
- TP Hồ Chí Minh
- THCS Nguyễn Hiền


Vị Thám Hoa lang đầu tiên triều Lê Thánh Tông có một học trò tên Đinh Trinh. Anh này tài năng có thừa nhưng dung mạo xấu xí. Theo truyền thống, các thầy giáo sẽ gả con cho học trò yêu với mong muốn con gái được hạnh phước khi chồng đỗ đạt.
Tuy nhiên, bà vợ và con gái ông phản đối điều này. Họ không dám bày tỏ bất mãn với Đình Bảo nên đã trút sự tức giận vào cậu học trò nghèo. Vì Đinh Trinh làm việc cho nhà thầy nên anh bị vợ thầy buộc làm nhiều việc để không có thời gian học hành. Đinh Trinh vẫn chịu đựng và dùng mọi cách để dồi mài sử kinh.
Mùa xuân năm nhâm tuất niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502) đời Lê Hiến Tông, học trò của Quách Đình Bảo là Đinh Trinh đỗ đồng Tiến Sĩ xuất thân.
Theo thông lệ, những tân khoa sẽ được ban cho cân đai phẩm phục, dự Quỳnh Lâm Yến và vinh quy để tỏ lòng biết ơn thầy học, mẹ cha, vợ con (nếu có), quê hương.
Đinh Trinh đỗ đại đăng khoa, những tưởng sẽ tiểu đăng khoa cho đẹp lòng người thầy nhưng cô gái họ Quách đã tự sát. Ông Nghè mới vừa thương vừa giận đã làm một bài văn tế xem cô như vợ của mình. Xót thương phận hồng bạc mệnh, dân làng Phúc Khê Tiền đã dựng một cây cầu gọi là cầu Hồng Nhan nơi cô tự trầm.
Về phần Đinh Trinh, ông làm đến chức Đô Ngự Sử dần thăng đến Thượng Thư Bộ Hộ và chuyển sang Thượng Thư Bộ Lễ. Năm 1507, ông được Uy Mục cử đi sứ nhà Minh. Năm 1529, ông chủ trì khoa thi đầu tiên của nhà Mạc.
Đối với quê hương, Đinh Trinh là người có công khai khẩn và mở rộng ven biển cho dân sản xuất. Vì thế, ông được nhân dân tỉnh Thái Bình thờ phượng.
NGƯỜI VỢ TÀO KHANG CỦA TRẠNG NGUYÊN VŨ TUẤN CHIÊU
Vũ Tuấn Chiêu Vũ Tuấn Chiêu còn có quê gốc ở làng Xuân Lôi, xã Cổ Ra (nay thuộc xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, Nam Định). Tuy ông có mặt mũi khôi ngô nhưng học hành tối dạ, hơn 10 năm đèn sách, tuổi đã ngoài tứ tuần mà học vẫn không tiến bộ, ngày ngày vẫn cắp sách đến lớp, ngồi học cùng đám hậu sinh tóc còn để chỏm nên có lúc lấy làm chán nản. Vợ ông là bà Trần Thị Chìa biết chồng học hành kém cỏi nhưng vẫn kiên trì khuyên nhủ chồng cố gắng dùi mài kinh sử. Có lần thầy giáo gọi bà đến trả chồng về, không cho học nữa vì kém quá, để làm ruộng còn hơn; bà Chìa đã lấy hình ảnh nước chảy làm mòn cột chống cây cầu đá bắc qua con nước gần làng để động viên chồng kiên trì, chăm chỉ sẽ làm nên.
Nghe lời vợ, Vũ Tuấn Chiêu xin thầy cho ở lại học tiếp, quyết chí học hành để không phụ công ơn dạy dỗ của thầy, của vợ. Từ đó, trong vòng 5 năm, bà Chìa tuy tóc đã hoa râm, lưng còng vì gánh nặng việc đời vẫn đều đặn gồng gánh đem gạo, mang dầu thắp đèn từ nhà đến nơi trọ học cho chồng cho đến khi lâm bệnh mất, năm đó Vũ Tuấn Chiêu đã gần 50 tuổi. Sự thành đạt của ông sau này có đóng góp không nhỏ của người vợ hiền.
