cách giải các dạng toán di truyền quần thể

H

hardyboywwe

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

hội sinh D&D:
Giới thiệu phương pháp giải một số dạng bài tập hay và khó trong phần Di truyền học quần thể


Dạng 1: Tính tần số các alen trong trường hợp trội không hoàn toàn và đông trội.

Ví dụ: Trong một quần thể 500 người, có 100 người mang nhóm máu M (MM), 250 là MN và 150 là N (NN). Hãy tính tần số các alen M và N.

Ta có thể tính tần số các alen trực tiếp dựa vào số lượng alen từ các cá thể (Cách 1) hoặc gián tiếp dựa vào tần số kiểu gen (Cách 2) như sau:

Cách 1:

Gọi p và q là tần số tương ứng của các alen M và N (p+q =1), ta có:

p = [(100 x 2) + 250]/(500 x 2) = 0,45

q = [(150 x 2) + 250]/(500 x 2) = 0,55 hay q =1-p = 1- 0,45 = 0,55

Cách 2:

Trước tiên tính tần số mỗi kiểu gen, ta được:

f(MM) = 100/500 = 0,2

f(MN) = 250/500 = 0,5

f(NN) = 150/500 = 0,3

Áp dụng công thức tính tần số alen bằng tần số thể đồng hợp cộng một nửa tần số thể dị hợp, với ký hiệu trên, ta có:

p = 0,2 + 1/2(0,5) = 0,45

q = 0,3 + 1/2(0,5) = 0,55

Dạng 2: Nếu một quần thể ở trạng thái cân bằng, tỷ lệ phân bố các kiểu gen trong quần thể sẽ là:


p2 + 2pq + q2.= 1

Ví dụ : Trong một quần thể người tần số alen lặn rh (rhesus) là q = 0,15. Hỏi tần số các kiểu gen kỳ vọng ở trạng thái cân bằng như thế nào ?

Vì p + q = 1, nên p = 1 - q = 1 - 0,15 = 0,85. Khi đó ta tính được tần số kỳ vọng của các kiểu gen như sau:

(0,85 Rh + 0,15 rh)2 = (0,85)2 RhRh + 2 (0,85)(0,15) Rhrh + (0,15)2 rhrh

= 72,25% RhRh + 25,5% Rhrh + 2,25% rhrh

Dạng 3: Các phương pháp khảo sát trạng thái cân bằng di truyền của một quần thể.

Ví dụ: Hãy xét xem quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng Hardy-Weinberg ?


3af0137a-57a7-4469-b3ae-e98fb44acd4a_10-20-2010%202-33-25%20PM.png



Phương pháp 1: Sử dụng công thức H-W.

Theo lý thuyết, một quần thể được coi là ở trạng thái cân bằng khi cấu trúc di truyền của nó thoả mãn công thức H-W, nghĩa là giữa các tần số alen và tần số kiểu gen tồn tại mối quan hệ được phản ảnh bởi đẳng thức: (p + q)2 = p2 + 2pq + q2. Hay nói cách khác, f(AA) ≈ p2, f(Aa) ≈ 2pq và f(aa) ≈ q2.

Với mỗi quần thể trước tiên ta tính tần số các alen A (p) và a (q), rồi sau đó dùng các tần số này để dự đoán tỷ lệ kỳ vọng các kiểu gen.

Xét (quần thể 1) QT1, ta có: p = q = 0,25 + 1/2(0,5) = 0,5; suy ra tần số kỳ vọng của các kiểu gen AA, Aa và aa tương ứng là bằng (0,5A + 0,5 a)2 = 0,25 AA + 0,5 Aa + 0,25 aa. Vì các tần số thực tế hoàn toàn khớp với các tần số kỳ vọng H-W nên quần thể ở trạng thái cân bằng.

Đối với (quần thể 2) QT2, ta tính được p = 0,625 và q = 0,375 và các tỷ lệ kiểu gen kỳ vọng là p2 : 2pq : q2 = 0,391 : 0,468 : 0,141. Giữa các số liệu thực tế và lý thuyết hoàn toàn sai khác nhau chứng tỏ quần thể này không ở trạng thái cân bằng.

