Sinh 10 Câu hỏi về Enzim và tốc độ phản ứng

Hằng Sone

Học sinh
Thành viên
4 Tháng bảy 2018
19
8
21
21
Hà Nam
THPT C Kim Bảng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Catalaza là một loại enzim có mặt trong củ khoai tây, có khả năng xúc tác cho phản ứng phân giải H2O2 thành H2o và O2 xảy ra trong điều kiện nhiệt độ thường.
2H2O2 --Catalaza--> 2H2O + O2
Người ta lấy 3 lát khoai tây sống với kích thước và khối lượng như nhau, sau đó tiến hành 3 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Luộc chín lát khoai tây thứ nhất sau đó nhỏ 1 giọt H2O2.
Thí nghiệm 2: Đưa lát khoai tây thứ hai vào trong nước đá lạnh khoảng 30 phút, sau đó lấy ra rồi nhỏ 1 giọt H2O2.
Thí nghiệm 3: Lát khoai tây thứ 3 để ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm (30 độ C), rồi nhỏ 1 giọt H2O2.
Nhận định nào sau đây là đúng về hiện tượng quan sát được trong 3 thí nghiệm trên ? (Biết các điều kiện khác sử dụng trong thí nghiệm đều có nồng độ như nhau)
A. Ở thí nghiệm 1 thấy sủi bọt khí ít.
B. Ở thí nghiệm 2 thấy sủi bọt khí nhiều.
C. Ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 đều thấy sủi bọt khí nhiều.
D. Ở thí nghiệm 3 thấy sủi bọt khí nhiều.
Câu 2: Lấy 4 lát khoai tây sống với kích thước và khối lượng như nhau vào 4 ống nghiệm và tiến hành thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm. Ống nghiệm nào trong các thí nghiệm dưới đây cho lượng khí sủi bọt là nhiều nhất? (Biết nồng độ sử dụng trong thí nghiệm đều có nồng độ như nhau)
A. Ống nghiệm thứ nhất nhỏ 1ml dung dịch H2O2.
B. Ống nghiệm 2 nhỏ vài giọt HCl, sau đó nhỏ 1ml H2O2.
C. Ống nghiệm 3 nhỏ vài giọt NaOH, sau đó nhỏ 1ml H2O2.
D. Ống nghiệm thứ 4 nhỏ 2ml H2O2.
Câu 3: Khi nhỏ dung dịch iốt vào dung dịch chứa tinh bột sẽ xuất hiện màu xanh tím. Vận dụng tính chất này của tinh bột người ta sử dụng trong thí nghiệm sau đây trong cùng điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm.
- Ống nghiệm 1 cho 2ml dung dịch tinh bột 1%, 1ml dung dịch Amilaza và vài giọt dung dịch iốt.
- Ống nghiệm 2 cho 2ml dung dịch tinh bột 1%, vài giọt dung dịch NaOH, 1ml dung dịch Amilaza và vài giọt dung dịch iốt.
- Ống nghiệm 3 cho 1ml dung dịch tinh bột 1%, 2ml dung dịch Amilaza và vài giọt dung dịch iốt.
Ống nghiệm nào xuất hiện màu xanh tím nhanh và rõ nhất.
A. Ống nghiệm 1. B. Ống nghiệm 2.
C. Ống nghiệm 3. D. Không có ống nghiệm nào xuất hiện màu xanh tím
Câu 4: Người ta cắt các lát khoai tây sống với kích thước và khối lượng như nhau, sau đó tiến hành thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Lấy 2 lát khoai tây ngâm vào nước đá khoảng 30 phút rồi lấy ra nhỏ 2ml H2O2.
- Thí nghiệm 2: Lấy 1 lát khoai tây để ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm (30 độ C) rồi nhỏ 2ml H2O2.
- Thí nghiệm 3: Lấy 2 lát khoai tây để ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm (30 độ C), rồi nhỏ 2ml H2O2.
- Thí nghiệm 4: Lấy 1 lát khoai tây để ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm (30 độ C), nhỏ vài giọt HCl rồi nhỏ 2ml H2O2.
Có bao nhiêu nhận định sau đây là sai về hiện tượng quan sát được trong 4 thí nghiệm trên ? (Biết rằng các điều kiện khác sử dụng trong các thí nghiệm đều như nhau)
I. Ở thí nghiệm 2 không thấy sủi bọt khí.
II. Ở thí nghiệm 4 thấy sủi bọt khí.
III. Trong số các thí nghiệm thấy sủi bọt khí thì thí nghiệm 1 thấy sủi bọt khí ít nhất.
IV. Trong số các thí nghiệm thấy sủi bọt khí thì thí nghiệm 3 thấy sủi bọt khí nhiều nhất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Giải thích cho mình thì càng tốt nha
 