Trong lịch sử Việt Nam, Vũ Tuấn Chiêu cũng là một trong ba vị trạng nguyên già nhất, những người này đều đỗ khi đã 50 tuổi. Ngoài ông ra còn có Nguyễn Đức Lượng, người xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Thanh Oai, Hà Nội) đỗ Trạng nguyên khoa thi năm Giáp Tuất (1514) đời Lê Tương Dực và Nguyễn Xuân Chính, quê ở làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (này là Tiên Sơn, Bắc Ninh), đỗ Trạng nguyên khoa thi năm Đinh Sửu (1637) đời Lê Thần Tông.
Bài văn sách tại kỳ thi Đình của Vũ Tuấn Chiêu hiện vẫn được lưu lại trong cuốn gia phả của họ Vũ ở phường Nhật Tân gồm 23 trang, mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng từ 4 đến 31 chữ. Nội dung là những kiến giải của Vũ Tuấn Chiêu về những điều mà vua hỏi. Trong đó ông cho rằng: “Binh mạnh thì trong nước yên ổn, bên ngoài thần phục, nước sẽ vững như bàn thạch. Dân giàu thì lễ nghĩa được thi hành, giáo hóa cũng theo đó trở nên tốt đẹp. Mà muốn cho binh mạnh phải chọn tướng giỏi và nên “dùng nhà Nho để cai quản việc quân thì quân sẽ mạnh”, những nhà Nho đó không chỉ học rộng văn hay, thông kinh bác sử mà phải có lòng dũng khí, cố gắng quên mình.
Còn muốn dân giàu thì cũng cần “dùng Nho để chăn dân, nhưng phải dùng kẻ Nho có phẩm chất, có tác dụng. Giảm bỏ kẻ ăn không, bớt chi tiêu phung phí, thực hành chế độ tiết kiệm để của cải sinh sôi, muôn họ giàu có. Vậy lo gì nước không giàu”.
Vũ Tuấn Chiêu còn được biết đến là một trong những sĩ tử có quyển thi xuất sắc vào năm thi Ất Mùi (1475). Ngang tài với ông còn có hai người còn lại là Cao Quýnh (người đỗ đầu thi Hội) và Ông Nghĩa Đạt. Vua Lê Thánh Tông thấy ba người tài năng như nhau, khó xếp hạng người trên kẻ dưới trong bảng Tam Khôi nên đã ra thêm một câu đố để thử sức. Vua bảo ba người đoán xem là chữ gì rồi đọc: “Thượng bất thượng (Thượng chẳng ở trên)/Hạ bất hạ (Hạ không ở dưới)/Chỉ nghi tại hạ (Chỉ nghi ở dưới)/Bất khả tại thượng (Bất khả ở trên)”.
Trong khi Cao Quýnh và Ông Nghĩa Đạt đang chau mày suy nghĩ thì Vũ Tuấn Chiêu đoán ra đó là chữ “Nhất”. Vua Lê Thánh Tông thấy ông thông minh, nhanh nhẹn liền chấm đỗ đầu thi Đình, ban cho học vị Trạng nguyên, Ông Nghĩa Đạt đoạt học vị Bảng nhãn, danh hiệu Thám hoa thuộc về Cao Quýnh.
Sau khi đỗ đạt, Vũ Tuấn Chiêu làm quan đến chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Lại bộ Tả thị lang. Để có người lo cửa nhà, Vũ Tuấn Chiêu đã tục huyền với bà Nguyễn Thị quê ở làng làng Chèm (xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội); ông bà sinh được 4 người con trai.
Vũ Tuấn Chiêu mất ngày 29 tháng 8, phần mộ táng tại xứ Đồng Xù, xã Phú Xá, huyện Từ Liêm (nay thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ). Triều đình truy phong là “Tuấn lương Quang ý tôn thần”, sau gia tặng thêm làm “Dực bảo Trung hưng, Linh phù tôn thần”.
Hiện, tại nhà thờ chính của Vũ Tuấn Chiêu ở xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định còn có bia ghi hành trạng và 17 đôi câu đối ca ngợi sự thành đạt và công lao của ông đối với dân với nước. Trong đó có câu:
Hồng Đức văn chương khôi nhất giáp
Xuân Lôi trở đậu lịch thiên thu.
Nghĩa là:
Đời Hồng Đức văn chương nêu nhất giáp
Đất Xuân Lôi thờ cúng nghìn thu.
