Cách ``ăn điểm'' bài văn nghị luận (văn học)

Status
Không mở trả lời sau này.
T

thuonglt

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÁCH ``ĂN ĐIỂM'' BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
(Theo VTC News)

PGS. TS. Lê Quang Hưng
(Chủ nhiệm Khoa Việt Nam học, Trường Đại Học Sư phạm Hà Nội.)

Ngày 10 tháng 05 năm 2011


Tóm tắt:
Bài viết trình bày các yêu cầu cơ bản để hoàn thành tốt một bài \emph{nghị luận văn học} -- phần chiếm số điểm khá cao trong đề thi môn văn hiện nay.

I. Một số lưu ý về nghị luận văn học
Căn cứ vào đề tài, đối tượng nghị luận mà có hai kiểu bài chủ yếu: nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Nếu như đề tài, đối tượng của bài văn nghị luận xã hội là một vấn đề chính trị, tư tưởng, đạo lí, một hiện tượng xã hội thì đối với bài văn nghị luận văn học lại là tác phẩm, hiện tượng văn học hay những ý kiến, nhận định về văn học. Đây là kiểu bài văn phổ biến, quen thuộc nhất đối với học sinh các cấp nhà trường hiện nay.

Trong chương trình Tập làm văn mới hiện hành, \emph{không còn sự phân chia các kiểu bài nghị luận văn học như trước đây nữa} (giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bình giảng). Sự thay đổi này nhằm phản ánh đúng hơn bản chất của một bài văn, qui trình làm một bài văn nghị luận văn học.

Thực tế, hiếm có bài văn nào từ đầu đến cuối chỉ hoàn toàn tuân theo một yêu cầu, chỉ vận dụng một thao tác. Thật ra, trong một bài nghị luận văn học, người viết thường sử dụng nhiều thao tác, kĩ năng và nhiều khi khó tách bạch một cách rạch ròi giải thích, chứng minh, phân tích, bình giảng, bình luận. Nói vậy cũng có nghĩa \emph{nghị luận văn học là kiểu bài đòi hỏi tính tổng hợp của tri thức, của kĩ năng}. Muốn làm được một bài nghị luận văn học hay, cùng với kiến thức, năng lực cảm thụ, người viết cần có kĩ năng kết hợp đồng thời, linh hoạt nhiều phép lập luận để làm sáng tỏ vấn đề, để trình bày một cách thuyết phục, hấp dẫn ý kiến, nhận định của mình.

Cách hiểu kiểu bài nghị luận văn học như thế đã bao hàm đòi hỏi tính tích cực, năng lực, bản sắc cá nhân của người làm bài. Một tư tưởng lớn, một phương châm quan trọng trong dạy -- học hiện nay mà hầu như ai cũng biết là phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh. Cần chống lối học vẹt, nói theo từ cách nghĩ đến cách học, cách làm bài. Phân môn làm văn đặc biệt cần góp phần tích cực vào việc thực hiện tư tưởng, phương châm ấy từ cách ra đề đến cách đánh giá. Nghị luận về một vấn đề, phương diện nào đó của tác phẩm truyện, nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ \emph{cần xác định một lập trường, từ một góc độ nào đó để phân tích, lí giải, đánh giá, để bộc lộ chủ kiến của mình}.

Ngay chữ ``phân tích'' trong yêu cầu của một đề văn nghị luận cũng cần hiểu cho đúng, cho toàn diện. Nó không chỉ là một thao tác, một phép lập luận. Nó không chỉ phân chia vấn đề, đối tượng ra từng bộ phận, từng khía cạnh để miêu tả, tìm hiểu đặc điểm. ``Phân tích'' ở đây bao hàm cả sự nhận xét, đánh giá, lí giải\ldots về vấn đề, đối tượng ấy bằng tư tưởng, tình cảm của mình. Chẳng hạn trước đề văn nghị luận ``Phân tích nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long'', một bài làm văn tốt sẽ không chỉ nêu rồi chứng minh từng vẻ đẹp, phẩm chất của nhân vật anh thanh niên (như lòng yêu nghề, lặng lẽ cống hiến, như lòng hiếu khách đến nồng nhiệt rồi đức tính khiêm tốn\ldots) mà đồng thời với quá trình phân tích từng vẻ đẹp, trình bày từng luận điểm ấy, người viết cần thể hiện sự cảm thụ các chi tiết nghệ thuật sinh động trong tác phẩm, thể hiện thái độ, tình cảm của mình, cần nhận xét, đánh giá về cách miêu tả, xây dựng nhân vật của nhà văn, cần rút ra, khái quát về ý nghĩa của hình tượng nhân vật\ldots

