Các phương pháp hoc tập

B

bamboboy123vn

- Khi làm toán hình học cần vẽ hình to rõ. Nếu vẽ xong mà nhìn mãi chưa ra thì nên kiểm tra lại xem đã vẽ đúng yêu cầu đề bài chưa hoặc vẽ lại hình khác. Hình học mà sai hình thì coi như tiêu
-nếu không biết cách làm mà mò ra đc đáp số thì cũng nên ghi vào. Vì có viết là có điểm
 
B

bamboboy123vn

A. Cách học toán


Ta phải học toán trước khi giải các bài toán. Sau đây là vài hình tượng so sánh các cách học toán.
+ Khi chúng ta ghi chép thật cẩn thận và học thuộc thật kỹ các định lý hoặc các lời giải của các bài tập, chúng ta đã làm việc tương tự với: bảo quản thật kỹ và đếm đi đếm lại tất cả những gì có trong một bọc, trong đó có tiền lẫn với giấy vụn, của một ông tỉ phú cho chúng ta. Thường thì trong bọc có nhiều giấy vụn hơn tiền.
+ Khi chúng ta ghi chép thật cẩn thận các ý toán và kỹ thuật toán cùng các bước chính của các chứng minh các định lý hoặc các lời giải của các bài tập, chúng ta đã làm việc tương tự với: lựa riêng tiền trong bọc nói trên, bảo quản thật kỹ và đếm đi đếm lại số tiền đó.
+ Khi chúng ta xem xét cách sử dụng các kết quả của các định lý và các bài tập cùng các ý toán và kỹ thuật toán trong phần chứng minh chúng, chúng ta đã làm công việc tương tự với: tìm cách sử dụng hiệu quả số tiền đó.
+ Khi chúng ta xem xét cách tiếp cận và cách tìm ra các chứng minh các định lý hoặc các lời giải của các bài tập, chúng ta đã làm việc tương tự với: học cách làm ra số tiền đó của ông tỉ phú.
Cách học đầu tiên rất tệ hại, ngay cả những thiên tài bị buộc học theo kiểu này cũng trở nên ngu xuẩn. Tuy nhiên còn nhiều kỳ thi trên đại học chủ yếu khảo hạch trí nhớ của sinh viên hơn là trình độ suy luận của họ: việc này vô tình đẩy một số sinh viên vào cách học thứ nhất cùng với các tệ nạn quay cóp trong các phòng thi. Chúng tôi chưa hề thấy có một công việc của sinh viên tốt nghiệp nào mà người ta phải làm toán mà tuyệt đối không được tham khảo các tài liệu. Chúng tôi mong ước ngày nào đó sinh viên chúng ta được tham khảo mọi tài liệu trong phòng thi. Chúng tôi đã áp dụng cách thi này trên hai mươi năm nay (cho cả các sinh viên năm thứ nhất) và thấy thực sự đã thúc đẩy sinh viên học một cách có rèn luyện suy luận hơn. Thực ra, phải suy nghĩ nhiều hơn khi ra đề cho cách thi này, nhưng không phải là công việc quá khó.
Các sinh viên học theo ba cách sau cùng tùy theo các mơ ước của mình. Phần hướng các dẫn bài tập trong sách này hỗ trợ các bạn học có suy luận hơn. Có điều thú vị là: khi các bạn học theo cách thứ hai, có những điều là “tiền” hôm nào thì hôm nay trở thành “giấy vụn” vì chúng trở nên quá quen thuộc với các bạn. Do đó học đúng cách chúng ta sẽ thấy chương trình học ngày càng nhẹ đi nhiều.



B. Các lỗi cơ bản khi giải toán

Sau đây là các lỗi mà chúng ta cần tránh khi giải toán.
+ Mơ ước thấy ngay lời giải khi bắt đầu giải một bài toán.
Nhiều học sinh và sinh viên mất tinh thần khi không thấy phương hướng rõ rệt nào để giải một bài toán. Bản chất của việc việc giải toán là từng bước một tiến gần hơn đến lời giải. Đừng mơ ước vô lý về có một giải pháp toàn cục ngay khi bắt đầu giải một bài toán. Có ngững sinh viên, khi được gọi lên bảng giải toán, cho chúng tôi biết họ chưa giải xong bài toán đó ở nhà. Chúng tôi yêu cầu họ viết ra những gì họ giải được về bài toán đó, sau đó chúng tôi yêu cầu họ đọc lại đề toán và những gì họ đã viết, rồi khuyến khích họ viết thêm một chút nữa. Cứ như vậy, và cả lớp bỗng thấy bài toán đã giải xong sau khi họ viết ra dòng sau cùng, giống như xem một màn ảo thuật.
Thật ra đa số các bài toán trong chương trình học đều có thể giải như vậy mà không cần có một khái niệm toàn cục về lời giải khi bắt đầu giải chúng. Đây là tác phong làm toán cần được rèn luyện để chuẩn bị cho việc đương đầu với các bài toán phức tạp trong nghiên cứu khoa học về sau này.
Vấn đề làm sao viết thêm một chút từ những gì có sẵn sẽ được trình bày trong các mục sau.
+ Lướt qua các bài toán cơ bản và dành nhiều thì giờ cho các bái toán đố.
Nhiều sinh viên coi thường các bài toán cơ bản đơn giản mà không dành thì giờ ôn tập chúng, chỉ cố giải và học thuộc các bài toán khó. Thực ra đa số các bài toán phức tạp là các bài phối hợp nhiều bài toán cơ bản. Cho nên sẽ chúng ta thấy rõ bản chất của các bài toán loại này và dễ dàng giải chúng nếu chúng ta đã thành thạo các bài toán cơ bản và nhìn ra chúng ngay trong đống hỗn độn của các bài toán phối hợp. Mặc khác thực là buồn cười khi muốn giải các bài toán tổng hợp mà chưa nắm vững các bài toán đơn giản.
Có các bài toán chỉ giải được nếu chúng ta biết vài ý toán rất đặc biệt và thường rất ít gặp trong toán học (ngay cả trong nghiên cứu toán học). Chúng tôi gọi chúng là các bài toán đố. Nếu chúng tôi bất thình lình phải giải các bài toán loại này với thời hạn vài giờ thì chúng tôi cũng có thể bị bí! Các bài toán này không giúp nhiều cho chúng ta trong việc phát triển kỹ năng làm toán. Làm một bài toán cơ bản chúng ta có thể học được cách giải cho rất nhiều bài toán khác, còn làm một bài toán đố thì hầu như chúng ta không áp dụng chúng cho bất kỳ bài toán nào khác! Làm các bài toán đố lại rất mất thì giờ. Chúng tôi sưu tập và hướng dẫn một số bài toán đố trong phần bài tập bổ sung cuối các chương sách này để giúp sinh viên giải nhanh chúng và tập trung việc học vào các bài toán cơ bản. Trong các bài thi thông thường tỉ lệ các bài toán đố ít hơn 15%, vì thế bạn nào dành nhiều hơn 15% thời gian học tập cho chúng là vô lý!
+ Sử dụng bộ óc như một tờ giấy nháp rẻ tiền.
Nhiều sinh viên học toán đến đau đầu. Chúng ta sẽ thấy không phải toán làm họ đau đầu mà chính cách làm toán của họ hại họ. Các bạn thử làm nhẩm trong đầu các bài toán sau: và . Nay các bạn thử giải các bài toán đó trên giấy nháp như sau






Các bạn sẽ thấy đầu các bạn sẽ ê ẩm sau vài lần tính nhẩm và nếu dùng giấy nháp để tính toán thì không có gì khó khăn cả. Chính thói quen dùng bộ óc như một tờ giấy nháp rẻ tiền mà nhiều sinh viên cảm thấy cực kỳ mỏi mệt sau khi làm bài thi tới 120 phút trong một buổi thi dài 180 phút.

Việc dùng bộ óc như một tờ giấy nháp rẻ tiền còn xuất hiện trong các thí dụ dưới đây:
Tính đạo hàm của mà không viết và suy ra với và . Thật ra rất nhiều sinh viên đã tính nhẩm các bước tính toán trên trong đầu và chỉ viết ra kết quả. Chúng ta nên viết các công thức ra giấy trước khi dùng nó. Nếu tính toán dựa vào các công thức trong đầu, chúng ta bắt bộ óc hoạt động theo cơ chế “song song”, cùng một lúc phải làm nhiều thứ khác nhau, việc này dẫn đến đau đầu và sai sót.
+ Không ghi đầy đủ các chi tiết chứng minh mặc dù các chi tiết này đều đã hiện rõ trong đầu.
Việc này xảy ra khi sinh viên cố gắng làm bài ngắn gọn hơn, tuy nhiên việc này rất tai hại. Thật ra cách viết này còn có tác hại lớn hơn nữa: nhiều khi các dòng chữ đó, hiện ra trong đầu mà không được ghi ra, lại rất quan trọng trong việc giúp ta tìm ra cách làm tiếp bài toán và hậu quả là chúng ta bị bí một cách oan uổng.
Cách làm toán tốt nhất là: trong đầu nghĩ sao thì ta viết ra như vậy, không lựa chọn hay tìm cách viết ngắn lại. Chúng ta chỉ trình bày lại cho gọn (nếu thật sự cần thiết) bài giải dựa trên một bài giải chi tiết đã được ghi ra giấy.
+ Không để ý đến các yếu tố đơn lẻ trong các sự việc cho sẵn và các sự việc phải chứng minh.
Nếu chúng ta gom các sự việc cho sẵn thành “khối giả thiết” và các sự việc phải chứng minh thành “khối kết luận” và cố tìm các cách cách chứng minh “khối kết luận” từ “khối giả thiết” thì chúng ta khó thấy được cách tìm ra một lời giải. Chúng ta phải để ý từng chi tiết nhỏ của các khối đó và liên hệ giữ các khi tiết nhỏ đó. Trong thí dụ 1 của mục sau, các bạn sẽ thấy với hai chữ B xuất hiện trong sự việc cho sẵn và sự việc phải chứng minh, chúng ta có thể làm một bước trong quá trình giải bài toán. Cho nên khi tìm kiếm lời giải của một bài toán chúng ta chú ý đến từng chi tiếtcó liên quan đến nhau (dù là những chi tiết nhỏ nhặt). Vì thế chúng tôi dùng các cụm từ ”các sự việc cho sẵn” và “các sự việc phải chứng minh “thay thế cho các cụm từ “giả thíết” và “kết luận” trong phần hướng dẫn giải toán trong sách này.
 
B

bamboboy123vn

Một trong những hoạt động cơ bản của học sinh trong học tập môn toán ở trường phổ thông là hoạt động giải toán. Đây là hoạt động phức tạp bao gồm nhiều thành tố tham gia, mà lâu nay đã được các chuyên gia trong lĩnh vực phương pháp dạy học nghiên cứu và chỉ rõ.

Thực tiễn dạy học lâu nay ở nước ta, theo nội dung, chương trình và SGK đã ban hành, hoạt động học và giải toán của học sinh đối tượng trung bình cơ bản diễn ra theo trình tự: quan sát, tiếp thu kiến thức; làm bài có sự hướng dẫn; tự làm theo mẫu; độc lập làm bài, tuân theo quá trình nhận thức chung là đi từ Algôrit đến Ơritstic.

Để thích ứng với quá trình học tập đó của đa số học sinh, kinh nghiệm của giáo viên dạy giỏi cho thấy, quá trình dạy cũng phải được tiến hành theo 4 giai đoạn như sau:

Mục lục [giấu]
1 Giai đoạn 1: Quan sát, tiếp thu
2 Giai đoạn 2: Làm theo hướng dẫn
3 Giai đoạn 3: Tự làm theo mẫu
4 Giai đoạn 4: Độc lập làm bài tập
5 Chú thích
6 Xem thêm
7 Thảo luận

Giai đoạn 1: Quan sát, tiếp thu
Giáo viên giúp học sinh nắm kiến thức cơ bản, tối thiểu, cần thiết.

Giáo viên cần kết hợp vừa giảng vừa luyện, phân tích chi tiết, cụ thể, giúp học sinh hiểu khái niệm không hình thức.
Đồng thời với cung cấp kiến thức mới là củng cố khắc sâu thông qua ví dụ và phản ví dụ. Chú ý phân tích các sai lầm thường gặp.
Tổng kết tri thức và các tri thức phương pháp có trong bài.
Đây là giai đoạn khó khăn nhất, giai đoạn làm quen tiến tới hiểu kiến thức mới, đồng thời là giai đoạn quan trọng nhất, giai đoạn cung cấp kiến thức chuẩn cho học sinh. Kinh nghiệm cho thấy khi hoàn thành tốt giai đoạn này học sinh sẽ tiếp thu tốt hơn ở các giai đoạn sau.

Giai đoạn 2: Làm theo hướng dẫn
Giáo viên cho ví dụ tương tự học sinh bước đầu làm theo hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên.[1]

Học sinh bước đầu vận dụng hiểu biết của mình vào giải toán. Giai đoạn này thường vẫn còn lúng túng và sai lầm, do học sinh chưa thuộc, chưa hiểu sâu sắc. Tuy nhiên giai đoạn 2 vẫn có tác dụng gợi động cơ cho giai đoạn 3.

Giai đoạn 3: Tự làm theo mẫu
Giáo viên ra một bài tập khác, học sinh tự làm theo mẫu mà giáo viên đã đưa ra ở giai đoạn 1 và giai đoạn 2.[2]

Giáo viên tạm đứng ngoài cuộc. Ở giai đoạn này học sinh độc lập thao tác. Học sinh nào hiểu bài thì có thể hoàn thành được bài tập, học sinh nào chưa hiểu bài sẽ còn lúng túng. Giáo viên có thể nắm bắt được việc học tập cũng như mức độ hiểu bài của cả lớp và từng cá nhân thông qua giai đoạn này, từ đó đề ra biện pháp thích hợp cho từng đối tượng. Giai đoạn 3 có tác dụng gợi động cơ trung gian. Giáo viên thường vận dụng giai đoạn này khi ra bài tập về nhà.

Giai đoạn 4: Độc lập làm bài tập
Giáo viên nên ra cho học sinh:

Hoặc là một bài tập tương tự khác để học sinh làm ngay tại lớp.
Hoặc là bài tập ra về nhà tương tự với bài được học, nhằm rèn luyện kĩ năng.
Hoặc là bài kiểm tra thử.
Hoặc là đề thi của năm học trước, nhằm kích thích học tập bộ môn.
Giai đoạn này có tác dụng gợi động cơ kết thúc một nội dung dạy học[3]. Giáo viên thường vận dụng giai đoạn này trong kiểm tra.

Cách dạy học toán theo bốn giai đoạn như trên, tuy chưa thoát ly cách dạy học truyền thống, nhưng đã phần nào tỏ ra có hiệu quả thiết thực đối với SGK đã được biên soạn lâu nay, phù hợp với hình thức dạy học theo tiết (45 phút), phù hợp với trình độ nhận thức của đối tượng học sinh diện đại trà trong học tập môn toán.

