Cần gấp: Cảm nhận về một câu nói hay

N

nhoxhana

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cảm nhận về lời nói hay.

Đây là đề tập làm văn mình được giao về nhà mà khó quá!!!

Giúp mình giả thích câu nói và lập dàn bài hộ nha!!!


Đề: "Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết, chính là cái còn thiếu khi người ta đã học đủ cả" (Edouard Herriot)
Trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên.
 
T

thuytt93

I/ Mở bài :
- Nêu vai trò to lớn của văn hóa trong đời sống con người.
- Giới thiệu câu nói của Herriot .
II/ Thân bài :
1/ Khái niệm về văn hóa :
- Theo từ điển Hán- Việt , “văn” là vẻ đẹp , “hóa” là biến đổi theo chiều hướng tốt hơn.
- “Văn hóa” là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất,tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua lao động thực tiễn trong sự tương tác của môi trường tự nhiên và xã hội của mình” ( Trần Ngọc Thêm).Theo đó, văn hóa bao hàm hai giá trị chính :
+ Văn hóa vật chất ( vật thể )
+ Văn hóa tinh thần ( phi vật thể) .



2/ “Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết”:
- Khẳng định giá trị và chức năng của văn hóa , cả văn hóa tri thức lẫn văn hóa tinh thần.Văn hóa có sức bền vững , lan tỏa , trường tồn lâu dài và bền bỉ qua thời gian.Nó luôn là điều cốt lõi trong trong trí óc và suy nghĩ của con người.(d/c)
- Văn hóa là yếu tố đầu tiên, cơ bản và tối quan trọng trong việc hình thành nên phương diện tinh thần của con người, là thứ duy nhất ở lại với con người trên bước đường tương lai. ( d/c)
- Con người có thể đánh mất nhiều thứ nhưng còn văn hóa thì vẫn còn hi vọng . Có văn hóa, con người có thể dễ dàng tìm lại những thứ đã đánh mất, nhưng nếu mất luôn văn hóa thì có nghĩa là mất hết.
3/ Văn hóa chính là cái còn thiếu khi người ta đã học đủ cả”:
- Cho dù người ta được học rất nhiều điều trong cuộc sống, nhưng vốn văn hóa tri thức và tinh thần của nhân loại luôn là điều con người thiếu hụt và chắc chắn là không bao gìơ học hết được.
- Trong thực tế, có những người có trình độ cao chưa hẳn là những người có văn hóa.
à Nhắc nhở con người về hành trình hòan thiện văn hóa cũng là cách hòan thiện về nhân cách của mình.
4/ Ý nghĩa của câu nói :
- Khẳng định giá trị to lớn và vai trò của văn hóa trong tiến trình phát triển của nhân loại.
- Đặt ra những suy nghĩ mới về cách học tập và rèn luyện .Bác bỏ quan niệm trau dồi văn hóa một cách thụ động, khô khan và khẳng định quan niệm chủ động học tập và rèn luyện văn hóa.
à Nhiệm vụ đặt ra cho mỗi người, đặc biệt là với những ai còn ngồi trên ghế nhà trường là : học tập và rèn luyện không ngừng để nâng cao trình độ học vấn và hòan thiện nhân cách.Có thể học trong sách vở, nhưng không đánh mất sự chủ động tích cực của người học.
III/ Kết bài :
- Đánh giá một con người thông qua trình độ văn hóa của họ à người có văn hóa là người có tri thức và nhân cách.
- Bản thân mỗi người phải tìm ra cho mình một cách học tập để trau dồi và tích lũy vốn văn hóa cho riêng mình và cho xã hội.



mình search được đó.hi vọng giúp ích cho bạn.
 
Last edited by a moderator:
N

nhoxhana

hihi! hay quá! cảm ơn bạn nhiều nha! mà bạn có thể gợi ý mình phần mở bài không
 
Q

quocdung20012

khó thế . lên google seach coi có không: Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết, chính là cái còn thiếu khi người ta đã học đủ cả"
 
B

brownas

Theo mình thì :

"Văn hóa là hệ ý thức về cả vật chất lẫn tinh thần của một người/một tập thể, tạo lập lâu dài theo thời gian nhờ sự tác động liên tục của môi trường bên trong và bên ngoài con người/tập thể đó.

