Sử 12 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 5

Mộ Dung Thu Vũ

Cựu Mod Sử
Thành viên
25 Tháng hai 2022
1,024
6
758
166
Lào Cai
Lào Cai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHUYÊN ĐỀ: MĨ
Câu 1: Trong ba mục tiêu của chiến lược toàn cầu, mục tiêu nào có ảnh hưởng trực tiếp đến Việt Nam là
A.Ngăn chặn và tiến tới xoá bỏ chủ nghĩa xã hội.
B.tổ chức quốc tế chống lại phong trào công nhân.
C.liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.
D.Khống chế các nước tư bản đồng minh của Mĩ.
Câu 2: Quốc gia nào ở châu Á không trở thành đồng minh của Mĩ trong quá trình triển khai chiến lược Toàn cầu?
A.Thái Lan.B.Nhật Bản.
C.Inđônêxia.D.Hàn Quốc.
Câu 3: Nguyên nhân khách quan tạo điều kiện cho nền kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A.là nước khởi đầu cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại
B.có nguồn nhân lực dồi dào, trình độ kĩ thuật cao.
C.trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao.
D.tận dụng tốt yếu tố chiến tranh thế giới để làm giàu.
Câu 4: Chiến lược đối ngoại nổi bật của Mĩ triển khai sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1973 là
A.chiến lược toàn cầu.B.chiến lược “Cây gậy và củ cà rốt”.
C.chiến lược “Cam kết và mở rộng”.D.chiến lược “Ngăn đe thực tế”.
Câu 5: Khẩu hiệu mà Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác trong chiến lược “Cam kết và mở rộng” là
A.“Thúc đẩy dân chủ”.B.“Ủng hộ độc lập dân tộc”.
C.“Chống chủ nghĩa khủng bố”. D.“Tự do tín ngưỡng”.
Câu 6: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nước Mĩ có đóng góp gì cho lịch sử nhân loại?
A.Khởi đầu Chiến tranh lạnh.
B.Thực hiện chiến lược toàn cầu.
C.Khởi đầu cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại.
D.Cùng Liên Xô xác lập cục diện hai cực, hai phe.
Câu 7: Yếu tố nào sau đây không phải là nguyên nhân dẫn tới sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai?
A.Áp dụng khoa học - kĩ thuật.B.Vai trò điều tiết của Nhà nước.
C.Tài nguyên thiên nhiên phong phú.D.Chi phí cho quốc phòng thấp.
Câu 8: Hai mươi năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia nào trở thành trung tâm kinh tế - tài chính lớn nhất thế giới?
A.Liên Xô. B.Mĩ.
C.Anh.D.Pháp.
Câu 9: Khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), Mĩ là trung tâm
A.kinh tế - chính trị lớn nhất của thế giới.
B.kinh tế - tài chính lớn nhất của thế giới.
C.kinh tế - thương mại lớn nhất của thế giới.
D.kinh tế - xã hội lớn nhất của thế giới.
Câu 10: Nội dung nào không phải là mục tiêu chủ yếu trong “Chiến lược toàn cầu” của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
A.Ngăn chặn và tiến tới xóa bỏ chủ nghĩa xã hội trên thế giới.
B.Khống chế, chi phối các nước tư bản đồng minh.
C.Đàn áp phong trào giải phóng dân tộc.
D.Khẩu hiệu “Thúc đẩy dân chủ” để can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác.
Câu 11: Từ năm 1973 đến năm 1982, kinh tế Mĩ có biểu hiện nào sau đây?
A.Khủng hoảng, suy thoái kéo dài.B.Phục hồi, phát triển nhanh chóng.
C.Ổn định, tốc độ tăng trưởng cao.D.Phát triển với tốc độ “thần ki”.
Câu 12: Trong các nguyên nhân đưa nền kinh tế Mĩ phát triển, nguyên nhân nào cơ bản nhất?
A.Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú.
B.Nhờ áp dụng những thành tựu khoa học - kĩ thuật của thế giới.
C.Nhờ quân sự hóa nền kinh tế.
D.Nhờ trình độ tập trung sản xuất, tập trung tư bản cao.
Câu 13: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Mĩ thể hiện tham vọng
A.Trở thành bá chủ trên thế giới.B.Trở thành bá chủ ở châu Âu.
C.Trở thành lãnh đạo ở châu Á.D.Trở thành lãnh đạo ở châu Mĩ.
Câu 14: Sau chiến tranh thế giới thứ hai, nền nông nghiệp của Mĩ phát triển mạnh mẽ nhờ việc áp dụng
A.Cách mạng công nghiệp. B.Cách mạng xanh.
C.Cách mạng chất xám.D.Cách mạng phần mềm.
Câu 15: Trong những năm 1945 - 1950, nền kinh tế công nghiệp của Mĩ có vị thế
A.Sản lượng công nghiệp Mĩ đứng đầu thế giới.
B.Có sự suy giảm so với mức trước chiến tranh.
C.Sản xuất đã phục hồi so với trước chiến tranh.
D.Đi đầu thế giới trong lĩnh vực điện hạt nhân.
Câu 16: Yếu tố làm thay đổi chính sách đối nội, đối ngoại của Mĩ khi bước vào thế kỉ XXI là
A.Chủ nghĩa khủng bố. B.Chiến tranh Iran.
C.Mĩ thất bại tại Việt Nam.D.Liên Xô tan rã.
Câu 17: Thành công lớn nhất của Mĩ trong chính sách đối ngoại từ những năm 70 đến năm 1991 là
A.Lập được nhiều khối quân sự trên toàn thế giới.
B.Thực hiện nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống.
C.Góp phần đưa đến sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu.
D.Thiết lập chế độ thực dân mới trên phạm vi toàn thế giới.
Câu 18: Thành tự trên lĩnh vực nào của Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai tác động tích cực đến sự phát triển chung của thế giới?
A.Văn hoá-giáo dục.B.Khoa học-kĩ thuật.
C.Quân sự.D.Đối ngoại.
Câu 19: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm địa vị kinh tế của Mĩ giai đoạn 1950-1973 so với những năm trước 1950?
A.Thiên tai thường xuyên xảy ra.B.Sự cạnh tranh gay gắt của Liên Xô.
C.Cuộc chạy đua vũ trang rất tốn kém. D.Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
Câu 20: Trong quá trình triển khai chiến lược toàn cầu nửa sau thế kỉ XX, cuộc chiến tranh ở khu vực nào đã tạo ra những bất đồng chia rẽ trong nội bộ chính quyền Mĩ?
A.Triều Tiên.B.Trung Quốc.
C.Cuba.D.Việt Nam.
 
Top Bottom