CLB lịch sử Các tổ chức đặc vụ thời cổ đại TQ

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/ Hiệu sự

Hiệu sự là cơ quan giám sát thời Tam quốc, cũng là cơ quan đặc vụ phát triển sớm nhất, người lập ra đầu tiên là ... Tào Tháo. Tào Tháo vốn dĩ đa nghi, lập Hiệu sự trong quân đội, ý đồ là tăng cường sự khống chế đối với binh sĩ. Hiệu sự vừa là quan giám sát, cũng là quan lại tàn ác, với vấn đề duy trì kỷ luật quân đội, cũng phát huy tính tích cực. Sau này, Tào Tháo đưa Hiệu sự vào trong triều đình.

Tôn Quyền cũng làm giống như Tào Tháo, thiết lập Hiệu sự, để giám sát các đại gia tộc.

Thời kỳ này, đối tượng giám sát của Hiệu sự đã mở rộng, lớn từ các quan chức, nhỏ tới dân thường; hơn nữa có quyền xử lý tư pháp.

Người ở trong cơ quan Hiệu sự, thường có xuất thân ko mấy lương thiện, tính cách tàn ác; lại thêm sự dung túng của người thống trị tối cao, cho nên thường lạm dụng chức quyền, thậm chí đổi trắng thay đen.

Con rể của Tôn Quyền là Chu Cứ, đã từng bị vu cáo hãm hại; cho nên đừng nói tới các quan chức nhỏ bé.

Với tình trạng như vậy, các quan trong triều và các đại gia tộc, đa số đều phản đối việc thiết lập Hiệu sự và tổ chức này cũng theo sự suy tàn của chính quyền, mà diệt vong.

2/ Sát sự

Chức quyền của Hiệu sự tuy đã vượt qua cơ quan giám sát truyền thống, nhưng số nhân sự ko cố định và thay đổi luôn, đồng thời ko chính thức. Tới thời Đường, đã xuất hiện tổ chức cảnh sát mật chuyên chế sớm nhất trong lịch sử cổ đại TQ - Sát sự.

Sát sự cũng được gọi là "Sát sự thính tử" hoặc "Sát sự thính nhi", do thái giám Lý Phụ Quốc thời Đường Túc Tông lập nên.

Theo "Tân Đường thư" ghi, Lý Phụ Quốc, vốn tên là Tịnh Trung, diện mạo xấu xí nhưng giảo hoạt vô cùng; từng theo Cao lực sĩ nhiều năm, sau do giỏi nuôi ngựa, mà được tiến cử làm môn hạ của thái tử Lý Hưởng. Lý Tịnh Trung có công trong Loạn An Sử, giúp Lý Hưởng đăng cơ và được trọng dụng, được mang tên "Phụ Quốc". Phụ trong từ "phụ giúp", nhưng ko ngờ sau đó Lý Phụ Quốc lại hành xử theo lối ... phụ bạc. Sau khi có được quyền lực, Lý Phụ Quốc liền lập ra Sát sự.

Giống như cái tên của tổ chức này, thành viên trong Sát sự nhiệm vụ chủ yếu chuyên đi theo dõi. Lý Phụ Quốc thông qua Sát sự nắm giữ tình báo, mà can thiệp vào hoạt động của các quan trong triều. Qua mạng lưới tình báo bí mật và quyền lực của bản thân, Lý Phụ Quốc ủng hộ thái tử Lý Dự do Túc Tông lập lên ngôi.

Tuy được Lý Phụ Quốc giúp đỡ, nhưng Lý Dự sớm đã nghe những lời ca thán về các hành vi ngang ngược của Lý Phụ Quốc nên muốn giết đi. Lý Dự đã phái thích khách đêm khuya giết chết và ném đầu tên này vào nhà xí. Tổ chức Sát sự này biến mất cùng với cái chết của Lý Phụ Quốc. Nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn, trở thành hình mẫu của các tổ chức mật vụ dưới trướng những kẻ chuyên quyền sau này.

