các thắc mắc về kì thi tốt nghiệp-đại học- cao đẳng

Status
Không mở trả lời sau này.
H

hoangmai_ig

xem nào câu 1 có thể là đàn ghita, hồn tb , chiếc thuyền ngoài xa
câu 3 là đất nước , tây tiến , chí phèo , 2 đứa trẻ
Tớ nghĩ câu 1(2đ) chỉ vào tác giả thôi, năm trước khối D vào Nam Cao rồi nên năm nay chắc là Xuân Diệu, Tố Hữu. Còn câu 5đ nếu có ctrình lớp 11 thì có lẽ có vội vàng nữa. Mà đang tiến tới 1000 năm Thăng Long có khi hướng tới thơ ca cm nhiều hơn :D (lại đoán già đoán non rồi lại như thi tn cho coi =)) ). Nhỡ nào Đất nước thì toi! :( Chưa ôn bài đấy....
 
D

duongthuydo.hocmai.vn

[Ngữ văn 12] - Một số câu hỏi theo cấu trúc thi ĐH 2009

Bạn rainbow9xvt@yahoo.com.vn có gửi tới Hocmai.vn một số bài viết trả lời một số câu hỏi trong đề thi trên Hocmai.vn. Chúng tôi post lên đây để các em tham khảo và nhận xét về cách làm bài văn học sử, cách phân tích một vài đặc điểm của nhân vật trong tác phẩm tự sự, cách làm bài so sánh văn học.

1. Những nét chính trong sự nghiệp văn học của Nam Cao
Nam Cao được đánh giá là một cây bút hiện thực xuất sắc của Văn học Việt Nam hiệnđại. Là một nhà văn với vẻ ngoài lạnh lùng, vụng về nhưng sâu thẳm bên trong tâm hồn lại sục sôi những mâu thuẫn, những chiêm nghiệm về đời sống, về con người. Ông đã đóng góp cho văn chương Việt Nam một sự nghiệp sáng tác vô cùng lớn lao với những tác phẩm mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc.​
Tìm hiểu sự nghiệp văn học của Nam Cao, chúng ta có thể khẳng định một điều: ông đã để lại một sự nghiệp văn học nhất quán về đề tài với những quan điểm nghệ thuật vô cùng đúng đắn. Ông hướng ngòi bút của mình vào hai đề tài chính: người trí thức nghèo và người nông dân nghèo.​
Nam Cao được đánh giá là một nhà nhân đạo lớn với những yêu cầu khắt khe về con người. Theo tác gia này, để đạt được danh hiệu "Con Người" cao quý cần đáp ứng được ba điều kiện: Phải có lý tưởng sống cao đẹp, phải biết yêu thương đồng loại và đặc biệt, phải có vốn kiến thức văn học để cảm nhận và hưởng thụ những cái hay, cái đẹp của văn chương. Nhìn vào thực trạng xã hội lúc bấy giờ, Nam Cao đau đớn nhận ra rằng, dường như không có ai có thể đáp ứng đầy đủ những tiêu chuẩn ấy để vươn lên xứng tầm với bản chất Người cao đẹp. Chính vì vậy mà các nhân vật trí thức trong sáng tác của Nam Cao thường rơi vào những tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dằn vặt, giằng xé lương tri con người.​
Về đề tài người nông dân nghèo, Nam Cao đặc biệt chú ý đến ba loại người. Đó là những con người càng hiền lành càng bị chà đạp phũ phàng hay những con người bị xúc phạm nặng nề về danh dự, nhân phẩm ("Lang Rận") hay những kẻ rơi vào bi kịch tha hoá (Chí Phèo, Binh Chức)​
Tuy nhiên, dù đối tượng hướng tới là gì, Nam Cao vẫn đánh giá họ trên cơ sở của tinh thần nhân đạo, được thể hiện rõ rệt qua quan điểm nghệ thuật của ông. Những quan điểm ấy không được phát biểu dưới dạng chính luận mà được biểu hiện gián tiếp qua các sáng tác của ông.​
Ông đặc biệt phê phán văn học lãng mạn, thứ mà ông coi là "ánh trăng xanh lừa dối", chuyên thi vị hoá đời sống đen tối, bất công, phục vụ thị hiếu của bọn trưởng giả no nê, nhàn rỗi. Theo ông, văn học đích thực phải phản ánh chân thực đầy đủ đời sống với tất cả tính chất của nó, dẫu rằng hiện thực đời sống ấy là không tốt đẹp​
.
Hơn thế, ông khẳng định: Văn học chân chính không thể chỉ phán ánh hiện thực đời sống mà còn phải phân tích, lý giải, đi sâu cắt nghĩa cuộc sống. Tác gia này đã tâm sự trong tác phẩm "Đường vô Nam":"... sống đã rồi hãy viết,[...],những thứ không nghệ thuật tôi làm hôm này là để chuẩn bị cho một nghệ thuật cao hơn...". Vậy, thứ 'nghệ thuật cao hơn" ấy bao gồm những gì? Còn gì khác nếu không phải là những giá trị nghệ thuật cao đẹp hơn, những kinh nghiệm quý báu được đúc kết sau khi 'sống"?​
Và, khi nhắc đến Nam Cao, người ta không thể không nhắc đến quan niệm văn chương hết sức tiến bộ của ông. Theo ông, "văn chương không cần những người thợ khéo tay, làm theo những mẫu sẵn có..". Văn chương chỉ dung nạp những con người biết "đào sâu tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có" ("Đời thừa")​
Điều làm nên sự đặc biệt hơn cả cho sự nghiệp văn học của Nam Cao chính là vấn đề 'Đôi mắt". Ông quan niệm, trước Cách mạng, phải nhìn người đọc với con mắt của tình thương để nhận ra những bản chất tốt đẹp. Sau cách mạng, người nghệ sĩ bắt buộc phải đặt họ trong một ''thế nhìn kép", đôi mắt của tình thương đi liền với ánh nhìn của sự cảm phục. Họ không phải là những nạn nhân bất lực của hoàn cảnh mà chinh là những người biết đấu tranh cải tạo hoàn cảnh.​
Như vậy, Nam Cao quả thực đã để lại cho nền văn xuôi Việt Nam một sự nghiệp văn học vô cùng giá trị, với những nét tư tưởng và ý nghĩa vô cùng độc đáo, tiến bộ. Sự nghiệp văn học quý giá này chính là bằng chứng chứng tỏ chỗ đứng vững chắc của Nam Cao trong nền văn học nước nhà.
2. Phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật Chí Phèo từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời để thấy rõ bi kịch của nhân vật này.

