Câu 1: Phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở Miền Nam Việt Nam thắng lợi dẫn đến sự ra đời của tổ chức nào dưới đây? | ||||
A. | Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam. | |||
B. | Mặt trận Dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương. | |||
C. | Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. | |||
D. | Liên minh các lực lượng hòa bình, thân tộc, dân chủ. | |||
Câu 2: Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam, quân Mĩ giữ vai trò | ||||
A. | hỗ trợ chiến đấu. | B. | cố vấn chỉ huy. | |
C. | phối hợp chiến đấu. | D. | trực tiếp chiến đấu. | |
Câu 3: Trong thời kì 1954 - 1975, sự kiện nào là mốc đánh dấu bước phát triển của cách mạng miền Nam Việt Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thể tiến công? | ||||
A. | Phong trào “Đồng khởi” (1959/1960). | B. | Chiến dịch Tây Nguyên (3/1975). | |
C. | Chiến thắng Phước Long (1/1975). | D. | Chiến dịch Hồ Chí Minh (4/1975). | |
Câu 4: Thắng lợi nào dưới đây chứng tỏ quân dân miền Nam Việt Nam có khả năng đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ? | ||||
A. | Chiến thắng Bình Giã. | B. | Chiến thắng Ấp Bắc. | |
C. | Chiến thắng Đồng Xoài. | D. | Chiến thắng Vạn Tường. | |
Câu 5: Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) đã quyết định để nhân dân miền Nam chuyển hướng đấu tranh để đánh đổ chính quyền Mĩ - Diệm vì | ||||
A. | Mĩ thay đổi chiến lược chiến tranh ở miền Nam Việt Nam. | |||
B. | Quân Giải phóng miền Nam đã được thành lập. | |||
C. | phương pháp đấu tranh hoà bình không còn phù hợp | |||
D. | lực lượng chính trị và lực lượng vũ trang đã phát triển. | |||
Câu 6: Ý nghĩa lớn nhất của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) là | ||||
A. | giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ. | |||
B. | làm phá sản chiến lược “Chiến tranh đơn phương” của Mĩ. | |||
C. | làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. | |||
D. | đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam. | |||
Câu 7: Âm mưu của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) là gì? | ||||
A. | Thực hiện hai gọng kìm: “tìm diệt” và “bình định”. | |||
B. | “Dùng người Việt đánh người Việt”. | |||
C. | Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương. | |||
D. | Giành lại thế chủ động trên chiến trường. | |||
Câu 8: Cách mạng miền Nam chuyển từ giữ gìn lực lượng sang thế tiến công, gắn liền với thắng lợi của | ||||
A. | phong trào “Đồng khởi” (1939 - 1960). | |||
B. | cuộc Tiến công chiến lược năm 1972. | |||
C. | cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1968. | |||
D. | việc ký kết Hiệp định Pari (1973). | |||
Câu 9: Trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” Mĩ thực hiện ở miền Nam Việt Nam (1961 - 1965), “ấp chiến lược” đóng vai trò là | ||||
A. | Hậu cứ. | B. | Xương sống. | |
C. | Chỗ dựa. | D. | Công cụ. | |
Câu 10: Từ phong trào Đồng Khởi (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam, tổ chức nào đã được thành lập nhằm đoàn kết toàn dân, đấu tranh chống Mĩ - Diệm? | ||||
A. | Mặt trận Việt Nam đồng minh hội. | |||
B. | Mặt trận Dân tộc giải phóng Việt Nam Đông Dương. | |||
C. | Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam. | |||
D. | Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh. | |||
Câu 11: “Bình định miền Nam có trọng điểm trong 2 năm”, là nội dung trong kế hoạch quân sự nào sau đây của Mĩ? | ||||
A. | Kế hoạch ổn định mới của Mĩ. | B. | Kế hoạch Xtalây – Taylo. | |
C. | Kế hoạch Đà Lát đờ Tátxinhi. | D. | Kế hoạch Giônxơn - Mac Namara. | |
Câu 12: Lực lượng nòng cốt trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” (1961 - 1965) của Mĩ ở miền Nam là | ||||
A. | quân đội Sài Gòn. | B. | quân chủ lực Mĩ. | |
C. | quân đồng minh của Mĩ. | D. | quân cố vấn Mĩ. | |