Bằng cách tương tự, bạn hãy kiểm tra các quần thể còn lại.

Phương pháp 2: Theo nguyên tắc, nếu quần thể ở trạng thái cân bằng thì f(aa) ≈ q2, nghĩa là tấn số alen a (q) phải xấp xỉ bằng căn bậc hai của tần số kiêủ gen aa (q2). Khi đó tần số alen kia phải thoả mãn p = 1- q.

Trở lại xét QT1, ta thấy f(aa) = 0,25 = (0,5)2 = q2 => q = 0,5. Mặt khác, ta cũng tính được p = 0,5. Kết quả này hoàn toàn thoả mãn (p + q =1), vậy quần thể ở dạng cân bằng.

QT2 nếu như ở trạng thái cân bằng, thì f(aa) = 0,25 => q = 0,5 thì lúc đó p phải bằng 0,5. Điều này trái với giả thiết, ở đây p = 0,5 + 1/2 (0,25) = 0,625. Như vậy quần thể này không thể ở trạng thái cân bằng.


Phương pháp 3: Theo nguyên tắc, khi quần thể ở dạng cân bằng lý tưởng thì các tần số dị hợp thực tế và lý thuyết phải bằng nhau, nghĩa là H = 2pq. Chia hai vế cho 2 rồi bình phương lên, ta được p2q2 = (H/2)2 ↔ p2q2 = (2pq/2)2. Đẳng thức này phản ảnh mối quan hệ giữa một bên là các thành phần đồng hợp và một bên là thành phần dị hợp khi quần thể cân bằng. Từ đây có thể rút ra hệ quả ứng dụng là: một quần thể đạt cân bằng khi và chỉ khi tích của các tần số đồng hợp thực tế xấp xỉ bằng bình phương của một nửa tần số thể dị hợp, tức là P.R ≈ (H/2)2.

Trở lại ví dụ trên ta thấy QT1 hoàn toàn thoả mãn đẳng thức trên. Thật vậy P.Q = (H/2)2 ↔ 0,25 x 0,25 = (0,5 :2) 2.

Trong khi QT2 không thoả mãn đẳng thức này. Thật vậy, ở đây P.Q = (0,5 x 0,25) = 0,125; trong khi (H/2)2 = (0,5 :2) 2 = 0,5.



các bạn thấy phần này thế nào?có giúp các bạn làm tốt hơn các bt di truyền quần thể ko?ngoài ra nếu các bạn muốn tìm thêm kiến thức về môn sinh học và tham gia hoạt động thú vị về bộ môn này hãy gia nhập hội sinh d&d theo link sau
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=145058
welcome to D&D
 
H

hardyboywwe

như vậy là mình đã đưa ra hướng giải chung cách đây 6 tháng rồi phải không?
giờ mình sẽ đưa ra thử 1 vài bài tập áp dụng đã được đưa vào đề thi đại học nhé ;))

Trong 1 quần thể giao phối tự do xét 1 gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng lòa 0,8 và 0,2;1 gen khác nhóm liên kết với nó có 2alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3.Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng,tính trội là trội hoàn toàn.Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là
a.31,36%
b.87,36%
c.81,25%
d.56,25%
 
S

spring_bud1935

Bổ sung

Bài tập chương này còn rất nhiều dạng, chẳng hạn như:

Dạng 4: Bài toán di truyền quần thể đối vói gen có 3 alen

*Cách giải: Bài tập dạng này thường gặp nhất ở nhóm máu.