Nam Cao được đánh giá là một cây bút hiện thực xuất sắc của Văn học Việt Nam hiện đại. Đến với các sáng tác của ông, ta sẽ có cơ hội gặp gỡ với những con người vô cùng gần gũi, quen thuộc trong đời sống hàng ngày: người trí thức nghèo và nông dân nghèo. Viết về những con người ấy, ông không chỉ chứng tỏ được tài năng nghệ thuật xuất chúng của mình mà còn hé mở cho người đọc thấy được một phần sâu thẳm trong trái tim một "nhà nhân đạo từ trong cốt tuỷ": tinh thần nhân đạo sâu sắc. "Chí Phèo" là tác phẩm tiêu biểu của Nam Cao, một tác phẩm với những giá trị nghệ thuật và nội dung vô cùng đáng ghi nhận. Toàn bộ câu chuyện xoay quanh số phận bi kịch của Chí Phèo, một người nông dân chất phác, hiền lành nhưng đã bị xoáy vào những bi kịch nghiệt ngã của số phận: bi kịch bị tha hoá và bi kịch bị từ chối quyền làm người. Cuộc gặp gỡ với Thị Nở được đánh giá là một dạng ''tình huống nhận thức'', đã giúp cho Chí nhận ra số phận hẩm hiu của mình. Diễn biến tâm trạng của Chí từ buổi sáng sau khi gặp Thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời đóng vai trò rất quan trọng, là hạt nhân cơ bản giúp người đọc thấy rõ được tấn bi kịch của nhân vật này.​