Văn hóa là một hệ thống. Câu nói này muốn bàn đến tự tạo lập hệ thống quan điểm của mỗi người. Tức là sống trên đời, phải không ngừng xây dựng các quan điểm có tính hệ thống trong hành động để có thể ứng phó với mọi chuyện, như vậy mới có thể đi được bằng đôi chân của mình, đi trên con đường của chính mình.

- Văn hóa chính là cái còn lại khi người ta quên hết : Đọc một cuốn truyện dài, có thể nhớ hết được không ?. Sau ba tháng chỉ còn nhớ mang máng nội dung. Sau ba năm chỉ còn nhớ vài chi tiết sâu sắc. Sau ba năm được hỏi nhớ gì về cuốn truyện đó, bạn sẽ bảo " Nhân vật A là một người tốt ". Vì sao bạn không nhớ rõ câu chuyện mà lại nhận xét A tốt ?. Như vậy là nhận xét hời hợt sao ?. Không, não bộ thông minh khi chọn những gì cần nhớ và bỏ những gì không cần nhó. Hệ thống quan điểm về đạo đức trong bạn phù hợp với hành động của A, cho rằng đó là "tốt". Ấn tượng về đạo đức giúp bạn nhớ đến tính cách của A mãi về sau.

- " chính là cái còn thiếu khi người ta đã học đủ cả " : Đọc nhiều chưa chắc đã hay. Đọc biết chọn lọc, biết vận dụng, xây dựng quan điểm, biến quan điểm của họ thành bộ phận của quan điểm cá nhân mới thực sự là người thừa hưởng được tinh túy của kiến thức.

:D"
 
C

chaytheobagac_timxaccuaanh

-loại đề này bạn cần tách ra hai vế và di vao phân tích từng vế rôi tổng hợp lại
Đại ý là phải hiểu ý tổng quát trứoc :Văn hóa thì ai cũng có nó là một phần trong ý thức con ngừoi ! Nhưng không bao giờ có chuẩn mực đủ cả , ai cũng có mà không ai có thề gọi là có ..đủ .Nhiều hay ít mà thôi
- Bạn cần phải hiểu đây là 1 câu nói đúng chứ không hề mâu thuẫn ,nó giúp cho người ta hiểu được sự quan trọng cũng như tác dụng của văn hóa đem lại.
-Văn hóa là những tri thức chúng ta tiếp thu hàng ngày, ở bất cứ đâu trong xã hội này . Khi ta say mê với công việc học tập của mình, lúc đó ta sẽ quên hết những thứ xung quanh, và trong những giờ phút ấy, Văn hóa - kiến thức là những gì còn lại với chúng ta.
-Có rất nhiều sự kiện diễn ra trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có thể ta sẽ quên đi, ko thể nhớ được hết, nhưng những gì là tinh hoa của nhân loại, là tri thức, là cái đẹp tinh túy sẽ còn đọng lại mãi, nó sẽ khắc sâu trong đầu ta, để lại cho ta những ký ức ko thể nào phai nhạt, đấy chính là ý nghĩa của từ "còn lại".
-Nhưng, cho dù như vậy, chúng ta cũng không bao giờ được phép thỏa mãn với chính mình, ko bao giờ được tự cho là mình đã đầy đủ về vốn văn hóa rồi mà ngừng học tập, bồi đắp.
-Văn hóa là cái ta phải luôn cảm thấy thiếu, ko ngừng chuyên tâm gọt giũa, bồi dưỡng và lĩnh hội. Đấy cũng là ý nghĩa trong vế thứ hai của câu nói trên mà Edouald Herriot muốn nhắc nhở tới mỗi chúng ta. Những cái khắc sâu, tồn tại bền bỉ nhất trong trí óc và suy nghĩ của con người chính là Văn hóa-tri thức, và văn hóa luôn cần được bồi đắp ko ngừng dù ta có đang đứng đâu trên con đường học hành của mìn
 
Top Bottom