Sử 9 Câu hỏi ôn tập phong trào cách mạng 1930-1931

Nguyễn Thị Thu Hiền 13042006

Cựu TMod Sử
Thành viên
11 Tháng hai 2022
470
1
382
66
18
Hà Tĩnh
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1. Phân tích điều kiện lịch sử của phong trào cách mang 1930–1931, ở Việt Nam.
- Tác động khủng hoảng kinh tế thế giới (1925 - 1933), Việt Nam là thuộc địa của nước Pháp, kinh tế phụ thuộc vào Pháp nên chịu nhiều hậu quả nặng Đề của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, làm trăm trong thêm tình trung đôi khó của các tầng lớp nhân dân lao động.
- Tác động của phong trào cách mạng thế giới.
+ Trong những năm 1929 – 1933, phong trào cách mạng ở các nước từ
bản phát triển mạnh, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam.
+ Liên Xô xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, sự kiện do đã có vũ phong trào cách mạng Đông Dương.
-Mâu thuẫn giữa toàn thể dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phát triển gay gắt:
+ Đầu năm 1930, cuộc khởi nghĩa Yên Bài do Việt Nam Quốc dân dùng lãnh đạo đã bị thất bại. Chính quyền thực dân tiến hành một chiến dịch khủng bố đã man những người yêu nước.
+ Ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế và chính sách dàn áp khủng bỏ khốc liệt của thực dân Pháp làm cho mâu thuẫn giữa cả dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp xâm lược và tay sai phát triển vô cùng gay gắt. -Đây là nguyên nhân sâu xa và trực tiếp dẫn đến phong trào đấu tranh của quần chúng.
Sư lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+ Đầu năm 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với tổ chức chặt chẽ và cương lĩnh chính trị đúng đắn, nắm quyền lãnh đạo duy nhất đối với cách mạng Việt Nam, quy tụ lực lượng toàn dân tộc Việt Nam, kịp thời lãnh đạo nhân dân bước vào một thời kì dấu tranh mới.
+ Đây là nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định làm cho phong trào đấu tranh của quân chủng phát triển mạnh mẽ, bởi vì nếu không có sự lãnh đạo của Đảng thì tự bản thân những mâu thuẫn giai cấp xã hội chỉ có thể dẫn tới những cuộc đấu tranh lẻ tẻ, tu phat, mà không thể trở thành một phong trào tự giác trên quy mở rộng lớn được.
Câu 2. Trình bay diễn biến và nêu nhận xét về quy mô và hình thức đấu tranh của phong trào cách mạng 1930 – 1931
a) Phong trào 1930 – 1931
Từ tháng 2/1930 đã nó ra cuộc bãi công của 3000 công nhân đồn điền cao su Phú Riêng. Tiếp đó, trong tháng 4 là cuộc bãi công của 4.000 công nhan nhà máy sợi Nam Định và 400 công nhân nhà máy Của và nhà máy Diêm. Bên Thuỷ. Phong trào đấu tranh của nông dẫn đã diễn ra ở nhiều địa phương như Hà Nam, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh.
Tháng 5/1930, phong trào phát triển thành cao trào
+ Ngày 1/5/1930 lần đầu tiên nhân dân Việt Nam kỉ niệm ngày Quốc tế lao động. Khắp nơi diễn ra các hình thức đấu tranh để kỉ niệm như một tình. biểu tình, bãi công, bãi khoả, bãi thị, treo cờ đỏ bùa liếm, rải truyền đơn, căng khẩu hiệu...
+ Các cuộc đấu tranh của công nhân đã nó ra trong các nhà máy ở Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định. Vinh, Sài Gòn - Cho Lớn. Các cuộc đấu tranh của nông dân cũng nổ ra ở nhiều địa phương. Tiêu biểu là cuộc đấu tranh của 5000 công nhân và nông dân khu vực thành phố Vinh, đòi tăng tiền lương, bớt giờ làm, chống sưu thuế...
+ Các cuộc đấu tranh này đánh dấu bước ngoặt của phong trào cách mạng Việt Nam.
- Trong nửa sau năm 1930, phong trào tiếp tục nó ra ở nhiều nơi
+ Trên phạm vi cả nước, các cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân và các tầng lớp khác nó ra mạnh mẽ: Phong trào nông dân Tiên Hải (Thái Bình) Duy Tiên (Hà Nam). Ở Trung Kì, có các cuộc đấu tranh của nông dân Đức Phổ, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi), Ở Nam Kì, có cuộc đấu tranh ở Bà Chiếu (Sài Gòn - Chợ Lớn).
+ Ở hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, phong trào nông dân lên cao với những cuộc biểu tình lớn có vũ trang từ vệ, kéo đến huyện lị, tỉnh lị đòi giảm sưu thuế như nông dân các huyện Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Quỳnh Lưu, Thanh Chương, Đô Lương Anh Sơn, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kì Anh...
+ Tiêu biểu nhất là cuộc biểu tình ngày 12/9/1930 của nông dân Hưng Nguyên (Nghệ An) kéo đến huyện lị, pha nhà lao, đốt huyện đường, vây linh khố xanh, ủng hộ cuộc bãi công của công nhân Bên Thuỷ
+ Chính quyền thực dân bị tê liệt, tan rã ở nhiều nơi. Nhiều cấp ủy Đảng ở thôn, xã lãnh đạo nhân dân đứng lên tự quản lí đời sống chính trị, kinh tế. văn hóa, xã hội ở địa phương, làm chức năng của chính quyền, gọi là “Xô viết"
- Từ cuối năm 1930, khi chính quyền Xô viết ra đời, thực dân Pháp tập trung lực lượng đàn áp, kết hợp sử dụng bạo lực với những thủ đoạn lừa bịp về chính trị. Phong trào cách mạng bị tổn thất nặng nề Một số cuộc đấu tranh lẻ tẻ còn kéo dài sang năm 1931 thi kết thúc.
b) Nhận xét
- Phong trào cách mạng 1930 - 1931 là một phong trào cách mạng đấu tiên do Đảng Cộng sản tổ chức và lãnh đạo.
- Lần đầu tiên phong trào diễn ra trên quy mô rộng lớn, lôi cuốn đông đảo quân chúng tham gia với những hình thức đấu tranh phong phú và quyết liệt, nhưng dảm bảo tính thống nhất. Đây là một bước phát triển nhảy vọt về chất so với những phong trào yêu nước trước kia.

