Đầu tiên trong chuyển dịch cân bằng ta luôn nhớ là hệ luôn phản ứng ngược lại với tác động bên ngoài
1. Khi ta tăng áp suất hệ sẽ phản ứng lại bằng cách chống lại tác động và ở đây sẽ là giảm áp suất
Xét phương trình [imath]2NO_2 \leftrightarrow N_2O_4[/imath]
Ở đây ta thấy chiều làm giảm áp suất là chiều thuận [imath]\to[/imath] chuyển dịch cân bằng xảy ra theo chiêu thuận
(vì các nguyên tố trong hệ được bảo toàn nên khi [imath]NO_2[/imath] giảm thì [imath]N_2O_4[/imath] phải tăng)
VD : ở 1 hệ đạt trạng thái cân bằng là 2 mol [imath]NO_2[/imath] và 1 mol [imath]N_2O_4[/imath] khi ta tăng áp suất của hệ thì số mol [imath]NO_2[/imath] giảm xuống còn 1 mol
Khi đó số mol của [imath]N_2O_4[/imath] mới tạo thành là
[imath]2NO_2 \to N_2O_4[/imath]
1-------------->0,5
[imath]\to nN_2O_4 = 1+ 0,5 = 1,5[/imath]
Từ ví dụ này ta thấy nếu số mol của [imath]NO_2[/imath] trong hệ cân bằng trên giảm thì số mol của [imath]N_2O_4[/imath] sẽ tăng
2. Khí nồng độ của [imath]NO_2[/imath] giảm chắc chắn nồng độ của [imath]N_2O_4[/imath] sẽ tăng và phản ứng giờ sẽ chống lại tác động đó
Nhìn vào phương trình : [imath]2NO_2 \leftrightarrow N_2O_4[/imath]
Chiều chống lại tác động (tức là tăng [imath]NO_2[/imath] và giảm [imath]N_2O_4[/imath] ) là chiều nghịch nên chuyển dịch cân bằng sẽ xảy ra theo chiều nghịch
Mình giải có chỗ nào khó hiểu thi bạn hỏi lại nha
Tham khảo kiến thức các môn tại đây