Để có thể dạy học theo bốn giai đoạn như trên đòi hỏi giáo viên phải:

Hiểu sâu sắc kiến thức và các tri thức phương pháp.
Trong soạn bài, giáo viên cần chuẩn bị cả bốn loại bài tập cho 4 giai đoạn, bên cạnh đó còn phải biết phân bậc bài tập cho từng đối tượng học sinh trong lớp.
Và phải biết điều hành các đối tượng học sinh trong một lớp cùng hoạt động bằng cách giao cho mỗi loại đối tượng một dạng bài tập phù hợp với nhận thức của họ, có như thế giờ học mới sinh động và lôi cuốn.
Sưu tầm
 
B

bamboboy123vn

Thứ ba, ngày 27 tháng bảy năm 2010Phương pháp học môn Văn hiệu quả

1. Chọn thầy học, chọn sách đọc
Chỉ những người có năng lực đặc biệt xuất sắc mới có khả năng tự học và đạt hiệu quả như mong muốn. Hầu hết thí sinh dự thi đại học và cao đẳng không có được năng lực ấy.

Vì vậy, các em cần sự hướng dẫn của những cuốn sách tốt, những thầy cô giỏi, có trách nhiệm và giàu kinh nghiệm. Hiện nay, tài liệu tham khảo và luyện thi tràn ngập thị trường. Để mua được sách tốt, các em nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu.
Khi đọc tài liệu tham khảo, các em nên ghi chép, suy nghĩ, tán thành, hoặc phản đối, bởi không phải mọi kiến thức trong sách vở đều đúng. Những thắc mắc, nghi ngờ, nên ghi lại để hỏi cho rõ.
Tất nhiên, việc đọc tài liệu tham khảo là cần thiết, nhưng không thể thay thế được việc nghe giảng trên lớp. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, các em sẽ thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn…
Nếu học ở các trung tâm luyện thi, các em nên tìm học những người có khả năng trang bị một hệ thống phương pháp, kĩ năng, chứ không nên quá thiên về chi tiết bài giảng.

2. Tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm
Các em nên tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức và dự bị những năm trước của Bộ GD&ĐT. Nó sẽ giúp học sinh có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi.
Khi đọc những tài liệu này, cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, phạm vi dẫn chứng…
Các em cũng nên học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt… qua những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó, đồng thời so sánh các bài viết này với đáp án và biểu điểm của Bộ, xem bài làm thiếu ý nào, có ý nào mới hơn, tại sao lại được điểm cao như thế…
Các em có thể tìm thấy các tài liệu này tại địa chỉ sau: http://ts.edu.net.vn của Bộ GD ĐT.

3. Không học tủ, nhưng cần có trọng tâm
Có thí sinh cho rằng năm trước, đề thi đã ra vào bài này, phần này, nên năm sau sẽ không rơi vào bài đó nữa. Nhận thức như vậy là chủ quan, vừa sai lầm, vừa thiển cận.
Nhiều em ngại khó, nên thường bỏ qua các bài khó hoặc ít hấp dẫn như Người lái đò sông Đà, Các vị La Hán chùa Tây phương…Nhưng đề thi vẫn có thể rơi vào các bài đó, mà khi đề đã ra, thì dù không thích cũng phải làm.
Đề thi môn Văn thường kiểm tra toàn diện kiến thức văn học sử (về giai đoạn văn học 1945 - 1975 và 5 tác giả), cũng như tác phẩm văn học cả trước và sau Cách mạng, cả thơ và văn, thậm chí cả kịch (như chương trình phân ban), đồng thời kiểm tra toàn diện các kĩ năng tóm tắt, bình giảng, phân tích, so sánh, giải thích, chứng minh...
Trước đây, dung lượng kiến thức văn học lãng mạn và văn học hiện thực trước Cách mạng chỉ chiếm khoảng 30% (câu 3 điểm), nhưng trong đề thi của khối D, M các năm 2002 và 2007 đã chiếm tới 50% (câu 5 điểm).
Vì vậy, các em nên cố gắng ôn tập đều ở tất cả các phần, các bài trong chương trình thi, không nên học tủ. Với cách ra đề phân thành nhiều câu, nhiều phần như chủ trương của Bộ, thì học tủ là rất nguy hiểm. Tuy vậy, các em vẫn nên ôn tập có trọng tâm, trọng điểm.
Bên cạnh ôn tập kiến thức, cần rèn luyện kĩ năng làm các kiểu bài tóm tắt về tác giả, tác phẩm và giai đoạn văn học; kĩ năng phân tích văn xuôi và bình giảng thơ; kĩ năng phân tích đề, tìm ý, triển khai ý, mở bài, kết bài, chuyển đoạn, trình bày, diễn đạt…
Cần bám sát chương trình của Bộ và sách giáo khoa, vì đó là văn bản pháp quy của nhà nước, mà đề thi không được nằm ngoài. Lưu ý rằng tất cả những gì có trong sách giáo khoa đều có thể thi.

4. Khám phá tác phẩm trong các mối liên hệ
* Các mối liên hệ bên ngoài:
Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử, thời đại, là nơi ghi dấu ấn tâm hồn, tư tưởng, tài năng và tâm huyết nhà văn trong một thời điểm nhất định. Muốn nắm bắt, cần phải biết tác phẩm đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào.
Ở đây, môn văn gián tiếp đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức về lịch sử, nếu không khó mà phân tích đúng. Vì vậy, các em cần nắm chắc hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa nhan đề và kết cấu cảm hứng để hiểu sâu và chính xác về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật tác phẩm, đồng thời qua tác phẩm phải thấy được cả hiện thực thời đại mà nhà văn sống và sáng tác.
“Qua nhà thơ, người ta tìm thấy tầm cỡ thời đại” (Jiri Worlker). Nếu không ra đời vào mùa xuân năm 1948, thời điểm mà vấn đề “nhận đường” (Nguyễn Đình Thi), vấn đề “lột xác” (Nguyễn Tuân) đang đặt ra một cách gay gắt đối với các văn nghệ sĩ trí thức tiểu tư sản lớp trước, thì “Đôi mắt” sẽ không phải là tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn đi theo kháng chiến như Nam Cao, Tô Hoài.
Mặt khác, cần tránh xu hướng xã hội học dung tục, chỉ tìm thấy ở văn chương những ý nghĩa xã hội và đạo đức. Chẳng hạn, không nên hiểu dòng thơ “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”(Chiều tối - Hồ Chí Minh) là “tố cáo chế độ Quốc dân đảng bóc lột sức lao động của trẻ em”, hoặc dòng thơ “Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san” (Giải đi sớm - Hồ Chí Minh ) là “nhân dân ủng hộ lãnh tụ” hay “bọn lính áp giải vây quanh người tù cô đơn nơi đất khách” như có người từng hiểu…
Để hiểu sâu sắc và chính xác về tác phẩm, cần đặt nó trong mối liên hệ với quan điểm sáng tác, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chỉ khi liên hệ với quan niệm về người tài của Nguyễn Tuân, mới hiểu được tại sao Huấn Cao và ông lái đò sông Đà lại được nhà văn ngợi ca là những người tài hoa, nghệ sĩ hơn đời.
“Thơ duyên” chính là hiện thân cho quan điểm “Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây/ Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến” của Xuân Diệu, còn "Hai đứa trẻ" là sự thực thi thiên chức của một nhà văn luôn khát khao “nâng đỡ cái tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng hơn, yêu thương hơn”
Khi tìm hiểu một tác phẩm cũng phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với giai đoạn văn học, trào lưu văn học, thời kì hoặc phương pháp sáng tác. Chẳng hạn, khi tìm hiểu các bài thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Thâm Tâm, cần đặt chúng trong đặc điểm tư tưởng nghệ thuật của phong trào Thơ Mới lãng mạn 1932 - 1945.
Cần lưu ý các tác phẩm Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù…được sáng tác theo phương pháp lãng mạn nhưng vẫn có một cảm quan hiện thực sâu sắc.

* Các mối liên hệ bên trong:
Mỗi tác phẩm văn chương thường có hai phần nổi bật: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Hai phần này thường thống nhất với nhau. Tìm hiểu nội dung là nhằm chỉ ra tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống, tìm hiểu hình thức là để chỉ ra tài năng nghệ thuật của nhà văn, cũng như sự thống nhất và phù hợp của hình thức với nội dung.
Rất ít khi đề thi yêu cầu trực tiếp là làm rõ hai mặt này. Tuy nhiên, trên thực tế, để giải quyết vấn đề nào đó của đề thi, trong quá trình đi vào nội dung nhất thiết phải trình bày nội dung đó được biểu đạt bằng những phương tiện nghệ thuật nào, tìm sự hài hoà giữa nội dung và hình thức, giữa ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật.
Nên từ hình thức tìm ra nội dung và tránh diễn xuôi tác phẩm, văn thơ. Để diễn tả những cung bậc của một tình yêu trong xa xôi cách trở với nỗi nhớ mong “cả trong mơ còn thức”, với niềm lo nghĩ, với tình cảm thủy chung, tha thiết, chân thành và cả niềm tin mãnh liệt vào sức mình trong việc vượt qua những xa xôi, cách trở, mất còn… để đến với người mình yêu, Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh sóng xa bờ, nhớ bờ, đồng thời sử dụng thể thơ 5 chữ với lối ngắt nhịp cân đối, âm điệu hài hòa.
Nhịp điệu của bài thơ chính là nhịp điệu của một cõi lòng đang bị con sóng tình yêu khuấy động.
Thế giới nghệ thuật của tác phẩm là thế giới hình tượng do nhà văn sáng tạo ra, có quy luật riêng, thang bậc giá trị riêng, thời gian và không gian nghệ thuật riêng.
Vì vậy khi tìm hiểu tác phẩm, không được đồng nhất nó với thế giới thực tại ngoài đời, ngay cả khi nhân vật được xây dựng từ một nguyên mẫu có thật như Hoàng đế An nam trong “Vi hành”, Hoàng trong “Đôi mắt”, Đào trong “Mùa lạc”, Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”…
“Mọi chân lí sẽ trở nên sai lầm, nếu chúng ta cứ xét đoán nó trên cơ sở của những kinh nghiệm hàng ngày” (Ph. Ăngghen). Chân lí nghệ thuật trong tác phẩm văn học cũng vậy.
Thế giới hình tượng trong tác phẩm được xây dựng nên từ các chi tiết nghệ thuật. Tìm hiểu tác phẩm phải luôn xuất phát từ chi tiết. Mỗi chi tiêt trong tác phẩm là một ô cửa mở ra cả một thế giới, là những “chi tiết mang thai” (Hêghen), bởi nó có khả năng sinh nở ra những ý nghĩa mới.
Tài năng của một nhà văn lớn bao giờ cũng được làm nên từ những chi tiết nhỏ. Vì vậy, về văn xuôi, các em nhất định phải nắm được diễn biến câu chuyện, cách kể và giọng điệu của nhà văn, nhân vật trung tâm và những chi tiết, sự kiện xoay quanh nhân vật trung tâm đó.
Về thơ, phải nắm được cảm hứng chủ đạo của nhà thơ, kết cấu cảm hứng của bài thơ, đoạn thơ, những chi tiết, hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc.
Về kịch, phải nắm được những mâu thuẫn, xung đột, các lời thoại quan trong…Từ các chi tiết nghệ thuật ấy, tìm ra tư tưởng và tình cảm mà nhà văn gửi gắm cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Chẳng hạn, “Đào đã đứng tựa cột bương, cả thân người trên bị mái gianh che tối” là một chi tiết thể hiện cái nhìn tinh tế và nhân ái của nhà văn. Nguyễn Khải đã dùng bóng tối của mái gianh để che đi cái xấu xí, thua thiệt trong ngoại hình của Đào, đồng thời làm nổi bật hơn vẻ đẹp của niềm khát khao hạnh phúc.
Không nên bỏ qua các chi tiết quan trọng, cũng không nên quá sa đà vào phân tích chi tiết, để tránh tình trạng chỉ thấy cây mà không thấy rừng.
Thực hiện phương châm tăng cường chất văn trong việc dạy và học văn, cũng cần bám sát văn bản ngôn từ và thế giới hình tượng của tác phẩm, chú ý giọng điệu, kết cấu tác phẩm.
Chẳng hạn bài thơ “Đây thôn Vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử được kết cấu toàn bằng những lời ướm hỏi, ba khổ thơ là ba câu hỏi liên tiếp, nên bài thơ sẽ chủ yếu thể hiện niềm băn khoăn day dứt của con người, khát vọng chủ quan của nhà thơ chứ không chỉ là vấn đề “vịnh cảnh hay tỏ tình”.
 
B

bamboboy123vn

Nhiều bạn cho rằng môn Văn là bộ môn “gây mê” nhanh chóng nhất, khó nuốt nhất. Thế nhưng môn Văn có thật sự đáng sợ như vậy không? Hãy biến mỗi tiết Văn trở thành những tiết học thú vị nhé!

1. Đọc truyện ngắn, tiểu thuyết:

Đây là cách học hỏi tốt nhất để các bạn có một bài văn hay và sâu sắc. Đọc nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết không những giúp teen chúng ta hiểu từ ngữ tiếng Việt mà còn giúp rèn luyện khả năng sáng tạo và trí tượng tưởng trong môn Văn. Hiện nay, khi ra nhà sách không chỉ có các tác phẩm trong nước mà các tác phẩm kinh điển của nước ngoài cũng được bày bán càng hỗ trợ cho các bạn có thêm kinh nghiệm trong lối viết văn của mình.
2. Khảo sát thực tế:
Nguồn cảm hứng văn học lúc nào cũng từ thực tế đời sống. Cố gắng quan sát những cử chỉ, hành động và sự việc xảy ra xung quanh chúng ta, bạn sẽ nhận rõ những ý tưởng cần thiết trong bài văn của mình. Nhất là về khoảng văn nghị luận, thuyết minh và chứng minh thì các bạn càng cần phải trau dồi vốn kiến thức sâu rộng bên ngoài rất nhiều. Bạn Tú (lớp 9 trường THCS Lê Văn Tám) bộc bạch kinh nghiệm: “Mỗi lần không có ý tưởng để làm bài, mình thường ra công viên gần nhà ngồi quan sát hoạt động của mọi người xung quanh. Thế là từ ngữ ở đâu cứ vào trong đầu mình í!”

