Sử 12 Câu hỏi trắc nghiệm phần Đông Nam Á

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Nguyên tắc cơ bản nào không được xác định trong Hiệp ước Bali (2/1976) của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)?
A.
Chung sống hòa bình và sự nhất trí của năm nước sáng lập.
B.
Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau.
C.
Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
D.
Tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 2: Những quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập năm 1945 là
A.
Miến Điện, Việt Nam, Philippin.
B.
Inđônêxia, Việt Nam, Lào.
C.
Campuchia, Mã Lai, Brunây.
D.
Inđônêxia, Xingapo, Mã Lai.
Câu 3: Hiệp ước Bali (2/1976) được ký kết giữa các nước ASEAN còn gọi là
A.
hiệp ước thân thiện và hợp tác.
B.
hiệp ước an ninh hợp tác biển Đông.
C.
hiệp ước hợp tác kinh tế, văn hóa.
D.
hiệp ước hợp tác chính trị ASEAN.
Câu 4: Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, phong trào giải phóng dân tộc diễn ra sớm nhất khu vực nào?
A.
Đông Bắc Á.
B.
Bắc Phi.
C.
Đông Nam Á.
D.
Đông Phi.
Câu 5: Sau khi giành được độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu
A.
khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước.
B.
thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước.
C.
nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.
D.
nhanh chóng vươn lên trở thành nước công nghiệp mới.
Câu 6: “Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung của các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực”
A.
tiêu chí hoạt động của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
B.
nguyên tắc của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
C.
mục tiêu của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
D.
tôn chỉ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Câu 7: Đối tượng đấu tranh chủ yếu của của cách mạng Campuchia trong thời kỳ 1975-1979 là
A.
phát xít Nhật.
B.
tập đoàn Khơ-me đỏ.
C.
đế quốc Pháp.
D.
đế quốc Mĩ.
Câu 8: Tháng 8/1945, một số quốc gia Đông Nam Á đã giành được độc lập là do yếu tố khách quan nào?
A.
Mĩ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản.
B.
Thỏa thuận của các nước Đồng minh tại Hội nghị Ianta.
C.
Nhật Bản đầu hàng Đồng minh tạo cho các nước thời cơ thuận lợi.
D.
Sự giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Câu 9: Sau khi thực dân Anh thực hiện “phương án Maobáttơn”, nhân dân Ấn Độ vẫn tiếp tục đấu tranh vì lý do nào dưới đây?
A.
Muốn thực dân Anh viện trợ về kinh tế.
B.
Muốn thực dân Anh trao trả độc lập hoàn toàn.
C.
Không chấp nhận “phương án Maobáttơn”.
D.
Không muốn bị chia rẽ về tôn giáo.
Câu 10: Tổ chức lãnh đạo phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Ấn Độ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945) là
A.
Đảng Nhân dân.
B.
Đảng Cộng sản.
C.
Đảng dân tộc.
D.
Đảng Quốc Đại.
