Cảm nhận 2 đoạn thơ
'' Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở há k ai''
(Xuất dương lưu biệt)
Và đt
'' Vũ trụ nội mạc phi phận sự
.........
Có khi về phủ doãn thừa thiên''
(BCNN)
Bạn tham khảo
MB: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm của hai đoạn trích
Nguyễn Công Trứ là nhà thơ lừng danh về cốt cách, cá tính. Thơ của ông đậm chất thấm nhuần tư tưởng giúp đời, cứu dân, cứu nước. Còn Phan Bội Châu, thơ của ông mang hình thức cổ điển nhưng vẫn có điểm mới mẻ bởi nội dung tuyên truyền, cổ động cách mạng làm rung động biết bao con tim yêu nước. Hai nhà thơ, hai phong cách, hai thời đại khác nhau nhưng ta lại thấy được điểm chung giữa hai con người ấy. Đó là chí làm trai mạnh mẽ, dám tự khẳng định tên tuổi, đồng thời cũng là tình yêu nước sâu sắc, luôn muốn đóng góp cho Tổ quốc. Qua hai văn bản "Xuất dương lưu biệt" và "Bài ca ngất ngưởng", ta có thể thấy rõ được điều đó.
TB:
*) Xuất dương lưu biệt
- Phan Bội Châu quan niệm rằng làm trai là phải làm được những việc lớn lao cho đời, không chịu khuất phục, không để cho vũ trụ tự chuyển dời
Làm trai phải lạ ở trên đời
Há để càn khôn tự chuyển dời
+ Hai chữ "phải lạ" đã khẳng định một lẽ sống đẹp mà ông muốn nhắc tới. Đó phải chăng là cách sống dám đối mặt với khó khăn. Cuộc sống luôn luôn có điều lạ, con người sẽ chẳng biết khi nào gặp phải, không chỉ con người mà đặc biệt là kẻ nam nhi phải "mong" có điều lạ. Tập làm quen với việc đối mặt, xử lí những khó khăn ấy
+ Không chỉ là khó khăn thôi, mà còn phải dám đối mặt với đất trời, vũ trụ để tự khẳng định mình. Đã làm trai thì phải có ý chí, thể hiện tư thế, tầm vóc lớn lao có thể xoay chuyển cả "càn khôn", không để cho nó tự chuyển vần
-> Quan niệm về chí làm trai của Phan Bội Châu là một quan niệm đầy mới mẻ. Nó cho thấy tâm hồn một con người phi thường, làm những điều phi thường. Tuy nhiên, điều ấy vẫn gắn liền với sự nghiệp cứu nước
- Chí làm trai là vậy nên Phan Bội Châu nhận ra trách nhiệm của mình trước thời cuộc
Trong khoảng trăm năm cần có tớ
Sau này muôn thuở, há không ai?
+ Chữ "tớ" xuất hiện chính là cái tôi cá nhân trước lịch sử, ý thức về trách nhiệm của bản thân đối với đất nước
+ "Cần có tớ": ấy là vai trò của cái tôi cá nhân, cần cống hiến cho đời, lưu danh thiên cổ. Theo ông, chí làm trai không phải chỉ nói suông mà cần được thực hiện. Và điều ấy sẽ lưu danh thiên cổ, để lại cho đời sau tên tuổi
+ Câu thơ thứ tư, ông tự hỏi, hỏi bản thân hay chính là hỏi thời đại. Xuất phát từ lòng yêu nước thiết tha, ông muốn để lại vẻ đẹp làm rạng danh nước nhà, đồng thời khích lệ, động viên thế hệ trẻ tiến tới tương lai
*) Bài ca ngất ngưởng
- Cả bài thơ đều toát lên thái độ ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, và trong sáu câu thơ đầu, thái độ ấy càng thể hiện rõ qua chí làm trai của ông
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
+ Ông cho rằng mọi việc trong trời đất đều là phận sự của mình. Bởi vậy, ông luôn đặt cao trách nhiệm với dân, với nước. Đây cũng là lời tuyên ngôn về chí làm trai của ông: phải làm được việc lớn, không hề ngại khổ
- Cho đến khi làm quan, ông lại có quan điểm rất khác đời, khác người
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
Lúc Bình Tây, cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên
+ Trước khi nói đến sự nghiệp làm quan của mình, ông tự xưng tên tuổi một cách đầy kiêu hãnh, tự khen mình là tài bộ. Đây là một cách khẳng định tên tuổi của mình trước thiên hạ
+ Tự mình tự hào về tài năng, một danh vị vẻ vang, văn võ toàn tài.
- Tài học (thủ khoa)
- Tài chính trị (tham tán, tổng đốc Đông)
- Tài quân sự (thao lược)
+ Tuy rằng sự nghiệp làm quan của ông phong phú nhưng ông vẫn luôn cho rằng làm quan là nợ, là vào lồng. Nó như bó buộc, mất tự do -> dám thể hiện suy nghĩ của mình
*) Bình luận
- Điểm giống giữa hai đoạn trích
+ Cả hai đều nói lên chí làm trai cao cả của hai nhà thơ: làm được những điều lớn lao. Chí làm trai của hai nhà thơ cũng giống với lý tưởng của nam nhi thời trung đại
+ Đều thể hiện tinh thần yêu nước, muốn cống hiến, đóng góp cho đất nước
- Điểm khác nhau
+ Nguyễn Công Trứ tuy muốn đóng góp cho nước nhà nhưng ông lại cho rằng ra làm quan như bị "vào lồng"
+ Phan Bội Châu: ông cũng có quan niệm về chí làm trai giống với Nguyễn Công Trứ: đóng góp cho đời, cho tổ quốc nhưng không chỉ dừng lại ở đó, chí làm trai ở đây còn là nhận thức về vai trò của cái tôi, đem tình yêu nước, tinh thần nhiệt huyết ấy truyền cho thế hệ sau
KB:
- Tổng kết lại nội dung đã phân tích
- Khẳng định vai trò của tác giả (hoặc tác phẩm) đối với nền văn học.