Câu 1: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) khẳng định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là | |||
A. | đem lại ruộng đất cho nông dân. | B. | chống phát xít và chống chiến tranh. |
C. | chống chiến tranh và bảo vệ hòa bình. | D. | chống đế quốc và chống phong kiến. |
Câu 2: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936) xác định phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức | |||
A. | bí mật và bất hợp pháp. | ||
B. | công khai và hợp pháp. | ||
C. | đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang. | ||
D. | công khai và bí mật, hợp pháp và bất hợp pháp. | ||
Câu 3: Nội dung nào sau đây là yếu tố quyết định sự bùng nổ của phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam? | |||
A. | Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản (7/1935). | ||
B. | Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7/1936). | ||
C. | Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (6/1936). | ||
D. | Sự xuất hiện chủ nghĩa phát xít và nguy cơ chiến tranh thế giới mới (những năm 30 của thế kỉ XX). | ||
Câu 4: Một trong những khó khăn của cách mạng Việt Nam trong những năm 1936 - 1939 là | |||
A. | Hệ thống tổ chức của Đảng và quần chúng chưa được phục hồi. | ||
B. | Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở nước Pháp. | ||
C. | Có nhiều đảng phái chính trị tranh giành ảnh hưởng trong quần chúng. | ||
D. | Chính phủ Pháp cử phái viên sang điều tra tình hình Đông Dương. | ||
Câu 5: Tháng 8/1936, Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương phát động phong trào | |||
A. | diễn thuyết thu thập “dân nguyện”. | B. | đấu tranh nghị trường. |
C. | đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ. | D. | Đông Dương Đại hội. |
Câu 6: Ở Việt Nam, các ủy ban hành động được thành lập vào năm 1936 nhằm mục đích gì? | |||
A. | Thu thập “dân nguyện” tiến tới Đông Dương Đại hội. | ||
B. | Vận động thành lập các Hội ái hữu thay cho Công hội đỏ. | ||
C. | Biểu dương lực lượng khi đón tiếp Toàn quyền Đông Dương. | ||
D. | Chuẩn bị mọi mặt cho khởi nghĩa giành chính quyền. | ||
Câu 7: Nội dung nào sau không phải là nguyên nhân bùng nổ phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam? | |||
A. | Hậu quả trực tiếp của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. | ||
B. | Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 7/1936). | ||
C. | Sự chỉ đạo của Quốc tế Cộng sản với phong trào cách mạng thế giới (7/1935). | ||
D. | Chính phủ Mặt trận Nhân dân lên cầm quyền ở Pháp (tháng 6/1936). | ||
Câu 8: Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 - 1939 thực chất là | |||
A. | Cuộc vận động dân tộc dân chủ. | ||
B. | Cách mạng giải phóng dân tộc. | ||
C. | Cuộc tuyên truyền quần chúng đấu tranh. | ||
D. | Cuộc đấu tranh giai cấp để giải phóng dân tộc. | ||
Câu 9: Hình thức đấu tranh nào dưới đây không được sử dụng trong phong trào dân chủ 1936 - 1939? | |||
A. | Đấu tranh nghị trường. | B. | Đấu tranh báo chí. |
C. | Mít tinh, đưa dân nguyện. | D. | Đấu tranh vũ trang |
Câu 10: Năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là | |||
A. | Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương. | ||
B. | Mặt trận Dân chủ Đông Dương. | ||
C. | Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương. | ||
D. | Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh. | ||
Câu 11: Lực lượng chủ yếu nào tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939? | |||
A. | Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. | ||
B. | Tư sản, địa chủ, tiểu tư sản. | ||
C. | Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ. | ||
D. | Tư sản, tiểu tư sản, nông dân. | ||
Câu 12: Những hình thức đấu tranh mới được Đảng vận dụng trong phong trào dân chủ 1936 - 1939 là gì? | |||
A. | Mít tinh, biểu tình đòi quyền sống. | ||
B. | Đấu tranh nghị trường, mít tinh, hội họp. | ||
C. | Đấu tranh nghị trường, đấu tranh báo chí. | ||
D. | Biểu tình có vũ trang, tổng bãi công chính trị. | ||
Câu 13: Phong trào tổ chức quần chủng mít tỉnh “đón rước” phái viên của Chính phủ Pháp và toàn quyền Đông Dương diễn ra trong | |||
A. | phong trào cách mạng 1930 - 1931. | ||
B. | phong trào dân tộc dân chủ 1919 - 1925. | ||
C. | phong trào giải phóng dân tộc 1939 - 1945. | ||
D. | phong trào dân chủ 1936 - 1939. | ||
Câu 14: Phong trào Đông Dương Đại hội trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam đã | |||
A. | dẫn đến thành lập Xô Viết Nghệ - Tĩnh. | ||
B. | bước đầu hình thành lực lượng vũ trang. | ||
C. | hình thành khối liên minh công - nông. | ||
D. | thức tỉnh đông đảo quản chung lao động. | ||
Câu 15: Trong phong trào dân chủ 1936 - 1939, Nhân dân Việt Nam đã | |||
A. | gửi yêu sách về dân sinh, dân chủ. | ||
B. | lập căn cứ địa cách mạng trong cả nước. | ||
C. | tiến hành chiến tranh du kích cục bộ. | ||
D. | khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền. | ||
Câu 16: Trong những năm 1936 - 1939, để phù hợp với tình hình mới, Đảng Cộng sản Đông Dương không đề ra khẩu hiệu đấu tranh nào? | |||
A. | “Tự do, dân chủ, cơm áo, hoà bình”. | ||
B. | “Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai”. | ||
C. | “Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc”. | ||
D. | “Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày”. | ||
Câu 17: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam những năm 1936 - 1939 là | |||
A. | Có sự phục hồi và phát triển so với các thời kì trước. | ||
B. | Chủ yếu vẫn lạc hậu, nghèo nàn à lệ thuộc vào Pháp. | ||
C. | Được Pháp đầu tư nhiều vốn và có chuyển biến tích cực. | ||
D. | Phát triển mạnh nhưng hạn chế về nông nghiệp, khai mỏ. | ||
Câu 18: Trong thời kì 1936 - 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đưa một số cán bộ ra hoạt động công khai vì | |||
A. | Tình hình thế giới đang có lợi cho cách mạng Việt Nam. | ||
B. | Chính phủ mới ở Pháp ban hành nhiều chính sách tiến bộ. | ||
C. | Tình hình trong nước thay đổi, lực lượng cách mạng lớn mạnh. | ||
D. | Thực hiện nghị quyết của Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản. | ||
Câu 19: Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào Đông Dương Đại hội năm 1936 là | |||
A. | Bí mật, bất hợp pháp. | B. | Công khai, hợp pháp. |
C. | Đấu tranh bạo lực. | D. | Đấu tranh vũ trang. |
Câu 20: Phong trào dân chủ 1936 - 1939 ở Việt Nam là một bước chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945 vì | |||
A. | Bước đầu xây dựng được lực lượng vũ trang nhân dân. | ||
B. | Đưa Đảng Cộng sản Đông Dương ra hoạt động công khai. | ||
C. | Xây dựng được một lực lượng chính trị quần chúng đông đảo. | ||
D. | Khắc phục triệt để hạn chế của Luận Cương tháng 10/1930. |
ĐÁP ÁN | |||||||||
Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a | Câu | Đ/a |
1 | D | 5 | D | 9 | D | 13 | D | 17 | A |
2 | D | 6 | A | 10 | A | 14 | D | 18 | B |
3 | A | 7 | A | 11 | C | 15 | A | 19 | B |
4 | C | 8 | A | 12 | C | 16 | D | 20 | C |