Sử 11 Câu hỏi về Ấn Độ !

vuhoangphong2018

Học sinh mới
Thành viên
22 Tháng mười một 2018
3
0
1
23
Đồng Nai
THPT Thống Nhất B

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
bất bạo động, bất hợp tác là chủ trương của thánh Gandhi, một luật sư và đồng thời cũng là một Vaisya (quan lại sa sút). Đây là một vấn đề của lịch sử 11, bài Ấn Độ (phong trào đấu tranh 1919 - 1939)
Lý do Gandhi chọn "bất hợp tác" và "bất bạo động" là vì:
- đường lối ôn hòa của Đảng Quốc đại (vốn chiếm đa số) không còn phù hợp. Đảng được thành lập bởi giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ vào năm 1885 với sự "giúp đỡ" của người Anh, chủ trương đấu tranh như thế để vừa lòng chính quyền thuộc địa và giữ yên trật tự xã hội Ấn Độ. Lợi dụng sự nhút nhát và không kiên định của tư sản dân tộc Ấn Độ, chính quyền Anh thuộc địa tìm cách lôi kéo và buộc họ phải hợp tác với chính quyền cùng điều kiện là Anh sẽ "giúp đỡ" kinh tế, tài chính Ấn Độ => nói chung là biến tư sản dân tộc thành tay sai để dễ điều khiển và nắm đất nước hơn. Tư sản dân tộc Ấn Độ cùng chung tình trạng với tư sản dân tộc châu Á thời bấy giờ - có thế lực kinh tế nhưng quyền lợi chính trị bị hạn chế, tư tưởng không kiên định (dễ bị ép buộc, gây sức ép)
- Gandhi tiến hành "bất bạo động" có lẽ vì ông là một quan lại - tu sĩ có tư tưởng cấp tiến (giống như tiền nhiệm là Bal Gandakha Tilak) muốn giải phóng cho dân tộc Ấn Độ. Khác với Tilak, Gandhi lại chọn "bất bạo động" vì ông không muốn nhân dân phải "bạo động" chống giặc ngoại xâm một cách vô ích - nhân dân bỏ công chống giặc bằng "tay chân, gậy gộc" vô tình gây thiệt hại nhân mạng rất nhiều mà không đạt được mục đích gì (đó là giải phóng dân tộc). Hơn nữa, Gandhi chọn "bất bạo động" vì khi nhân dân bạo động chống chính quyền Anh thì sẽ đe dọa đến quyền lợi của tư sản dân tộc Ấn Độ (quyền lợi giai cấp là trên hết - quyền chính trị, quyền kinh tế)
- Gandhi "bất hợp tác" vì ông nhận thấy chính sách tàn độc của chính quyền Anh thuộc địa với Ấn Độ. Anh muốn hợp tác với tư sản dân tộc Ấn Độ để lợi dụng họ nhằm phục vụ cho mưu đồ bóc lột tàn bạo về tài nguyên của thực dân Anh, hơn nữa là lợi dụng họ để thống trị xã hội Ấn Độ (tư sản dân tộc Ấn Độ là "cái chốt" duy nhất để Anh nắm giữ Ấn Độ về kinh tế, xã hội và chính quyền Ấn Độ). Ở Ấn Độ, người Anh đem rất nhiều tiền vào đầu tư Ấn Độ, đem khoa học kỹ thuật vào đó (người Anh đầu tư hơn khai thác) để kiếm lợi nhuận tối đa - tiền vào quá nhiều làm nhiều người tư sản hám lợi mà hợp tác với người Anh. Gandhi nói rõ: "Ai giữ đất Ấn trong tay người Anh? chính là chúng ta vậy, chúng ta thích những sự tiện lợi của nền văn minh máy móc người Anh mang đến. Chúng ta ham lợi mà buôn bán với họ". Về biện pháp, ông cũng nêu: "Tẩy chay hàng hoá của người Anh chưa đủ, còn phải tẩy chay các học đường, các toà án, các công sở, tư sở, các huy chương khen tặng của người Anh; tóm lại, bất hợp tác trong tất cả mọi ngành”
=> Học thuyết của Ganđi về bất bạo lực thể hiện tính chất phức tạp và hai mặt trong lập trường của tư sản Ấn Độ. Một mặt tư sản Ấn Độ muốn thoát khỏi sự lệ thuộc vào tư bản Anh nên ban đầu huy động quần chúng đấu tranh, mặt khác tư sản Ấn Độ cũng không muốn quyền lợi của mình bị đe dọa nên họ đã hạn chế cuộc đấu tranh này trong phạm vi bất bạo lực. Tuy nhiên, trong một xã hội mà sự phân chia đẳng cấp và tôn giáo cùng với ách thống trị thực dân đã làm mờ đi những mâu thuẫn về giai cấp thì đường lối của Ganđi đã được chấp nhận.
 
Top Bottom