Oahahaha

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
11 Tháng năm 2017
1,030
1,449
239
23
Câu 1: Catalaza là một loại enzim có mặt trong củ khoai tây, có khả năng xúc tác cho phản ứng phân giải H2O2 thành H2o và O2 xảy ra trong điều kiện nhiệt độ thường.
2H2O2 --Catalaza--> 2H2O + O2
Người ta lấy 3 lát khoai tây sống với kích thước và khối lượng như nhau, sau đó tiến hành 3 thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Luộc chín lát khoai tây thứ nhất sau đó nhỏ 1 giọt H2O2.
Thí nghiệm 2: Đưa lát khoai tây thứ hai vào trong nước đá lạnh khoảng 30 phút, sau đó lấy ra rồi nhỏ 1 giọt H2O2.
Thí nghiệm 3: Lát khoai tây thứ 3 để ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm (30 độ C), rồi nhỏ 1 giọt H2O2.
Nhận định nào sau đây là đúng về hiện tượng quan sát được trong 3 thí nghiệm trên ? (Biết các điều kiện khác sử dụng trong thí nghiệm đều có nồng độ như nhau)
A. Ở thí nghiệm 1 thấy sủi bọt khí ít.
B. Ở thí nghiệm 2 thấy sủi bọt khí nhiều.
C. Ở thí nghiệm 1 và thí nghiệm 2 đều thấy sủi bọt khí nhiều.
D. Ở thí nghiệm 3 thấy sủi bọt khí nhiều.
Enzyme catalase phân giải H2O2 sẽ tạo thành O2 giải phóng, tạo bọt khí.
Khi bị đun sôi thì enzyme sẽ mất hoạt tính
Còn trong điều kiện nhiệt độ thấp thì hoạt đôngnj của enzyme sẽ bị giảm.
Từ đó bạn sẽ thấy đc phương án nào đúng rồi chứ? =)
Câu 2: Lấy 4 lát khoai tây sống với kích thước và khối lượng như nhau vào 4 ống nghiệm và tiến hành thí nghiệm trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm. Ống nghiệm nào trong các thí nghiệm dưới đây cho lượng khí sủi bọt là nhiều nhất? (Biết nồng độ sử dụng trong thí nghiệm đều có nồng độ như nhau)
A. Ống nghiệm thứ nhất nhỏ 1ml dung dịch H2O2.
B. Ống nghiệm 2 nhỏ vài giọt HCl, sau đó nhỏ 1ml H2O2.
C. Ống nghiệm 3 nhỏ vài giọt NaOH, sau đó nhỏ 1ml H2O2.
D. Ống nghiệm thứ 4 nhỏ 2ml H2O2.
Chọn D.
Lượng O2 tạo ra chẳng lq gì tới acid hay kiềm cả, cho càng nhiều H2O2 thì phản ứng diễn ra càng nhiều thôi.
Câu 3: Khi nhỏ dung dịch iốt vào dung dịch chứa tinh bột sẽ xuất hiện màu xanh tím. Vận dụng tính chất này của tinh bột người ta sử dụng trong thí nghiệm sau đây trong cùng điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm.
- Ống nghiệm 1 cho 2ml dung dịch tinh bột 1%, 1ml dung dịch Amilaza và vài giọt dung dịch iốt.
- Ống nghiệm 2 cho 2ml dung dịch tinh bột 1%, vài giọt dung dịch NaOH, 1ml dung dịch Amilaza và vài giọt dung dịch iốt.
- Ống nghiệm 3 cho 1ml dung dịch tinh bột 1%, 2ml dung dịch Amilaza và vài giọt dung dịch iốt.
Ống nghiệm nào xuất hiện màu xanh tím nhanh và rõ nhất.
A. Ống nghiệm 1. B. Ống nghiệm 2.
C. Ống nghiệm 3. D. Không có ống nghiệm nào xuất hiện màu xanh tím
Dung dịch chuyển thành tím do Iodine tạo phức với tinh bột, nhưng khi có amylase thì enzyme này sẽ phân giải tinh bột thành đường. Nên ống nào có amylase đều ko thể chuyển màu xanh tím cả.
Câu 4: Người ta cắt các lát khoai tây sống với kích thước và khối lượng như nhau, sau đó tiến hành thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Lấy 2 lát khoai tây ngâm vào nước đá khoảng 30 phút rồi lấy ra nhỏ 2ml H2O2.
- Thí nghiệm 2: Lấy 1 lát khoai tây để ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm (30 độ C) rồi nhỏ 2ml H2O2.
- Thí nghiệm 3: Lấy 2 lát khoai tây để ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm (30 độ C), rồi nhỏ 2ml H2O2.
- Thí nghiệm 4: Lấy 1 lát khoai tây để ở điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm (30 độ C), nhỏ vài giọt HCl rồi nhỏ 2ml H2O2.
Có bao nhiêu nhận định sau đây là sai về hiện tượng quan sát được trong 4 thí nghiệm trên ? (Biết rằng các điều kiện khác sử dụng trong các thí nghiệm đều như nhau)
I. Ở thí nghiệm 2 không thấy sủi bọt khí.
II. Ở thí nghiệm 4 thấy sủi bọt khí.
III. Trong số các thí nghiệm thấy sủi bọt khí thì thí nghiệm 1 thấy sủi bọt khí ít nhất.
IV. Trong số các thí nghiệm thấy sủi bọt khí thì thí nghiệm 3 thấy sủi bọt khí nhiều nhất.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu này giống câu 2 và 1, mình cũng giải thích ở trên rồi, bạn thử tự làm xem? =))
Nếu làm xong, bạn có thể đăng đáp án của mk lên đây, bọn mk sẽ check lại cho nhé ^^
 
  • Like
Reactions: Hằng Sone
Top Bottom