3/ Hoàng thành tư

Hoàng thành tư của đời Tống, giống như Sát sự. Cũng là tổ chức cảnh sát bí mật. Điều khác là, Sát sự nằm trong tay quan trọng thần, Hoàng thành tư ở trong tay Hoàng đế. Tiền thân của Hoàng thành tư là Võ đức tư, do Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận lập ra. Mục đích là để nắm rõ chiều hướng của quần thần, để duy trì sự thống trị của bản thân.

Sau khi Tống Thái Tông lên ngôi, năm thứ 6 Thái bình hưng quốc đổi Võ Đức Tư thành Hoàng Thành Tư.

Chức trách của Hoàng thành tư về danh nghĩa là nắm cấm lệnh ra vào hoàng cung, nhưng nhiệm vụ chính của nó là phụng mệnh của Hoàng đế, tiến hành trinh sát các hoạt động chính trị, đối tượng trinh sát chủ yếu là các quan chức lớn nhỏ.

Hoàng đế thông qua cơ quan này, để nắm rõ tình trạng của các quan và hiện tượng các quan bị vu cáo hãm hại thường xảy ra.

Hoàng thành tư tồn tại suốt 2 triều Tống, khiến các quan chức lớn bé rơi vào bất an.

4/ Tam xưởng nhất vệ

Cụ thể là chỉ Đông xưởng, Tây xưởng, Nội hành xưởng và Cẩm y vệ của triều Minh; là cơ quan đặc vụ nổi tiếng thời cổ đại của Tq.

Cẩm y vệ được lập ra sớm nhất, tiền thân là Đô úy tư. Năm Hồng Võ thứ 15, Chu Nguyên Chương đổi Đô úy tư là Cẩm y vệ.

Cẩm y vệ tuy thuộc quân thị vệ, nhưng nó có quyền bắt bớ, tra khảo mà các đội thị vệ khác ko có và được Hoàng đế tin dùng.

Thời Minh Anh Tông, quyền lực của Cẩm y vệ cực thịnh; rất ít người dám hỏi, có nơi thậm chí còn có kẻ mạo danh là Cẩm y vệ để lừa đảo, trật tự xã hội hỗn loạn. Tuy xảy ra nhiều chuyện bất lương, nhưng Cẩm y vệ vẫn tồn tại tới khi Minh triều diệt vong.

Đông xưởng do Minh thành tổ Chu Đệ lập ra, do Hoạn quan thống lĩnh. Minh thành tổ thiết lập Đông xưởng, là do nhu cầu trấn áp kẻ phản đối chính trị. Sự thiết lập của Đông xưởng, đã thúc đẩy thêm 1 bước phát triển của hệ thống trinh sát bí mật của triều Minh.

Năm Thành Hóa thứ 13, Minh Tuyên Tông thiết lập Tây xưởng, do thái giám Uông Trực cầm đầu. Quy mô và quyền lực của Tây xưởng đều lớn hơn Đông xưởng, nhưng Tây xưởng vận hành ko bao lâu, dưới sự phản đối của các quan, đã bị giải tán.

Thời Minh Võ Tông, thái giám Lưu Cận tay nắm đại quyền, lập lại Tây xưởng, Đông xưởng và Cẩm y vệ đều trong tay Cận. Nhưng Lưu Cận chưa thỏa mãn, còn lập nên đội đặc nhiệm mới, tên là Nội hành xưởng, do chính hắn làm thủ lĩnh, giám sát Cẩm y vệ và Đông Tây xưởng.

Các đặc nhiệm vốn dĩ đi giám sát người khác, nay trở thành đối tượng bị giám sát, bản thân cũng khó bảo toàn.

------
Nguồn: Chuyện Đông - Chuyện Tây

TThao_1.jpg
Tào Tháo
 

Attachments

  • TThao_1.jpg
    TThao_1.jpg
    42.9 KB · Đọc: 32
Top Bottom