Câu 11: Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã trở thành một trong những nước sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới nhờ cuộc cách mạng nào?
A.
Cách mạng kĩ thuật.
B.
Cách mạng trắng.
C.
Cách mạng xanh.
D.
Cách mạng chất xám.
Câu 12: Hiệp ước Bali năm 1976 đánh dấu bước phát triển mới của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) vì đã đề ra
A.
biện pháp về xây dựng khu vực hòa bình, tự do, trung lập.
B.
những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước.
C.
biện pháp cụ thể về hợp tác kinh tế, chính trị trong khu vực.
D.
các biện pháp để nâng cao vị thế quốc tế của các nước.
Câu 13: Việc thực dân Anh đưa ra phương án Maobáttơn (1947) ở Ấn Độ chứng tỏ
A.
sự nhượng bộ của thực dân Anh trước cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ.
B.
thực dân Anh đã hoàn thành việc cai trị nhân dân Ấn Độ.
C.
thực dân Anh đã trao trả độc lập hoàn toàn cho Ấn Độ.
D.
cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ đã giành thắng lợi hoàn toàn.
Câu 14: Yếu tố khách quan dẫn tới sự ra đời của tổ chức ASEAN là
A.
nhu cầu giúp đỡ nhau để giải quyết khó khăn và phát triển của các nước thành viên.
B.
sự gần gũi về địa lí, tương đồng về lịch sử, kinh tế, văn hóa giữa các nước thành viên.
C.
nhu cầu hạn chế ảnh hưởng của Mĩ và chủ nghĩa xã hội.
D.
sự xuất hiện những tổ chức hợp tác khu vực trên thế giới
Câu 15: Từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN tiến hành
A.
chiến lược kinh tế hướng ngoại.
B.
chiến lược kinh tế hướng nội.
C.
tập trung sản xuất trong nước.
D.
giải quyết nạn thất nghiệp.
Câu 16: Sau khi giành độc lập năm 1950, quốc gia nào theo đuổi chính sách đối ngoại ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc?
A.
Liên bang Nga.
B.
Ấn Độ.
C.
Ai Cập.
D.
Mĩ.
Câu 17: Theo “Phương án Macbátơn”, ngày 15/8/1947, Ấn Độ được thực dân Anh
A.
công nhận quyền dân tộc tự quyết.
B.
trao trả độc lập.
C.
trao quyền tự trị.
D.
công nhận sự toàn vẹn lãnh thổ.
Câu 18: Năm 1947, thực dân Anh thực hiện “phương án Macbátơn” chia Ấn Độ thành hai quốc gia dựa trên cơ sở nào?
A.
Chính trị.
B.
Quân sự.
C.
Tôn giáo.
D.
Kinh tế.
Câu 19: Nội dung nào sau đây không thuộc chiến lược kinh tế hướng ngoại của nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (từ những năm 60 - 70 của thế kỉ XX)?
A.
Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa chủ yếu.
B.
Thu hút vốn đầu tư và kĩ thuật của nước ngoài.
C.
Tập trung sản xuất hàng hóa để xuất khẩu.
D.
Tiến hành “mở cửa” nền kinh tế.
Câu 20: “Phương án Maobáttơn” chia Ấn Độ thành hai quốc gia trên cơ sở tôn giáo:
A.
Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Phật giáo.
B.
Ấn Độ của người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
C.
Ấn Độ của người theo Phật giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
D.
Ấn Độ của người theo Thiên Chúa giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.

