Văn Cảm nhận về 1 người thầy trong lịch sử Việt Nam

hatsune miku##

Miss Cặp đôi ăn ý|Tài năng được yêu thích nhất
Thành viên
30 Tháng tám 2017
2,423
4,423
583
22
Vĩnh Phúc
Dược
Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay vốn có truyền thống hiếu học, “tôn sư trọng đạo”. Tục ngữ ca dao Việt Nam có câu:

“Muốn sang thì bắt cầu kiều

Muốn con hay chữ, phải yêu lấy thầy!”

Hay:

“Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”

Không có một vị anh hùng, một lãnh đạo thiên tài, một giáo sư, bác sĩ, kỹ sư nào mà lại không nhận được sự dạy dỗ, dìu dắt của thầy giáo, cô giáo – những kỹ sư tâm hồn trên con đường mang tên trồng người. Yêu mến, biết ơn và kính trọng thầy cô giáo là đức tính tốt đẹp nhất của dân tộc Việt Nam.

Nhìn lại suốt chặng đường lịch sử dựng nước và giữ nước, truyền thống tôn sư trọng đạo luôn là ngọn đuốc trí tuệ, soi sáng con đường học vấn của dân tộc. Người thầy được tôn vinh bởi người thầy không chỉ là người dạy chữ thánh hiền mà còn là người tượng trưng cho những gì chuẩn mực nhất, cao đẹp nhất. Trong lịch sử dân tộc ta đã có biết bao người thầy như Sư Vạn Hạnh, thầy giáo Chu Văn An, cụ đồ Nguyễn Đình Chiểu, các bậc thầy cao quý như Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê Quý Đôn, Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh.... Những người thầy như vậy và biết bao người thầy khác đã mang lại vinh quang cho đất nước và là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.

Từ ngàn xưa đã thế, đến hôm nay, khi đất nước phát triển, sự nghiệp giáo dục hơn bao giờ hết luôn là ngành được cả xã hội quan tâm và tạo điều kiện, vai trò, vị trí của người thầy, người cô vị thế luôn luôn được khẳng định, theo GS Nguyễn Lân Dũng, không có phần thưởng nào có thể khơi gợi tinh thần ham học thực sự, không có chế tài nào có thể bắt ép người ta ham học yêu học. Mà chính những người thầy, bằng chính tấm gương sáng về lòng ham học, tinh thần tự học, đam mê nghiên cứu khoa học... là nguồn cảm hứng tuyệt vời và sâu sắc nhất, bền bỉ nhất trong học trò. Một người thầy giỏi sẽ biết cách chọn lọc những kiến thức nào thực sự cần thiết phù hợp với trình độ, năng lực tiếp thu của học trò, truyền cho các em lòng đam mê nghiên cứu khoa học và tinh thần học tập suốt đời. Trong thời đại ngày nay, khi đất nước đang bước vào hội nhập, hơn bao giờ hết, người thầy phải nỗ lực rất nhiều trong công tác giảng dạy, phải thường xuyên tìm tòi học hỏi những phương pháp dạy học mới nhằm đem đến hiệu quả giáo dục cao. Người thầy phải làm sao cho học sinh của mình biết thêm nhiều điều mới mẻ trong cuộc sống vì “Dạy học là sáng tạo ra những con người sáng tạo”, dạy học không chỉ là truyền thụ cho học sinh những tri thức một cách thông minh nhất, mà còn phải bằng sự hiểu biết, bằng cả cuộc sống của mình sao cho các em trở thành những con người tài đức luôn song hành để làm người có ích cho xã hội, phải hướng cho các em vươn đến cái lý tưởng cao đẹp, hoàn thiện nhất của xã hội là “chân, thiện, mỹ”. Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng cho sự miệt mài phấn đấu không ngừng cũng như khẳng định trách nhiệm và sứ mệnh vẻ vang của mình, không ngừng học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, chuyên môn, trau dồi đạo đức chính trị. Nước nhà có được phồn vinh sánh vai với các cường quốc năm châu hay không phần lớn nhờ công lao đào tạo thế hệ trẻ của các thầy, cô giáo.