Trước hết, tác phẩm dẫn dắt người đọc đến với khái niệm "bi kịch". Vậy bi kịch là gì? Bi kịch là tình trạng mâu thuẫn gay gắt giữa ước mơ và thực tại. Nhân vật nhận thức được điều ấy, muốn thoát ra nhưng không thể nên rơi vào tình trạng bi kịch. Có thể nói, cuộc đời của Chí là một "tấn đại kịch", nhưng dường như bi kịch thực sự chỉ diễn ra vào buổi sáng sau hôm Chí Phèo gặp Thị Nở.​
Tìm hiểu và suy xét tác phẩm, không ai trong chúng ta có thể phủ nhận được điều đó. Bởi nếu không có buổi sáng hôm ấy, Chí Phèo sẽ không bao giờ tỉnh táo để tìm lại chính mình. Sáng hôm ấy, Chí thức dậy. Và, dường như lần đầu tiên trong đời, hắn tỉnh và cảm thấy sợ rượu. Trước kia, hắn đã chìm trong những cơn say miên man, những cơn say triền miên không dứt đã làm hắn quên rằng còn một Chí tồn tại trên đời. Buổi sáng hôm ấy, hắn tỉnh giấc và nghe thấy những âm thanh của đời sống thường ngày: tiếng chim hót, tiếng người đi chợ về, những tiếng vọng thân thương của cuộc sống...Và hắn chợt thảng thốt nhớ ra rằng mình đã già...Tuổi già đến từ bao giờ mà hắn không hề hay biết. Cô đơn, lẻ loi, đau ốm... như rình rập xung quanh hắn, đã rất gần.. Hắn lạc trong dòng suy nghĩ miên man và đặt mình vào trong nỗi sợ hãi, ám ảnh to lớn...
Đúng lúc Chí Phèo đang yếu đuối, cần sự sẻ chia, chăm sóc như vậy thì Thị Nở bước vào cùng bát cháo hành trên tay. Những con chữ của tác giả đã lột tả chân xác sự ngạc nhiên và xúc động của nhân vật. Lời văn bán trực tiếp đã cho ta thấy tâm trạng chứa chan những cảm xúc hỗn độn của nhân vật: "...cả đời hắn chỉ quen thói giật cướp,.. chứ chưa được ai cho cái gì bao giờ...". Nếu không có bát cháo hành hôm ấy thì có lẽ hắn sẽ không một lần biết đến hương vị của tình thương, của sự quan tâm chăm sóc. Chúng ta làm sao quên được hình ảnh một Chí Phèo- mắt rưng rưng bưng bát cháo hành trên tay. Còn biết khóc, biết cảm đông trước tình người tức là vẫn còn tính người. và ngay lúc ấy, phần người trong hắn chợt bừng tỉnh và bật lên tiếng nói: "Trời ơi hắn thèm lương thiện!'. Hai chữ "lương thiện" quả thưc đã trả lại cho Chí lương tri một con người.
Dòng suy nghĩ miên man của Chí khi ấy tiếp tục dẫn người đọc đến với thế giới tâm hồn sâu thẳm của nhân vật. Hắn nghĩ, thị Nở không hề xấu thậm chí còn rất duyên, thị không dở hơi mà sẽ là người dẫn đường cho hắn bước vào thế giới bằng phẳng của những con người lương thiện...Những ước mơ nhỏ nhoi, thầm lặng khi xưa được đánh thức bởi hơi cháo hành bao trùm không gian. "Hắn nghĩ tới một gia đình nho nhỏ, chồng cày thuê, làm muớn, vợ dệt vải...". Dòng suy nghĩ của nhân vật báo hiệu cho người đọc về sự trở lại của Con Người Chí…
Khoảng thời gian năm ngày sau đó là quãng thời gian Chí được sống hoàn toàn với tư cách một con người. Với một sự sắp xếp khéo léo, ngòi bút Nam Cao đã cho người đọc thấy được một sự trùng hợp vô cùng đặc biệt. Thời gian Chí Phèo bắt đầu nhận thức để có thể trở lại là mình, bắt đầu một cuộc sống mới là vào buổi sáng đẹp trời; và cái ngày định mệnh, cái ngày kết thúc số phận bi kịch của hắn cũng là một buổi sáng. Hôm ấy, tâm trạng hắn nóng như lửa đốt bởi thấy thị Nở "đi đãu mãi chẳng về". Đúng lúc ấy, thị Nở bước vào..Đây chính là thời khắc mâu thuẫn được nâng lên mức đỉnh điểm. Thị trút xuống đầu Chí những lời lẽ cay nghiệt của bà cô thị: "...cái thằng không cha không mẹ, lại chỉ có cái nghề rạch mặt ăn vạ...". Thị nói một cách điềm nhiên, cứ như Chí Phèo là một người không quen biết, và cũng chưa từng có giữa thị và Chí những phút giây hạnh phúc...Chí Phèo sững người, ngơ ngác. Và trong một chốc, hắn hiểu ra tất cả...Hắn nhoài người kéo thị Nở lại nhưng không được. Cú ngã sóng soài là mâu thuẫn cuối cùng của truyện ngắn, là sự kết thúc cho những chịu đựng của hắn. Dòng suy nghĩ bị chặn lại...Hắn bưng mặt khóc....​
Khoảng thời gian còn lại của buổi sáng hôm đó cũng là những khoảnh khắc cuối cùng của cuộc đời Chí. Dòng suy nghĩ của hắn đã dừng lại, hắn quay về với những hành động của kiếp sống bản năng. Hắn uống rượu, rồi vác dao với ý định đi tìm thị Nở. Nhưng, dường như đã thành quy luật, những kẻ say và những thằng điên không bao giờ làm những việc mà chúng định làm khi tỉnh táo. Theo thói quen, Chí Phèo đi đến nhà Bá Kiến, giết chết tên cường hào độc ác, nguyên nhân chính cho những bi kịch của hắn hôm nay. Và cũng bằng con dao vấy máu đó, hắn tự kết liễu đời mình, kết thúc một số phận bi kịch...​
Như vậy, bằng tài nghệ của mình, Nam Cao đã cho ra đời những trang viết miêu tả, phân tích tâm trạng chân thực và vô cùng sâu sắc. Qua những con chữ chắt lọc ấy, Nam Cao gửi gắm tấm lòng của mình đối với những người nông dân nghèo, ngày ngày bị đày đoạ bởi xã hội phong kiến với những định kiến chết người, những tên cường hào, địa chủ với quyền năng lớn lao, thứ sức mạnh có khả năng tha hoá con người...
Đoạn văn miêu tả và phân tích tâm trang nhân vật Chí Phèo từ buổi sáng gặp thị Nở đến khi kết thúc cuộc đời quả là một đoạn văn đặc sắc, đã thâu tóm được những ý chính trong nội dung tác phẩm. Qua đoạn văn này, đằng sau một cuộc đời cay đắng, một số phận bi kịch, chúng ta còn thấy ẩn hiện đâu đó cái nhìn nhân đạo của Nam Cao, ông nhìn người nông dân với con mắt của tình thương để nhận ra những phẩm chất tốt đẹp của họ.​

 
Last edited by a moderator:
D

duongthuydo.hocmai.vn

3. Quan điểm sáng tác văn học của Hồ Chí Minh?
Hồ Chí Minh chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ, nhà văn nhưng trên thực tế, bên cạnh sự nghiệp Cách mạng vĩ đại, Người đã để lại cho dân tộc ta một di sản vô cùng quý giá - "một sự nghiệp văn học lớn lao về tầm vóc, đa dạng, phong phú về thể loại và đặc sắc về phong cách nghệ thuật". Qua sự nghiệp văn học này, chúng ta đã thấy được ở Người một quan điểm sáng tác vô cùng đúng đắn và thống nhất.

Là một nhà Cách mạng vĩ đại với một "ham muốn tột bậc": đấu tranh cho nền độc lập, tự do của dân tộc, Hồ Chí Minh coi văn chương trước hết phải là thứ vũ khí sắc bén, phục vụ hiệu quả cho sự nghiệp đâu tranh Cách mạng. Đây là một sự tiếp nối về tư tưởng của văn chương dân tộc. Trước đây, Nguyễn Đình Chiểu đã viết về tác dụng của văn chương: "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm/ Đâm mấy kẻ gian bút chẳng tà". Trong thư gửi các hoạ sĩ năm 1951, Bác cũng đã từng viết: "...Văn hoá nghệ thuật cũng là một mặt trận và anh chị em là những người chiến sĩ trên mặt trận ấy".

