Sử 12 Câu hỏi trắc nghiệm tổng ôn: Lịch sử Việt Nam từ 1919 - 2000

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương trọng tâm là đổi mới về
A. kinh tế. B. chính trị.
C. tư tưởng. D. văn hoá.
Câu 2: “Xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân” là nội dung đường lối đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 1986) trên lĩnh vực nào?
A. kinh tế. B. chính trị.
C. tư tưởng. D. văn hoá.
Câu 3: Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra chủ trương đổi mới về kinh tế là
A. Xây dựng cơ sở kinh tế tập trung, bao cấp từng bước hình thành cơ chế thị trường.
B. Mở rộng kinh tế đối ngoại thực hiện chính sách đại đoàn kết dân tộc.
C. Thực hiện cơ chế quản lí kinh tế tập chung, quan liêu bao cấp và kinh tế thị trường.
D. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hương xã hội chủ nghĩa.
Câu 4: Đường lối đổi mới của Đảng được đề ra tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) nhằm
A. đưa nước ta trở thành “con rồng” châu Á.
B. tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội.
C. đưa đất nước hòa nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
D. khắc phục sai lầm, khuyết điểm, đưa đất nước vượt qua khủng hoảng.
Câu 5: Đường lối đổi mới đất nước được Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra từ
A. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (12/1976).
B. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986).
C. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982).
D. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (6/1991).
Câu 6: Đại hội nào của Đảng cộng sản Việt Nam đã đi vào lịch sử dân tộc ta là Đại hội đổi mới toàn diện đất nước?
A. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986).
B. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (6/1991).
C. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982).
D. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12/1976).
Câu 7: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương
A. tập trung đổi mới về chính trị, tư tưởng. B. đổi mới căn bản và toàn diện.
C. đổi mới phải toàn diện và đồng bộ. D. tập trung đổi mới về kinh tế - xã hội.
Câu 8: Nội dung trọng tâm của đường lối đổi mới ở Việt Nam (từ tháng 12/1986) phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là
A. Mở rộng hợp tác, đối thoại, thoả hiệp.
B. Thiết lập quan hệ đồng minh với các nước lớn.
C. Lấy phát triển kinh tế làm trọng điểm.
D. Tham gia mọi tổ chức khu vực và quốc tế.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến quyết định đổi mới đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986?
A. Tác động của xu thế toàn cầu hóa. B. Công nghiệp nặng chậm phát triển.
C. Đất nước khủng hoảng kinh tế-xã hội. D. Mĩ bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam.
Câu 10: Một trong những yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986) là
A. cuộc khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới.
B. cuộc khủng hoảng toàn diện, trầm trọng ở Liên Xô.
C. sự phát triển nhanh chóng của tổ chức ASEAN.
D. tình trạng lạc hậu của các nước Đông Nam Á.
Câu 11: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), về chính trị, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương
A. xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân.
B. duy trì cơ chế quản lý kinh tế tập trung.
C. duy trì cơ chế quản lý kinh tế bao cấp.
D. mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.
Câu 12: Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc đổi mới (tháng 12/1986) trong tình hình quốc tế đang có chuyển biến nào sau đây?
A. Các nước ASEAN đã thành những “con rồng” kinh tế châu Á.
B. Liên Xô và Mĩ đã tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.
C. Xu hướng hòa hoãn Đông-Tây bắt đầu xuất hiện.
D. Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ.
Câu 13: Những thành tựu mà Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986 - 1990) chứng tỏ điều gì?
A. Đường lối đổi mới là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới cơ bản là phù hợp.
B. Việt Nam đã thoát khỏi tình trạng khủng hoảng về kinh tế-xã hội.
C. Việt Nam đã giải quyết được sự mất cân đối của nền kinh tế.
D. Đường lối đổi mới về cơ bản là đúng đắn, cần phải có những bước đi phù hợp.
Câu 14: Quan điểm đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam (từ tháng 12/1986) không có nội dung nào sau đây?
A. Lấy đổi mới chính trị làm trọng tâm.
B. Đi lên chủ nghĩa xã hội bằng những biện pháp phù hơp.
C. Không làm thay đổi mục tiêu của chủ nghĩa xã hội.
D. Đổi mới toàn diện và đồng bộ.
Câu 15: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xoá bỏ cơ chế quản lí kinh tế
A. Thị trường tư bản chủ nghĩa. B. Hàng hoá có sự quản lí của nhà nước.
C. Thị trường có sự quan lí của nhà nước. D. Tập trung, quan liêu, bao cấp.
Câu 16: Ba chương trình kinh tế lớn được đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1986) xác định là
A. lương thực, thực phẩm, hàng tiêu đùng.
B. thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
C. lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.
D. lương thực-thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng nhập khẩu.
Câu 17: Chương trình kinh tế nào được đưa lên hàng đầu trong việc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986 - 1990)?
A. Lương thực-thực phẩm. B. Công nghiệp nặng.
C. Hàng xuất khẩu. D. Hàng tiêu dùng.
Câu 18: Trong đường lối đổi mới đất nước (từ tháng 12/1986), Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương hình thành cơ chế quản lí kinh tế
A. Bao cấp. B. Tập trung.
C. Thị trường. D. Quan liêu.
Câu 19: Thành tựu nổi bật mà Việt Nam đạt được trong việc thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1986 - 1990) là
A. Đưa đất nước phát triển mạnh mẽ theo con đường tư bản.
B. Xuất khẩu nhiều mặt hàng công nghiệp có giá trị kinh tế lớn.
C. Xoá bỏ cơ chế quản lí thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
D. Đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, có dự trữ và xuất khẩu.
Câu 20: Thành tựu nổi bật trong quan hệ quốc tế của Việt Nam năm 1995 là
A. Việt Nam trở thành thành viên thứ 149 của tổ chức Liên hợp quốc.
B. Đất nước cơ bản đã thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế-xã hội.
C. Là thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
D. Bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mĩ và gia nhập tổ chức ASEAN.



