Sử 7 Cải cách tôn giáo

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đồng thời với Phục hưng, tư sản châu Âu tiến hành luôn cải cách tôn giáo với mục đích dẹp bỏ hầu hết các rào cản của Công giáo đang kìm hãm sự phát triển chung của châu Âu. Các cuộc bức hại những nhà khoa học thời Phục hưng như Bruno, Galilee, Servet và các nghi lễ rất rắc rối của Công giáo đã là nguyên nhân dẫn đến cải cách tôn giáo.
Giáo hội Công giáo do Jesus Christos thành lập khoảng năm 30 SCN tại đất Judea. Sau khi Jesus qua đời, thánh tông đồ là Phero được lập thành Giáo hoàng đầu tiên (42 – 67). Nhờ có tổ chức tương đối vững chắc và hệ thống giáo lý rõ ràng, Công giáo (tên ban đầu gọi là “đạo Ki-tô”) nhanh chóng phát triển mạnh, được Hoàng đế La Mã Constantinus và Licinius ký sắc lệnh Milano (312) cho phép Giáo hội Công giáo được hoạt động công khai. Giáo hội Công giáo đứng đầu là Giáo hoàng (pape) và các Hồng y, Giám mục phụ việc. Từ sau sự kiện người German xâm lược châu Âu (đế quốc La Mã), các thân binh và tướng lĩnh German thường chia và dâng ruộng đất cho Giáo hội để đổi lấy sự ủng hộ của Giáo hội cho nhà vua. Có ruộng đất rộng mênh mông và một lực lượng nông nô đông đảo, Giáo hoàng La Mã ngày càng phô trương thế lực – biểu hiện lớn nhất là sự thành lập Quốc gia Giáo hoàng năm 754. Mặc dù bị Đại ly giáo năm 1054 làm gián đoạn, nhưng Giáo hội vẫn phát triển và dần thao túng chính quyền ở châu Âu. Biểu hiện nhất là vào thời Giáo hoàng thứ 157 là Gregorius VII (1073 – 1085) ra nguyên tắc cho rằng Giáo hội do Chúa trời sáng lập nên không có sai lầm, quyền lực của ông ta bao trùm cả thế giới khiến một số nhà vua châu Âu, tiêu biểu là Hoàng đế La Mã thần thánh là Heinrich IV phải khuất phục.
Từ thời Gregorius VII cho đến trước thời Giáo hoàng Leo X (1513 – 1521), Giáo hội có nguồn tài chính rất dồi dào từ thuế 1/10 mà Giáo hội bắt nông nô phải đóng góp, của cải cướp được sau cuộc Thập tự chinh (1095 – 1270), Giáo hội ra sức xây dựng nhiều nhà thờ rất đồ sộ và bán thẻ miễn tội, các tu sĩ lúc này rất giàu có. Với uy thế mạnh về chính quyền toàn cõi châu Âu, Giáo hội cấm đoán về tư tưởng. Mọi biểu hiện tư tưởng tiến bộ nhưng trái với Kinh thánh đều bị cấm đoán. Ở nước Đức, Giáo hội hoành hành mạnh nhất với 1/3 số đất đai bị chiếm, duy trì tình trạng cát cứ ở nước Đức để dễ bề bóc lột nhiều hơn. Trước cải cách tôn giáo, nước Đức có 10 đại công quốc, 200 tiểu công quốc, trên 1.000 thành thị của kỵ sĩ và một số thành thị độc lập. Đứng đầu nước Đức là Hoàng đế, đứng đầu Giáo hội Đức là Đại Giáo chủ - chư hầu của Giáo hoàng La Mã. Hoàng đế Đức lúc này là Charles V (1519 – 1556) là một người không ổn định, khi thì hợp tác, khi thì lợi dụng Giáo hoàng để gây chiến tranh. Lợi dung điều đó, Giáo hoàng La Mã, đứng đầu là Giáo hoàng Julius II (cháu của Giáo hoàng Sixtus V) và người kế nhiệm Leo X (1513 – 1521), Giáo hội tìm mọi cách để chiếm đoạt tài sản của người dân Đức. Số tiền hàng năm chảy từ Đức về Vatican là vô cùng lớn trong khi người dân chết đói, thất nghiệp lan tràn. Mọi người dân Đức trực tiếp hay gián tiếp đều căm thù giáo hội và giáo hoàng.
Sự kiện như “giọt nước tràn ly” là việc Giáo hoàng Leo X cử tu sĩ Tetzel đi tới nước Đức bán thẻ miễn tội (10/1517) – làm cuộc cải cách tôn giáo bùng nổ.
Người mở đầu cho cuộc cải cách tôn giáo ở Đức là Martin Luther, một mục sư vùng Wurttemberg (Đức). Bất bình trước hành động của Tetzel, ông đọc Luận văn 95 điều với nội dung chính: cần tin vào Đức Chúa thôi, không cần thẻ miễn tội. Tác phẩm chủ đạo là kinh Phúc âm, hệ thống phẩm hàm đơn giản. Về nghi lễ, Luther bãi bỏ hết nhưng giữ lại ba lễ: rửa tội, ban thánh thể và xá tội. Về sau, Jean Calvin (người Thụy Sĩ, gốc Pháp) đề ra “thuyết định mệnh” cho rằng: Chúa Trời là quyết định số phận của con người. Muốn thay đổi số phận, con người phải lao động miệt mài và Thượng đế sẽ quyết định kết quả công việc. Những tư tưởng tiến bộ của Luther và Calvin đã thúc đẩy sự hình thành tôn giáo mới: Tin lành
+ Tin lành: lấy kinh Phúc âm là kinh chính thức, thờ “Chúa ba ngôi”, kính trọng chứ không tôn sùng Đức Mẹ Maria – mẹ của Chúa Jesus, không thờ ảnh và tượng. Về lễ nghi, Tin lành chỉ dùng có lễ rửa tội và lễ thánh thể. Với lễ thánh thể, Tin lành cho rằng “thánh thể” là kỷ niệm sự chết của Chúa, cho phép các tín đồ và giáo sĩ cùng uống rượu và ăn bánh thánh, khác với Công giáo chỉ cho tín đồ ăn “bánh thánh”, còn “Rượu thánh” chỉ dành cho giáo sĩ. Nhà thờ Tin lành đơn giản, không có tranh ảnh mà chỉ có cây thập giá của Chúa tử nạn. Đứng đầu nhà thờ Tin lành là mục sư.
 
Top Bottom