3. Biến tiết học Văn trở nên thú vị:
Tiết Văn chán ư? Không hề! Hãy “hô biến” tiết Văn trở thành một tiết học lý thú bằng cách tạo dựng các nhóm thi đua với nhau, cùng nhau xây dựng bài học. Các bạn có thể thể hiện diễn xuất, giọng kể của mình qua các văn bản được học trên lớp. Môn Văn trở nên dễ nuốt hơn bao giờ hết vì chính các bạn đã tạo bầu không khí vui vẻ cho tiết văn.
Học văn cũng không khó lắm đâu. (Ảnh minh họa)

4. Soạn bài trước ở nhà:

Việc soạn bài ở nhà cũng rất quan trọng vì khi đó các bạn đã đọc bài và tham khảo trước. Khi vào lớp, mọi câu hỏi được đặt ra, bạn đều có thể dễ dàng trả lời và dễ dàng trở thành “ngôi sao” của tiết học Văn hôm đó.
5. Nghỉ ngơi:
Học Văn luôn kèm theo đó là sự nghỉ ngơi, chỉ khi được nghỉ ngơi thư giãn thật sự thì bạn mới có thể học tốt hơn, nhớ bài lâu hơn và sự sáng tạo phong phú hơn. Nghỉ ngơi sau khi học không chỉ giúp teen nạp thêm năng lượng để tiếp tục chiến đấn môn Văn mà còn cho các môn học khác nữa.

6) Nghe thầy cô giảng:

Tập trung chú ý nghe thầy cô giảng bài cũng là một cách hữu ích giúp teen chúng mình học giỏi môn Văn hơn đấy! Chăm chú nghe giảng sẽ học được nhiều điều hay từ thầy cô mà cũng có khi thấy học trò chăm chú lại càng giúp thầy cô thêm “power” để truyền đạt các kiến thức mà mình có nữa đấy. Nam (lớp 10 trường GV) tâm sự: “Nhớ năm trước lớp mình không thích nghe cô giảng bài nên thường làm chuyện riêng trong lớp. Thế là cô nản chẳng muốn dạy, kết quả môn văn học kì 1 chẳng có bạn nào được điểm cao. Đến học kì 2 thì đứa nào đứa nấy cuống cuồng đi tìm cổ để xin lỗi và nghiêm túc nghe giảng trong lớp. Cuối cùng tốt nghiệp đứa nào cũng điểm môn Văn cao”.

Môn Văn học cực dễ đối với các bạn bẩm sinh đã yêu Văn, nhưng nếu hiểu và cần cù học hỏi thì bỗng dưng các tiết Văn trở nên dễ dàng, thú vị đối với những teen sợ nó. Môn Văn giúp cho teen chúng mình có chút lãng mạn, chút ngây thơ và chút hồn nhiên trong cuộc sống và còn kích thích óc sáng tạo, trí tượng tưởng. Các bạn đã thấy Văn cực dễ chưa?
 
B

bamboboy123vn

PHƯƠNG PHÁP HỌC MÔN NGỮ VĂN


Văn chương khơi gợi những tình cảm cao đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn con người. Văn chương làm phong phú thêm đời sống tình cảm con người. Thật đáng buồn nếu con người Việt Nam hiện đại giỏi về kiến thức tự nhiên, xã hội mà lại thiếu một trái tim biết yêu cái đẹp và giàu lòng yêu thương. Với những hướng dẫn ngắn gọn dưới đây, thầy cô tổ văn trường Trần Văn Ơn mong các em học tốt và yêu thích môn NGỮ VĂN hơn.

Phân môn Văn

I. Trước khi học (Chuẩn bị ở nhà)

1. Đọc kỹ văn bản và phần chú thích

- Đọc có suy nghĩ để chia bố cục bằng bút chì vào SGK.

- Khi đọc có thể gạch dưới từ ngữ, câu trong văn bản (nếu thấy cần).

- Nếu có điều kiện, các em nên tìm đọc trọn tác phẩm có đoạn trích học ở trên lớp.

2. Tóm tắt truyện (nắm cốt truyện, nhớ tên nhân vật, địa danh…)

3. Trả lời những câu hỏi phần “Đọc – hiểu văn bản” vào tập bài soạn theo khả năng của mình.

4. Đối với thơ: nên thuộc bài thơ trước khi đến lớp thì mới có thể phân tích cảm thụ.

II. Khi học trên lớp

1.Tập trung nghe giảng cùng các bạn tìm hiểu cảm nhận cái hay, cái đẹp của tác phẩm dưới sự dẫn dắt của thầy cô. Cụ thể là :

- Trước những câu hỏi, những vấn đề được đặt ra, phải chịu khó suy nghĩ, tìm câu trả lời.

- Tích cực tham gia hoạt động nhóm phát biểu ý kiến. Điều đó không chỉ giúp các em trau dồi vốn ngôn ngữ mà còn rèn luyện kỹ năng nói và sự tự tin.

- Mạnh dạn nêu những thắc mắc của bản thân.

2. Ghi chép bài đầy đủ, chính xác

- Ngoài phần thầy cô ghi bảng các em nên tập cho mình thói quen ghi chép thêm vào sổ tay những điều hay thấy cần chẳng hạn ý so sánh, đối chiếu, mở rộng nâng cao, lời bình của thầy cô…

- Gạch dưới (kèm ghi chú ngắn) từ ngữ đặc sắc, phép tu từ… trong thơ, câu văn hay dẫn chứng trong truyện.

3. Nắm được giá trị nghệ thuật nội dung của tác phẩm ngay trong giờ học.

III.Sau khi học

1. Học bài, học thuộc lòng thơ, dẫn chứng trong truyện.

2. Viết các đoạn văn cảm nhận, làm các bài tập trong phần “Luyện tập” trong sách hoặc bài tập của thầy cô.

3. Đọc tài liệu tham khảo để mở rộng, khắc sâu kiến thức.

4. Các em giỏi môn văn nên tìm và học thuộc nhận định, đánh giá của những nhà nghiên cứu, phê bình văn học hoặc các tác phẩm, tác giả vừa học trên lớp.

Phân môn Tiếng Việt

I.Trước khi học ( chuẩn bị bài ở nhà )

1. Đọc kỹ, tìm hiểu các ví dụ trong từng đề mục, có thể trả lời câu hỏi bằng bút chì vào sách giáo khoa theo cách hiểu của em (soạn bài ngắn gọn), không cần mở sách “Học tốt”.

2. Đọc kỹ ghi nhớ, ghi chú ngoài lề phần khó hiểu, thắc mắc của em để vào lớp thảo luận và lắng nghe thầy cô giảng giải.

II.Khi học trên lớp

1. Tập trung cao khi vào bài mới, chịu khó suy nghĩ, tìm hiểu các ví dụ thầy cô các bạn đưa ra để hình thành khái niệm (Trả lời cho câu hỏi Thế nào? Là gì?).

- Tích cực tham gia hoạt động nhóm, tổ và phát biểu ý kiến để trau dồi vốn ngôn ngữ, rèn luyện kỹ năng diễn đạt ý bằng lời nói và sự tự tin (đừng sợ nói sai, nói dở…)

- Mạnh dạn nêu những thắc mắc của bản thân.

2. Ghi chép đầy đủ, chính xác:

- Cần dùng bút màu gạch chân các đề mục, nội dung quan trọng trong tập và sách giáo khoa.

- Tập thói quen ghi chú vào sách (hoặc sổ tay) các phần giải đáp bài tập, các ví dụ văn thơ… sau khi thầy cô đã sửa bài.

3. Nắm vững kiến thức thầy cô đã truyền đạt (có thể thuộc ngay những ghi nhớ ngắn) để ứng dụng vào việc dùng từ, đặt câu, viết văn bản và tìm hiểu giá trị nghệ thuật, nội dung của bài thơ.

III.Sau khi học

1. Học bài cũ: xem lại các ví dụ, bài tập sách giáo khoa và phần ghi chép để thuộc bài (hiểu – nhớ các ý trọng tâm).

2. Làm bài tập để khắc sâu kiến thức (trong sách giáo khoa và thầy cô cho thêm) Cần viết được các đoạn văn miêu tả, biểu cảm… có các yêu cầu về ngữ pháp.

3. Biết liên hệ với các bài văn, thơ đã học, đọc thêm để tìm thêm ví dụ có liên quan nội dung đã học.Từ đó có thể dùng từ, đặt câu, viết đoạn văn, dùng các biện pháp tu từ và diễn đạt ý trong sáng, giàu sức biểu cảm hơn.

4. Đọc thêm tài liệu tham khảo để khắc sâu, mở rộng kiến thức.

Phân môn Tập làm văn

CÁC BƯỚC LÀM BÀI TẬP LÀM VĂN

1. Tìm hiểu đề (để tránh lạc đề)

- Đọc kỹ đề, gạch chân từ ngữ quan trọng.

- Xác định thể loại (VD: kể chuyện, thuyết minh, nghị luận…)

- Xác định nội dung

2. Tìm ý (đặt câu hỏi và trả lời)

- Tìm ý chính, ý phụ, ý lớn, ý nhỏ.

- Ý nào đứng trước, ý nào đứng sau.

3. Lập dàn bài

Tác dụng:

- Sắp xếp các ý theo trình tự trước sau hợp lý.

- Không thừa, thiếu ý.

- Xác định được phần trọng tâm (viết dài), phần không trọng tâm (viết ngắn).

Các loại dàn bài:

- Dàn ý đại cương (chỉ có các ý chính)

- Dàn bài chi tiết (có cả ý lớn và ý nhỏ)

Lưu ý: bài tập làm văn gồm nhiều đoạn

- Mở bài ngắn gọn (từ 1đến 5 câu)

- Thân bài gồm nhiều đoạn văn, mỗi đoạn triển khai một ý chính.

- Kết bài rút ra bài học, phát biểu cảm nghĩ cần tự nhiên chân thành, tránh hô khẩu hiệu, liên hệ gượng ép, khiên cưỡng.

Viết bài:

- Dùng từ ngữ khai triển các ý trong bài.

- Dùng từ chính xác, viết câu đúng ngữ pháp.

- Tách đoạn hợp lý, có liên kết câu và liên kết đoạn văn để bài văn rõ ràng chặt chẽ.

Sau khi làm bài:

- Đọc lại bài văn.

- Sửa lỗi chính tả, lỗi dùng từ, lỗi viết câu.

- Nếu thiếu sót thì bổ sung ở lề trái.

Muốn viết văn hay cần rèn luyện thêm:

- Tìm đọc những bài văn hay cùng chủ đề, để học cách viết. Tuy vậy không nên sao chép, đạo văn.

- Phải chú ý quan sát con người, sự vật, cảnh quan xung quanh mình. Cần viết nhiều, nhờ thầy cô sửa rồi viết lại. Cũng cần đọc nhiều, đi nhiều để có vốn từ, vốn sống.
 
B

bamboboy123vn

muốn học tốt môn văn thì trước hết nên phân ra các công đoạn và còn tuỳ thuộc vào mục đích cũng như yêu cầu của bạn với môn văn
Trước hết và yêu cầu đầu tiên là bạn phải đọc trước tác phẩm ,tác giả, hiểu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.Điều này sẻ giúp bạn trong việc nhớ cũng như góp phần vào việc hiểu tác phẩm.Và tốt nhất nếu bạn có cảm nhận về tác phẩm thì nên ghi lại sau đó so sánh với giảng văn của giáo viên bạn có thể hỏi cô giáo tai sao cô lại có cảm nhận như thế. như vậy bạn cũng có được 3 điểm rồi
Sau đó bạn cần ghi chép đầy đủ bài giang của cô giáo, và học nó. chỉ cần như vậy bạn cũng có thể đạt năm điêm trong các kỳ kiểm tra rồi
Cuối cùng đẻ nâng cao điểm số bạn phải đọc thêm tài liệu các bài tham khảo nhưng đừng quá phụ thuộc vào nó
Cơ bản là như vậy hi vọng có thể giúp bạn .tất nhiên mỗi ngươi có một phương pháp
 
B

bamboboy123vn

Về một phương pháp dạy học văn trong trường phổ thông
PGS.TS. Lưu Khánh Thơ
Viện Văn học





Vấn đề dạy học môn văn trong trường phổ thông có ý nghĩa thời sự nóng hổi, luôn thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều giới trong xã hội. Các ý kiến trao đổi của hàng loạt tác giả xoay quanh bài viết của GS. Trần Đình Sử “Con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy - học văn” (Văn nghệ số 10, 7-3-2009) đã thêm một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của một vấn đề tưởng như đơn giản, quen thuộc mà lại cũng rất phức tạp này. Mở đầu bài viết của mình, GS. Trần Đình Sử đã khẳng định rõ: “Khởi điểm của môn Ngữ Văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”. Luận điểm chính của bài báo này đã đặt lại vấn đề: “trở về với văn bản văn học nghệ thuật là con đường đổi mới căn bản phương pháp dạy học văn hiện nay” (chúng tôi nhấn mạnh – L.K.T). Vấn đề đặt ra ở đây là học sinh đọc trực tiếp hay “đọc” qua người khác, đọc hiểu văn bản của nhà văn ở mức độ nào là việc có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với việc dạy học văn. Nhưng có một thực tế đáng tiếc là trong nhiều năm nay, việc dạy học môn Ngữ văn đã có tình trạng “thế bản” lấn át, thay thế văn bản của nhà văn. Văn bản quan trọng nhất mà học sinh phải/bị học không phải là văn bản tác phẩm mà là bài giảng của thầy, là văn bản các bài phân tích, bình giảng về tác phẩm đó. Điều đó dẫn đến việc học sinh xem nhẹ việc đọc văn bản tác phẩm, hạn chế khả năng cảm thụ và sáng tạo nảy sinh từ văn bản của học sinh. Điều đó khiến cho học sinh chỉ biết tiếp thu một cách thụ động, mất dần kĩ năng đọc hiểu văn bản, thiếu năng lực đọc một cách sáng tạo.

Xuất phát từ mô hình dạy học lấy học sinh làm trung tâm, coi trọng và đề cao ý thức chủ thể của học sinh. GS. Trần Đình Sử đã khẳng định “Trong giờ học, học sinh phải tự mình đọc, tự mình phán đoán, tự mình nêu câu hỏi…”; “trở về với văn bản chính là để kích thích cho học sinh hoạt động và chỉ thông qua hoạt động thì học sinh mới có dịp trưởng thành”. Đây là những quan điểm sư phạm khoa học và đúng đắn đối với việc tiếp cận môn Ngữ văn trong nhà trường phổ thông.

Văn chương vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, là lĩnh vực để con người hóa thân và thăng hoa. Vì thế nó vô cùng tinh vi và phức tạp. Môn Ngữ văn trong nhà trường là môn khoa học nhân văn. Tuy vẫn mang tính phức tạp của đối tượng nghiên cứu xong là một môn học thì nó phải đòi hỏi những chuẩn mực khoa học để đánh giá các hoạt động giảng dạy, học tập của giáo viên và học sinh. Việc đọc hiểu văn bản là những thao tác đầu tiên của hình thức tập dượt nghiên cứu văn học. Nghiên cứu văn học là để hiểu văn học, đối tượng cụ thể là tác phẩm văn học. “Cơ sở và xuất phát điểm của khoa học văn học là sự đối thoại với các văn bản văn học thông qua hoạt động đọc và hiểu chúng”(1). Đây cũng là vấn đề được tác giả Trần Đình Sử quan tâm, theo đuổi khá lâu. Trong tạp chí Nhà văn, số 6-2002, GS. cho rằng: “Về tác phẩm văn học, nhất thiết phải có khái niệm tác phẩm văn học xây dựng trên cơ sở khái niệm văn bản mà lí luận văn học hiện hành còn thiếu. Ở đó văn bản chỉ được coi như cái vỏ ngôn ngữ bên ngoài. Tác phẩm văn học phải được cắt nghĩa theo lí thuyết tiếp nhận hiện đại”. Như vậy, tư tưởng trở về với văn bản là một luận điểm khoa học khá nhất quán trong phương pháp dạy và học văn của GS. Trần Đình Sử.