Như vậy, văn chương Hồ Chí Minh quả thực là một sự tiếp nối và có phần phát huy truyền thống của văn học dân tộc. Chúng ta nhận ra sự thống nhất giữa lí tưởng và hệ thống chủ nghĩa Mác xít trong các sáng tác của Người.

Là người nghệ sĩ, người quan niệm: đối tương hướng đến của văn chương phải là quần chúng nhân dân. Người đã hé mở những kinh nghiêm sáng tác: Trước khi viết, phải trả lời câu hỏi: "Viết cho ai?" trước tiên, rồi sau đó mới là "Viết cái gì" và "Viết để làm gì". Đọc các tác phẩm của Người như "Nhât ký trong tù", "Vi hành" và những bài thơ Bác viết ở chiến khu Việt Bắc hay những bài thơ Người sáng tác để tuyên truyền, cổ vũ kháng chiến và chúc tết nhân dân, chúng ta thường lầm tưởng đó là những tác phẩm được viết bởi những ngòi bút khác nhau. Những tác phẩm phục vụ Cách mạng, kháng chiến, Người sử dụng thứ ngôn ngữ mộc mạc, giản dị và vô cùng giàu tính dân tộc, phù hợp với "khẩu vị" của quảng đại quần chúng. Còn những tác phẩm viết cho riêng mình để tâm sự, giải trí, Người viết với thứ ngôn ngữ giàu chất trí tuệ. Có thể nói, đây là một quan điểm vô cùng đúng đắn bởi có đối tương tiếp nhận thì mới có văn chương, và chỉ khi đó văn chương mới phát huy đươc hết khả năng Cách mạng của mình.


Không chỉ có vậy, Nguyến Ái Quốc- Hồ Chí Minh còn quan niệm: văn chương phải mang tính hiện thực. Đây là một điều khó lòng chối cãi, bởi hạt nhân của văn chương chân chính là tính hiện thực. Tại triển lãm hội hoạ đầu tiên của nước ta những năm sau Cách mạng, người đã phải "uốn nắn một hướng đi", bởi "tính mơ mộng còn nhiều mà tính hiện thực của đời sống còn rất ít". Người yêu cầu các hoạ sĩ phải tả cho chân thực, đầy đủ những khía cạnh phong phú của đời sống Cách mạng.


Như vậy, có thể nói, Nguyễn Ái Quốc- Hồ Chí Minh đã có một quan điểm sáng tác vô cùng tiến bộ, độc đáo. Quan điểm ấy đã được thực hiện một cách nhất quán trong các sáng tác của Người. Nó cũng đã góp phần không nhỏ tạo nên vị thế của Người - một danh nhân văn hoá thế giới như UNESCO đã từng công nhận và tôn vinh.

4. Nêu những đặc điểm chính về phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu. Trình bày ngắn gọn những biểu hiện của tính dtộc trong thơ Tố Hữu về hình thức biểu hiện?
Phong cách là những giá trị độc đáo, mới mẻ có tính thẩm mỹ lặp đi lặp lại trong sáng tác của nhà văn. Hạt nhân cơ bản của phong cách là cái nhìn riêng của nhà văn về đời sống. Cái nhìn ấy sẽ được thể hiện qua các sáng tác của người nghệ sĩ. Phong cách nghệ thuật của một nhà thơ, nhà văn nói chung thường có tính đa dạng và phong phú, nhưng không vì thế mà không thống nhất, bởi nếu không thống nhất thì không thể hình thành phong cách. Phong cách là thước đo tầm vóc của người nghệ sĩ và là dấu hiệu của một nền văn học trưởng thành".Không chỉ đáp ứng được một cách đầy đủ những biểu hiện nói trên, phong cách nghệ thuật của Tố Hữu- cây bút kì cựu của Văn học cách mạng Vệt Nam- còn có những nét vô cùng khác biệt.

Ấn tượng đầu tiên của người đọc khi tiếp cận thơ Tố Hữu là 'một thoáng choáng ngợp" trước tinh thần Cách mạng sâu sắc trong các tác phẩm của ông. Cả cuộc đời gắn bó với Đảng, với Cách mạng, ông hướng ngòi bút của mình vào đời sống Cách mạng như một chủ thể sống động, vô cùng đặc biệt. Những chặng đường thơ của ông gắn liền với những bước đi của Cách mạng. Là người "chết vì cách mạng chẳng phiền hà', Tố Hữu luôn luôn hân hoan, háo hức trước những chiến thắng, những bước đi lên của dân tộc trong cuộc đấu tranh gay gắt đòi quyền sống. "Vui thế hôm nay" - cách mạng tháng tám thành công, "Hoan hô chiến sĩ Điê Điện Biên'- kháng chiến chống Pháp thắng lợi hay 'Vui tuyệt đỉnh" là những ví dụ tiêu biểu cho tinh thần Cách mạng luôn sôi nổi trong con người này.

Hơn nữa, Tố Hữu còn quan niệm: "..Văn chương là tiếng nói của sự đồng ý, đồng tình, [...] , tiếng nói của tình đồng chí". Thật vậy, trong những sáng tác của ông, ta bắt gặp những cách xưng hô vô cùng dễ mến, dễ gần: "Đồng bào ơi, anh chị em ơi...", "Hòn Nẹ ta ơi mảng về chi đó/Có nhiều không con nục con thu/Chào những buồm nâu thuyền câu Diêm phố/ Nhớ nhau chăng hỡi Hanh Cát, Hanh Cù...". Hai tiếng 'đồng bào" quả thực đã hiện ra vô cùng rõ nét và sâu sắc trong hồn thơ Tố Hữu.