(Tổng hợp từ fanpage Việt sử giai thoại)
Tuy nhiên, bà vợ và con gái ông phản đối điều này. Họ không dám bày tỏ bất mãn với Đình Bảo nên đã trút sự tức giận vào cậu học trò nghèo. Vì Đinh Trinh làm việc cho nhà thầy nên anh bị vợ thầy buộc làm nhiều việc để không có thời gian học hành. Đinh Trinh vẫn chịu đựng và dùng mọi cách để dồi mài sử kinh.
Mùa xuân năm nhâm tuất niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 (1502) đời Lê Hiến Tông, học trò của Quách Đình Bảo là Đinh Trinh đỗ đồng Tiến Sĩ xuất thân.
Theo thông lệ, những tân khoa sẽ được ban cho cân đai phẩm phục, dự Quỳnh Lâm Yến và vinh quy để tỏ lòng biết ơn thầy học, mẹ cha, vợ con (nếu có), quê hương.
Đinh Trinh đỗ đại đăng khoa, những tưởng sẽ tiểu đăng khoa cho đẹp lòng người thầy nhưng cô gái họ Quách đã tự sát. Ông Nghè mới vừa thương vừa giận đã làm một bài văn tế xem cô như vợ của mình. Xót thương phận hồng bạc mệnh, dân làng Phúc Khê Tiền đã dựng một cây cầu gọi là cầu Hồng Nhan nơi cô tự trầm.
Về phần Đinh Trinh, ông làm đến chức Đô Ngự Sử dần thăng đến Thượng Thư Bộ Hộ và chuyển sang Thượng Thư Bộ Lễ. Năm 1507, ông được Uy Mục cử đi sứ nhà Minh. Năm 1529, ông chủ trì khoa thi đầu tiên của nhà Mạc.
Đối với quê hương, Đinh Trinh là người có công khai khẩn và mở rộng ven biển cho dân sản xuất. Vì thế, ông được nhân dân tỉnh Thái Bình thờ phượng.
NGƯỜI VỢ TÀO KHANG CỦA TRẠNG NGUYÊN VŨ TUẤN CHIÊU
Vũ Tuấn Chiêu Vũ Tuấn Chiêu còn có quê gốc ở làng Xuân Lôi, xã Cổ Ra (nay thuộc xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, Nam Định). Tuy ông có mặt mũi khôi ngô nhưng học hành tối dạ, hơn 10 năm đèn sách, tuổi đã ngoài tứ tuần mà học vẫn không tiến bộ, ngày ngày vẫn cắp sách đến lớp, ngồi học cùng đám hậu sinh tóc còn để chỏm nên có lúc lấy làm chán nản. Vợ ông là bà Trần Thị Chìa biết chồng học hành kém cỏi nhưng vẫn kiên trì khuyên nhủ chồng cố gắng dùi mài kinh sử. Có lần thầy giáo gọi bà đến trả chồng về, không cho học nữa vì kém quá, để làm ruộng còn hơn; bà Chìa đã lấy hình ảnh nước chảy làm mòn cột chống cây cầu đá bắc qua con nước gần làng để động viên chồng kiên trì, chăm chỉ sẽ làm nên.
Nghe lời vợ, Vũ Tuấn Chiêu xin thầy cho ở lại học tiếp, quyết chí học hành để không phụ công ơn dạy dỗ của thầy, của vợ. Từ đó, trong vòng 5 năm, bà Chìa tuy tóc đã hoa râm, lưng còng vì gánh nặng việc đời vẫn đều đặn gồng gánh đem gạo, mang dầu thắp đèn từ nhà đến nơi trọ học cho chồng cho đến khi lâm bệnh mất, năm đó Vũ Tuấn Chiêu đã gần 50 tuổi. Sự thành đạt của ông sau này có đóng góp không nhỏ của người vợ hiền.
Trong lịch sử Việt Nam, Vũ Tuấn Chiêu cũng là một trong ba vị trạng nguyên già nhất, những người này đều đỗ khi đã 50 tuổi. Ngoài ông ra còn có Nguyễn Đức Lượng, người xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam (nay thuộc Thanh Oai, Hà Nội) đỗ Trạng nguyên khoa thi năm Giáp Tuất (1514) đời Lê Tương Dực và Nguyễn Xuân Chính, quê ở làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc (này là Tiên Sơn, Bắc Ninh), đỗ Trạng nguyên khoa thi năm Đinh Sửu (1637) đời Lê Thần Tông.