Tần số tương đối của các kiểu gen [TEX]I^AI^A[/TEX]=[TEX]p^2[/TEX] , [TEX]I^AI^O[/TEX]=2pr, [TEX]I^BI^B[/TEX]=[TEX]q^2[/TEX], [TEX]I^BI^O[/TEX]=2pr [TEX]I^OI^O[/TEX]=[TEX]r^2[/TEX]

Dạng 5: Bài toán di truyền quần thể đối với gen trên X không alen trên Y

*Cách giải: Quần thể đạt cân bằng nên nghiệm định luật H-V thì tần số alen ở giới đực bằng giới cái

Dạng 6: Bài toán di truyền quần thể đối với 2 cặp gen

DẠng 7: bài toán di truyền quần thể có xảy ra đột biến

*Cách giải: Tính lại tần số tương đối cái alen sau đột biến rồi dùng công thứ c định luật H-V

Dạng 8: Bài toán di truyền quần thể có tác động của chọn lọc tự nhiên

*Cách giải: Trừ số cá thể chết đi rồi tính lại tần số tương đối của các kiểu gen, sau đó áp dụng định luật H-V.

Dạng 9: Bài toán di truyền quần thể có di nhập gen

Dạng 10: Bài toán di truyền quần thể kết hợp tính xác suất

*Cách giải: Tính xác xuất kiểu gen P theo định luật H-V rồi viết sơ đồ lai.
 
Last edited by a moderator:
S

spring_bud1935

Bài tập về các dạng toán

Mình post bài tập, các bạn cùng giải nhé.

Dạng 5:

Cho biết 1 loài ngẫu phối tính trạng chiều cao do 1 gen gồm 2 alen quy định, trong đó cao trội so với thấp, quần thể ở thế hệ P có 16 % con đực thân thấp. Tình tần số tương đối của các kiểu gen ở thế hệ sau.

Dạng 7:

1 quần thể ban đầu có 301 cây hoa đỏ, 402 cây hoa hồng, 304 cây hoa trắng. Tính tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối.
a. Quần thể tuân theo định luật H-V
b. Quần thể ban đầu đột biến giao tử mang A thành a với tần số 20%, biết chọn lọc tự nhiên và đỏ trội hoàn toàn so với trắng.
:):):):):):):):)
 
Last edited by a moderator:
H

hardyboywwe

nếu cần thêm tài liệu về di truyền học quần thể,các bạn có thể tìm tiếp trong tài liệu sau
 

Attachments

  • bai tap di truyen quan the.doc
    538.5 KB · Đọc: 0
S

sahara952000

bài tập mà hardyboywwe đưa ra ở trên cóphải đáp án đúng là 87,36% ko?, e làm ra nhưn ko bik có đúng ko?
 
V

vanhieu83_nd

Trong 1 quần thể giao phối tự do xét 1 gen có 2 alen A và a có tần số tương ứng lòa 0,8 và 0,2;1 gen khác nhóm liên kết với nó có 2alen B và b có tần số tương ứng là 0,7 và 0,3.Trong trường hợp 1 gen quy định 1 tính trạng,tính trội là trội hoàn toàn.Tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội cả 2 tính trạng được dự đoán xuất hiện trong quần thể sẽ là
a.31,36%
b.87,36%
c.81,25%
d.56,25%


Ta tính riêng tỉ lệ từng tính trạng trội về tỉ lệ kiểu hình sau đó nhân lên thì thu được kết quả thôi
gen A có kiểu hình trội là 96% gen B là 91% riu sau đó nhân chúng với nhau ta được đáp số là 87.36% thôi mà

sau đó chúng ta tính theo trường hợp mở rộng ra xem tỉ lệ kiểu hình 1 trội 1 lặn là bao nhiêu ? các bạn sẽ thấy bài tập sinh quần thể rất hay thôi mà
 
V

vanhieu83_nd

Các bạn có thể làm thử xem bài này nhé. Có 3 gen phân li độc lập gen 1 có 3 alen, gen thứ 2 có 4 alen, gen thứ 3 có 5 alen. Xác định số kiểu gen dị hợp 2 cặp gen có thể có trong quần thể về 3 gen trên của cơ thể lưỡng bội.. Mong các bạn góp ý và tham gia để cùng nhau hạu tập nhé.

Giúp nhau nhé
 
Top Bottom