Nói về Tố Hữu là người ta nói đến tiếng thơ của lẽ sống lớn, niềm vui lớn, tình cảm lớn. Lẽ sống ấy đã hiện ra vô cùng đậm nét: Trước Cách mạng, con đường đúng đắn nhất của dân tộc ta là con đường Cách mạng. sau Cách mạng, nó không chỉ còn là con đường mà đã trở thành lẽ sống của thời đại. Niềm vui trong thơ Tố Hữu lớn dần lên theo những thành công của dân tộc trên con đường giải phóng. Tình cảm chung, tình cảm riêng đã được đồng nhất thành một tình cảm lớn - tình cảm Cách mạng trong sáng tác thơ Tố Hữu.
Không chỉ có vậy, thơ Tố Hữu còn có khả năng để lại trong lòng độc giả những tượng, tình cảm sâu sắc bởi giọng điệu thiết tha, trữ tình , thân mến luôn ẩn giấu trong từng con chữ. Tình thân ái ấy, bên cạnh nguồn gốc sâu xa là chất Huế trữ tình trong hồn thơ Tố Hữu, còn được phát triển nâng cao bởi tình đồng chí, đồng bào đã ngấm sâu vào huyết mạch nhà thơ.

Những nét đặc sắc về phong cách nghệ thuật ở trên, có lẽ, đã mang lại cho thơ Tố Hữu tính dân tộc sâu sắc. Tính dân tộc được thể hiện rõ nét ở việc sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo và vô cùng thành công thể thơ lục bát truyền thống; những phép so sánh, chuyển nghĩa quen thuộc với dân tộc trong đời sống thường ngày.

Như vậy, ta có thể khẳng định, những nét phong cách nghệ thuật đặc sắc, kết hợp hài hoà với tính dân tộc trong sáng tác thơ Tố Hữu đã đem lại cho ông một vị trí quan trọng trong thi đàn dân tộc, giúp ông trở thành một trong những nhà thơ có đóng góp và ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào đấu tranh Cách mạng của dân tộc Việt Nam.

 
D

duongthuydo.hocmai.vn

5. Phân tích những khám phá riêng của mỗi tác giả và cảnh ngộ của người nông dân trước Cách mạng Tháng 8 1945 trong truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao và “Vợ nhặt” của Kim Lân


Đề tài người nông dân là một đề tài quen thuộc của Văn học viết Việt Nam từ trước tới nay. Nếu trước kia, Ngô Tất Tố đã từng "cho ra đời" một chị Dậu bé nhỏ mà quật cường, Nam Cao đã lột tả chân xác một lão Hạc bất hạnh, khổ đau thì nay, Kim Lân đã 'sinh thành' ra một "Vợ nhặt" vô cùng đặc sắc, sinh động. Và Nam Cao, chứ không phải ai khác, đã hoàn thành sứ mệnh 'nhà văn của người nông dân nghèo" để ấp ủ nên tác phẩm "Chí Phèo", một trong những tác phẩm xuất sắc của ông, để sánh đôi cùng "Vợ nhặt". Hai tác phẩm này, tuy cùng một đề tài, nhưng do được thể hiện bởi hai cây bút khác nhau, nên đã có nhiều điểm khác biệt. Chính những khám phá riêng của các tác giả ấy đã tạo ra những đặc sắc riêng cho từng truyện ngắn, góp phần bổ sung những nét phác hoạ độc đáo vào bức chân dung người nông dân trước Cách mạng tháng tám 1945.



Trước hết, chúng ta nên suy xét đến vai trò của nhân vật trong tác phẩm tự sự. Nhân vật đóng vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự bởi nhân vật là con đẻ tinh thần của nhà văn, vậy nên qua nhân vật chúng ta có thể đánh giá được tài nghệ của người cầm bút. Hơn thế, nhân vật còn là kết quả của những chiêm nghiệm, sáng tạo của nhà văn nên qua nhân vật, chúng ta có thể thấy được tình cảm, thái độ của nhà văn trước những hiện tượng, sự việc trong đời sống. Một nhân vật được xây dựng thành công sẽ đem lại sinh khí cho tác phẩm. Vì vậy, tiếp cận nhân vật là con đường ngắn nhất dẫn đến thế giới nghệ thuật của tác phẩm.


Các nhân vật trong hai tác phẩm "Chí Phèo" của Nam Cao và "Vợ nhặt' của Kim Lân không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của nhân vật trong tác phẩm tự sự mà còn tạo nên thành công độc đáo cho hai tác phẩm bởi những điểm khác biệt sâu sắc giữa họ.



Điểm khác biệt đầu tiên mà người đọc có thể dễ dàng nhận ra, ấy chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bi kịch của người nông dân. Qua hai tác phẩm, ta nhận thấy một điểm chung vô cùng rõ rệt: cả Chí Phèo và người vợ nhặt đều đã bị tha hoá. Nhưng nếu Chí Phèo bị xã hội làm cho tha hoá, là nạn nhân đau đớn của bọn cường hào, địa chủ, của xã hội bất lương thì người vợ nhặt lại chỉ là nạn nhân của nạn đói khủng khiếp. Nếu như Chí Phèo đã phải nếm trải biết bao đắng cay, bi kịch của đời người: bi kịch bị tha hoá, bi kịch bị từ chối quyền làm người,... thì chị vợ nhặt kia- đơn giản hơn, chỉ là "khổ chủ của một vụ đánh cắp": cái đói đã lấy đi nhân hình, nhân tính của chị.