ĐÁP ÁN
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
1​
A
5​
C
9​
B
13​
A
17​
C
2​
B
6​
C
10​
D
14​
D
18​
C
3​
A
7​
B
11​
D
15​
A
19​
A
4​
C
8​
C
12​
B
16​
B
20​
B

Câu 1: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia đầu tiên ở Mĩ Latinh đã lật đổ chế độ độc tài thân Mĩ là
A.
Braxin.
B.
Áchentina.
C.
Pêru.
D.
Cuba.
Câu 2: Nguyên nhân sâu xa dẫn đến phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?
A.
Quân Đồng minh đánh bại phát xít tạo thời cơ khách quan thuận lợi.
B.
Mâu thuẫn giữa nhân dân các nước thuộc địa với chủ nghĩa thực dân.
C.
Sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
D.
Sự hình thành và lớn mạnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa trên thế giới.
Câu 3: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kẻ thù chủ yếu của nhân dân các nước Mĩ Latinh là
A.
chế độ độc tài thân Mĩ.
B.
chủ nghĩa thực dân cũ.
C.
chế độ phân biệt chủng tộc.
D.
giai cấp địa chủ phong kiến.
Câu 4: Cuộc đấu tranh giành và bảo vệ độc lập của nhân dân Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai không bị chi phối bởi
A.
bối cảnh lịch sử trong nước.
B.
“Kế hoạch Mácsan” của Mĩ.
C.
sự ý thức về độc lập dân tộc.
D.
bối cảnh lịch sử quốc tế.
Câu 5: Phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân châu Phi đặc biệt phát triển từ những năm 50 của thế kỉ XX, trước hết là ở khu vực
A.
Bắc Phi.
B.
Đông Phi.
C.
Tây Phi.
D.
Nam Phi.
Câu 6: Hình thức đấu tranh chủ yếu trong phong trào đấu tranh giành và bảo vệ độc lập ở Mĩ Latinh từ những năm 60 của thế kỉ XX trở đi là
A.
tổng khởi nghĩa.
B.
đấu tranh chính trị.
C.
đấu tranh vũ trang.
D.
khởi nghĩa từng phần.
Câu 7: Quốc gia nào được coi là lá cờ đầu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.
Braxin.
B.
Áchentina.
C.
Pêru.
D.
Cuba.
Câu 8: Một trong những ý nghĩa thắng lợi của phong trào đấu tranh ở Môdămbích và Ăngôla năm 1975 là gì?
A.
Xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc Apácthai.
B.
Kết thúc cuộc đấu tranh giành độc lập ở châu Phi.
C.
Thành lập nước cộng hòa đầu tiên ở châu Phi.
D.
Đánh dấu chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cơ bản bị tan rã.
Câu 9: Năm 1960 đã đi vào lịch sử với tên gọi là “Năm châu Phi”
A.
phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh nhất.
B.
đã mở đầu cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C.
tất cả các nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
D.
có 17 nước ở châu Phi được trao trả độc lập.
Câu 10: Bản Hiến pháp của Cộng hòa Nam Phi (11/1993) đã chính thức xóa bỏ chế độ gì ở quốc gia này?
A.
Quân chủ lập hiến.
B.
Phong kiến.
C.
Phân biệt chủng tộc.
D.
Cộng hòa.
Câu 11: Yếu tố nào sau đây quyết định sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Phi sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.
Ý thức độc lập và sự lớn mạnh của các lực lượng dân tộc.
B.
Hệ thống xã hội chủ nghĩa hình thành và ngày càng phát triển.
C.
Thắng lợi phe đồng minh trong chiến tranh chống phát xít.
D.
Sự suy yếu của chủ nghĩa đế quốc thực dân trên thế giới.
Câu 12: Mĩ Latinh trở thành “lục địa bùng cháy” sau thắng lợi của cách mạng
A.
Chilê.
B.
Haiti.
C.
Pêru.
D.
Cuba.
Câu 13: Cuộc cách mạng nào sau đây đã cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ Latinh trong những năm 60 - 70 của thế kỉ XX?
A.
Cách mạng Chilê.
B.
Cách mạng Pêru.
C.
Cách mạng Cuba.
D.
Cách mạng Haiti.
Câu 14: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi được mở đầu ở quốc gia nào?
A.
Ănggôla.
B.
Nam Phi.
C.
Ai Cập.
D.
Tuynidi.
Câu 15: Chủ nghĩa thực dân cũ ở châu Phi cùng hệ thống thuộc địa của nó cơ bản bị tan rã sau khi
A.
cuộc binh biến của sĩ quan và binh lính yêu nước Ai Cập thắng lợi, lập nên nước Cộng hòa Ai Cập.
B.
tất cả các quốc gia ở châu Phi giành được độc lập và phát triển.
C.
nhân dân Môdămbích và Ănggôla giành thắng lợi trong cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha.
D.
Nenxơn Manđêla trở thành Tổng thống của cộng hòa Nam Phi.


ĐÁP ÁN
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
1​
D
5​
A
9​
D
13​
C
17​
2​
B
6​
C
10​
C
14​
C
18​
3​
A
7​
D
11​
A
15​
C
19​
4​
B
8​
D
12​
D
16​
20​
 
Top Bottom