Văn 10 CẢNH NGÀY HÈ

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Tinh thần nhân đạo của Nguyễn Trãi được thể hiện qua những chi tiết nào?
Giá trị nhân đạo trong bài thơ được kết tạo nên bởi cái nhìn nhân sinh sâu sắc, bởi cái tấm lòng yêu người, yêu đời, yêu nước yêu dân .
- Khát vọng cho nhân dân một cuộc sống ấm no, giàu có và sung túc , mong ước được công hiến cho nước cho dân, cho lí tưởng ngàn đời cao đẹp.
Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng,
Dân giàu đủ khắp đòi phương.

+ Hai câu thơ kết, tác giả sử dụng điển tích Ngu Cầm- kể về hai vị vua nổi tiếng là vua Nghiêu và vua Thuấn - đây đều là những ông vua nhân từ, quan minh và lỗi lạc ,đã đem lại cuộc sống hưng thịnh, thái bình, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.
+ Câu thơ lục ngôn ngắt nhịp 3/3 âm hưởng có phần lắng động, hàm xúc. thể hiện sự dồn nén tư tưởng và cảm xúc của cả bài bài thơ, đấy tư tưởng vì dân vì nước. Dù đã về ở ẩn nhưng tâm nguyệt, và mong ước lớn nhất cuộc đời ông chính là nhân dân được ấm no hạnh phúc, đất nước được thái bình, thịnh vượng, xung túc và hùng mạnh muôn đời.
-> Thế nên Nguyễn Trải cũng ước rằng mình có được chiếc đàn ấy để gảy khúc Nam Phong, cầu mưa thuận gió hòa để dân chúng khắp mọi nơi có cuộc sống ấm no, thanh bình.
-> Đấy là ước mơ, là lý tưởng sống và mục đích phấn đấu mà cả đời Nguyễn Trãi luôn hướng tới và theo đuổi. Điều đó đã ohanaf nào thể hiện tình cảm yêu thương nhân dân và tinh thần nhân đạo sâu sắc của nhà thơ.
- Tố cáo xã hội: bất mãn với chính quyền phong kiến thị nguy, bất mãn với bọn tham quan vô lại, với sự nghi ngờ, mê muội của vua tôi.
- Cảm nhận tinh tế vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước=> Ông tạo ra cho chúng một nguồn năng lượng mạnh mẽ, một sức sống mãnh liệt và một vẽ đẹp kiêu sa và cao quý.
Nguyễn Trãi như hoàn toàn thả hồn vào thiên nhiên, cảnh vật để cảm nhận một bức tranh mùa hè vào lúc cuối ngày nhưng lại tràn đầy sức sống:
Hoè lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương.

+ Các hình ảnh: cây hòe “đùn đùn”, vợi tả hình ảnh một nguồn sức mạnh sôi trào, đầy năng lượng. => Cảm nhận sâu sắc mới lạ và độc đáo, tác giả cảm nhận đến từng chi tiết nhỏ, cảm thụ được từng cử động bên trong cây hòe.
+ Cây lựu trước hiên “phun thức đỏ”. Động từ mạnh “phun thức đỏ” cũng biểu đạt sức sống đầy tràn, nó như muốn bung xỏa hết mức có thể luồng năng lượng của chính mình.=> Khía cạnh cảm nhận riêng biệt, có sự sáng tạo lớn đồng thời cho thấy một cái nhìn tích cực của tac giả trước mọi sự chuyển mình của thiê nhiên cây cỏ.
+ Hoa sen trong hồ “tiễn mùi hương”. Động từ tiễn biểu hiện hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng và thoát tục, hương thơm thanh khiết ấy như bung ra, lan tỏa khắp không gian.
+ Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan:
+ thị giác để nhìn thấy màu xanh của hòe, đỏ của hoa lựu, hồng của cánh sen trong ao.
+ khứu giác: đó là mùi hương thơm thanh khiết của sen .
+ thính giác để đón nhận “dắng dỏi cầm ve lầu tịch dương”. Tức là vào trời chiều trên những lầu cao, tiếng ve kêu inh ỏi- âm thanh đặc trưng vào mùa hè. Tác giả cảm nhận nó như một bản đàn vu vương, đày âm sắc và nhịp điệu.
+ cảm nhận bằng liên tưởng, tưởng tượng với cả cảm xúc lẫn tâm hồn( Cảm nhận được sự vận động bên trong của thiên nhiên)
=> Chắc hẳn phải là một trái tim yêu thiên nhiên tha thiết mới có thể cảm nhận được những vẻ đẹp của thiên nhiên bằng những cái nhìn, bằng những sự cảm thụ quá đổi tinh tế và đẹp đẽ, tác giả đã vận dụng mọi giác quan và tình cảm, mọi sự liên kết và tượng tượng để cảm nhận khung cảnh thiên nhiên ấy.
=> Bằng tình yêu thiên nhiên tha thiết của mình, bằng những cảm nhận vừa tinh tế, chân thật lại vừa độc đáo và sáng tạo Nguyễn Trải đã phát họa nên một bức tranh thiên nhiên vừa tươi đẹp, êm đềm vừa mạnh mẽ và tràn đầy sức sống.
- Xuất phát từ tâm hồn cao thượng và nhân cách cao quý, dẫu trong cảnh ngờ vực, chèn ép của chốn quan trường thì ông vẫn một lòng hướng về nhân dân, mong muốn cống hiến sức mình để dựng xây nên một xã hội phồn vinh, nhân dân cơm no áo ấm.
- Tuy chán ghét chốn quan trường đầy rẫy những âm mưu và tranh đấu. Nhưng với tinh thần trung quân ái quốc, ông vẫn khát khao được trọng dụng, được đem tài năng của mình để cống hiến cho tổ quốc cho nhân dân, gíp phần dựng nên một thiên hạ thái bình thịnh vượng.
Bạn tham khảo bài làm
Chúc bạn học tốt!
 
Top Bottom