Bánh xe thời gian cứ quay lặng lẽ, cuộc sống có biết bao biến đổi nhưng không thể nào làm phai mờ vai trò, vị trí của người thầy, người cô trong giáo dục. Những người thầy, người cô ấy có thể nghèo về vật chất, nhưng không được nghèo về trí tệ, về tâm hồn, đặc biệt là không được nghèo về trái tim, hãy làm sao để luôn xứng đáng với câu nói mà ông cha ta muôn đời truyền đạt lại:

“Không thầy đố mầy làm nên”.

nguồn: st
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, đã có biết bao con người khi mất đi rồi nhưng tên tuổi vẫn đi cùng năm tháng. Đó có thế là những vị vua anh minh, những vị tướng tài ba lỗi lạc và có thể là cả những người thầy giáo đức độ, tài năng được biết bao thế hệ học trò yêu mến. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ngồi đây ai cũng biết đến Chu Văn An – một trong những người thầy giáo mẫu mực nhất của dân tộc Việt Nam.

Chu Văn An (1292 - 1370) còn được gọi là Chu An, Chu Văn Trinh, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì), Hà Nội. Những ghi chép về nghiệp học của ông thuở thiếu thời hiện không thống nhất. Có sách ghi ông thi đỗ Thái học sinh (Tiến sỹ), lại có ý kiến khác cho rằng ông không đỗ đạt gì. Đời Vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được mời ra giữ chức Tư nghiệp Trường Quốc Tử Giám. Đến đời Trần Dụ Tông, ông từ chức về ở ẩn tại Làng Kiệt Đặc, Huyện Chí Linh (Hải Dương), làm nhà ở giữa hai ngọn núi Kỳ Lân – Phượng Hoàng và mở trường dạy học.
Theo sử sách ghi lại, Chu Văn An đã dạy nhiều lứa học trò, từ lứa học trò con nhà quan lại cấp cao cho đến lứa học trò nông thôn, bình dân. Và dù dạy lứa học trò nào thì Chu Văn An luôn để lại sự kính phục về trình độ cũng như uy đức của mình. Lớp học của Chu Văn An hàng năm thu nạp hàng ngàn môn sinh đến theo học. Tiếng tăm của Chu Văn An được Vua biết đến và mời ông về dạy ở Quốc Tử Giám. Tài liệu xưa còn ghi lại, ông rất nghiêm nghị và gương mẫu. Những học trò cũ đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm ông vẫn phải khép nép giữ gìn, và sau khi có điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Sự nghiêm minh này càng khiến ông được học trò kính mến hơn.
Với những phẩm chất đạo đức cao quý của ông, ông được tôn là Vạn thế sư biểu, nghĩa là người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời. Sau khi ông mất đi, triều đình đã đưa ông vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc Thánh hiền ngày xưa. Và cho đến tận ngày hôm nay, người thầy Chu Văn An đức độ vẫn luôn là tấm gương sáng để mọi thế hệ giáo viên noi theo và học tập. Mỗi khi được nghe đến những giai thoại về ông, mỗi giáo viên lại càng cảm thấy yêu mến hơn nghề “gõ đầu trẻ”, nhận thức được hơn nữa vai trò quan trọng của bản thân trong đào tạo ra những thế hệ học sinh có đủ đức, đủ tài để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thế hệ học sinh sau này dù không biết mặt, chưa một lần được nghe ông giảng bài nhưng tiếng tăm của ông sẽ mãi sống trong lòng mọi người. Ông đã mất đi nhưng danh tiếng về người thầy đức độ Chu Văn An sẽ sống mãi cùng non sông đất nước Việt Nam.
#net hay hì like
 

nguyenhonganthi@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng mười 2017
58
44
59
Trong lịch sử xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam, đã có biết bao con người khi mất đi rồi nhưng tên tuổi vẫn đi cùng năm tháng. Đó có thế là những vị vua anh minh, những vị tướng tài ba lỗi lạc và có thể là cả những người thầy giáo đức độ, tài năng được biết bao thế hệ học trò yêu mến. Chắc hẳn trong mỗi chúng ta ngồi đây ai cũng biết đến Chu Văn An – một trong những người thầy giáo mẫu mực nhất của dân tộc Việt Nam.