Tác phẩm văn học mang đặc trưng riêng của cấu trúc tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Đó là một chỉnh thể bao gồm các thành tố nhà văn – văn bản - người đọc tương tác với nhau. Nội dung thẩm mĩ của tác phẩm văn học gắn liền với tầm đón nhận của người đọc. Tiếp nhận văn học tức là đọc hiểu để biến văn bản thành một thế giới hình tượng sinh động và nắm bắt được ý nghĩa của nó. Những năm gần đây vấn đề tiếp nhận văn học cũng đã bước đầu được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn lớp 12, ở những mặt cơ bản nhất như: Vai trò chủ động, tích cực của người đọc; Tính chủ quan và khách quan trong việc tiếp nhận tác phẩm; Tác động qua lại giữa người đọc và tác phẩm; Người đọc và “tầm đón nhận”… Như vậy là ít nhiều học sinh cũng đã được tiếp cận với lí thuyết tiếp nhận hiện đại, đã có những cơ sở bước đầu để tiếp thu văn bản tác phẩm theo hướng thi pháp học. Việc dạy học văn theo hướng thi pháp học đã bắt đầu được chú ý từ sau thời kì Đổi mới và nhanh chóng được đưa vào vận dụng trong trường học, như có tác giả đã khẳng định “Tinh thần thi pháp học đang thấm dần trong sách giáo khoa, trong giờ giảng văn và trong bài làm văn học sinh. Thi pháp học đang thu hút sự quan tâm của giới học đường… Có thể hiểu, thi pháp học là cách thức phân tích tác phẩm bám vào văn bản là chính… chỉ chú ý tới những yếu tố hình thức tác phẩm như: hình tượng nhân vật – không gian - thời gian, kết cấu - cốt truyện - điểm nhìn, ngôn ngữ, thể loại…”(2). Bài viết này cũng đã khẳng định sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay chứa đựng rất nhiều tri thức về thi pháp học. Các đề thi và đáp án môn văn thời gian qua đã yêu cầu học sinh chú trọng, phân tích hình thức nghệ thuật. Nhưng những vấn đề nói trên phần lớn còn nằm ở dạng lí thuyết. Nó có biến thành thực tiễn sinh động hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào sự vận dụng tích cực của thầy và trò trong giờ giảng văn. Như vậy càng thấy rõ hơn tầm quan trọng cũng như vai trò hướng dẫn của người thầy trong giờ giảng văn. Có ý kiến cho rằng để học sinh yêu thích môn văn, yếu tố quyết định nhất là do người thầy. Tôi cũng đồng ý với quan điểm này. Để làm được việc này đòi hỏi kinh nghiệm của mỗi giáo viên. Điều đó cũng khẳng định tầm quan trọng tuyệt đối không thể thay thế của người đứng trên bục giảng khi giúp các em khám phá thế giới văn học bao la, rộng lớn.

Với những thành tựu về lí luận văn học và tiếp nhận văn chương, các nhà nghiên cứu, giảng dạy đã thấy rằng phân tích tác phẩm văn chương không chỉ dừng lại ở văn bản và các yếu tố ngoài văn bản mà còn phải chú trọng đến tác động chức năng của tác phẩm đối với người đọc. Hướng về người đọc là một tiền đề quan trọng để hình thành tư tưởng tiếp cận tác phẩm văn chương. Hướng đến bạn đọc - học sinh là cốt lõi của tư tưởng đổi mới trong phương pháp dạy học văn hiện nay. Những đổi mới cơ bản này cùng với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học đường đã góp phần tạo nên những phương pháp tiếp cận văn bản tác phẩm đạt hiệu quả cao, mà phương pháp sau đây là một ví dụ khá sinh động.

Cách đây vài năm, tôi đã từng được nghe nói đến phương pháp dạy - học văn có tên gọi là: trả tác phẩm về cho học sinh của thầy giáo, TS. Nguyễn Quang Trung. Phương pháp này được áp dụng cho các bài giảng ở mọi thể loại như thơ, tự sự, kịch. Tất nhiên không phải bài văn nào cũng có thể áp dụng cho phương pháp này, mà thường được chọn lọc kĩ càng để có thể phù hợp với những tiêu chí nhất định. Khi thực hiện phương pháp này, học sinh trong lớp thường được chia thành các nhóm khác nhau. Mỗi nhóm chịu trách nhiệm những công việc cụ thể. Nhóm viết có trách nhiệm soạn thảo văn bản. Đây là một việc làm công phu, đòi hỏi nhiều công sức. Các em phải tìm hiểu chung về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả, về xuất xứ, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm, phân tích, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Nhóm kịch (hay có thể gọi là nhóm diễn) có nhiệm vụ dàn dựng tiểu phẩm dựa vào nội dung chính của tác phẩm. Nhóm đạo cụ chuẩn bị trang phục, phông màn, trang trí… cho tiết mục. Nhóm hội thảo chịu trách nhiệm về những ý kiến tranh luận và các câu hỏi trắc nghiệm xung quanh tác giả và tác phẩm. Mô hình chung là như vậy, nhưng có thể thay đổi thêm bớt tuỳ theo yêu cầu của văn bản tác phẩm. Chúng tôi được biết rằng, phương pháp này đã được áp dụng rất thành công cho một số tác phẩm như Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), Sóng (Xuân Quỳnh), Vợ nhặt (Kim Lân), Rừng Xà nu (Nguyên Ngọc), Cáo Bình Ngô (Nguyễn Trãi), Mùa lạc (Nguyễn Khải), Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ). Khi trực tiếp trò chuyện với các em học sinh, chúng tôi thấy rằng các em tỏ ra rất hào hứng với phương pháp này. Các em cho biết qua việc tiếp cận với tác phẩm một cách say mê, chủ động, kĩ càng như vậy đã khiến cho các tác phẩm văn học không còn chỉ là những con chữ vô hồn trên trang giấy mà đã thực sự trở thành những cảm xúc và kỉ niệm sống với các em một đời.
 
B

bamboboy123vn

Ngày 15/4/2009, chúng tôi đã trực tiếp được dự một giờ học văn của lớp 12I trường THPT chuyên Ngoại ngữ Đại học Quốc gia Hà Nội dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Nguyễn Quang Trung về trích đoạn Hồn Trương Ba da hàng thịt trong sách giáo khoa Ngữ văn lớp 12. Trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT, văn bản kịch chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn so với các văn bản về thơ và văn xuôi. Ở THCS (lớp 9), các em được học trích đoạn trong hai vở Bắc Sơn (Nguyễn Huy Tưởng) và Tôi và chúng ta (Lưu Quang Vũ). Ở lớp 12 được học trích đoạn trong vở Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng) và Hồn Trương Ba da hàng thịt (Lưu Quang Vũ). Tâm lí phổ biến của đời sống văn học trong nhà trường ít quan tâm đến kịch bản văn học. Kinh nghiệm thưởng thức kịch hạn chế, tài liệu về nghệ thuật viết kịch không phổ biến. Do vậy để cảm nhận một cảnh trong vở kịch là một việc làm không dễ đối với các em học sinh, thậm chí ngay cả với giáo viên, nếu không có những kiến thức hỗ trợ ngoài văn bản, nếu không có sự tìm hiểu kĩ càng về nhiều mặt.

Trong một giờ dạy - học, người tham dự đã thu nhận được một lượng thông tin phong phú, bổ ích về tác phẩm. Việc tiếp cận văn bản đã được thực hiện một cách “chuyên nghiệp” và hết sức thấu đáo. Mở đầu tiết học, một em học sinh trong vai trò MC dẫn dắt chương trình, giải thích khái quát về tác giả và vở diễn. Sau đó là một clip quay cảnh chuẩn bị tiểu phẩm và tư liệu về tác giả, tác phẩm. Clip được thực hiện một cách đơn giản, ngắn gọn nhưng cũng hết sức thông minh và sáng tạo. Hấp dẫn và thu hút sự quan tâm hơn cả là tiểu phẩm dựng lại trích đoạn kịch trong sách giáo khoa. Những “diễn viên không chuyên” đã tái hiện sinh động các nhân vật trên sàn diễn. Mặc dù còn khá nhiều vụng về, non nớt nhưng các em đã để lại những ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả - là các thầy cô giáo, các bạn học sinh trong lớp, trong trường. Phần cuối là phần hội thảo khá hấp dẫn và sôi nổi với những trò chơi và các câu hỏi trắc nghiệm. Một điểm đáng lưu ý nữa là các em học sinh đã thực hiện việc khảo sát văn bản với những thao tác mang tính chuyên nghiệp cao. Sau khi so sánh hai bản in: Văn bản gốc và văn bản trong sách giáo khoa, các em đã đưa ra một số nhận xét, đánh giá của nhóm nghiên cứu khá tinh tế và sắc sảo. Qua đó có thể thấy rằng các em đã thực sự sống với tác phẩm. Việc tiếp nhận văn bản đã trở thành một phương thức đồng sáng tạo. Không khí tự do dân chủ được thực hiện một cách triệt để, hoạt động sáng tạo của học sinh được phát huy tới mức tối đa. Giáo viên chỉ là người định hướng tổ chức, không còn là người truyền giảng một cách áp đặt những suy nghĩ chủ quan của mình. Cuối cùng là phần rất quan trọng phục vụ trực tiếp cho việc ôn tập và thi cử của các em, đó là việc tham khảo các đề thi và đáp án liên quan trực tiếp đến tác phẩm. Sau một khoảng thời gian được quy định khá chặt chẽ cho từng phần (Giới thiệu khái quát 2 phút, phóng sự 3 phút, tiểu phẩm 15 phút, thuyết trình 10 phút, hội thảo từ 40 đến 50 phút), là phần nhận xét đánh giá và cho điểm từng phần cụ thể của giáo viên. Suốt buổi học, các em học sinh hoàn toàn bị cuốn hút vào tác phẩm một cách say sưa, đầy hứng thú. Có thể cả thầy và trò chưa biết đến lý thuyết trò chơi của H.G. Gadame, nhưng họ đã thực sự tham gia vào nó một cách thấu triệt, hồn nhiên và đầy đủ nhất. Theo quan niệm của Gadame, trò chơi là sự xác định ý nghĩa tác phẩm từ phương diện từ chương học. Nó cho thấy tính chủ quan và phương thức tồn tại của văn bản. Nhà lý luận cho rằng: “Trò chơi có cái gì đó bay bổng, cần phải nhìn nhận nó một cách nghiêm túc, nhưng không thể thay thế nó bằng hiện thực. Người không tham dự một cách nghiêm túc cũng như kẻ quá nghiêm túc trong trò chơi đều là “những người không biết chơi”, họ là những kẻ làm triệt tiêu phương thức tồn tại của trò chơi”(3).

Phương pháp này đã xây dựng cho các em khả năng tự học, đánh thức tư duy nghiên cứu độc lập, tạo dựng khả năng liên kết nhóm, sự tự tin và kĩ năng thuyết trình vấn đề… Qua những điều đã trình bày có thể thấy đây là một phương pháp có nhiều ưu thế, nhưng có lẽ cũng khó thực hiện một cách đại trà. Bởi vì đối tượng học sinh ở đây thuộc loại “trường chuyên, lớp chọn”. Các em đã được tuyển lựa với chất lượng tương đối cao ngay từ khâu đầu vào. Hơn nữa, môi trường học tập ở thủ đô cũng có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc tìm kiếm, tiếp xúc với tác giả, tác phẩm. Chúng tôi được biết, để thực hiện công việc của mình, nhóm học sinh đã trực tiếp trò chuyện, phỏng vấn với các tác giả như Tô Hoài, Kim Lân, Nguyễn Khải...

Chúng tôi không cho rằng đây là phương pháp duy nhất đúng. Để có thể dạy - học văn một cách hiệu quả cần phải áp dụng đồng bộ các phương pháp khác nhau. Thật không dễ dàng để có một phương pháp nào toàn vẹn, thỏa mãn được tất cả các học sinh, các yêu cầu dạy và học văn. Tuy nhiên việc định hướng, gợi mở và tôn trọng những tìm tòi sáng tạo của học sinh là cách thức hữu hiệu nhất tạo ra cho các em niềm say mê với thế giới văn chương phong phú, nhiều màu sắc1

_____________

(1), (3) Trương Đăng Dung: Tác phẩm văn học như là quá trình, Nxb. KHXH, 2004, H, tr.78, 120.

(2) Phạm Ngọc Hiền: Mấy vấn đề dạy học văn theo hướng thi pháp học, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 4-2009, tr.111.
 
B

bamboboy123vn

Phương pháp học môn Văn hiệu quả
Thứ tư - 06/04/2011 23:09
Hình minh họa
1. Chọn thầy học, chọn sách đọc Chỉ những người có năng lực đặc biệt xuất sắc mới có khả năng tự học và đạt hiệu quả như mong muốn. Hầu hết thí sinh dự thi đại học và cao đẳng không có được năng lực ấy.
Vì vậy, các em cần sự hướng dẫn của những cuốn sách tốt, những thầy cô giỏi, có trách nhiệm và giàu kinh nghiệm. Hiện nay, tài liệu tham khảo và luyện thi tràn ngập thị trường.Để mua được sách tốt, các em nên nhờ thầy cô có uy tín giới thiệu.
Khi đọc tài liệu tham khảo, các em nên ghi chép, suy nghĩ, tán thành, hoặc phản đối, bởi không phải mọi kiến thức trong sách vở đều đúng. Những thắc mắc, nghi ngờ, nên ghi lại để hỏi cho rõ.
Tất nhiên, việc đọc tài liệu tham khảo là cần thiết, nhưng không thể thay thế được việc nghe giảng trên lớp. Nếu được thầy cô giỏi, tâm huyết giảng dạy và hướng dẫn, các em sẽ thấy văn học hấp dẫn và thú vị hơn, hiểu vấn đề sâu sắc hơn…
Nếu học ở các trung tâm luyện thi, các em nên tìm học những người có khả năng trang bị một hệ thống phương pháp, kĩ năng, chứ không nên quá thiên về chi tiết bài giảng.

2. Tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm
Các em nên tham khảo đề thi, đáp án, biểu điểm chính thức và dự bị những năm trước của Bộ GD&ĐT. Nó sẽ giúp học sinh có một định hướng rõ ràng hơn trong việc ôn tập và làm bài thi.
Khi đọc những tài liệu này, cần lưu ý đến điểm số dành cho từng ý; tại sao ý này điểm nhiều, ý kia điểm ít; cũng như trình tự sắp xếp các ý, phạm vi dẫn chứng…
Các em cũng nên học hỏi cách làm bài, kiến thức, cách mở bài, kết bài, triển khai ý, cách chuyển ý, trình bày, diễn đạt… qua những bài văn đạt điểm cao trong các kì thi đại học trước đó, đồng thời so sánh các bài viết này với đáp án và biểu điểm của Bộ, xem bài làm thiếu ý nào, có ý nào mới hơn, tại sao lại được điểm cao như thế…
Các em có thể tìm thấy các tài liệu này tại địa chỉ sau: http://ts.edu.net.vn của Bộ GD ĐT.

3. Không học tủ, nhưng cần có trọng tâm
Có thí sinh cho rằng năm trước, đề thi đã ra vào bài này, phần này, nên năm sau sẽ không rơi vào bài đó nữa. Nhận thức như vậy là chủ quan, vừa sai lầm, vừa thiển cận.
Nhiều em ngại khó, nên thường bỏ qua các bài khó hoặc ít hấp dẫn như Người lái đò sông Đà, Các vị La Hán chùa Tây phương…Nhưng đề thi vẫn có thể rơi vào các bài đó, mà khi đề đã ra, thì dù không thích cũng phải làm.
Đề thi môn Văn thường kiểm tra toàn diện kiến thức văn học sử (về giai đoạn văn học 1945 - 1975 và 5 tác giả), cũng như tác phẩm văn học cả trước và sau Cách mạng, cả thơ và văn, thậm chí cả kịch (như chương trình phân ban), đồng thời kiểm tra toàn diện các kĩ năng tóm tắt, bình giảng, phân tích, so sánh, giải thích, chứng minh...
Trước đây, dung lượng kiến thức văn học lãng mạn và văn học hiện thực trước Cách mạng chỉ chiếm khoảng 30% (câu 3 điểm), nhưng trong đề thi của khối D, M các năm 2002 và 2007 đã chiếm tới 50% (câu 5 điểm).
Vì vậy, các em nên cố gắng ôn tập đều ở tất cả các phần, các bài trong chương trình thi, không nên học tủ. Với cách ra đề phân thành nhiều câu, nhiều phần như chủ trương của Bộ, thì học tủ là rất nguy hiểm. Tuy vậy, các em vẫn nên ôn tập có trọng tâm, trọng điểm.
Bên cạnh ôn tập kiến thức, cần rèn luyện kĩ năng làm các kiểu bài tóm tắt về tác giả, tác phẩm và giai đoạn văn học; kĩ năng phân tích văn xuôi và bình giảng thơ; kĩ năng phân tích đề, tìm ý, triển khai ý, mở bài, kết bài, chuyển đoạn, trình bày, diễn đạt…
Cần bám sát chương trình của Bộ và sách giáo khoa, vì đó là văn bản pháp quy của nhà nước, mà đề thi không được nằm ngoài. Lưu ý rằng tất cả những gì có trong sách giáo khoa đều có thể thi.

4. Khám phá tác phẩm trong các mối liên hệ
* Các mối liên hệ bên ngoài:
Tác phẩm văn học là đứa con tinh thần của nhà văn, nhưng cũng là con đẻ của hoàn cảnh lịch sử, thời đại, là nơi ghi dấu ấn tâm hồn, tư tưởng, tài năng và tâm huyết nhà văn trong một thời điểm nhất định. Muốn nắm bắt, cần phải biết tác phẩm đó gắn liền với hoàn cảnh lịch sử nào.
Ở đây, môn văn gián tiếp đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức về lịch sử, nếu không khó mà phân tích đúng. Vì vậy, các em cần nắm chắc hoàn cảnh ra đời, ý nghĩa nhan đề và kết cấu cảm hứng để hiểu sâu và chính xác về nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật tác phẩm, đồng thời qua tác phẩm phải thấy được cả hiện thực thời đại mà nhà văn sống và sáng tác.
“Qua nhà thơ, người ta tìm thấy tầm cỡ thời đại” (Jiri Worlker). Nếu không ra đời vào mùa xuân năm 1948, thời điểm mà vấn đề “nhận đường” (Nguyễn Đình Thi), vấn đề “lột xác” (Nguyễn Tuân) đang đặt ra một cách gay gắt đối với các văn nghệ sĩ trí thức tiểu tư sản lớp trước, thì “Đôi mắt” sẽ không phải là tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn đi theo kháng chiến như Nam Cao, Tô Hoài.
Mặt khác, cần tránh xu hướng xã hội học dung tục, chỉ tìm thấy ở văn chương những ý nghĩa xã hội và đạo đức. Chẳng hạn, không nên hiểu dòng thơ “Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc”(Chiều tối - Hồ Chí Minh) là “tố cáo chế độ Quốc dân đảng bóc lột sức lao động của trẻ em”, hoặc dòng thơ “Quần tinh ủng nguyệt thướng thu san” (Giải đi sớm - Hồ Chí Minh ) là “nhân dân ủng hộ lãnh tụ” hay “bọn lính áp giải vây quanh người tù cô đơn nơi đất khách” như có người từng hiểu…
Để hiểu sâu sắc và chính xác về tác phẩm, cần đặt nó trong mối liên hệ với quan điểm sáng tác, tư tưởng và phong cách nghệ thuật của nhà văn. Chỉ khi liên hệ với quan niệm về người tài của Nguyễn Tuân, mới hiểu được tại sao Huấn Cao và ông lái đò sông Đà lại được nhà văn ngợi ca là những người tài hoa, nghệ sĩ hơn đời.
“Thơ duyên” chính là hiện thân cho quan điểm “Để tâm hồn ràng buộc bởi muôn dây/ Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến” của Xuân Diệu, còn "Hai đứa trẻ" là sự thực thi thiên chức của một nhà văn luôn khát khao “nâng đỡ cái tốt đẹp để trong đời có nhiều công bằng hơn, yêu thương hơn”
Khi tìm hiểu một tác phẩm cũng phải đặt nó trong mối liên hệ mật thiết với giai đoạn văn học, trào lưu văn học, thời kì hoặc phương pháp sáng tác. Chẳng hạn, khi tìm hiểu các bài thơ của Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử và Thâm Tâm, cần đặt chúng trong đặc điểm tư tưởng nghệ thuật của phong trào Thơ Mới lãng mạn 1932 - 1945.
Cần lưu ý các tác phẩm Hai đứa trẻ, Chữ người tử tù…được sáng tác theo phương pháp lãng mạn nhưng vẫn có một cảm quan hiện thực sâu sắc.

* Các mối liên hệ bên trong:
Mỗi tác phẩm văn chương thường có hai phần nổi bật: nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Hai phần này thường thống nhất với nhau. Tìm hiểu nội dung là nhằm chỉ ra tư tưởng và quan niệm của nhà văn về con người và cuộc sống, tìm hiểu hình thức là để chỉ ra tài năng nghệ thuật của nhà văn, cũng như sự thống nhất và phù hợp của hình thức với nội dung.
Rất ít khi đề thi yêu cầu trực tiếp là làm rõ hai mặt này. Tuy nhiên, trên thực tế, để giải quyết vấn đề nào đó của đề thi, trong quá trình đi vào nội dung nhất thiết phải trình bày nội dung đó được biểu đạt bằng những phương tiện nghệ thuật nào, tìm sự hài hoà giữa nội dung và hình thức, giữa ý nghĩa tư tưởng và giá trị nghệ thuật.
Nên từ hình thức tìm ra nội dung và tránh diễn xuôi tác phẩm, văn thơ. Để diễn tả những cung bậc của một tình yêu trong xa xôi cách trở với nỗi nhớ mong “cả trong mơ còn thức”, với niềm lo nghĩ, với tình cảm thủy chung, tha thiết, chân thành và cả niềm tin mãnh liệt vào sức mình trong việc vượt qua những xa xôi, cách trở, mất còn… để đến với người mình yêu, Xuân Quỳnh đã mượn hình ảnh sóng xa bờ, nhớ bờ, đồng thời sử dụng thể thơ 5 chữ với lối ngắt nhịp cân đối, âm điệu hài hòa.
Nhịp điệu của bài thơ chính là nhịp điệu của một cõi lòng đang bị con sóng tình yêu khuấy động.
Thế giới nghệ thuật của tác phẩm là thế giới hình tượng do nhà văn sáng tạo ra, có quy luật riêng, thang bậc giá trị riêng, thời gian và không gian nghệ thuật riêng.
Vì vậy khi tìm hiểu tác phẩm, không được đồng nhất nó với thế giới thực tại ngoài đời, ngay cả khi nhân vật được xây dựng từ một nguyên mẫu có thật như Hoàng đế An nam trong “Vi hành”, Hoàng trong “Đôi mắt”, Đào trong “Mùa lạc”, Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”…
“Mọi chân lí sẽ trở nên sai lầm, nếu chúng ta cứ xét đoán nó trên cơ sở của những kinh nghiệm hàng ngày” (Ph. Ăngghen). Chân lí nghệ thuật trong tác phẩm văn học cũng vậy.
Thế giới hình tượng trong tác phẩm được xây dựng nên từ các chi tiết nghệ thuật. Tìm hiểu tác phẩm phải luôn xuất phát từ chi tiết. Mỗi chi tiêt trong tác phẩm là một ô cửa mở ra cả một thế giới, là những “chi tiết mang thai” (Hêghen), bởi nó có khả năng sinh nở ra những ý nghĩa mới.
Tài năng của một nhà văn lớn bao giờ cũng được làm nên từ những chi tiết nhỏ. Vì vậy, về văn xuôi, các em nhất định phải nắm được diễn biến câu chuyện, cách kể và giọng điệu của nhà văn, nhân vật trung tâm và những chi tiết, sự kiện xoay quanh nhân vật trung tâm đó.
Về thơ, phải nắm được cảm hứng chủ đạo của nhà thơ, kết cấu cảm hứng của bài thơ, đoạn thơ, những chi tiết, hình ảnh mà nhà thơ sử dụng để bộc lộ cảm xúc.
Về kịch, phải nắm được những mâu thuẫn, xung đột, các lời thoại quan trong…Từ các chi tiết nghệ thuật ấy, tìm ra tư tưởng và tình cảm mà nhà văn gửi gắm cũng như tài năng nghệ thuật của nhà văn.
Chẳng hạn, “Đào đã đứng tựa cột bương, cả thân người trên bị mái gianh che tối” là một chi tiết thể hiện cái nhìn tinh tế và nhân ái của nhà văn. Nguyễn Khải đã dùng bóng tối của mái gianh để che đi cái xấu xí, thua thiệt trong ngoại hình của Đào, đồng thời làm nổi bật hơn vẻ đẹp của niềm khát khao hạnh phúc.
Không nên bỏ qua các chi tiết quan trọng, cũng không nên quá sa đà vào phân tích chi tiết, để tránh tình trạng chỉ thấy cây mà không thấy rừng.
Thực hiện phương châm tăng cường chất văn trong việc dạy và học văn, cũng cần bám sát văn bản ngôn từ và thế giới hình tượng của tác phẩm, chú ý giọng điệu, kết cấu tác phẩm.
Chẳng hạn bài thơ “Đây thôn Vĩ dạ” của Hàn Mặc Tử được kết cấu toàn bằng những lời ướm hỏi, ba khổ thơ là ba câu hỏi liên tiếp, nên bài thơ sẽ chủ yếu thể hiện niềm băn khoăn day dứt của con người, khát vọng chủ quan của nhà thơ chứ không chỉ là vấn đề “vịnh cảnh hay tỏ tình”.

Nguồn tin: thptsondong3.edu.vn
 
B

bamboboy123vn

Phương pháp dạy học môn Ngữ văn

Một vài ý kiến về phương pháp dạy học môn Ngữ văn dành cho sinh viên khoa văn và giáo viên giảng dạy bộ môn tham khảo
1. Trên mục Trao đổi của báo Văn nghệ gần đây, xuất hiện một loạt ý kiến bàn về việc đổi mới phương pháp dạy học Ngữ văn - một vấn đề tuy đã được nói đến nhiều, song chưa bao giờ hết tính thời sự, nhất là hiện nay, khi những thông tin về việc dạy học, thi cử môn Văn ở nước ngoài không còn xa lạ, và khi bộ sách giáo khoa Ngữ văn mới được đưa vào giảng dạy trong nhà trường. Trong bài báo đăng trên Văn nghệ số 10, 7 - 3 - 2009, GS Trần Đình Sử nêu thẳng vấn đề: muốn đổi mới căn bản phương pháp dạy học văn, không có con đường nào khác là phải trở về với văn bản văn học. Tư tưởng ấy được hình thành từ nhận thức của ông về thực trạng dạy học văn trong nhà trường bấy lâu nay: ấy là kiểu dạy học lấy thế bản thay cho văn bản. Thế bản mà Trần Đình Sử nói đến ở đây gồm bài soạn của thầy và các tài liệu tham khảo đủ loại, đủ kiểu, chất lượng rất khác nhau, đầy rẫy trên thị trường sách hiện nay. Theo Trần Đình Sử, chính sự lệ thuộc quá mức của học sinh vào các thế bản đã đẩy các em vào tình trạng thụ động, luôn luôn chờ đợi những kết quả mà người khác cảm nghĩ hộ, mất khả năng tự mình thâm nhập vào thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn chương để nói lên những cảm nhận, những rung động của chính bộ óc, con tim của mình bằng chính lời lẽ của mình. Mọi sự bất ổn của tình trạng dạy học văn bấy lâu nay có nguồn gốc từ đó.

Cách đặt vấn đề, cách mô tả thực trạng và đề xuất giải pháp của GS Trần Đình Sử khiến những ai quan tâm đến lĩnh vực này phải suy nghĩ. Loạt bài được công bố trên báo Văn nghệ tiếp sau đó, dù thuộc loại ý kiến phản đối hay tán đồng, hoặc nhân đó mà bàn sâu thêm về phương pháp dạy học văn, đều cho thấy vấn đề mà Trần Đình Sử đặt ra đã không rơi vào im lặng.

2. Theo tôi, với tư tưởng cốt lõi được nêu trong bài báo, GS Trần Đình Sử đã chỉ rất trúng căn bệnh kinh niên trong dạy học văn ở nhà trường chúng ta.

2.1. Không thể phủ nhận rằng, khoảng một thập niên trở lại đây, việc đổi mới cách dạy học văn đã được tiến hành rộng khắp trong cả nước. Vai trò và mối quan hệ giữa người dạy và người học đã khác trước. Sự chủ động, tích cực của học sinh trong giờ học được đề cao. Các phương tiện dạy học phong phú hơn. Tuy nhiên, tất cả những gì diễn ra ở môn Văn như thế, chẳng qua cũng chỉ là sự khúc xạ những tiến bộ chung về quan niệm dạy học hiện đại. Cái gọi là "tư tưởng dạy học văn theo hướng coi trọng hoạt động của học sinh, giáo viên là người định hướng tổ chức, không phải là người truyền đạo, áp đặt" mà Nguyễn Minh Phương nêu lên (Văn nghệ số 13, 28 - 3 - 2009) như một bằng chứng về thành tựu đổi mới dạy học văn, thực chất vẫn nằm trong cái khuôn chung của giáo dục học. Hoàn toàn có thể dùng mệnh đề ấy cho việc đánh giá hiện trạng dạy học ở bất kì môn nào.