- Phong trào làm tan rã bộ máy chính quyền của đế quốc và phong kiến ở nhiều vùng nông thôn, thành lập được chính quyền cách mạng ở hai tinh Nghệ An và Hà Tĩnh - một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Câu 3. Tại sao nói Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng nhân dàn dưới sự lãnh đạo của Đảng - Nghệ An và Hà Tinh là nơi có phong trào đấu tranh cách mạng phát triển nhất. Tháng 9 và 10/1930, phong trào công - nông phát triển đến đỉnh cao. Khi thế cách mạng của quần chúng mạnh mẽ, bộ máy chính quyền của dế quốc và phong kiến tay sai ở nhiều huyện, xã tan rã. Các Ban Chấp hành Nông hội xã do các chi bộ Đàng lãnh đạo đứng ra quản lý mọi mặt ở nông thôn, làm nhiệm vụ của một chính quyền nhân dẫn dưới hình thức Xô viết.
- Xô viết ra đời tại một số huyện thuộc Nghệ An vào tháng 9/1930. Một số huyện ở Hà Tĩnh, Xô viết hình thành cuối năm 1930 đấu năm 1931.
- Xô viết thực hiện một số chính sách tiến bộ:
+ Về chính trị, chính quyền cách mạng kiên quyết trấn áp bọn phản cách mạng, thực hiện rộng rãi các quyền tự do, dân chủ cho nhân dân, quán chúng được tham gia các đoàn thể, tự do hội họp; tuyên truyền giáo dục ý thức chính trị cho nhân dân qua hình thức như: hội nghị, mít tinh, sách báo cách mạng. Các đội tự vệ đỏ, tòa án nhân dân được thành lập.
+ Về kinh tế, chia ruộng đất công, tiến, lúa công cho dân cày nghèo, bãi bỏ các thứ thuế mà đế quốc và phong kiến đặt ra, chú trọng đắp để phòng lụt, sửa cầu cống, đường giao thông; tổ chức giúp đỡ nhau sản xuất.
+ Về văn hóa - xã hội. Mở các lớp dạy chữ quốc ngữ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội, xây dựng nếp sống mới.
- Xô viết Nghệ - Tĩnh là mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam, một chính quyền nhà nước của dân, do dân, vì dân. Các Xô viết đượcthành lập và thực thi những chính sách tiến bộ chứng tỏ rằng Xô viết Nghệ . Tình là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930 - 1931. Xô viết Nghệ - Tĩnh thật sự là chính quyền cách mạng của quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng
Bạn có thể tham khảo qua bài làm của mình ạ, có gì không rõ có thể cmt ngay phía dưới.
=> Bạn có thể xem thêm kiến thức các môn tại topic nha:
 
Top Bottom