Chu Văn An (1292 - 1370) còn được gọi là Chu An, Chu Văn Trinh, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì), Hà Nội. Những ghi chép về nghiệp học của ông thuở thiếu thời hiện không thống nhất. Có sách ghi ông thi đỗ Thái học sinh (Tiến sỹ), lại có ý kiến khác cho rằng ông không đỗ đạt gì. Đời Vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được mời ra giữ chức Tư nghiệp Trường Quốc Tử Giám. Đến đời Trần Dụ Tông, ông từ chức về ở ẩn tại Làng Kiệt Đặc, Huyện Chí Linh (Hải Dương), làm nhà ở giữa hai ngọn núi Kỳ Lân – Phượng Hoàng và mở trường dạy học.
Theo sử sách ghi lại, Chu Văn An đã dạy nhiều lứa học trò, từ lứa học trò con nhà quan lại cấp cao cho đến lứa học trò nông thôn, bình dân. Và dù dạy lứa học trò nào thì Chu Văn An luôn để lại sự kính phục về trình độ cũng như uy đức của mình. Lớp học của Chu Văn An hàng năm thu nạp hàng ngàn môn sinh đến theo học. Tiếng tăm của Chu Văn An được Vua biết đến và mời ông về dạy ở Quốc Tử Giám. Tài liệu xưa còn ghi lại, ông rất nghiêm nghị và gương mẫu. Những học trò cũ đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm ông vẫn phải khép nép giữ gìn, và sau khi có điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Sự nghiêm minh này càng khiến ông được học trò kính mến hơn.
Với những phẩm chất đạo đức cao quý của ông, ông được tôn là Vạn thế sư biểu, nghĩa là người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời. Sau khi ông mất đi, triều đình đã đưa ông vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc Thánh hiền ngày xưa. Và cho đến tận ngày hôm nay, người thầy Chu Văn An đức độ vẫn luôn là tấm gương sáng để mọi thế hệ giáo viên noi theo và học tập. Mỗi khi được nghe đến những giai thoại về ông, mỗi giáo viên lại càng cảm thấy yêu mến hơn nghề “gõ đầu trẻ”, nhận thức được hơn nữa vai trò quan trọng của bản thân trong đào tạo ra những thế hệ học sinh có đủ đức, đủ tài để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Những thế hệ học sinh sau này dù không biết mặt, chưa một lần được nghe ông giảng bài nhưng tiếng tăm của ông sẽ mãi sống trong lòng mọi người. Ông đã mất đi nhưng danh tiếng về người thầy đức độ Chu Văn An sẽ sống mãi cùng non sông đất nước Việt Nam.
hay hì like
 

Lục Vân Tiên

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng tư 2017
340
231
131
Thanh Hóa
Minecraft Gamer
Chu Văn An
Chu Văn An (1292 - 1370) còn được gọi là Chu An, Chu Văn Trinh, tự là Linh Triệt, hiệu là Tiều Ẩn, người thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là Thanh Trì), Hà Nội. Những ghi chép về nghiệp học của ông thuở thiếu thời hiện không thống nhất. Có sách ghi ông thi đỗ Thái học sinh (Tiến sỹ), lại có ý kiến khác cho rằng ông không đỗ đạt gì. Đời Vua Trần Minh Tông, Chu Văn An được mời ra giữ chức Tư nghiệp Trường Quốc Tử Giám. Đến đời Trần Dụ Tông, ông từ chức về ở ẩn tại Làng Kiệt Đặc, Huyện Chí Linh (Hải Dương), làm nhà ở giữa hai ngọn núi Kỳ Lân – Phượng Hoàng và mở trường dạy học. Ít năm sau khi lên ngôi, Vua Trần Dụ Tông có chỉ triệu Chu Văn An hồi triều nhưng ông từ chối nên Vua tỏ ý giận dữ. Thân mẫu Vua là Hoàng Thái hậu Bảo Từ khuyên: “Người ấy là bậc cao hiền, Thiên tử không có quyền bắt người ta làm tôi được”. Khi Trần Nghệ Tông lên ngôi, có mời nhưng ông chỉ về Kinh chúc mừng, rồi trở lại núi cũ, không nhận chức tước. Sau khi Chu Văn An mất, ông được triều đình truy tặng tước Văn Trinh Công (tên gọi Chu Văn Trinh là do sự ân tặng này). Ông được ban tên thụy là Khanh Tiết và thờ ở Văn Miếu. Nét nổi bật hơn cả ở con người Chu Văn An đó là một người thầy mẫu mực trong lịch sử đất nước ta. Từ trước đời Trần, có biết bao nhiêu người thầy với những cống hiến lớn lao, và các triều đại về sau lại càng nhiều những bậc tôn sư đạo cao đức trọng, thế nhưng không ai có thể so sánh được với Chu Văn An.