Bài văn sách tại kỳ thi Đình của Vũ Tuấn Chiêu hiện vẫn được lưu lại trong cuốn gia phả của họ Vũ ở phường Nhật Tân gồm 23 trang, mỗi trang 8 dòng, mỗi dòng từ 4 đến 31 chữ. Nội dung là những kiến giải của Vũ Tuấn Chiêu về những điều mà vua hỏi. Trong đó ông cho rằng: “Binh mạnh thì trong nước yên ổn, bên ngoài thần phục, nước sẽ vững như bàn thạch. Dân giàu thì lễ nghĩa được thi hành, giáo hóa cũng theo đó trở nên tốt đẹp. Mà muốn cho binh mạnh phải chọn tướng giỏi và nên “dùng nhà Nho để cai quản việc quân thì quân sẽ mạnh”, những nhà Nho đó không chỉ học rộng văn hay, thông kinh bác sử mà phải có lòng dũng khí, cố gắng quên mình.
Còn muốn dân giàu thì cũng cần “dùng Nho để chăn dân, nhưng phải dùng kẻ Nho có phẩm chất, có tác dụng. Giảm bỏ kẻ ăn không, bớt chi tiêu phung phí, thực hành chế độ tiết kiệm để của cải sinh sôi, muôn họ giàu có. Vậy lo gì nước không giàu”.
Vũ Tuấn Chiêu còn được biết đến là một trong những sĩ tử có quyển thi xuất sắc vào năm thi Ất Mùi (1475). Ngang tài với ông còn có hai người còn lại là Cao Quýnh (người đỗ đầu thi Hội) và Ông Nghĩa Đạt. Vua Lê Thánh Tông thấy ba người tài năng như nhau, khó xếp hạng người trên kẻ dưới trong bảng Tam Khôi nên đã ra thêm một câu đố để thử sức. Vua bảo ba người đoán xem là chữ gì rồi đọc: “Thượng bất thượng (Thượng chẳng ở trên)/Hạ bất hạ (Hạ không ở dưới)/Chỉ nghi tại hạ (Chỉ nghi ở dưới)/Bất khả tại thượng (Bất khả ở trên)”.
Trong khi Cao Quýnh và Ông Nghĩa Đạt đang chau mày suy nghĩ thì Vũ Tuấn Chiêu đoán ra đó là chữ “Nhất”. Vua Lê Thánh Tông thấy ông thông minh, nhanh nhẹn liền chấm đỗ đầu thi Đình, ban cho học vị Trạng nguyên, Ông Nghĩa Đạt đoạt học vị Bảng nhãn, danh hiệu Thám hoa thuộc về Cao Quýnh.
Sau khi đỗ đạt, Vũ Tuấn Chiêu làm quan đến chức Đặc tiến kim tử vinh lộc đại phu, Lại bộ Tả thị lang. Để có người lo cửa nhà, Vũ Tuấn Chiêu đã tục huyền với bà Nguyễn Thị quê ở làng làng Chèm (xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội); ông bà sinh được 4 người con trai.
Vũ Tuấn Chiêu mất ngày 29 tháng 8, phần mộ táng tại xứ Đồng Xù, xã Phú Xá, huyện Từ Liêm (nay thuộc phường Nhật Tân, quận Tây Hồ). Triều đình truy phong là “Tuấn lương Quang ý tôn thần”, sau gia tặng thêm làm “Dực bảo Trung hưng, Linh phù tôn thần”.
Hiện, tại nhà thờ chính của Vũ Tuấn Chiêu ở xã Nam Hùng, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định còn có bia ghi hành trạng và 17 đôi câu đối ca ngợi sự thành đạt và công lao của ông đối với dân với nước. Trong đó có câu:
Hồng Đức văn chương khôi nhất giáp
Xuân Lôi trở đậu lịch thiên thu.
Nghĩa là:
Đời Hồng Đức văn chương nêu nhất giáp
Đất Xuân Lôi thờ cúng nghìn thu.
(Tổng hợp từ fanpage Việt sử giai thoại)
