Sử Các sự kiện chính trong lịch sử Việt Nam: thời Pháp thuộc (1858 - 1918)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

A. Quá trình xâm lược của Pháp vào Việt Nam và phong trào đấu tranh của nhân dân ta
- Ngày 1/9/1858, liên quân Pháp và Tây Ban Nha tấn công Đà Nẵng, mở đầu công cuộc xâm lược Việt Nam
- Ngày 17/2/1859, liên quân nhanh chóng đánh chiếm thành Gia Định
- Tháng 7/1860, nghĩa quân Dương Bình Tâm đánh đồn Chợ Rẫy (Gia Định)
- Tháng 2/1861, quân giặc đánh chiếm Đại đồn Chí Hòa (Kỳ Hòa)
- Từ tháng 4/1861 đến tháng 3/1862, quân giặc đánh chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ là Biên Hòa, Định Tường và Vĩnh Long
- Ngày 10/12/1861, nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu chiến Esperance đậu trên sông Vàm Cỏ Đông (nay thuộc Long An)
- Ngày 5/6/1862, triều đình Huế ký Hòa ước Nhâm Tuất với Pháp và Tây Ban Nha. Theo Hiệp ước này, triều đình nhường bà tỉnh miền Đông Nam kỳ và đảo Côn Lôn (Côn Đảo), bồi thường 288 vạn lạng bạc (tức là 4 triệu dollar). Đồng thời, triều đình cho phép Pháp và Tây Ban Nha truyền đạo và mở ba cửa biển mới
- Năm 1860 đến 1864, khởi nghĩa Trương Định ở Gò Công (Tiền Giang ngày nay)
- Tháng 6/1867, Pháp lần lượt đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên
- Từ năm 1864 đến 1871, khởi nghĩa Trương Quyền ở Tây Ninh, có liên kết với khởi nghĩa của Acha Soa và Pô-cum-pao ở Campuchia
- Từ năm 1867 đến 1868, khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực ở Kiên Giang
- Từ năm 1867 đến 1875, khởi nghĩa Thủ khoa Huân ở Định Tường
- Năm 1873, Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ nhất. Quân Pháp của tên Garnier đánh chiếm thành Hà Nội vào 20/11/1873 (Tổng đốc Hà Nội là Nguyễn Tri Phương sau đó đã hi sinh), sau đó nhanh chóng chiếm hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ chưa đầy 1 tháng (20/11/1873 => 12/12/1873)
- Ngày 21/12/1873, chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất của quân ta (có quân Lưu Vĩnh Phúc phối hợp), khiến quân Pháp của Garnier bị diệt toàn bộ
- Ngày 15/3/1874, triều đình Huế ký tiếp Hòa ước Giáp Tuất. Theo Hiệp ước này, triều đình công nhận Lục tỉnh Nam kỳ là thuộc Pháp, công nhận quyền buôn bán và tự do đi lại của Pháp
- Năm 1882, Pháp đánh chiếm Bắc Kỳ lần thứ hai. Quân Pháp của tên H. Rivière đánh chiếm thành Hà Nội vào ngày 25/4/1873 (Tổng đốc Hà Nội là Hoàng Diệu sau đó đã hi sinh), sau đó nhanh chóng chiếm hầu hết các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ.
- Ngày 19/5/1883, chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai của quân ta (có quân Lưu Vĩnh Phúc phối hợp), khiến quân Pháp của Rivière bị diệt toàn bộ
- Ngày 18/8/1883, quân Pháp đánh chiếm cửa Thuận An (Huế)
- Ngày 25/8/1883, triều đình Huế ký Hiệp ước Harmand. Hiệp ước này quy định: Nam Kỳ là thuộc địa, Trung Kỳ do triều đình quản lý và Bắc Kỳ (từ Hà Tĩnh trở ra) là đất nửa bảo hộ; mọi việc quân sự, ngoại giao và kinh tế do Pháp nắm hết
- Ngày 11/5/1884, Pháp ký Quy ước Thiên Tân với quân Thanh, chấm dứt sự can thiệp của quân Thanh vào Việt Nam
- Ngày 6/6/1884, triều đình Huế ký Hiệp ước Pathenotre. Hiệp ước này đánh dấu triều đình Huế của vua Kiến Phúc chính thức đầu hàng toàn bộ trước quân Pháp. Nước ta chính thức trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.
- Từ năm 1885 đến 1896: phong trào Cần Vương:
+ Đêm mùng 4 rạng 5/7/1885, phái chủ chiến của Tôn Thất Thuyết phát động cuộc phản công vào kinh thành Huế
+ Ngày 13/7/1885, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương => phong trào Cần Vương bắt đầu, với 2 giai đoạn lớn:

* Từ năm 1885 đến năm 1888, phong trào do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo, hoạt động mạnh ở các tỉnh Bắc và Trung Kỳ
* Từ năm 1888 đến năm 1896, phong trào tiếp tục phát triển và quy tụ thành các cuộc khởi nghĩa lớn như: khởi nghĩa Ba Đình (1886 - 1887) của Phạm Bành và Đinh Công Tráng, khởi nghĩa Hùng Lĩnh của Tống Duy Tân, khởi nghĩa Bãi Sậy (1883 - 1892) của Nguyễn Thiện Thuật, khởi nghĩa Hương Khê (1885 - 1896) của Phan Đình Phùng

