Sử 12 Câu hỏi trắc nghiệm ôn tập: Lịch sử Việt Nam từ 1976 - 1986

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước, nước ta chuyển sang giai đoạn
A.
đất nước hoà bình, thống nhất, độc lập tự chủ.
B.
đất nước độc lập, thống nhất, đi lên chủ nghĩa xã hội.
C.
đất nước hội nhập và phát triển nhanh chóng.
D.
đất nước khôi phục kinh tế, xã hội, phát triển đất nước.
Câu 2: Trong mười năm đầu, từ năm 1976 đến năm 1986, qua hai kế hoạch nhà nước 5 năm, nhân dân ta thực hiện những nhiệm vụ nào?
A.
Kinh tế - xã hội.
B.
Kinh tế - văn hoá.
C.
Kinh tế - quân sự.
D.
Kinh tế - tài chính.
Câu 3: Điều kiện tiên quyết để đất nước tiến lên chủ nghĩa xã hội là
A.
độc lập và tự do.
B.
tự do và dân chủ.
C.
độc lập và thống nhất.
D.
độc lập, tự do, dân chủ.
Câu 4: Một trong những thành tựu mà nhân dân ta đạt được trong kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980) là
A.
cơ sở vật chất kĩ thuật cơ bản đã được khôi phục và bước đầu phát triển.
B.
hoàn thành xong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
C.
đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.
D.
hoàn thành xong sự nghiệp hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Câu 5: Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa được đẩy mạnh trong
A.
các vùng bị chiến tranh tàn phá nặng nề ở miền Bắc.
B.
vùng mới giải phóng ở miền Bắc.
C.
các vùng được quy hoạch để đẩy mạnh việc phát triển.
D.
vùng mới giải phóng ở miền Nam.
Câu 6: Trong kế hoạch nhà nước 5 năm (1976 - 1980), một trong những thành tựu về văn hoá - xã hội mà nhân dân ta đạt được là
A.
xoá bỏ những biểu hiện văn hoá phản động của chế độ thực dân.
B.
xây dựng được hệ thống giáo dục hiện đại.
C.
đa dạng hoá các loại hình đào tạo hiện đại.
D.
xây dựng nền văn hiện đại để theo kịp các nước phương Tây.
Câu 7: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (họp từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982) khẳng định
A.
tiếp tục thực hiện xây dựng và phát triển miền Bắc.
B.
đường lối xây dựng đất nước là đúng đắn, sáng tạo.
C.
tiếp tục đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trong phạm vi cả nước.
D.
đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội đã được hoàn thành trên cả nước.
Câu 8: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (họp từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982) đã quyết định
A.
phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1981 - 1985).
B.
phương hướng cơ bản và mục tiêu của kế hoạch nhà nước 5 năm (1981 - 1985).
C.
đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh đi lên chủ nghĩa xã hội.
