Văn 11 Cảm xúc của Xuân Diệu trong 4 câu thơ đầu bài thơ "Vội Vàng"

Imeme

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng hai 2020
2
1
6
22
Nam Định
Lê hồng phong
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bốn câu thơ đầu như thế nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả cảm xúc ấy? Nêu tác dụng?

Mọi người giúp mình được ko ạ? Cảm ơn trước ạ.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bốn câu thơ đầu như thế nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả cảm xúc ấy? Nêu tác dụng?

Mọi người giúp mình được ko ạ? Cảm ơn trước ạ.
Bạn ơi
Câu hỏi của bạn nằm trong bài nào vậy?
 

Imeme

Học sinh mới
Thành viên
11 Tháng hai 2020
2
1
6
22
Nam Định
Lê hồng phong
Vội vàng của Xuân Diệu nha bạn. Mong bạn giúp mình.
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Cảm xúc của tác giả được thể hiện trong bốn câu thơ đầu như thế nào? Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để diễn tả cảm xúc ấy? Nêu tác dụng?

Mọi người giúp mình được ko ạ? Cảm ơn trước ạ.
Bạn tham khảo
1. Những câu thơ 5 chữ - nhịp điệu nhanh gấp ...
Xúc cảm vội vàng dường như đã được thể hiện ở khổ đầu tiên của bài thơ : khổ thơ năm chữ duy nhất trong bài thơ mà phần lớn là những câu thơ tám chữ.
2. Chủ thể trữ tình - "tôi" xuất hiện ...
Nhà thơ thể hiện cái tôi công khai, ngang nhiên không lẩn tránh hay giấu giếm, cái tôi đầy thách thức, bản lĩnh đi ngược lại với thơ ca trung đại, nơi rất ít dám thể hiện cái Tôi. Điều này thể hiện cái tôi trong một khao khát lớn lao, mãnh liệt, cái tôi muốn đoạt quyền tạo hoá.
3. Ước muốn ngông cuồng táo bạo ...
Một ước muốn kì lạ của thi sĩ, ấy là ước muốn quay ngược qui luật tự nhiên - một ước muốn không thể
Muốn "tắt nắng", muốn "buộc gió" thật là những ham muốn kì dị, chỉ có ở thi sĩ. Nhưng làm sao cưỡng được qui luật, làm sao có thể vĩnh viễn hoá được những thứ vốn ngắn ngủi mong manh ấy? Cái ham muốn lạ lùng kia đã hé mở cho chúng ta một lòng yêu bồng bột vô bờ với cái thế giới thắm sắc đượm hương này. Khát vọng ngông cuồng kia cũng xuất phát từ mong muốn giữ lại cái đẹp đẽ cho sự sống. Mong muốn càng trở nên thiết tha hơn khi nhà thơ dùng đến hai lần chữ “đừng” - chứa đựng một nguyện vọng thiết tha.
4. Quan niệm mới mẻ
Trong quan niệm của người xưa, đời là chốn bụi trần, là bể khổ. Xuân Diệu và thế hệ những người như ông đã phát hiện ra những điều khác biệt.
*) Biện pháp nghệ thuật mà tác giả sử dụng:
- Điệp cấu trúc => nhấn mạnh khao khát cháy bỏng của lòng mình: "tắt nắng", "buộc gió" => khao khát muốn được lưu giữ khoảnh khắc hiện tại bằng cách chặn đứng bước đi của thời gian.
- Điệp từ "đừng" vang lên như một lời cầu xin tha thiết giữ lại vẻ tươi thắm của cuộc đời.
 
  • Like
Reactions: dotnatbet and Imeme
Top Bottom