Rõ ràng, trong thực tế, chưa có được sự đổi mới căn bản, triệt để dựa trên đặc thù môn Ngữ văn phản ánh trong mối quan hệ bộ ba hữu cơ: thầy giáo (người hướng dẫn, tổ chức) - học sinh (chủ thể tiếp nhận) - văn bản (đối tượng của sự tiếp nhận). Nêu vấn đề này, tôi hoàn toàn ý thức được đây là điểm nhạy cảm, dễ thu hút những ý kiến ngược chiều. Chẳng hạn, ai đó có thể chất vấn: chẳng lẽ việc dạy học văn như đã tiến hành ở ta bấy lâu mà vẫn chưa đúng đặc thù bộ môn hay sao ? Thế nào mới được xem là đổi mới triệt để? Trả lời cho những nghi vấn kia không hề đơn giản, không dễ gói gọn trong một vài câu. Theo tôi, mấu chốt của vấn đề chính là ở chỗ: dứt khoát không để thế bản thay cho văn bản như tình trạng dạy học văn lâu nay đã được GS Trần Đình Sử báo động. Phải nhận thức như thế, mới mong tìm ra con đường hữu hiệu, từ đó, mọi hoạt động đổi mới phương pháp mới có thể đúng hướng, thông suốt.

Nếu tham dự một giờ dạy ngữ văn của người giáo viên hiện nay (nhất là giờ thao giảng, hội giảng), ta sẽ nhận thấy những nỗ lực đáng kể trong việc thay đổi cách dạy. Tệ đọc chép mà GS Trần Đình Sử phê phán không còn phổ biến, thay vào đó, giáo viên có thể thuyết giảng, có thể dùng phương pháp đàm thoại (thầy hỏi, trò trả lời), lại cũng có thể chia nhóm cho học sinh trao đổi với nhau, sau đó nhóm trưởng nêu ý kiến để cả lớp cùng thảo luận. Phần củng cố bài học, nhiều giáo viên đã đưa ra các câu hỏi trắc nghiệm cho học sinh suy nghĩ và trả lời nhanh. Tóm lại, rất nhiều thủ pháp, mẹo mực được áp dụng, đặc biệt là ở những giáo viên thông minh, ham tìm tòi, giàu sáng kiến. Giờ dạy học có lúc rất sinh động, sôi nổi và không kém hứng thú, nhất là khi cả thầy và trò cùng hoan hỉ vì người hỏi và người đáp đã trở nên "ý hợp tâm đầu".

2.2. Thế nhưng, ngay cả những giờ dạy được đánh giá cao về đổi mới phương pháp như vậy, học sinh vẫn chưa thực sự chủ động hoàn toàn trước văn bản. Dường như dưới sự dẫn dắt khôn khéo của thầy, các em đang cố gắng tiệm cận với một chân lí, một chuẩn mực tri thức văn cụ thể, chính xác nào đó, trong khi lẽ ra, đối diện với văn bản, nhất là văn bản nghệ thuật, là các em được đối diện với một khung trời rộng mở, mọi cá tính, sở thích, mọi hình dung, tưởng tượng của cá nhân đều có chỗ để phát huy. Đọc bài được gọi là "bài văn lạ" của một học sinh vốn là người Việt Nam, nhưng được học và thi ở nước ngoài, tôi nhận thấy có một khoảng cách vô cùng lớn giữa lối dạy của chúng ta và lối dạy của họ. Sự phóng khoáng trong tư tưởng, tư duy, sự tự do trong phát ngôn của các em chắc chắn là những điều khiến chúng ta cảm thấy hoàn toàn lạ lẫm. Giáo viên chúng ta hẳn vô cùng lúng túng khi gặp những bài văn kiểu đó. Cho nên, gọi là phát huy tính tích cực chủ động của học sinh như cách làm của ta lâu nay, thực ra vẫn mang tính chất nửa vời. Những trường hợp được xem là thành công, vẫn vướng vất cái gì như là sự gò bó, áp đặt. Cả thầy và trò dù "diễn" một cách rất tự nhiên, cũng khó mà thoát li hẳn cái "kịch bản" tồn tại ngầm, có tác dụng mớm sẵn những "lời thoại", tạo nên sự ăn ý giữa các "vai diễn". Nghĩa là cả thầy và trò đều chưa thể thoát khỏi sự kiềm tỏa, chi phối của thế bản. Thậm chí, còn cảm thấy rất tiện khi có nó.

2.3. Trước hết, hãy nhìn vấn đề từ phía người thầy. Có một thực tế, người giáo viên phổ thông (cả THCS và THPT) phải cáng đáng một khối lượng công việc rất lớn. Hãy xem các vấn đề ngữ văn liên quan đến công việc giảng dạy của họ: phần Tiếng Việt, bao gồm mọi cấp độ (những vấn đề chung về ngôn ngữ và tiếng Việt, từ ngữ, ngữ pháp, các biện pháp tu từ, các phong cách chức năng); phần Văn có văn học Việt Nam (từ văn học dân gian đến văn học viết ở mọi thời kì), văn học nước ngoài (gồm văn học Trung Quốc, ấn Độ, Nhật Bản, Hi Lạp, Nga, Anh, Pháp, Đức, Mĩ…); phần Làm văn có dạy lí thuyết và thực hành các kiểu nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Có giáo viên dạy văn phổ thông đã nói đùa: anh ta phải cõng trên lưng công việc của cả khoa Ngữ văn một trường đại học ! Với một công việc bộn bề như vậy, khó mà đòi hỏi người giáo viên có thể suy nghĩ kĩ càng trên những văn bản cụ thể trong chương trình để đưa ra phương án giảng dạy riêng, hoàn toàn thoát li sự áp đặt của những ý kiến khác (những ý kiến khác ấy không tồn tại lẻ tẻ mà đã thành hệ thống, rất có uy lực, khó mà thoát khỏi tầm khống chế của chúng).

Có một yêu cầu tất yếu đặt ra: muốn học sinh đọc hiểu thì giáo viên không chỉ phải hiểu văn bản, mà còn hình dung những con đường tiếp cận văn bản. Nhưng đó đâu phải là chuyện đơn giản. Hãy thử hình dung, khi đối diện với một văn bản, nhất là những văn bản mới được đưa vào sách giáo khoa như mấy năm gần đây, giáo viên sẽ tiến hành công việc thiết kế bài dạy như thế nào ? Bước 1: nhớ lại những định hướng được tiếp thu qua các chuyên đề thay sách (diễn giả có thể là tác giả SGK, có thể là cốt cán chuyên môn của Sở Giáo dục từng dự các đợt chuyên đề do Bộ Giáo dục tổ chức); bước 2: đọc, nghiền ngẫm văn bản, xem hệ thống câu hỏi hướng dẫn ở cuối bài; bước 3: tìm đọc các tài liệu có liên quan (sách giáo viên, sách để học tốt Ngữ văn, sách thiết kế bài dạy Ngữ văn, các bài phân tích về tác phẩm trên báo chí, trong các tài liệu tham khảo…). Ngập giữa "mê hồn trận" sách vở tham khảo đó, giáo viên phải tìm một lối để đi đến bước cuối cùng: tự thiết kế bài dạy theo cách của mình. Nói là tự thiết kế, nhưng thực chất, sự hiểu của giáo viên về văn bản là tổng hòa của nhiều nguồn tri thức, nhiều cách cảm thụ (tức là nhiều thế bản khác nhau).

Nói vậy, hẳn có người sẽ chất vấn: chẳng lẽ giáo viên văn hiện nay lại thụ động đến thế? Chẳng lẽ, với những văn bản trong chương trình, giáo viên vẫn không tự mình cảm thụ, chiếm lĩnh được mà phải trông cậy vào các nguồn tài liệu, cũng tức là sự cảm thụ người khác? Câu trả lời xin nhường cho những thầy cô đang trực tiếp dạy học môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Chỉ xin nói thêm rằng: trong bối cảnh hiện nay, giáo viên nào thực thi đầy đủ các bước nêu trên, nhất là tìm được nhiều bài viết về các tác phẩm trong SGK để tham khảo, soạn bài, hẳn sẽ được xem là người say mê chuyên môn, chịu khó làm việc. Nghĩa là việc sử dụng nhuần nhuyễn thế bản vẫn chưa bao giờ bị coi là nhược điểm. Biết thế để hình dung rõ hơn thực trạng, và cũng để hiểu thêm rằng, một sự đổi mới tận gốc là chuyện không dễ.

2.4. Nhìn vào phía học sinh, ta thấy, thái độ đối với môn văn của các em có sự phân lập rất rõ. Số đông học sinh hiện nay có thiên hướng thi vào đại học các khối tự nhiên (do dễ kiếm việc làm sau khi ra trường). Với bộ phận này, môn Văn dĩ nhiên bị gạt ra rìa. Số còn lại, rất ít, dự thi vào hai khối C, D thì học văn với một động cơ rất thực dụng: để thi đại học, cao đẳng. Bây giờ, có ai đó nói đến học văn là để thưởng thức văn chương, để bồi đắp mĩ cảm, để hoàn thiện nhân cách… thì chắc chắn sẽ nhận được từ học sinh một nụ cười đầy hàm ý. Với những em học văn để đối phó cho xong một môn (cần có điểm để tổng kết, cần thi tốt nghiệp), thì tài liệu tham khảo là cẩm nang trong mọi tình huống. Với những học sinh xác định môn Văn là một cửa ải phải vượt qua để vào đại học, thì bài giảng của thầy, những tài liệu phân tích bình giảng tác phẩm, những sách văn mẫu, tài liệu luyện thi…sẽ là những vật bất li thân, là bùa hộ mệnh. Bao nhiêu năm nay, đề thi thường hướng tới trọng tâm kiểm tra kiến thức (cách hiểu, cách thẩm bình, đánh giá một đoạn văn, đoạn thơ, một vấn đề về tác gia, tác phẩm…). Vậy, con đường ngắn nhất để đáp ứng đòi hỏi của đáp án là nắm kiến thức văn qua bài dạy của thầy, qua tài liệu tham khảo. Mày mò đọc, tự phân tích văn bản làm gì cho mất thời gian, cho hao tâm tổn trí khi mà hiệu quả thiết thực (điểm thi) chắc chắn không sánh được với việc ghi chép đầy đủ bài học luyện thi, nắm vững các ý trong những tài liệu được viết kĩ, có chất lượng. Thử tìm đọc một đáp án đề thi môn Văn bất kì trong dăm bảy năm trở lại đây, sẽ thấy cách học của học sinh như tình trạng nêu trên là một sự lựa chọn khôn ngoan.
 
B

bamboboy123vn

Như vậy, trong quá trình dạy học văn, sự lép vế của văn bản trước thế bản là một thực tế tất yếu. Luật đời có cầu thì có cung. Một nhu cầu đã được hình thành và duy trì trong chừng ấy thời gian thì nguồn cung ứng đương nhiêu sẽ hết sức phong phú. Ai cấm được người viết bài phân tích, bình giảng tác phẩm trong nhà trường? Ai cấm được người viết sách tham khảo? Ai cấm được học sinh mua, đọc sách phục vụ cho việc học để thi?

2.5. Trước tình trạng ấy, ý kiến của GS Trần Đình Sử có thể xem như tiếng chuông báo động. Tôi nghĩ, quan điểm cho rằng: học sinh phải là người đọc chủ động, tích cực, không bị nhiễu, không bị chi phối bởi một cách hiểu có sẵn nào, là một quan điểm đúng, cần được khẳng định. Xem đó là con đường đổi mới triệt để dạy học Ngữ văn cũng hoàn toàn thỏa đáng. Xin đừng nghĩ, trở về với văn bản là rơi vào khép kín, là tước bỏ mọi quan hệ giữa ngôn từ với đời sống. Chữ nghĩa nào cũng có "sinh mệnh", có bề dày văn hóa, có hơi thở đời sống phả vào. Chỉ e người tiếp nhận (cả người dạy và người học) không nghe được cái phập phồng của ngôn từ trong văn bản mà thôi.

3. Trở về với văn bản, đề cao sự cảm thụ hồn nhiên của học sinh là con đường đúng, nhưng không dễ thực thi trong điều kiện hiện nay. Rất nhiều lực cản từ nhiều phía, cả chủ quan lẫn khách quan cần vượt qua. Chẳng hạn, phải xác định lại mục tiêu của bộ môn, xác định rõ vai trò của người học và người dạy, xây dựng lại chương trình, phân bố thời lượng cho các văn bản…Trong hàng loạt vấn đề nan giải đó, tôi xin phân tích mấy yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới công việc đổi mới phương pháp theo định hướng nêu trên

3.1. Trước hết, phải có được một môi trường xã hội, môi trường giáo dục tôn trọng chủ kiến của cá nhân. Chúng ta thường nói đến việc tạo ra không khí đối thoại trong giờ học, nhưng thực tế, đó mới chỉ là đàm thoại (hỏi đáp) chứ chưa phải là đối thoại đích thực, tức là sự thể hiện tiếng nói, sự cọ xát giữa các ý thức. Xét về đặc điểm tâm lí, trí tuệ, tình cảm lứa tuổi, học sinh THPT (sắp lấy bằng tú tài) dĩ nhiên đã có trình độ nhận thức xã hội, nhận thức thẩm mĩ đạt đến mức có thể đưa ra những cảm nhận độc lập trước một hiện tượng, một tác phẩm. Xem một bộ phim, nghe một ca khúc, ngắm một bức tượng…, các em có thể có nhận xét của riêng mình, vậy cớ gì trước một văn bản, lại không có phản ứng riêng mà phải dựa dẫm vào ý người khác? Tôi tin, nếu có được không khí thật cởi mở, nếu được khích lệ, học sinh sẽ hoàn toàn thoải mái trong việc phát biểu chủ kiến. Thiết nghĩ, ở đây cần phải tính đến sự nhạy cảm về tư tưởng, chính trị xã hội của nội dung môn học, nội dung một số văn bản có trong chương trình. Trước những văn bản như Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (trích Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng), trích đoạn vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt của Lưu Quang Vũ, Một người Hà Nội của Nguyễn Khải, Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu…học sinh sẽ có thể bị xem là "phạm húy" khi đưa ra những cách nhìn, cách đánh giá về một số vấn đề, một số nhân vật nếu chúng ta vẫn giữ cách nhìn cũ. Chẳng phải từng xuất hiện không ít bài viết cứ lăm lăm đưa cái thước "yêu nước, nhân đạo" để đo giá trị của những tác phẩm viết trong giai đoạn đổi mới, đồng thời nhân đó cũng "đo" luôn tư tưởng của tác giả SGK đó sao?

3.2. Với những yêu cầu cao trong công việc đổi mới phương pháp, người giáo viên phải nâng cao trình độ và bản lĩnh. Truyền thụ tri thức, rèn luyện kĩ năng đã khó, hướng dẫn cách cảm thụ, lối tư duy cho học sinh còn khó bội phần. Sự cập nhật tri thức phải luôn đi đôi với nâng cao trình độ sư phạm. Một khi đã quán triệt tinh thần coi học sinh là chủ thể tiếp nhận, tất yếu giáo viên sẽ phải đối diện với sự đa dạng, phức tạp trong tư duy, trong cách phát ngôn của các em. Tinh thần "nhất nguyên" sẽ được thay thế bằng tình trạng phân lập trình độ cảm thụ, sự xung đột giữa các luồng ý kiến. Thực tế đó sẽ là những thách thức không nhỏ đối với bản lĩnh của người thầy.

3.3. Thay đổi cách đánh giá đối với giờ dạy của giáo viên cũng là một khâu then chốt. Đây là khâu thuộc trách nhiệm của những người giữ cương vị quản lí từ cấp thấp nhất là tổ chuyên môn cho đến cấp cao nhất là chuyên viên môn Ngữ văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chừng nào người quản lí chuyên môn chưa thấu triệt nhu cầu và cách thức đổi mới phương pháp dạy học môn Văn, chừng nào những tiêu chí đánh giá giờ dạy văn chưa có gì thay đổi, thì chừng đó, một áp lực vô hình vẫn cứ tồn tại, và giáo viên vẫn cứ loay hoay trong sự đổi mới nửa vời để khỏi chuốc sự rắc rối vào thân.

3.4. Cuối cùng, phải thay đổi căn bản cách ra đề thi, cách kiểm tra, đánh giá đối với môn Văn. Như trên đã nói, học để thi là tình trạng phổ biến hiện nay. Đề ra kiểu gì, học sinh sẽ tìm cách học kiểu ấy. Khuyến khích học sinh phát biểu cảm nhận riêng của mình đối với văn bản thì phải tính đến sự đa dạng, phong phú của các ý kiến. Khó có thể khuôn sự phong phú của thực tế vào một hệ thống ý cứng nhắc, khép kín và một kiểu thang điểm yêu cầu chi li đến một phần tư điểm như hiện nay.

4. Những ý kiến đã trình bày trên đây hoàn toàn là kết quả suy nghĩ của một người trong cuộc. Trong quá trình công tác của bản thân, tôi đã chứng kiến không biết bao nhiêu lần phát động phong trào đổi mới phương pháp dạy học văn ở các cấp khác nhau, với những qui mô khác nhau. Giáo viên của chúng ta cũng không ít người có tài năng và tâm huyết. Thế nhưng, thực trạng dạy học văn thì vẫn chưa có gì khả quan. Có nhiều nguyên nhân, trong đó không loại trừ sự bất ổn của phương pháp dạy học. Tôi hiểu, đổi mới phương pháp dạy học văn là cả một vấn đề nan giải, cần một tư tưởng có tính đột phá, cần có thời gian để triển khai, và nhất là vai trò của những người thực thi. Bài viết nhỏ này chỉ góp thêm một tiếng nói, hi vọng không phải là tiếng nói lạc lõng trước thực tế.



Tác giả: Đặng Lưu
 
B

bamboboy123vn

Phương pháp học tập
Với sứ mệnh “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực”, học viện SaoBacDau không ngừng nghiên cứu để tìm ra những phương pháp đào tạo phù hợp nhất nhằm mang lại cho các bạn học viên những kiến thức thực tiễn và bổ ích nhất.

1. NHƯỢC ĐIỂM CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO TRUYỀN THỐNG
Một trong những vấn đề lớn làm đau đầu các chuyên gia hoạt động trong lĩnh vực đào tạo là tìm ra một phương pháp để truyền tải kiến thức một cách hiệu quả tới học viên.

Với đặc điểm của các nước phương Đông mang nặng tính lễ nghĩa Nho giáo ăn sâu vào trong tiềm thức và đời sống xã hội thì quá trình dạy và học ở Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó.

Học sinh, sinh viên lên giảng đường đa số vẫn tiếp nhận kiến thức một cách thụ động, thiếu chủ động suy nghĩ và sáng tạo ra cái mới. Thời gian tiếp nhận kiến thức chủ yếu ở trên giảng đường, không nhiều bạn có thể tự tư duy mày mò tìm hiểu hoặc thậm chí đi ngược lại những điều vẫn được cho là hiển nhiên đúng.

Bên cạnh đó, với nội dung đào tạo mang nặng tính lý thuyết hàn lâm, thiếu tính ứng dụng thực tiến nên đa phần học sinh sinh viên sau khi hoàn thành các khóa học vẫn chưa thể có đủ khả năng tham gia vào thị trường lao động đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt, đặc biệt sau khi Việt Nam mở rộng cửa hòa nhập chung cùng thế giới.

2. MỤC TIÊU XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO CỦA HỌC VIÊN SAOBACDAU
Học viên SaoBacDau không ngừng nghiên cứu để tìm ra những phương pháp đào tạo tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất cho các bạn học viên.

Các phương pháp đào tạo đang được sử dụng tại Học viện SaoBacDau sẽ giúp học viên :

a. Rèn luyện và nâng cao tinh thần tự học, chủ động suy nghĩ sáng tạo tìm tòi cái mới trong quá trình khai phá tri thức của nhân loại.
b. Tiếp thu một cách đầy đủ và hiệu quả nhất khối lượng kiến thức được truyền tải trong các khóa học.
c. Có được vị thế cạnh tranh cao trên thị trường tuyển dụng của các công ty và tập đoàn lớn trong và ngoài nước.

3. PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO
Để đạt được những mục tiêu trên, hiện nay các khóa học tại Học viện SaoBacDau đang được áp dụng linh hoạt các mô hình đào tạo sau :

a. NATO vs AFTA





NATO : Trong phương pháp đào tạo truyền thống, việc dạy và học chủ chủ yếu được thực hiện qua hình thức “Talk” ( teacher ) và “Listen” ( student ). Phương pháp này vừa không kích thích tính sáng tạo vừa làm giảm hiệu quả tiếp thu khi học viên ở trạng thái bị động “Listen”.


AFTA : Với mô hình này, vai trò của người giảng viên không còn quá rõ ràng như các phương pháp truyền thống khác. Lúc này người giảng viên không còn giữ vai trò Teacher nữa mà chỉ đang đóng vai trò Instructor với trách nhiệm chính là đặt vấn đề, dẫn dắt, gợi mở để học viên tự tìm cách giải quyết vấn đề. Phương pháp học này yêu cầu học viên tích cực tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề một cách chủ động, qua đó nâng cao tính sáng tạo của học viên cũng như hiệu quả tiếp thu kiến thức của bài học.

b. Blended Learning








Nhằm nâng cao hơn nữa khả năng tự tìm tòi nghiên cứu sáng tạo của học viên, Học viện SaoBacDau đã và đang triển khai phương pháp Blended Learning cho các khóa học chứng chỉ quốc tế tại Học viện.
Phương pháp Blended Learning bao gồm 3 thành phần chính :

Printed Material : Sách giáo trình, slide bài giảng do đội ngũ giảng viên của Học viện SaoBacDau biên soạn theo đúng tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp với môi trường cũng như phong tục tập quán của Việt Nam. Bên cạnh đó là các tài liệu chuẩn của từng hệ thống chứng chỉ Cisco, Microsoft, CompTia, Sun Microsystem……

Online Material : Các bài giảng, tài liệu trực tuyến do đội ngũ giảng viên của Học viện SaoBacDau tự xây dựng bằng các công nghệ Elearning tiên tiến như LMS Moodle, Articulate Presenter, Adobe Captivate… Với hệ thống bài giảng trực tuyến này, học viên có thể dễ dàng bổ sung hoặc review lại những kiến thức đã được học trên lớp. Điểm đặc biệt của hệ thống Online Material là học viên có thể sử dụng tài nguyên mọi lúc mọi nơi phục vụ cho công việc học tập và nghiên cứu của mình. Các bạn có thể tham khảo hệ thống Online Material của Học viện SaoBacDau tại địa chỉ http://ocw.netpro.com.vn . Các tài nguyên Online Material kết hợp cùng Printed Material sẽ giúp học viên tiếp thu một cách hiệu quả toàn bộ khối lượng kiến thức của các khóa học.

Instructor : Như đã trình bày ở phần trên, các giảng viên tại Học viện SaoBacDau chỉ đóng vai trò người đặt vấn đề, dẫn dắt, gợi mở để học viên có thể tự tiếp thu kiến thức cũng như tìm cách giải quyết vấn đề. Để làm được điều này, đội ngũ giảng viên tại Học viện SaoBacDau đã phải trải qua các kỳ sát hạch căng thẳng của các tổ chức tiêu chuẩn giáo dục quốc tế cũng như phải vượt qua hệ thống yêu cầu cho giảng viên của Học viện SaoBacDau.

Assessment : Bên cạnh 3 yếu tố chính trên, hệ thống bài kiểm tra cũng góp phần quan trọng trong việc mạng lại hiệu quả của phương pháp học. Để tránh tình trạng thường gặp ở các trường đại học Việt Nam khi sinh viên thường chỉ tập trung cao độ ngay trước kỳ thi học kỳ hoặc thậm chí gian lận để đạt được điểm số cao, hệ thống assessments tại Học viện SaoBacDau yêu cầu học viên phải thực hiện bài kiểm tra trong từng buổi học. Điều này đảm bảo các bạn học viên phải không ngừng học tập và bổ sung kiến thức cho bản thân.

c. Quy trình 8 bước và các sản phẩm cộng đồng.
Trong quá trình nghiên cứu, Học viện SaoBacDau đã tự rút ra quy trình 8 bước trong việc tiếp nhận kiến thức của con người













và sử dụng quy trình 8 bước cho phù hợp với môi trường Việt Nam :





Với mô hình tiếp nhận tri thức này, việc chia sẻ kiến thức trở nên hết sức quan trọng. Người học tiếp nhận kiến thức chủ yếu từ cộng đồng qua nhiều hình thức.


Với kho tri thức (Knowledge Base) đủ lớn, học viên có thể tiếp nhận kiến thức vượt ngoài chương trình học tại Học viện SaoBacDau.

Những kiến thức này thường gắn liền với kinh nghiệm và môi trường làm việc thực tiễn _ một điều hết sức cần thiết cho các bạn học viên.

Học viện SaoBacDau đã xây dựng và phát triển một số sản phẩm cộng đồng làm trọng tâm để học viên có thể chia sẻ và tiếp nhận kiến thức một cách hiệu quả nhất :

Học liệu mở SaoBacDau : http://ocw.saobacdau-acad.vn
Diễn đàn SaoBacDau : http://forum.saobacdau-acad.vn


Trong tương lai, cùng với sự phát triển của công nghệ 2.0, Học viên SaoBacDau sẽ tiếp tục nghiên cứu và đưa vào triển khai các sản phẩm cộng đồng tiên tiến nhất như : SaoBacDau wiki, SaoBacDau social network,…

4. ỨNG DỤNG VÀ TRIỂN KHAI THỰC TẾ
Với đội ngũ đối tác rộng rãi trên thị trường trong và ngoài nước, Học viện SaoBacDau đã thực hiện lồng ghép vào chương trình đào tạo các buổi tham quan thực tế trong các doanh nghiệp cũng như những buổi thảo luận về các vấn đề nóng hổi trên thị trường với các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực khác nhau.
Với việc áp dụng những phương pháp đào tạo một cách linh hoạt trong các khóa học, Học viện SaoBacDau cam kết sẽ mang lại cho các bạn học viên những kiến thức bổ ích một cách hiệu quả giúp các bạn có thể tìm được vị thế cạnh tranh cao trên con đường sự nghiệp của mình.





Chúc các bạn may mắn và thành công !!!
 
B

bamboboy123vn

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
B

bamboboy123vn

-------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
 
T

traimuopdang_268

Sợ luôn. :D


chắc cái này thu thập từ lâu rồi. M khâm phục bạn luôn

Nhưng nhiều thế này, Ngại đọc quá

B có thể làm 1 cái mục lục k :D


Dễ tra dễ tìm , dễ kiếm :D


chỗ này là kho kinh nghiệm rồi cũng nên :D
 
B

bamboboy123vn

ESLpod+Learning Guide - Một phương pháp tiếp thu tiếng Anh hiệu quả.


ESLpod.com được biết đến là một địa chỉ học tiếng anh hiệu quả trên toàn thế giới với một lượng các audio đồ sộ cung cấp cho người học không chỉ tiếng anh mà còn về cuộc sổng của người Mỹ với chủ đề phong phú như: cuộc sống hàng ngày, giải trí, mua sắm, kinh doanh, ẩm thực,...
Bên cạnh đó, ESLPod còn hỗ trợ các bạn chuẩn bị cho kì thi TOEFL tại địa chỉ . Và những ai ham mê học tiếng anh qua các câu chuyện trinh thám có thể vào . Ngoài ra ESLPod cũng tiến hành các bài học có trả phí tại Store của website như: A day in the life of Jeff (A man), A day in the life of Lucy (A woman), Introduction to the United States, Interview questions and answers, Business Meetings,...

Sự khác biệt của ESL Podcast là gì ?
1. Tất cả các podcast là miễn phí với tất cả mọi người.
2. ESLpod sử dụng một phương pháp hoàn toàn khác với các khóa học hay là website khác: Chúng ta đều biết rằng cách nhanh nhất để cải thiện ngoại ngữ của mình là nghe những đoạn hội thoại mà mình có thể hiểu được. Trong khi đó nhiều người cố gắng học tiếng Anh bằng cách nghe những thứ quá khó và nhàm chán. Họ nghe những đoạn đối thoại hàng ngày của những người bản ngữ mà tốc độ nói quá nhanh, rất nhiều từ mới và tiếng lóng. Họ chỉ hiểu được khoảng 40-50%, điều này có nghĩa là họ đã lãng phí một nửa số thời gian.

ESLpod cung cấp tiếng Anh với tốc độ chậm hơn (3/4 tốc độ thực), giải thích tất cả các cụm từ và cách sử dụng chúng. Thật đơn giản nhưng lại rất hiệu quả. Mỗi podcast bao gồm 3 phần:
phần 1: giới thiệu.
phần 2: nội dung bài hội thoại ở tốc độ chậm.
phần 3: giải thích các cụm từ, từ mới, và cách sử dụng.
phần 4: nội dung bài hội thoại nhưng lần này với tốc độ giống như đời thường.
ESLpod cũng là một nguồn tài liệu được website successfulenglish.com khuyến khích người học cải thiện trình độ tiếng Anh.