D.
phát triển đất nước đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
Câu 9: Sau 5 năm thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội, các hoạt động khoa học - kĩ thuật được triển khai đã
A.
góp phần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp.
B.
góp phần đa dạng hoá cơ cấu kinh tế nông thôn.
C.
góp phần phát triển nền kinh tế thị trường.
D.
góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển.
Câu 10: Trong mười năm đầu, từ năm 1976 đến năm 1986, qua hai kế hoạch nhà nước 5 năm, nhân dân ta thực hiện những nhiệm vụ kinh tế - xã hội nhằm
A.
xây dựng đất nước, đồng thời với đấu tranh bảo vệ tổ quốc.
B.
xây dựng cuộc sống mới đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.
C.
phát triển, xây dựng đất nước, hàn gắn vết thương chiến tranh.
D.
tiến hành hội nhập quốc tế sâu rộng và xây dựng đất nước.
Câu 11: Chiến thắng biên giới Tây Nam của quân dân ta có ý nghĩa như thế nào?
A.
Tạo thời cơ thuận lợi cho cách mạng Cam-pu-chia giành thắng lợi.
B.
Tiêu diệt hoàn toàn chế độ Pôn-pốt - Iêng-xê-ri.
C.
Tăng cường tình đoàn kết của ba nước Đông Dương.
D.
Tạo nên sức mạnh tổng hợp của nhân dân hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia.
Câu 12: Ngày 22/12/1978, tập đoàn “Khơme đỏ” đã huy động 19 sư đoàn bộ binh cùng với nhiều đơn vị pháo binh, xe tăng tiến đánh Tây Ninh đã
A.
kết thúc cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam nước ta.
B.
mở đầu cuộc hành quân tìm diệt và bình định nước ta.
C.
mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam nước ta.
D.
kết thúc cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Bắc nước ta.
Câu 13: Để bảo vệ lãnh thổ Tổ quốc, quân dân ta, trực tiếp là quân dân 6 tỉnh biên giới phía Bắc đã
A.
Nổi dậy đấu tranh.
B.
Đứng lên chiến đấu.
C.
Chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
D.
Tích cực tiến hành phòng thủ.
Câu 14: Nhằm thực hiện quyền tự vệ chính đáng, quân ta đã có hành động gì để quét sạch quân xâm lược của tập đoàn “Khơme đỏ” ra khỏi nước ta?
A.
Tổ chức cuộc tiến công chiến lược.
B.
Đánh phá vùng bình định lấn chiếm.
C.
Tổ chức cuộc phản công tiêu diệt.
D.
Đánh phá vùng sau lưng của địch.
Câu 15: Ngày 22/12/1978, tập đoàn “Khơme đỏ” đã sử dụng lực lượng nào để tiến đánh Tây Ninh, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây Nam nước ta?
A.
Sư đoàn bộ binh, pháo binh và xe tăng.
B.
Sư đoàn bộ binh, pháo binh và máy bay.
C.
Những tàn dư trong lực lượng quân đội Sài Gòn.
D.
Sư đoàn pháo binh phối hợp với lực lượng hải quân.