ĐÁP ÁN
Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a Câu Đ/a
1 A 5 B 9 C 13 A 17 A
2 B 6 A 10 B 14 A 18 C
3 D 7 C 11 A 15 D 19 D
4 D 8 C 12 D 16 C 20 D
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
BÀI 27

TỔNG KẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN 2000



A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN CỦA LỊCH SỬ DÂN TỘC

1. Giai đoạn 1919 - 1930:
từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến khi Đảng ra đới năm 1930.

- Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Pháp làm chuyển biến kinh tế - xã hội Việt Nam, tạo điều kiện cho phong trào yêu nước tiếp thu luồng tư tưởng cách mạng vô sản.

- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc đã làm chuyển biến phong trào yêu nước chống Pháp.

- Ba tổ chức Cộng sản Việt Nam ra đời.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời 3/2/1930 chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

2. Giai đoạn 1930 - 1945: từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đến 2/9/1945.

- Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới và “khủng bố trắng” của Pháp đã làm bùng nổ phong trào cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng

- Xô Viết Nghệ Tĩnh 1930 - 1931, vận động dân chủ 1936 - 1939.

- Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi là kết quả của quá trình tập dượt từ khi Đảng ra đời.

3. Giai đoạn 1945 - 1954: từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 đến ngày 21/7/1954.

- Sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, nước ta gặp muôn vàn khó khăn.

- Cuộc kháng chiến chống Pháp (1945-1954) tiến hành trong điều kiện đã độc lập và có chính quyền; kháng chiến chống Pháp xâm lược.

- Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 1954, Pháp rút khỏi nước ta

4. Giai đoạn 1954 - 1975: từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp năm 1954 đến ngày 30/4/1975.

- Nhiệm vụ cách mạng từng miền và nhiệm vụ chung của cả nước là “Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước”.

- Miền Nam đấu tranh chính trị phát triển lên “Đồng khởi”, rồi chiến tranh giải phóng.

- Đánh bại chiến lược thống trị và xâm lược thực dân mới của Mỹ: đánh bại chiến lược “Chiến tranh đơn phương”; “Chiến tranh đặc biệt”; “Chiến tranh cục bộ”; “Việt Nam hóa chiến tranh”.

- Hiệp định Pari kí kết tạo điều kiện thắng lợi cho ta tiến tới thắng lợi lịch sử 1975.

- Miền Bắc: quá độ lên chủ nghĩa xã hội, chống chiến tranh phá hoại của Mỹ, làm nghĩa vụ hậu phương cho miền Nam.

5. Giai đoạn 1975 - 2000: từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước năm 1975 đến năm 2000.

- Cách mạng Việt Nam chuyển sang thời kỳ Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

- Trong 10 năm đầu (1976-1986) đi lên chủ nghĩa xã hội, bên cạnh thành tựu và ưu điểm, cách mạng nước ta gặp không ít khó khăn, yếu kém, sai lầm, khuyết điểm đòi hỏi phải đổi mới.

- Từ Đại Hội VI (12-1986) của Đảng, nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa tiến lên.

- Đến 2000, đã thực hiện được ba kế hoạch Nhà nước 5 năm.

- Công cuộc đổi mới đã giành thắng lợi, từng bước đưa đất nước ta lên chủ nghĩa xã hội, khẳng định đường lối đổi mới của Đảng là đúng, bước đi của công cuộc đổi mới là phù hợp.

II. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI, BÀI HỌC KINH NGHIỆM

1. Nguyên nhân thắng lợi


- Nhân dân giàu lòng yêu nước, lao động cần cù sáng tạo, chiến đấu kiên cường, dũng cảm vì độc lập tự do.

- Đảng ta đứng đầu là Bác Hồ, lãnh đạo cách mạng với đường lối đúng đắn, sáng tạo, độc lập, tự chủ, Đảng lãnh đạo là nhân tố quyết định nhất.

2. Bài học kinh nghiệm

- Nắm vững ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

- Sự nghiệp cách mạng là của nhân dân, do dân và vì dân, nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử.

- Không ngừng củng cố, tăng cường đoàn kết.

- Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước và sức mạnh quốc tế.

- Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố hàng đầu bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
 
Top Bottom