Câu 13: Năm 1963, quân dân miền Nam Việt Nam giành thắng lợi vang dội trong trận | ||||
A. | Ấp Bắc (Mỹ Tho). | B. | An Lão (Bình Định). | |
C. | Bình Giã (Bà Rịa). | D. | Ba Gia (Quảng Ngãi). | |
Câu 14: Khi quân Pháp rút khỏi Việt Nam (1956), điều khoản nào của Hội nghị Giơnevơ chưa được thực hiện? | ||||
A. | Các bên thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương. | |||
B. | Tổ chức Tổng tuyển cử tự do thống nhất đất nước. | |||
C. | Bồi thường và khắc phục hậu quả của chiến tranh. | |||
D. | Tiến hành tập kết quân đội, chuyển quân, chuyển giao khu vực. | |||
Câu 15: Một trong những âm mưu của Mĩ trong thời kì 1954 - 1975 là biến miền Nam Việt Nam thành | ||||
A. | thị trường xuất khẩu duy nhất. | B. | đồng minh duy nhất. | |
C. | căn cứ quân sự của Mĩ ở Đông Dương. | D. | căn cứ quân sự duy nhất. | |
Câu 16: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng Lao động Việt Nam (9/1960) chủ trương tiến hành đồng thời | ||||
A. | cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam. | |||
B. | cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng tư sản dân quyền ở miền Nam. | |||
C. | cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Bắc và cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Nam. | |||
D. | cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Nam và cách mạng tư sản dân quyền ở miền Bắc. | |||
Câu 17: Hội nghị lần thứ 15 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam (1/1959) đã chỉ rõ phương hướng cơ bản của cách mạng miền Nam là | ||||
A. | đi từ khởi nghĩa từng phần đến tổng khởi nghĩa để giành chính quyền về tay nhân dân. | |||
B. | tổng tiến công và nổi dậy để giành chính quyền về tay nhân dân. | |||
C. | đấu tranh chính trị là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang đánh đổ ách thống trị của Mĩ - Diệm. | |||
D. | tiến hành cuộc tổng công kích, tổng khởi nghĩa để đánh đổ chính quyền các cấp của Mĩ - Diệm. | |||
Câu 18: Hội nghị Trung ương lần thứ 15 của Đảng Lao động Việt Nam (đầu năm 1959) xác định con đường tiếp theo của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân là vì | ||||
A. | khởi nghĩa vũ trang là hình thức đấu tranh duy nhất đem lại thắng lợi trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm. | |||
B. | đã hết thời hạn hiệp thương Tổng tuyển cử thống nhất hai miền Nam - Bắc. | |||
C. | lực lượng cách mạng lúc này đủ mạnh để tiến lên khởi nghĩa giành chính quyền. | |||
D. | Mĩ - Diệm khủng bố đàn áp phong trào đấu tranh hoà bình của nhân dân, ngang nhiên phá hoại Hiệp định Giơnevơ. | |||
Câu 19: Một trong những ý nghĩa lịch sử của phong trào “Đồng khởi” (1959 - 1960) ở miền Nam Việt Nam là | ||||
A. | miền Bắc được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa. | |||
B. | đưa cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. | |||
C. | cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc ở các nước châu Á, châu Phi và Mĩ Latinh. | |||
D. | chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược, chấm dứt ách thống trị thực dân của Pháp. | |||
Câu 20: Một trong những bài học kinh nghiệm của Đại hội Đảng toàn quốc lần III (9/1960) được Đảng ta vận dụng trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay là | ||||
A. | tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. | |||
B. | đẩy mạnh phát triển công nghiệp, chăm lo đời sống nhân dân. | |||
C. | tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, ưu tiên phát triển công nghiệp năng. | |||
D. | tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa phù hợp với hoàn cảnh đất nước. | |||
ĐÁP ÁN | |||||||||
Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a |
1 | C | 5 | C | 9 | B | 13 | A | 17 | C |
2 | B | 6 | D | 10 | C | 14 | B | 18 | D |
3 | A | 7 | B | 11 | D | 15 | C | 19 | B |
4 | B | 8 | A | 12 | A | 16 | A | 20 | D |