ĐÁP ÁN
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
1​
B
5​
D
9​
D
13​
B
17​
2​
A
6​
A
10​
A
14​
C
18​
3​
C
7​
C
11​
A
15​
A
19​
4​
A
8​
A
12​
C
16​
20​
 

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
762
166
18
Lào Cai
Lào Cai
Câu 1: Khát vọng “nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một” của nhân dân Việt Nam được thực hiện thành công với thắng lợi của
A.
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội khóa VI.
B.
Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI.
C.
Đại thắng mùa Xuân 1975.
D.
Đại hội lần thứ IV của Đảng.
Câu 2: Hội nghị nào đã đề ra nhiệm vụ hoàn thành thống nhất về mặt nhà nước ở Việt Nam?
A.
Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI tại Hà Nội (6/1976).
B.
Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (9/1975).
C.
Hội nghị Hiệp thương chính trị được tổ chức tại Sài Gòn (11/1975).
D.
Hội nghị lần thứ 21 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (7/1973).
Câu 3: Từ ngày 15 đến ngày 21/11/1975, Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn đã nhất trí hoàn toàn vấn đề nào dưới đây?
A.
Đổi tên thành phố Sài Gòn - Gia Định là Thành phố Hồ Chí Minh.
B.
Quốc kì là lá cờ đỏ sao vàng, Quốc ca là bài Tiến quân ca.
C.
Quyết định tên nước là Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
D.
Chủ trương, biện pháp nhằm thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Câu 4: Ngày 25/ 4/1976, ở Việt Nam diễn ra sự kiện chính trị nào dưới đây?
A.
Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung được tiến hành trong cả nước.
B.
Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI của nước Việt Nam thống nhất.
C.
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam.
D.
Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước tại Sài Gòn.
Câu 5: Nội dung nào sau đây là giá trị của việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ở Việt Nam (1975 - 1976)?
A.
Tạo ra khả năng to lớn để bảo vệ Tổ quốc và mở rộng quan hệ quốc tế.
B.
Đánh dấu cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã hoàn thành.
C.
Đáp ứng được điều kiện đề Việt Nam sớm gia nhập tổ chức ASEAN.
D.
Đánh dấu việc hoàn thành thống nhất đất nước trên tất cả các lĩnh vực.
Câu 6: Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, nhiệm vụ thống nhất đất nước ở Việt Nam vẫn chưa hoàn thành vì
A.
chưa thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
B.
quân đội nước ngoài vẫn có mặt ở Việt Nam.
C.
chưa thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
D.
chưa hoàn thành cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 7: Sự kiện nào đánh dấu việc hoàn thành quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước Việt Nam (1975 - 1976)?
A.
Hội nghị Hiệp thương của đại biểu hai miền Bắc Nam tại Sài Gòn (11/1975).
B.
Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung trong cả nước (25/04/1976).
C.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (từ 14 đến 20/12/1976).
D.
Kì họp thứ nhất Quốc hội khoá VI nước Việt Nam thống nhất (24/6 đến 03/07/1976).
Câu 8: Việt Nam thực hiện thống nhất đất nước về mặt nhà nước ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975 vì
A.
đó là ý chí và nguyện vọng thiết tha của toàn dân tộc.
B.
muốn tạo sức mạnh tổng hợp để tham gia xu thế toàn cầu hóa.
C.
đó là một điều khoản phải thi hành của Hiệp định Pari năm 1973.
D.
phải hoàn thành triệt để cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.
Câu 9: Nghị quyết Hội nghị nào đã khẳng định: “Thống nhất đất nước vừa là nguyện vọng tha thiết của nhân dân cả nước, vừa là quy luật khách quan của sự phát triển cách mạng Việt Nam, của lịch sử dân tộc Việt Nam”?
A.
Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7/1973).
B.
Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1/1959).
C.
Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11/1975).
D.
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).
Câu 10: Tại Hà Nội năm 1976, Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất họp kì đầu tiên đã quyết định
A.
tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
B.
cải cách ruộng đất trong cả nước.
C.
thành lập Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.
D.
tiến hành đổi mới đất nước.
Câu 11: Tên nước là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị nào dưới đây?
A.
Cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội chung (4/1976).
B.
Hội nghị lần thứ 24 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).
C.
Hội nghị Hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11/1975).
D.
Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7/1976).
Câu 12: Tổ chức nào giữ vai trò tập hợp, đoàn kết toàn dân Việt Nam từ sau khi thống nhất đất nước về mặt nhà nước (1976)?
A.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
B.
Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
C.
Việt Nam độc lập đồng minh.
D.
Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam.
Câu 13: Ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975, công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam không tác động đến việc
A.
Miền Bắc xây dựng được cơ sở vật chất-kĩ thuật ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
B.
Cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đã hoàn thành.
C.
Miền Nam đã hoàn thành việc khắc phục hậu quả của chiến tranh.
D.
Nhiều nước trên thế giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây là điều kiện thuận lợi của Việt Nam ngay sau đại thắng mùa Xuân 1975?
A.
Đất nước đã thống nhất về mặt lãnh thổ.
B.
Hậu quả chiến tranh đã khắc phục xong.
C.
Mĩ đã bình thường hoá quan hệ với Việt Nam.
D.
Nền kinh tế bước đầu có tích luỹ nội bộ.
Câu 15: Sau đại thắng mùa Xuân 1975, ở mỗi miền của đất nước Việt Nam vẫn tồn tại hình thức tổ chức
A.
Nhà nước khác nhau.
B.
Quân đội khác nhau.
C.
Mặt trận khác nhau.
D.
Chính phủ khác nhau.



ĐÁP ÁN
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
Câu​
Đ/a​
1​
B
5​
A
9​
D
13​
C
17​
2​
B
6​
C
10​
A
14​
A
18​
3​
D
7​
D
11​
D
15​
A
19​
4​
A
8​
A
12​
A
16​
20​
 
Top Bottom