Nói vậy nghĩa là bài nghị luận văn học đòi hỏi cảm thụ, ấn tượng riêng, đề cao tính chất cá nhân, cá thể của người viết. Tất nhiên, từ ý thức được về lí thuyết đến thực hành đúng, thực hiện cho có hiệu quả thật sự không hề đơn giản. Muốn làm được điều này \emph{cả thầy và trò phải phấn đấu dần dần ra khỏi quán tính, từ bỏ thói quen ăn sâu một thời, làm sao vượt khỏi áp chế đè nặng của bao thứ sách tham khảo, bài mẫu này nọ trên thị trường sách đa tạp hiện nay}. Quả thực, với kiểu ra đề văn hạn hẹp, đơn điệu bấy lâu nay, trước thực tế của tác phẩm, hầu hết các vấn đề đã được cày xới kĩ, người làm bài không dễ có và xen vào được những ý kiến, cảm thụ của riêng mình.

Từ đặc điểm của kiểu bài nghị luận văn học nêu trên, chúng ta xác định cụ thể hơn những yêu cầu cơ bản mà một bài nghị luận văn học cần đạt tới.

<Xem tiếp trong file đính kèm các bạn nhé>

DOWNLOAD
File pdf
http://upfile.vn/9q7l

File tex
http://upfile.vn/9q7m
 
  • Like
Reactions: realjacker07
H

hocmai.nguvan

Theo chị, ngoài ra cách trình bày cũng là 1 yếu tố quan trọng để người chấm có thể cho điểm bài của mình rộng hơn so với qui định đấy!
^^
 
H

hunganhqn

Hiểu đơn giản, trước tiên cần phải nắm vững kiến thức theo yêu cầu của đề bài. Nhưng chỉ thế thôi chưa đủ mà cần phải có kĩ năng trình bày những kiến thức ấy như mod hocmai.nguvan đã nói.

Việc đưa ra những phát hiện, cảm nhận riêng là rất tốt, nhưng cần phải có sự thuyết phục, và chỉ nên coi đó là phần mở rộng thêm. Không nên quá đi sâu vào đó mà bỏ qua các ý cần có (trong đáp án chấm).
 
N

ngoctramdoan

với những dạng bài nghị luận văn học mà có mở rộng ra cả các vấn đề nghị luận xã hội liên quan nữa thì phải làm sao ạ
 
C

cuimuoimuoi_1969

với những dạng bài nghị luận văn học mà có mở rộng ra cả các vấn đề nghị luận xã hội liên quan nữa thì phải làm sao ạ


Cái đó chủ yếu ở phần nêu suy nghĩ và liện hệ đến bản thân nói riêng và cả xã hội nói chung mà thôi :)
......
 
W

wardukpro99

Hiểu đơn giản, trước tiên cần phải nắm vững kiến thức theo yêu cầu của đề bài. Nhưng chỉ thế thôi chưa đủ mà cần phải có kĩ năng trình bày những kiến thức ấy như mod hocmai.nguvan đã nói.

Việc đưa ra những phát hiện, cảm nhận riêng là rất tốt, nhưng cần phải có sự thuyết phục, và chỉ nên coi đó là phần mở rộng thêm. Không nên quá đi sâu vào đó mà bỏ qua các ý cần có (trong đáp án chấm).

Việc niu luận cứ cũng rất wan trọng ,vì 1 phần pải niu ra dẫn chứng cho thuyết phục,
phần còn lại thì pải niu ra được lí lẽ HỢP LÍ, của đề nữa.
Ngoài ra, trong pài văn nghị luận còn có các íu tố khác nhau, thông thường là đi đôi với tự sự và biểu cảm và miu tả.
các íu tố trên có thể làm luận cứ pục vụ cho việc làm rõ luận điểm ko phá vở mạch lạc nghị luận
 
W

wardukpro99

bài văn nghị luận thường vẫn cần phải có các yếu tố tự sự, miêu tả, biểu cảm. phải kết hợp các yếu tố lại với nhau cho bài văn thêm mạch lạch và đầy cảm xúc.
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom