CÁC TRÀO LƯU VĂN HỌC GIAI ĐOẠN 1932 - 1945

C

conu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Thời kỳ 1932 - 1945, Việt Nam có 3 trào lưu Văn học:
- Trào lưu Văn học lãng mạn chủ nghĩa trong đó có dòng Văn học lãng mạn.
- Trào lưu Văn học hiện thực chủ nghĩa trong đó có dòng Văn học hiện thực.
- Trào lưu Văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa trong đó có dòng Văn học Cách Mạng.

Trước hết, mình xin cắt nghĩa từ "trào lưu": trào nghĩa là triều, dâng lên; lưu nghĩa là dòng chảy. Trào lưu là chỉ một hiện tượng Văn học xuất hiện trong một khoảng thời gian ngắn, nhưng có số lượng tác giả, tác phẩm cùng một nội dung tư tưởng, cùng một phương pháp sáng tác, cùng một cảm hứng sáng tạo xuất hiện một cách đồng loạt với một dung lượng lớn, có những đóng góp lớn cho nền văn học một dân tộc, nhưng hiện tượng Văn học này chỉ xuất hiện trong một khoảng thời gian rồi mất đi.
 
C

conu

Đại biểu cho trào lưu Văn học lãng mạn, Xuân Diệu đã viết câu tuyên ngôn cho các nhà thơ lãng mạn:

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió
Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây
Để tâm hồn ràng buộc với muôn dây.

Đến Thế Lữ - một đại diện khác cho dòng văn học lãng mạn, cũng đã nói:

Các anh bảo tính tình tôi hay thay đổi,
Không chuyên tâm, không chủ nghĩa,
nhưng cần chi, tôi chỉ là một khách tình si
Ham vẻ đẹp có muôn hình, muôn thể

Như vậy, ta có thể thấy những nhà văn, nhà thơ lãng mạn thường đi tìm cái đẹp lý tưởng, không có trong thực tế, thế nên mới gọi là lãng mạn. Mình cũng nhân thể cắt nghĩa từ lãng mạn: lãng là tràn, mạn là cái bờ, lãng mạn nghĩa là tràn bờ, tức vượt ra khỏi rang giới của thực tại để vươn tới cái đẹp không có trong thực tế. Cũng có thể gọi đây là quan điểm nghệ thuật vị nghệ thuật. Các nhà thơ lãng mạn tự giam mình trong cái tôi cô đơn đi tìm cái đẹp, không bao giờ thỏa mãn với những gì đang có. Dù có phần hạn chế trong sự cô đơn và bế tắc, chưa đề cập đến cống hiến mà chỉ đề cập đến hưởng thụ, nhưng những đóng góp của họ về nghệ thuật là rất lớn, nó vượt ra khỏi sự công thức khuôn sáo của (ước lệ tượng trưng) để tìm đến một cách thức biểu đạt tự do, sáng tạo, mới mẻ và phóng khoáng hơn; họ cũng có những nhân sinh quan rất mới mẻ, lần đầu tiên cái tôi cá nhân ko còn bị bó buộc mà đã được giải phóng, được quyền khát khao hạnh phúc - người ta gọi là bản ngã; và có lẽ, sự thoát ly đời sống của họ cũng là cách quay lưng lại với thực tại, phủ nhận thực tại xấu xa, đen tối, hi sinh để giữ cho mình trong sạch.
 
N

ngoclantinh

póc tem nè ,hay đó nhờ bạn mà tui hỉu được nhìu thứ mà tui học cũng hok hỉu đó ,thanks nhìu .
chúc ban đong khách nhá
 
Top Bottom