Không chỉ có vậy, cách các nhà văn nhìn nhận, miêu tả nhân vật vô cùng khác biệt. Trong khi Nam Cao lột tả Chí như 'con quỷ của làng Vũ Đại", Thị Nở như "một con vật gì rất tởm"... thì Kim Lân vẫn để chị vợ nhặt dưới hình hài một con người. Một con người, dẫu xấu xí, rách rưới thế nào thì vẫn là người, nhưng ấn tượng về "một con quỷ" hay một "con vật gì rất tởm' có lẽ sẽ còn khắc sâu trong tâm trí người đọc, gợi liên tưởng về những điều vô cùng khủng khiếp. Hơn thế, nếu Thị Nở xấu, cái xấu đeo đuổi thị như một số mệnh, thì người đàn bà kia, có lẽ chỉ vì hoàn cảnh khó khăn nên mới mất đi một phần nhân hình như vậy.


Qua đây, chúng ta đã phần nào thấy được những nét khác biệt trong phong cách sáng tác của hai nhà văn. Nếu như Nam Cao gợi nhắc chúng ta tới hình ảnh một chiếc phích nước nóng- những dòng tâm sự sôi sục nhiệt huyết được bao bọc trong lớp ngôn từ lạnh lùng, vô cảm thì Kim Lân lại luôn luôn diễn tả người nông dân trong tư thế cúi người để hoà nhập, để cảm thông. với họ, tấm lòng ấy được thể hiện qua hệ thống từ ngữ trìu mến, thiết tha.
Hơn thế, sự khác biệt lớn lao về thời gian, hoàn cảnh ra đời đã tạo nên điểm độc đáo riêng cho hình tượng người nông dân trong mỗi tác phẩm. "Chí Phèo" của Nam Cao, do ra đời trước khi cách mạng tháng Tám thành công, nên đã có những nhìn nhận và đánh giá rất khác biệt về người nông dân. Họ đã được Nam Cao đặt dưới ánh sáng của tình thương để miêu tả, để bình phẩm. Kết thúc truyện, Nam Cao đã sắp đặt cho Chí Phèo một sự giải thoát, một cái chết đau thương để kết thúc một số phận bị kịch. Những mâu thuẫn, những khổ đau đã không thể được hoà giải, buộc nhân vật chính phải tìm đến cái chết. Còn ở "Vợ nhặt", do có sự được chỉnh sửa sau khi Cách mạng thành công, nên người nông dân trong đó đã được đặt ở một kết thúc hoàn toàn khác. Họ được đặt vào một trạng thái động, một cái kết mở để người đọc có thể nhận ra một cách rõ ràng bản chất của sự việc.Chắn chắn, người đọc đã ngạc nhiên vô cùng khi thấy một Chí Phèo u uất, tuyệt vọng nhưng lại thấy một anh Tràng với "hai hào dầu" để thắp sáng căn nhà đêm tân hôn. Có lẽ người ta sẽ không bao giờ ngừng hỏi, tại sao bà cô Thị Nở lại không hướng cháu mình tới một tương lai tươi sáng hơn, một tương lai với những bầy gà hay sự no ấm như bà cụ Tứ đã đề cập tới? ?...Những câu hỏi ấy, có lẽ chỉ có một câu trả lời duy nhất: Bi kịch khác nhau, hoàn cảnh khác nhau chắc chắn sẽ dẫn tới những chi tiết, những kết cuc khác nhau.
Nam Cao, trên lập trường nhân đạo chủ nghĩa của một "nhà nhân đạo từ trong cốt tủy", ông đã miêu tả chi tiết bi kịch khốn cùng của người nông dân, bi kịch bị tha hoá, và sau đó sáng tạo cho họ một kết cục- tuy bi đát nhưng lại có ý nghĩa tôn vinh cái "phẩm chất người cao quý" ẩn sâu trong tâm hồn họ.
Về phần Kim Lân, ông đã miêu tả người nông dân với ảnh mắt thương mến, để thấy được những bản tính tốt đẹp luôn thường trực trong những con người- tuy hình hài bị huỷ hoại nhưng từ sâu thẳm trong trái tim vẫn ánh lên những tia sáng của lòng tự trọng, tự tôn.
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot] Như vậy, Nam Cao và Kim Lân quả thực là những nghệ sĩ tài năng, đã khéo léo tô thêm sắc màu để bức chân dung người nông dân trước Cách mạng trở nên bớt u ám, làm họ hiện lên rõ nét với những phẩm chất cao đẹp trên cái phông nền xã hội bất công, đen tối thời bấy giờ[/FONT]​
 
H

hoangmai_ig

Mình chỉ cần viết khoảng 1,5 đến 2 trang thôi. Viết dài ko nên đâu, ng` chấm cũng thấy bực mình nữa ("đã bảo viết 600 từ thôi mà viết gì lắm thế. Sốt ruột!" - :D). Hài hước 1 tẹo nhưng thật sự là như thế. Cả câu 1 lần câu 2 thì cũng chỉ đến 3 - 3,5 trang thôi. Đừng tham dài. Quan trọng là cái ý của mình. Cục khảo thí tính 600 từ cho câu 2 theo mình là phải, như vậy còn có tgian cho câu 5đ chứ. Phải phân bố tgian hợp lý mà. Là nghị luận xh, mà hs 12 thì quan điểm ý kiến nhận định ko quá hoành tráng nên chỉ như vậy thôi bạn à.
Còn theo như cuốn sách của bạn thì rõ ràng ngta viết ko phanh lại đc rồi :D. Theo yêu cầu là khoảng, thì chỉ trên dưới 600 từ một chút thôi. Lập dàn ý trc ra, giớn hạn mỗi luận điểm trong 1 khoảng nhất định thì mình đỡ bị 'khớp'. Ngta yêu cầu thế nào thì làm thế ấy mà. Cái khó là dẫn chứng, phải lấy cả dẫn chứng trong văn học và dẫn chứng thực tế mà. Ai có kinh nghiệm về vấn đề này, help me!
 
G

girlbabynd

cũng có thể là câu 1 vào tac gia HCM lém.nếu vào có lẽ sẽ vào phong cách nghệ thuật.còn bài khái quát nữa.3 đ ặc đoểm vh 45-75 ý.dễ vào chiếc thuyyeenf ngoài xa và đất nc le,m
 
C

cobeiuvan

hum bữa em xem bên violet, hình như thấy có bài viết về vấn đề này hay sao á
 
N

ngoc_xih

Cục khảo thí tính 600 từ cho câu 2 theo mình là phải, như vậy còn có tgian cho câu 5đ chứ. Phải phân bố tgian hợp lý mà.

theo kinh nghiệm nhìu nhìu của mình thì trong thời gian 180' thi Văn nên phân bố thế nì
Câu 2đ: 30'
Câu 3đ: 60'
Câu 5đ: 90'
như thế là hợp lí nhứt rùi đấy
với lại nghị luận xã hội phải dụa trên hiểu bít xã hội của mình.nhìu khi vào phòng thi mình chẳng nghĩ đc j` cả.toàn bịa thui:confused::confused:
 
N

nutac98

Bạn nên viết tầm 2 trang là ok ^^ Các tập văn tham khảo nghị luận xã hội bi h ở ngoài thị trường mình thấy nói hok đúng , hok trúng vấn đề .

Xin lỗi dù hok giỏi hơn ai nhưng cũng đưa ý kiến góp ý ngay cả những bài nghị luận xã hội ở web học mãi này viết mình thấy không ổn . Nhiều bài quá sáo , dài dòng và có khi sến . Mình nghĩ viết văn nghị luận cần lập luận chặt chẽ , cô đọng , súc tích có sức thuyết phục cao chứ hok phải những bài như "trà sữa cho tâm hồn " .
 
D

duongthuydo.hocmai.vn

6. Anh (chị) hãy trình bày ngắn gọn những đặc điểm thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám 1945.

Xuân Diệu được tôn vinh là “Ông hoàng thơ tình” của nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Hơn một nửa cuộc đời gắn bó với sự nghiệp cầm bút, ông đã để lại cho văn chương dân tộc những đóng góp to lớn. Sự nghiệp thơ của ông được chia thành hai giai đoạn: trước và sau Cách mạng tháng Tám 1945. Những độc giả quan tâm đến thi nhân này có thể dễ dàng nhận thấy, phần lớn sự nghiệp thơ của ông thuộc về trước 1945 với những tác phẩm vô cùng đặc sắc. Những tác phẩm ấy có những đặc điểm riêng biệt, tiến bộ và độc đáo.
Trước 1945, Xuân Diệu có hai tác phẩm lớn là “Thơ thơ” (1938) và “Gửi hương cho gió”. Hai tác phẩm này đã giúp người đọc nhận ra những nét nổi bật trong sáng tác của ông.
Trước hết, thơ Xuân Diệu được gợi cảm hứng từ niềm khát khao giao cảm với đời của tác giả. Thơ mới là tiếng nói của cái tôi cá nhân. Là nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới, nhưng nếu như Chế Lan Viên đi vào “điêu tàn”, Thế Lữ lên tiên thoát tục, Lưu Trọng Lư say hồn trong “mộng”… thì Xuân Diệu lại coi được giao cảm với đời là hạnh phúc tột đỉnh:
“Ta muốn bó cánh tay ta làm rắn​

Làm dây đa quấn quýt cả mùa xuân
Không muốn đi mãi mãi ở vườn trần
Chân hoá rễ hút mùa dưới đất”


(Thanh niên)

Tuy nhiên, Xuân Diệu chỉ hoà đồng chứ không hoà tan. Ông không muốn cái tôi của mình bị hoà tan trong xã hội, trong cuộc sống đời thường, ông muốn nó phải chói sáng rực rỡ:
“Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối​

Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”
(Giục giã)

Và, nói đến Xuân Diệu, chúng ta không thể không nhắc đến thơ tình của ông. Giới trẻ một thời đã từng thần tượng, tôn thờ ông bởi những vần thơ tình cuồng nhiệt, đắm say. Tuy nhiên, so sánh chặng đường thơ Xuân Diệu trước và sau 1945 ta có thể nhận thấy: những tác phẩm về tình yêu trước 1945 của ông thường kết thúc bởi chia ly, từ biệt.Qua những con chữ ấy, Xuân Diệu muốn gửi gắm một quan niệm mới mẻ, hiện đại của mình về tình yêu: Tình yêu là thứ tình cảm trần tục nhưng cũng vô cùng thánh thiện của con người, yêu là niềm giao cảm tuyệt đích với cuộc sống.