Về phương pháp dạy học, Chu Văn An có một phong cách đặc biệt hấp dẫn, khiến cho mọi người đều phải kính nể, tôn phục. Tài liệu xưa còn ghi lại, ông rất nghiêm nghị và gương mẫu. Những học trò cũ đã làm quan to như Phạm Sư Mạnh, Lê Quát lúc về thăm ông vẫn phải khép nép giữ gìn, và sau khi có điều gì chưa đúng phép, ông vẫn nghiêm khắc dạy bảo. Sự nghiêm minh này càng khiến ông được học trò kính mến hơn.

Có giai thoại kể rằng, ông có người học trò vốn là Thủy thần, đã biến hình để xin được vào trường học. Câu chuyện khó tin, nhưng lại khẳng định: Cái đức và cái tài của Chu Văn An khiến quỷ thần cũng phải tìm đến để xin thụ giáo. Hơn ai hết, chỉ riêng Chu Văn An mới có được câu chuyện về đạo đức siêu trần này. Phải như thế mới hiểu được vì sao mà chung quanh thầy giáo Chu Văn An người đời đã thêu dệt nhiều truyện hoang đường kỳ dị.

Còn một số tài liệu cho biết thêm rằng, Chu Văn An cũng là một nhà nghiên cứu Đông y, đã biên soạn cuốn “Y học yếu giải tập chu di biên”, sách “Thanh Trì Quang Liệt Chu thị di thư” cũng nói như vậy. Vấn để này còn phải được thẩm định thêm.

Sinh thời, Chu Văn An luôn luôn được dân chúng ca ngợi về phẩm chất thanh cao tuyệt vời của ông. Ông được tôn là Vạn thế sư biểu, nghĩa là người thầy chuẩn mực của Việt Nam muôn đời. Sau khi ông qua đời, triều đình đã đưa ông vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc Thánh hiền ngày xưa. Trần Nguyên Đán đánh giá về những đóng góp của ông: Nhờ có ông mà “bể học xoay làn sóng, phong tục trở lại thuần hậu”. Nhà sử học Ngô Sỹ Liên đời Lê Thánh Tông đã phải khen: “… Những nhà Nho ở nước Việt ta được dùng ở đời không phải không nhiều, có kẻ chỉ nghĩ đến công danh, kẻ thì chuyên lo về phú quý, kẻ lại a dua với đời, có kẻ chỉ biết ăn lộc giữ thân. Người chịu để tâm đến đại đức, suy nghĩ đến việc giúp Vua nêu đức tốt cho dân được nhờ ơn, Chu Văn An ở đời Trần có lẽ gần được như thế…”. Người dân vùng quê Thanh Đàm thờ ông làm Thành hoàng và gọi là đức Thánh Chu. Việt Nam có những thánh võ như Thánh Dóng, Thánh Trần, thì cũng phải có cả Thánh văn. Thánh văn là nhà giáo, là thầy Chu Văn An. Những di tích trong nước có liên quan đến ông đều gắn với uy danh người thầy giáo: Đền Thanh Liệt, Đền Huỳnh Cung, Đền Văn Điển, Đền Phượng Sơn, Mả Thuồng Luồng, Đầm Mực, Linh Đàm, v.v… Vị trí của ông trong lịch sử giáo dục Việt Nam hoàn toàn được khẳng định.

 
Top Bottom