Từ podcast 164, ESLpod có đổi mới khi cho ra đời Learning guides để hỗ trợ tốt hơn cho việc học tiếng Anh. Đó là file pdf gắn liền với mỗi podcast bao gồm:
* An 8-10 page guide for every new podcast episode
* Complete transcripts (ESL Podcast and English Cafe)
* Definitions
* Sample sentences
* Comprehension questions
* Additional explanations
* Cultural notes
* Podcast newsletter
* Information on new products and services

Hiện tại mình có một số learning guides. Bạn nào muốn học có thể post yêu cầu lên và mình sẽ gửi link download cho. Mỗi lần chỉ 1 learning guide.
( download về nhiều cũng ko để làm ko học hết. Mỗi cái này học khoảng 2-3 ngày cho nhừ rồi mới học cái khác và nhớ là từ eslpod 164 mới bắt đầu có learning guide) Thay đổi nội dung bởi zobeo; 09-05-2010 lúc 04:36.
 
B

bamboboy123vn

Phương pháp tiếp thu bài tốt nhất
Đây là phương pháp học hay nhất . Anh mình học trường sĩ quan lục quân đã áp dụng nhiều năm nay chia sẻ cho mình mong anh em vedich sẽ áp dụng để được kết quả tốt hơn trong học tập .


1/ Đọc bài lý thuyết thật kỹ

Trước khi đi học (dù học trên trường hay học thêm) nên đọc kỹ bài lý thuyết hôm nay thầy hay cô giảng là bài gì, ghi nhớ những điểm chính của bài ra. Khi đến lớp thầy cô giảng mình sẽ nhớ ngay, thậm chí còn thuộc bài tại lớp nữa. Nhất là các môn tự nhiên, khi đã ghi nhớ công thức việc áp dụng càng trở nên dễ dàng.

2/ Nên có quyển sổ đa dụng

Đâu là quyển vở đa dụng (không phải quyển vở nháp thông thường), ghi tất cả những gì mình không biết, từ kiến thức lớp cũ cho đến những bài toán, câu hỏi hay… Khi nào gặp những câu khó, đây là cuốn cẩm nang qúi giá để giúp cho ta giải bài nhanh. Nên giữ gìn cẩn thận, để thỉnh thoảng giở ra kiểm tra lại kiến thức đó mình đã nắm chắc hay chưa.

3/ Giải ngay bài tập khi về nhà

Nhất là đi học thêm, khi về nhà giải ngay tất cả các bài mà thầy vừa giải. Giải một mạch, không được nhìn lại bài giải của thầy trong quá trình giải lại. Chú ý phần lý luận tại sao như vậy, vì khi giảng giáo viên ít trình bày phần lý luận. Sau khi giải xong, đối chiếu với bài giảng của thầy, mình đã rút ngắn được bước nào, công thức nào mình còn chưa thuộc và chưa hiểu. Có như vậy, các chiến sĩ sẽ nắm chắc bài hơn và tự tin hơn trong giải những bài khó.

4/ Gặp bài khó không giải được thì phải làm gì?

Cách 1: Đi nhà sách, tìm bài giải, và sẽ phát hiện có nhiều cách giải hay.
Cách 2: Đem bài đó vào trong giấc ngủ … trước khi đi ngủ nằm trên giường suy nghĩ tìm những công thức hợp lý, những lý luận logic để suy ngẫm cách giải .

5/ Mạnh dạn hỏi bài giáo viên

Khi đi học, mạnh dạn hỏi giáo viên những bài mình chưa hiểu, một lần, hai lần thậm chí n lần. Cần phải tìm hiểu tận cùng của bài toán hay vấn đề đó. Không được cho qua, hay mặc kệ… nếu vậy rất dễ mất căn bản.
6/ Mất căn bản, làm sao lấy lại căn bản

Chịu khó bỏ thời gian mỗi này 2 tiếng học lại chương trình lớp dưới. Tuy nhiên tốt nhất là có người hướng dẫn. Cần làm những bài đơn giản đến phức tạp. Đừng đốt cháy giai đoạn mà không hiệu quả. Chú ý đến những điều mình hạn chế để điều chỉnh tốt nhất.

7/ Trong khi học ở nhà ham đi chơi thì làm thế nào?

Nên khóa chân mình vào bàn, vứt chìa khóa ra xa. Học cho đến khi xong mới gọi mẹ đến mở giúp. Đến khi rèn luyện được tính kiên định, bíêt từ chối thì không cần làm nữa.

8/ Làm sao phát triển trí thông minh

Đọc sách và tưởng tượng. Khi đọc sách kiến thức tăng lên rất nhiều. Kết bạn với những người giỏi cũng là cách để mình thông minh hơn . Chú ý thêm về hình ảnh và âm thanh có tác động mạnh lên trí não. Đôi khi số hóa những vấn đề phức tạp để trở nên đơn giản và dễ nhớ hơn.

Nguồn : Trường sĩ quan lục quân
 
B

bamboboy123vn

Cách học toán và các lỗi cơ bản khi giải toán


A. Cách học toán

Ta phải học toán trước khi giải các bài toán. Sau đây là vài hình tượng so sánh các cách học toán.
+ Khi chúng ta ghi chép thật cẩn thận và học thuộc thật kỹ các định lý hoặc các lời giải của các bài tập, chúng ta đã làm việc tương tự với: bảo quản thật kỹ và đếm đi đếm lại tất cả những gì có trong một bọc, trong đó có tiền lẫn với giấy vụn, của một ông tỉ phú cho chúng ta. Thường thì trong bọc có nhiều giấy vụn hơn tiền.
+ Khi chúng ta ghi chép thật cẩn thận các ý toán và kỹ thuật toán cùng các bước chính của các chứng minh các định lý hoặc các lời giải của các bài tập, chúng ta đã làm việc tương tự với: lựa riêng tiền trong bọc nói trên, bảo quản thật kỹ và đếm đi đếm lại số tiền đó.
+ Khi chúng ta xem xét cách sử dụng các kết quả của các định lý và các bài tập cùng các ý toán và kỹ thuật toán trong phần chứng minh chúng, chúng ta đã làm công việc tương tự với: tìm cách sử dụng hiệu quả số tiền đó.
+ Khi chúng ta xem xét cách tiếp cận và cách tìm ra các chứng minh các định lý hoặc các lời giải của các bài tập, chúng ta đã làm việc tương tự với: học cách làm ra số tiền đó của ông tỉ phú.
Cách học đầu tiên rất tệ hại, ngay cả những thiên tài bị buộc học theo kiểu này cũng trở nên ngu xuẩn. Tuy nhiên còn nhiều kỳ thi trên đại học chủ yếu khảo hạch trí nhớ của sinh viên hơn là trình độ suy luận của họ: việc này vô tình đẩy một số sinh viên vào cách học thứ nhất cùng với các tệ nạn quay cóp trong các phòng thi. Chúng tôi chưa hề thấy có một công việc của sinh viên tốt nghiệp nào mà người ta phải làm toán mà tuyệt đối không được tham khảo các tài liệu. Chúng tôi mong ước ngày nào đó sinh viên chúng ta được tham khảo mọi tài liệu trong phòng thi. Chúng tôi đã áp dụng cách thi này trên hai mươi năm nay (cho cả các sinh viên năm thứ nhất) và thấy thực sự đã thúc đẩy sinh viên học một cách có rèn luyện suy luận hơn. Thực ra, phải suy nghĩ nhiều hơn khi ra đề cho cách thi này, nhưng không phải là công việc quá khó.
Các sinh viên học theo ba cách sau cùng tùy theo các mơ ước của mình. Phần hướng các dẫn bài tập trong sách này hỗ trợ các bạn học có suy luận hơn. Có điều thú vị là: khi các bạn học theo cách thứ hai, có những điều là “tiền” hôm nào thì hôm nay trở thành “giấy vụn” vì chúng trở nên quá quen thuộc với các bạn. Do đó học đúng cách chúng ta sẽ thấy chương trình học ngày càng nhẹ đi nhiều.
Nguồn: Diendan.Eva.Vn​
.
 
B

bamboboy123vn

(tt)
B. Các lỗi cơ bản khi giải toán

Sau đây là các lỗi mà chúng ta cần tránh khi giải toán.
+ Mơ ước thấy ngay lời giải khi bắt đầu giải một bài toán.
Nhiều học sinh và sinh viên mất tinh thần khi không thấy phương hướng rõ rệt nào để giải một bài toán. Bản chất của việc việc giải toán là từng bước một tiến gần hơn đến lời giải. Đừng mơ ước vô lý về có một giải pháp toàn cục ngay khi bắt đầu giải một bài toán. Có những sinh viên, khi được gọi lên bảng giải toán, cho chúng tôi biết họ chưa giải xong bài toán đó ở nhà. Chúng tôi yêu cầu họ viết ra những gì họ giải được về bài toán đó, sau đó chúng tôi yêu cầu họ đọc lại đề toán và những gì họ đã viết, rồi khuyến khích họ viết thêm một chút nữa. Cứ như vậy, và cả lớp bỗng thấy bài toán đã giải xong sau khi họ viết ra dòng sau cùng, giống như xem một màn ảo thuật.
Thật ra đa số các bài toán trong chương trình học đều có thể giải như vậy mà không cần có một khái niệm toàn cục về lời giải khi bắt đầu giải chúng. Đây là tác phong làm toán cần được rèn luyện để chuẩn bị cho việc đương đầu với các bài toán phức tạp trong nghiên cứu khoa học về sau này.
Vấn đề làm sao viết thêm một chút từ những gì có sẵn sẽ được trình bày trong các mục sau.
+ Lướt qua các bài toán cơ bản và dành nhiều thì giờ cho các bái toán đố.
Nhiều sinh viên coi thường các bài toán cơ bản đơn giản mà không dành thì giờ ôn tập chúng, chỉ cố giải và học thuộc các bài toán khó. Thực ra đa số các bài toán phức tạp là các bài phối hợp nhiều bài toán cơ bản. Cho nên sẽ chúng ta thấy rõ bản chất của các bài toán loại này và dễ dàng giải chúng nếu chúng ta đã thành thạo các bài toán cơ bản và nhìn ra chúng ngay trong đống hỗn độn của các bài toán phối hợp. Mặc khác thực là buồn cười khi muốn giải các bài toán tổng hợp mà chưa nắm vững các bài toán đơn giản.
Có các bài toán chỉ giải được nếu chúng ta biết vài ý toán rất đặc biệt và thường rất ít gặp trong toán học (ngay cả trong nghiên cứu toán học). Chúng tôi gọi chúng là các bài toán đố. Nếu chúng tôi bất thình lình phải giải các bài toán loại này với thời hạn vài giờ thì chúng tôi cũng có thể bị bí! Các bài toán này không giúp nhiều cho chúng ta trong việc phát triển kỹ năng làm toán. Làm một bài toán cơ bản chúng ta có thể học được cách giải cho rất nhiều bài toán khác, còn làm một bài toán đố thì hầu như chúng ta không áp dụng chúng cho bất kỳ bài toán nào khác! Làm các bài toán đố lại rất mất thì giờ. Chúng tôi sưu tập và hướng dẫn một số bài toán đố trong phần bài tập bổ sung cuối các chương sách này để giúp sinh viên giải nhanh chúng và tập trung việc học vào các bài toán cơ bản. Trong các bài thi thông thường tỉ lệ các bài toán đố ít hơn 15%, vì thế bạn nào dành nhiều hơn 15% thời gian học tập cho chúng là vô lý!
+ Sử dụng bộ óc như một tờ giấy nháp rẻ tiền.
Nhiều sinh viên học toán đến đau đầu. Chúng ta sẽ thấy không phải toán làm họ đau đầu mà chính cách làm toán của họ hại họ. Các bạn thử làm nhẩm trong đầu các bài toán sau: 54+69 và 135+47. Nay các bạn thử giải các bài toán đó trên giấy nháp xem.
Các bạn sẽ thấy đầu các bạn sẽ ê ẩm sau vài lần tính nhẩm và nếu dùng giấy nháp để tính toán thì không có gì khó khăn cả. Chính thói quen dùng bộ óc như một tờ giấy nháp rẻ tiền mà nhiều học sinh cảm thấy cực kỳ mỏi mệt sau khi làm bài thi tới 120 phút trong một buổi thi dài 180 phút.

Việc dùng bộ óc như một tờ giấy nháp rẻ tiền còn xuất hiện trong các thí dụ dưới đây:
Tính đạo hàm của hàm số mà không viết và suy ra với và . Thật ra rất nhiều sinh viên đã tính nhẩm các bước tính toán trên trong đầu và chỉ viết ra kết quả. Chúng ta nên viết các công thức ra giấy trước khi dùng nó. Nếu tính toán dựa vào các công thức trong đầu, chúng ta bắt bộ óc hoạt động theo cơ chế “song song”, cùng một lúc phải làm nhiều thứ khác nhau, việc này dẫn đến đau đầu và sai sót.
+ Không ghi đầy đủ các chi tiết chứng minh mặc dù các chi tiết này đều đã hiện rõ trong đầu.
Việc này xảy ra khi sinh viên cố gắng làm bài ngắn gọn hơn, tuy nhiên việc này rất tai hại. Thật ra cách viết này còn có tác hại lớn hơn nữa: nhiều khi các dòng chữ đó, hiện ra trong đầu mà không được ghi ra, lại rất quan trọng trong việc giúp ta tìm ra cách làm tiếp bài toán và hậu quả là chúng ta bị bí một cách oan uổng.
Cách làm toán tốt nhất là: trong đầu nghĩ sao thì ta viết ra như vậy, không lựa chọn hay tìm cách viết ngắn lại. Chúng ta chỉ trình bày lại cho gọn (nếu thật sự cần thiết) bài giải dựa trên một bài giải chi tiết đã được ghi ra giấy.
+ Không để ý đến các yếu tố đơn lẻ trong các sự việc cho sẵn và các sự việc phải chứng minh.
Nếu chúng ta gom các sự việc cho sẵn thành “khối giả thiết” và các sự việc phải chứng minh thành “khối kết luận” và cố tìm các cách cách chứng minh “khối kết luận” từ “khối giả thiết” thì chúng ta khó thấy được cách tìm ra một lời giải. Chúng ta phải để ý từng chi tiết nhỏ của các khối đó và liên hệ giữ các khi tiết nhỏ đó. Trong thí dụ 1 của mục sau, các bạn sẽ thấy với hai chữ B xuất hiện trong sự việc cho sẵn và sự việc phải chứng minh, chúng ta có thể làm một bước trong quá trình giải bài toán. Cho nên khi tìm kiếm lời giải của một bài toán chúng ta chú ý đến từng chi tiếtcó liên quan đến nhau (dù là những chi tiết nhỏ nhặt). Vì thế chúng tôi dùng các cụm từ ”các sự việc cho sẵn” và “các sự việc phải chứng minh “thay thế cho các cụm từ “giả thíết” và “kết luận” trong phần hướng dẫn giải toán trong sách này.

(Trích: Phụ lục B: Vài phương pháp giải toán - Dương Minh Đức, Phương pháp mới học toán Đại học - Tập I: Tích phân và vi phân. NXB Giáo dục 1999)
Nguồn: Diendan.Eva.Vn​
.
 
Top Bottom