Sử 7 Câu chuyện bi tráng ẩn sau câu nói lưu truyền trong dân gian "HĂM MỐT LÊ LAI, HĂM HAI LÊ LỢI"

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Từ khi nhà Minh sang cai trị nước ta, chính sự phiền toái, thuế má nặng nề, quan tham lại nhũng, cấm dân nấu muối trồng rau, bắt dân xuống biển mò ngọc châu, phá núi tìm vàng; những sản phẩm quý giá cùng các thứ hương liệu chúng đều vơ vét hết. Sau lại bắt dân đắp mười thành trong mười quận để đóng quân... Bởi vậy dân ta phải khổ nhục trăm đường, tiếng oan không kêu ra được, lòng tức giận ngấm nghía ở trong tâm can, chỉ mong mỏi ra cho khỏi đống than lửa. May lúc ấy có một đấng anh hùng nổi lên, kéo cờ nghĩa để chống với giặc Minh.
Đấng anh hùng ấy, họ Lê, tên là Lợi người ở làng Lam Sơn, huyện Thụy Nguyên, phủ Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa. Đã mấy đời làm nghề canh nông, nhà vẫn giàu có, lại hay giúp đỡ cho kẻ nghèo khó, cho nên mọi người đều phục. Lê Lợi khẳng khái, có chí lớn, quan nhà Minh nghe tiếng, đã dụ dỗ cho làm quan, nhưng ông không chịu khuất phục. Bèn giấu tiếng ở chỗ sơn lâm, đón mời những kẻ hào kiệt, chiêu tập binh mã.
Đến mùa xuân năm mậu tuất (1418), Lê Lợi quyết định khởi binh ở núi Lam Sơn, tự xưng là Bình Định Vương, rồi truyền hịch đi gần xa kể tội nhà Minh để rõ cái mục đính của mình khởi nghĩa đánh kẻ thù của nước. Trong thời gian đầu, lực lượng của quân Lam Sơn chỉ có vài ngàn người, lương thực thiếu thốn, thường chỉ thắng được vài trận nhỏ và hay bị quân Minh đánh bại. Hoạt động trong thời này chủ yếu ở vùng núi Thanh Hóa. Có nhiều lúc Lê Lợi và quân Lam Sơn phải trốn chạy khỏi sự truy đuổi của giặc Minh.
Cuối tháng 4/1418, sau trận huyết chiến tại Mường Một, Lê Lợi và quân sĩ bị quân giặc quây đuổi ráo riết phải ẩn náu trong ngọn núi Chí Linh. Tướng Minh chia quân chặn những nơi hiểm yếu, khiến nghĩa quân Lam Sơn không có đường thoát. Cầm cự được khoảng 10 ngày thì lương thực hết, tình thế rất cấp bách. Nhìn anh em tâm phúc trong Hội thề Lũng Nhai, Lê Lợi chợt nghĩ ra một kế... Lê Lợi bèn hỏi các tướng: "Ai dám đổi áo thay ta đem quân ra đánh giặc, xưng danh hiệu của ta, bắt chước như Kỷ Tín đời Hán, để cho ta có thể giấu tiếng nghi binh, tập hợp binh sĩ, mưu tính cuộc nổi dậy về sau". Các tướng đều không ai dám hưởng ứng. Riêng Lê Lai đứng dậy nói: "Tôi xin đi, sau này lấy được nước thì nghĩ đến công lao của tôi, khiến cho con cháu muôn đời được nhờ ơn nước, đó là nguyện vọng của tôi". Lê Lợi nghe vậy rất thương cảm. Ông nói "Bây giờ nguy khốn thế này, nếu ngồi giữ mảnh đất nguy hiểm, vua tôi đều bị tiêu diệt, sợ sẽ vô ích, nếu theo kế này, may ra có thể thoát được. Kẻ trung thần chết vì nước nào có tiếc gì"
Trước khi cởi chiếc áo bào quen thuộc trao cho Lê Lai cùng 2 con voi và 500 quân sĩ, Bình Định Vương Lê Lợi ngửa mặt lên trời khấn rằng: "Lê Lai có công đổi áo, sau này tôi và con cháu tôi và con cháu các tướng tá công thần, nếu không nhớ đến công lao ấy, thì xin cho cung điện biến thành rừng núi, ấn triện biến thành cục đồng, gươm thần biến thành dao cùn".
Vừa dứt lời, Lê Lai dẫn 500 quân cảm tử kéo thẳng đến trại giặc khiêu chiến. Giặc dốc hết quân ra đánh, ông cưỡi ngựa tốt, xông thẳng vào giữa trận, hô to lên rằng: "Chúa Lam Sơn chính là ta đây", rồi đánh giết được rất nhiều quân giặc. Khi đã kiệt sức, ông bị địch bắt tưởng là Lê Lợi nên bị xử cực hình. Lê Lợi và các tướng lĩnh khác thoát được. Sau trận thoát vây ấy, Bình Định Vương Lê Lợi được rảnh tay củng cố lực lượng một thời gian dài bởi quân Minh yên trí là đã giết được chủ tướng Lam Sơn. Lê Lợi cảm động vì lòng trung nghĩa của Lê Lai nên sai người ngầm tìm di hài ông đem về mai táng ở Lam sơn.
Năm 1428, sau khi đánh bại giặc Minh, ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Lợi đã truy tặng cho Lê Lai là Đệ nhất Khai quốc công thần, sai Nguyễn Trãi soạn hai bài văn thề mãi mãi ghi nhớ công lao của Lê Lai.
Trước khi mất Lê Lợi dặn lại vua nối ngôi Lê Thái Tông rằng: Ta có được ngày hôm nay là nhờ có Lê Lai. Do ngày mất của Lê Lai không rõ nên sau khi ta chết phải làm giỗ cho Lê Lai trước khi làm giỗ cho ta một ngày.
Ngày 22 tháng 8 năm 1433 Lê Thái Tổ băng hà. Từ đó ngày giỗ Lê Lai được tổ chức trước ngày giỗ vua Lê Thái Tổ một ngày. Bởi thế đời sau đã truyền lại câu nói: Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi".
Ai mà chẳng chết, khác nhau chăng cũng chỉ là, nếu được chọn, người ta nên chết như thế nào thôi. Lẫm liệt thay, Lê Lai!
-----

maxresdefault.jpg

cảnh quân Minh tiến đánh núi Chí Linh năm 1418 và bao vây nghĩa quân Lam Sơn

lelai.bmp

Lê Lai từ biệt chủ tướng ra phá vây

le_lai_400.jpg

images
quân của Lê Lai tấn công vào quân Minh

Le-lai-bi-quan-tau-bat.png

Lê Lai bị quân giặc bắt


49203477_327539414526097_4064600093649534976_n.jpg

Đền thờ Lê Lai tại huyện Ngọc Lặc - Thanh Hóa
 
Last edited:
Top Bottom