Sử Các sự kiện chính trong lịch sử Việt Nam: thời kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

- Ngày 2/9/1945, chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
- Tháng 9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập Nha Bình dân học vụ để xóa mù chữ cho 2,5 triệu người dân
- Ngày 23/9/1945, Pháp bất ngờ đánh úp các cơ quan đầu não của quân dân ta ở Sài Gòn, mở đầu cuộc xâm lược Việt Nam lần thứ hai
- Ngày 6/1/1946, Tổng tuyển cử tự do bầu Quốc hội trong cả nước. Kết quả bầu ra được 333 đại biểu vào Quốc hội khóa I
- Ngày 3/2/1946, Quốc hội khóa I họp phiên đầu tiên ở Hà Nội. Quốc hội họp và thông qua danh sách Chính phủ Liên hiệp kháng chiến do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu
- Ngày 28/2/1946, Pháp ký với quân Trung Hoa Dân quốc bản Hiệp ước Trùng Khánh. Theo Hiệp định này, Pháp sẽ đưa quân ra miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân phát xít Nhật. Hiệp định Sơ bộ làm thay đổi sách lược ngoại giao của ta: ta chọn giải pháp "Hòa để tiến".
- Ngày 6/3/1946, ta ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ. Hiệp định này quy định nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ và quân đội riêng, nằm trong Liên hiệp Pháp; ta cho 1,5 vạn quân Pháp ra Bắc giải giáp Nhật và xong việc là rút lui trong 5 năm; hai bên ngừng bắn để đi tới đàm phán chính thức
- Ngày 29/5/1946, Hội Liên hiệp Quốc dân Việt Nam được thành lập
- Ngày 14/9/1946, ta ký tiếp với Pháp bản Tạm ước Việt - Pháp để tranh thủ thời gian hòa bình để chuẩn bị lực lượng
- Tháng 11/1946, Quốc hội khóa I thông qua bản Hiến pháp đầu tiên.
- Từ tháng 9/1946 đến tháng 12/1946, Pháp tăng cường tấn công ở Trung và Nam Bộ, khiêu khích và tiến công vào quân dân ta ở một số nơi tại Bắc Bộ, nhất là Hà Nội
- Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương ra chỉ thị "Toàn dân kháng chiến".
- Ngày 18/12/1946, tướng Pháp là Morlière ra tối hậu thư buộc ta giải tán lực lượng vũ trang và giao Hà Nội cho chúng, nếu không chúng sẽ hành động
- Từ ngày 18 đến 19/12/1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng họp tại làng Vạn Phúc (Hà Nội) quyết định phát động toàn quốc kháng chiến.
- Tối ngày 19/12/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc "Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến".
- Từ cuối tháng 12/1946 đến tháng 2/1947, quân ta đánh Pháp quyết liệt ở Hà Nội và các đô thị khác ở phía bắc vĩ tuyến 16. Đến tháng 2/1947, các đơn vị chiến đấu rút về Việt Bắc an toàn. Ý nghĩa: trận chiến này làm tiêu hao một phần sinh lực địch, bước đầu làm phá sản kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp.
- Tháng 3/1947, chính phủ Ramadier của Pháp cử E. Bollaerc sang làm Cao ủy Pháp ở Đông Dương. Bollaerc bắt đầu thực hiện kế hoạch tiến đánh Việt Bắc
- Cuối năm 1947, chiến dịch Việt Bắc. Tháng 10/1947, Pháp huy động 12.000 quân chia thành 3 cánh tấn công vào bao vây Việt Bắc. Theo chỉ thị của Bác Hồ phải "phá tan cuộc tấn công mùa đông của giặc Pháp", quân dân Việt Bắc đánh tan các đạo quân của Pháp ở Chợ Đồn, đèo Bông Lau, đường số 4.... Tháng 12/1947, Pháp thua và phải rút hoàn toàn. Ý nghĩa: đây là chiến dịch chủ động phản công của quân ta, làm phá sản hoàn toàn kế hoạch "đánh nhanh thắng nhanh" của Pháp để buộc chúng phải đánh lâu dài với ta.
- Tháng 5/1949, được sự đồng ý của Mĩ, chính phủ H. Queuille của Pháp đề ra kế hoạch Revers với mục đích: khóa chặt đường số 4, thiết lập hành lang Đông - Tây
- Tháng 10/1949, cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi và nhiều nước XHCN lập quan hệ ngoại giao với ta. Hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng từ châu Âu sang tận châu Á.
- Tháng 6/1950, Đảng và Chính phủ họp và quyết định mở Chiến dịch Biên giới để: diệt 1 bộ phận sinh lực địch, khai thông biên giới Việt - Trung và mở rộng, củng cố căn cứ địa Việt Bắc.
- Tháng 9 đến tháng 10/1950, chiến dịch Biên giới. Tháng 9/1950, quân ta đánh vào Đông Khê để uy hiếp Thất Khê và cô lập Cao Bằng. Sau đó, quân ta liên tiếp mai phục nhiều nơi trên đường số 4. Đến ngày 22/10/1950, Pháp thất bại và phải rút quân. Ý nghĩa: đây là chiến dịch chủ động phản công đầu tiên của bộ đội chủ lực ta; từ đây quân ta chuyển sang thế chủ động tiến công.
- Tháng 12/1950, Mĩ chính thức can thiệp sâu vào Đông Dương bằng việc ký với Pháp bản Hiệp định phòng thủ chung Đông Dương.
- Cuối tháng 12/1950, chính phủ Pleven của Pháp đề ra kế hoạch De Lattre de Tassigny với mục đích nhanh chóng kết thúc chiến tranh. Theo kế hoạch này, Pháp xây dựng lực lượng cơ động mạnh và lập các phòng tuyến kiểu Boongke kiên cố. Kế hoạch này đẩy chiến tranh lên quy mô lớn, cuộc kháng chiến của ta ở vùng sau lưng địch gặp nhiều khó khăn
- Tháng 2/1951, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng họp tại Tuyên Quang. Đại hội II quyết định phải đánh đuổi đế quốc, thực hiện "người cày có ruộng" cho nhân dân. Đại hội quyết định tách Đảng Cộng sản Đông Dương để thành lập mỗi nước có một Đảng riêng. Đại hội II đưa Đảng ra hoạt động công khai và lấy tên là Đảng Lao động Việt Nam
- Tháng 3/1951, Việt Minh và Hội Liên Việt họp nhất thành Mặt trận Liên Việt. Sau đó Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào cũng được thành lập
- Tháng 9/1951, Mĩ ký với Bảo Đại bản Hiệp ước Kinh tế Việt - Mĩ nhằm trực tiếp buộc Bảo Đại vào Mĩ.
- Tháng 5/1952, Đại hội Chiến sĩ thi đua và Cán bộ gương mẫu toàn quốc đã họp, chọn ra 7 anh hùng (Cù Chính Lan, La Văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị...)
- Năm 1952, Chính phủ mở rộng cuộc vận động sản xuất và thực hành tiết kiệm. Đến năm 1953, vùng tự do sản xuất được 2,7 triệu tấn thóc
- Tháng 5/1953, với sự thỏa thuận của Mĩ, chính phủ Meyer của Pháp cử H. Navarre làm Tổng chỉ huy quân Pháp ở Đông Dương. Navarre đề ra kế hoạch Navarre:
+ Mục đích: chuyển bại thành thắng trong 18 tháng để "kết thúc chiến tranh trong danh dự"
+ Bản chất: là kế hoạch tập trung binh lực; nhưng mâu thuẫn giữa tập trung và phân tán binh lực
+ Nội dung:

* Bước 1: giữ thế phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tiến công chiến lược ở Trung và Nam Bộ
* Bước 2: chuyển ra tiến công chiến lược ở Bắc Bộ để giành thắng lợi quân sự quyết định, buộc ta phải đàm phán trên thế có lợi cho chúng.

- Tháng 9/1953, Bộ Chính trị họp bàn về kế hoạch tác chiến Đông - Xuân 1953 - 1954:
+ Theo đó, ta sẽ tập trung lực lượng đánh vào những hướng quan trong mà quân địch ở đó tương đối yếu nhằm diệt một phần sinh lực địch, giải phóng đất đai - buộc chúng phân tán lực lượng ra
+ Phương châm: tích cực, chủ động và linh hoạt; đánh chắc thắng

- Đầu tháng 12/1953, quân ta tiến công và giải phóng Lai Châu => Pháp tăng cường quân về Điện Biên Phủ (nơi tập trung binh lực thứ hai của Pháp)
- Cuối tháng 12/1953, liên quân Việt - Lào tiến công vào Trung Lào => Pháp tăng cường quân về Seno (nơi tập trung binh lực thứ ba của Pháp)
- Tháng 1/1954, liên quân Việt - Lào tiến công vào Thượng Lào => Pháp tăng cường quân về Luông Pha-băng (nơi tập trung binh lực thứ tư của Pháp)
- Tháng 2/1954, quân ta tiến công vào Bắc Tây Nguyên => Pháp tăng cường quân về Pleiku (nơi tập trung binh lực thứ năm của Pháp)
- Trong tháng 12/1953, Bộ Chính trị cũng họp và quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ. Mục tiêu: diệt sinh lực Pháp ở Điện Biên Phủ, giải phóng Tây Bắc và tạo điều kiện cho bạn tiến ra giải phóng Bắc Lào.
- Từ tháng 3 đến tháng 5/1954, chiến dịch Điện Biên Phủ. Gồm 3 đợt:
+ Đợt 1 (13 đến 17/3/1954): ta bất ngờ tấn công phân khu Bắc và giành thắng lợi
+ Đợt 2 (30/3 đến 26/4/1954): ta tấn công vào các cứ điểm ở phía đông phân khu Trung tâm và khép chặt vòng vây
+ Đợt 3 (1/5 đến 7/5/1954): ta tấn công phân khu Nam và bắt đầu tiến vào phân khu Trung tâm
=> Kết quả: về phía Pháp thì thống kê sơ bộ là khoảng 1 vạn quân bị tiêu diệt hoặc bị thương, có 12.000 quân ra hàng. Phía ta thì có hơn 14.000 quân hi sinh hoặc bị thương (trích số liệu từ sách Lịch sử Bộ Tổng tham mưu trong kháng chiến đánh Pháp 1945 - 1954, BTTM, 1991)

- Tháng 5 đến tháng 7/1954, Hội nghị Genève. Ngay sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, các nước lớn bắt đầu triệu tập Hội nghị từ ngày 8/5/1954 tại thành phố Genève, Thụy Sĩ. Phái đoàn ta do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn đã đến tham dự Hội nghị. Nội dung chính:
+ Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia
+ Các bên tham chiến ngừng bắn, lập lại hòa bình ở Đông Dương
+ Thực hiện di chuyển, tập kết quân đội ở hai khu vực: ở Việt Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự tạm thời cùng với một vùng phi quân sự ở hai bên giới tuyến. Ở Lào thì lực lượng kháng chiến tập kết tại Sầm Nưa và Phong Xali. Ở Campchia thì lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ.
 
Last edited:
Top Bottom