- Từ năm 1884 đến 1913, khởi nghĩa Yên Thế (Bắc Giang) của Hoàng Hoa Thám:
+ Từ 1884 đến 1892, nhiều toán nghĩa quân hoạt động riêng rẽ và chưa có sự chỉ huy thống nhất. Thủ lĩnh có uy tín nhất lúc đó la Đề Nắm
+ Từ 1892 đến 1897, các toàn nghĩa quân chịu sự chỉ huy thống nhất của thủ lĩnh Đề Thám. Trong bối cảnh các cuộc khởi nghĩa khác bị đàn áp, Đề Thám đã phải hai lần giảng hòa với Pháp (10/1894, 12/1897) để củng cố lực lượng nghĩa quân
+ Từ 1898 đến 1908, Đề Thám tranh thủ thời gian hòa hoãn để khai khẩn đồn điền, xây dựng lực lượng và tập hợp các nhà yêu nước về đây
+ Từ 1909 đến 1913, sau vụ đầu độc lính Pháp thì thực dân Pháp dốc toàn lực tấn công nghĩa quân. Nghĩa quân phải chiến đấu liên tục, nên lực lượng hao mòn dần. Tháng 2/1913, Đề Thám bị sát hại thì khởi nghĩa tan rã.

B. Pháp cai trị Việt Nam (ở mục này nêu vắn tắt nội dung chính, không liệt kê sự kiện)
* Đầu năm 1897, Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, với các lĩnh vực:
+ Chính trị: lập Liên bang Đông Dương, chia nước ta thành ba xứ là Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ với ba chế độ cai trị khác nhau. Nắm toàn bộ quyền lực trong bộ máy nhà nước này phần lớn là người Việt
+ Kinh tế: Pháp du nhập phương thức TBCN song song với phương thức phong kiến lạc hậu. Về nông nghiệp, Pháp tăng cường cướp đất lập đồn điền. Về công nghiệp, Pháp chú trọng nhất là khai mỏ, đồng thời phát triển giao thông và cơ sở hạ tầng. Pháp độc quyền ngoại thương
+ Xã hội: phân hóa mạnh. Giai cấp địa chủ phân hóa mạnh và gắn chặt quyền lợi với Pháp. Giai cấp nông dân không thay đổi nhiều. Xuất hiện hai tầng lớp mới là tư sản, tiểu tư sản và một giai cấp mới là giai cấp công nhân

C. Phong trào đấu tranh của nhân dân ta (đầu thế kỷ XX đến 1918)
- Từ năm 1905 đến năm 1909, phong trào Đông Du của Phan Bội Châu:
+ Tháng 5/1904, Phan Bội Châu lập hội Duy tân. Hội Duy tân chủ trương đánh đuổi Pháp giành độc lập, thiết lập nhà nước quân chủ lập hiến. Về sau, Hội Duy tân phát động phong trào Đông Du
+ Năm 1905, ông phát động phong trào Đông Du nhằm đưa thanh niên Việt Nam sang học tập ở Nhật Bản
+ Tháng 9/1908, Pháp câu kết với Nhật để yêu cầu chính phủ Nhật trục xuất các nhà yêu nước Việt Nam
+ Tháng 3/1909, Phan Bội Châu buộc phải rời Nhật Bản => phong trào Đông Du tan rã

- Năm 1906, vận động Duy tân của Phan Châu Trinh. Ông chủ trương dựa vào Pháp để tiến hành cải cách mạnh mẽ về kinh tế và giáo dục, phong tục tập quán
- Năm 1907, phong trào Đông Kinh nghĩa thục. Phong trào do Lương Văn Can cùng nhiều nhà yêu nước khác tổ chức ở Bắc Kỳ. Ông mở trường học và dạy nhiều môn học mới, truyền bá chữ Quốc ngữ, đả phá cách thi cử cũ và bài trừ hủ tục dị đoan
- Năm 1908, phong trào chống thuế ở Trung Kỳ
- Ngày 5/6/1911, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
- Năm 1912 đến 1913, đấu tranh của tổ chức Việt Nam Quang phục hội do Phan Bội Châu tổ chức. Tổ chức do Phan Bội Châu thành lập vào tháng 6/1912 với mục tiêu đánh đuổi Pháp, thành lập Cộng hòa Dân quốc Việt Nam. Hình thức chính là: bạo động
- Năm 1916, vận động khởi nghĩa của Thái Phiên và Trần Cao Vân. Hai người vận động được vua Duy Tân và nhiều binh lính tham gia. Nhưng do kế hoạch bị lộ nên cuộc vấn động thất bại
- Năm 1917, khởi nghĩa Thái Nguyên của Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn. Binh lính Thái Nguyên nhanh chóng tấn công và làm chủ tỉnh lỵ, về sau bị Pháp đàn áp.
 
Last edited:
Top Bottom