Nghệ thuật thơ Xuân Diệu mới mẻ, tiến bộ. Ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của thơ ca phương Đông cổ điển cũng như thơ tượng trưng Pháp thế kỉ XIX. Ngôn ngữ, hình ảnh, nhịp điệu "rất Tây"... là những dấu ấn riêng có trong thơ Xuân Diệu.
Với nhứng đặc điểm sáng tác nói trên, Xuân Diệu đã để lại cho văn chương dân tộc một sự nghiệp văn học giá trị. Cặp mắt “xanh non”, “biếc rờn” với những mùa xuân đầu tiên, tình yêu thứ nhất… của ông đã, đang và sẽ mãi đi sâu vào trong tâm trí của người đọc với những ấn tượng tốt đẹp nhất.
 
Last edited by a moderator:
L

linhtho0211

[Ngữ văn 12] - Các tác phẩm mới so với năm học trước?

Híc, có lần cô giáo nói rùi mà nhanh quá nên quên. Bạn nào biết đâu là tác phẩm mới của sách giáo khoa ngữ văn 11 và 12 so với năm học trước thì liệt kê cho mình xem với nhá. Cảm ơn bạn nhìu
 
Last edited by a moderator:
D

dangduyhoan

xạo nó vừa chứ cha nội văn thì tất nhiên có cả 12 lẫn 11 có thể lớp 11 sẽ vào câu 2 điểm và hiếm lắm thì vào câu 5 điểm chứ cứ câu 5 điểm mới vào đâu đừng có chủ quan.
 
D

dangduyhoan

ac hỏi gì kì vậy thế cậu ko mua cuốn cấu trúc đề thi hả mà đã ôn thì sao lại phân biệt ôn môn văn của khối D khối C hoăc tốt nghiệp thpt làm gì vì nó đâu có phân biệt đâu mà ôn thì hầu như đều quan trọng nếu bạn học cơ bản thì chỉ cần học những bài có trong phần chính thôi còn phần đọc thêm thì ko cần riêng 2 bài người lái đò sông đà va ai đã đặt tên cho dòng sông là phải ôn kỹ.
 
N

nutac98

xạo nó vừa chứ cha nội văn thì tất nhiên có cả 12 lẫn 11 có thể lớp 11 sẽ vào câu 2 điểm và hiếm lắm thì vào câu 5 điểm chứ cứ câu 5 điểm mới vào đâu đừng có chủ quan.

ừa :D HOc hết rồi ý mà , phỏng đoán tẹo cho vui :D :D

nói thế thôi chứ tớ đoán hay trúng đề lắm ;)) ai mún 10 thì học theo tớ nhá ;))

mà sao trong 4rum box văn chán nhỉ . Chả có ma nào , thỉnh thoảng có vài người . Chẳng có tinh thần sôi sục thi đại học như mấy môn khác . Chán nhể :-SS:-SS
 
N

nutac98

À . Danh sách các tác phẩm vừa rồi là thi tốt nghiệp . Bạn nhìn thấy có các tác phẩm văn học nước ngoài đó thôi .

Thi đại học thi C , D cũng gần như nhau gồm gần hết các tác phẩm 11 , 12 . Để biết thông tin chi tiết , bạn hãy search trên mạng ^^ Dài lắm , Yến không có thời gian đánh hết ra ^^
 
G

gadoiditnoi

mấy bài đấy ko lớp 11 thì 12 có hết mà ....
Các bạn nên tổng hợp những đề gần trong 5 năm vừa qua và loại trừ, những bài nào vào nhiều thì ưu tiên ít hơn, bài nào chưa vào thì ưu tiên học nhiều. Hơn nữa năm nay văn có xu hướng vào những bài mới như Đàn ghi ta của Lorca, những đứa con trong gia đình....hay Chiều tối (Mộ) cũng nên lưu ý
 
G

gadoiditnoi

Tầm 2 đến 2.5 trang là ổn rùi
Chủ yếu phải đảm bảo 4 phần:

-Nêu vấn đề, hiện tượng cần nghị luận
-Giải thích từ,câu nói or những khái niệm liên quan đến hiện tượng cần nghị luận
-Biểu hiện, giải thích nguyên nhân, lý do (tuỳ theo dạng đề)
-Liên hệ bản thân->bài học

Không nên quá lan man vừa gây khó chịu cho người chấm vừa thiếu time làm các phần khác.
Chúc tất cả các bạn đỗ đại học ^^​
 
D

duongthuydo.hocmai.vn

Híc, có lần cô giáo nói rùi mà nhanh quá nên quên. Bạn nào biết đâu là tác phẩm mới của sách giáo khoa ngữ văn 11 và 12 so với năm học trước thì liệt kê cho mình xem với nhá. Cảm ơn bạn nhìu

Chào em!
Đây là các tác phẩm mới trong chương trình Ngữ văn 12 - cải cách so với chương trình cũ:

Ban cơ bản:
- 1 văn bản thơ: Đàn ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo)
- 1 bài bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
- 1 truyện ngắn:Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)
- 1 văn bản kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc (Phạm Văn Đồng)

Ban nâng cao:
- 1 văn bản thơ: Đàn ghi-ta của Lorca (Thanh Thảo)
- 1 bài bút kí: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Hoàng Phủ Ngọc Tường)
- 2 truyện ngắn:Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) và Một người Hà Nội (Nguyễn Khải)
- 1 văn bản kịch: Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ)
 
C

cbq_116

Mình thấy cô giáo mình bảo chỉ nên viết dài nhất là 2,5 trang nếu viết nhiều quá sẽ bì trừ điểm
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom