Các phương pháp hoc tập

B

bamboboy123vn

Kỹ năng đọc hiểu và đọc lướt tiếng Anh.

>> Khóa học Tiếng Anh


(Hiếu học). Hẳn bạn đã nghe về những người có khả năng đọc được 2.500 từ chỉ trong một phút. Có thể họ có được khả năng đó. Tuy nhiên sẽ thật sai lầm khi đánh đồng khả năng đọc nhanh với kỹ năng đọc lướt thực sự hữu dụng để hiểu thông tin.
Nói chung, đọc là một quá trình tổng hợp không chỉ đòi hỏi nắm được từ ngữ mà còn cả dấu câu, cú pháp, ngữ pháp, tục ngữ và cảm thụ được cảm xúc của người viết... Khi đọc, điều quan trọng không phải là tốc độ mà là khả năng nắm được nội dung. Khó có thể định lượng khả năng này, và có lẽ càng khó mang nó ra thi thố. Nhưng kỹ năng hiểu thực sự cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Thời đại thông tin hiện nay đòi hỏi không những khả năng tích lũy thông mà còn cần cả khả năng xử lý thông tin.

Kỹ năng đọc lướt thực sự hữu dụng để hiểu thông tin.
Hãy tham khảo một số phương pháp đọc hiểu sau:
Trước tiên, bạn cần phải biết rằng không phải câu từ đều có chức năng giống nhau. Một số từ dùng chỉ vật như danh từ, những từ khác lại dùng để chỉ đặc tính của vật như tính từ, trong khi động từ lại dùng để diễn đạt hành động, còn trạng từ dùng để bổ nghĩa cho hành động. Nắm được phương thức tổ chức của các nhóm từ cơ bản trên trong văn cảnh của một câu cho sẵn sẽ rất tiện lợi.
Ví như, thông thường các danh từ đứng ở đầu câu. Chúng giữ vai trò rất quan trọng trong việc chỉ ra câu đó nói về ai, về cái gì. Tính từ đứng ngay trước danh và truyền tải thông tin ít hơn danh từ vì chức năng cơ bản của tính từ là làm rõ nghĩa cho danh từ. Có nhiều danh từ như “House”, “boy” hay “eternity”..., tự bản thân những từ đã hàm nghĩa. Thật ra, ngoài từ “long” thì còn có từ nào đó vẫn có thể bổ nghĩa cho từ “eternity”? Động từ thì đứng sau danh từ. Chúng giúp người đọc biết được hoạt động của chủ ngữ. Điều này rất quan trọng vì các hành động thường truyền tải rất nhiều thông tin về trạng thái và tình huống. Ví dụ trong câu “the man shuddered...” thì ta không những thấy được trạng thái rùng mình mà còn cảm nhận được cảm xúc của ông ta và những tình huống lý giải cho trạng thái đó.
Trạng từ thường đứng sau động từ để mô tả cụ thể hành động. Ví dụ, như câu “ He smiled happily” và câu “He smiled sarcastically” có nghĩa rất khác nhau. Cũng như tính từ, trạng từ được phân biệt nhờ tầm quan trọng của chúng đối với việc hiểu, vì trạng từ còn phụ thuộc vào động từ trong câu. Nói chung các động từ như “crying”, “ shouted”... thì tự chúng cũng có sắc thái nghĩa, còn những động từ khác như “gave”, “said”, dreams” có sắc thái nghĩa mờ hơn.
Khi biết được các nhóm từ cơ bản và hình thức tổ chức của chúng, người đọc sẽ dễ dàng hiểu toàn bộ ý nghĩa của câu. Đặ biệt là đối với trẻ em, sẽ rất tốt nếu chúng biết được trạng từ là gì, vị trí và vai trò của trạng từ trong câu.
Việc đọc lướt cũng rất hữu ích. Đây là kỹ năng rất cần thiết cho các doanh nhân và sinh viên. Nó giúp người đọc phân biệt được phần nào quan trong hơn còn phần nào kém quan trọng hơn trong một mẩu tin. Phần quan trọng hơn thường là danh từ (đặc biệt là những cái tên trong một mẩu tin về sự kiện có thật) và các động từ. Những điểm khác cần lưu ý khi đọc lướt là các con số ( như số liệu thống kê, ngày tháng) và thời của động từ (liệu hành động được diễn ra ở thời quá khứ, hiện tại hay tương lai) . Những phần quan trọng hơn có thể là các từ như “a”, “the”, “or”, “and”, “if”, “as” ... các từ được lặp lại, hay một số tính từ và trạng từ.
Dưới đây là một câu chuyện hư cấu và một mẩu tin có thật.
Chúng ta đánh dấu những phần quan trọng giúp hiểu nội dung văn bản:
“Suddenly, he ad a loud bang in the distance. Mark’s head began to spin wildly. The explosion had been close, too close. Panicking, he clutched desperately at his camera turned to flee. Them, a voice, faint but growing stronger, crept towards him. He looked round, it was a young girl. “Mark, are you okay? Mark didn’t know whether to laugh or cry. He was alive. That was all he knew”
Trong 71 từ có trong văn bản trên, chỉ cần phải hiểu 38 từ. Vì vậy, không cần phải dùng một kỹ thuật đặc biệt nào cũng có thể đọc nhanh gấp đôi nhờ kỹ năng đọc lướt.
Sau đây là một ví dụ khác:
“In November 1918, the great war finished. Some 20 million men, women, children are estimated to have perished during the year of conflict and the flu epidemic which ensued. The German leader, kaiser Wilhelm was replaced with an embryonic new republic, called Weimar. It would have to tackle, in 1923, spiralling hyper-inflation, and later the vise and rise of Adolf Hiler and his Naris. The first war was only the five number of a conflagration still get to S”
Với những mẩu tin có ngày tháng và tên gọi như mẩu tin trên thì kỹ năng đọc lướt thực sự hữu dụng để hiểu thông tin.
Theo: (globaledu.com.)
 
B

bamboboy123vn

Cách đọc sách tiếng Anh

* Để đọc sách tiếng Anh hiệu quả trước hết cần xác định đọc nhiều, thực hành nhiều sẽ tiến bộ nhanh.


* Không cần tra từ khi đang đọc. Khi đọc sẽ gặp rất nhiều từ mới, dựa vào ngữ cảnh, người học có thể phần nào đoán được nghĩa của từ mà không cần dừng lại để tra, chỉ nên gạch chân dưới từ mới để sau này xem lại.


* Không đọc lại. Người đọc thường có thói quen xem lại một đoạn đã đọc trước đó, điều này sẽ làm tăng thời gian để đọc hết cuốn sách.


* Sau khi đọc khoảng 30 phút nên nghỉ khoảng 5 phút để não làm việc và tiếp thu nhanh hơn.


* Cần ôn lại những gì đã đọc, nếu được ôn lại một cách khoa học thì những điều cần nhớ sẽ tồn tại rất lâu.


* Cần tạo một môi trường học tập thật thoải mái, gọn gàng, ngồi ngay ngắn trên ghế, thẳng lưng tránh uể oải hay buồn ngủ khi đọc sách.


* Điều quan trọng nhất khi học tiếng Anh là thái độ học tập. Một thái độ tự tin và lạc quan, nghĩ rằng mình có thể làm mọi thứ dễ dàng sẽ có một tác động tích cực đến người đọc./(TNTT&GT)
 
B

bamboboy123vn

Các Website học tiếng Anh trực tuyến.

>> Khóa học Tiếng Anh



(Hiếu học). Bộ sưu tập này được chọn lọc từ nhiều nguồn học tiếng Anh trực tuyến trên mạng, từ trình độ căn bản đến nâng cao: các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp và có các Website học tiếng Anh chuẩn bị cho các kỳ thi chứng chỉ quốc tế như IELTS, TOEFL...




1 . Học tiếng Anh căn bản và nâng cao.

http://www.rong-chang.com
Nội dung: Dành cho những người học tiếng Anh như là ngoại ngữ thứ 2, kết nối người học đến những địa chỉ miễn phí trên mạng. Với sự phong phú về tài liệu, người học có nhiều cơ hội lựa chọn tài liệu phù hợp.


http://esl.fis.edu/
http://www.vus-etsc.edu.vn/?page=eng_cor&lang=vn
Nội dung: Cung cấp 3 giáo trình riêng biệt cho 3 đối tượng khác nhau: giáo viên dạy ngoại ngữ, cha mẹ học sinh và bản thân người học.


http://www.soon.org.uk/page17.htm
Nội dung: Tạp chí học tiếng Anh trực tuyến cung cấp cho người học các ý tưởng cũng như các kết nối đến các trang web khác.


http://www.englishlearner.com/tests/test.html
Nội dung: Người học tiếng Anh sẽ tìm thấy tại đây các bài kiểm tra tương tác và các loại bài tập về ngữ pháp, từ vựng, đọc hiểu, trò chơi ô chữ...Địa chỉ này cũng cung cấp các bài học tiếng Anh miễn phí bằng e-mail ở 3 cấp độ.


http://www.easyenglish.com/
Nội dung: Các bài kiểm tra tiếng Anh trực tuyến.


http://www.expertrating.com/English-test.asp
Nội dung: Cung cấp các bài kiểm tra về cấu trúc câu trong tiếng Anh.


http://www.ebcidiomas.com/free/online_language_tests/english_test_free.htm
Nội dung: Giúp người học kiểm tra cấp độ tiếng Anh. Bài test gồm 100 câu hỏi được chia thành 6 mục: ngữ pháp, cấu trúc câu, tiếng Anh thương mại, đọc hiểu, ngữ pháp nâng cao, thành ngữ.


http://www.better-english.com/exerciselist.html
Nội dung: Các bài tập tiếng Anh thương mại.


http://www.wordskills.com/level/
Nội dung: Kiểm tra cấp độ tiếng Anh.


http://www.english-online.org.uk/course.htm
Nội dung: Cung cấp các khoá học tiếng Anh miễn phí ở mọi cấp độ.


http://www.angelfire.com/on/topfen/tests.html
Nội dung: Kiểm tra cấp độ tiếng Anh của người học và cung cấp bài kiểm tra mỗi tuần qua email.


http://www.world-english.org/
Nội dung: Các hoạt động học tiếng Anh, bài tập và bài kiểm tra.


http://www.english-online.org.uk/exam.htm
Nội dung: Các bài kiểm tra tiếng Anh.


http://www.english-at-home.com/
Nội dung: Học ngữ pháp tiếng Anh, từ vựng, động từ và nói thông qua các trò chơi.


http://www.roseofyork.co.uk/learning.html
Nội dung: Học ngữ pháp tiếng Anh trực tuyến.


http://www.btinternet.com/~ted.power/literacy.html
Nội dung: Các bài tập thực hành cho các cấp độ từ người mới bắt đầu học cho đến trình độ nâng cao.


http://www.saab.org/
Nội dung: Cung cấp các bài kiểm tra trực tuyến.


http://www.bbc.co.uk/worldservice/index.shtml
Nội dung: Học tiếng Anh và các ngôn ngữ khác qua tin tức, tạp chí và các chương trình phát thanh qua RealAudio.


http://www.cbc.ca/programguide/
Nội dung: Chương trình dạy tiếng Anh của Đài phát thanh Canada. Người học có thể nghe trực tuyến.


http://www.manythings.org/
Nội dung: Một trang web thú vị cho những sinh viên học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai với nhiều trò chơi chữ, câu đố, bài tập, tiếng lóng và tục ngữ.


2. Luyện thi TOEFL.
http://www.4tests.com/exams/examdetail.asp?eid=57
Nội dung: Các bài kiểm tra thực hành trực tuyến (TOEFL).

http://utenti.lycos.it/Rocco_Pollina/
Nội dung: Các bài luyện TOEFL miễn phí

http://www.englishtestprep.com/
Nội dung: Chuẩn bị cho các bài kiểm tra TOEIC và TOEFL thông qua các bài thực hành về đọc hiểu, nghe, ngữ pháp và từ vựng như bài kiểm tra thực.

http://www.english-test.net/

Nội dung: Các bài kiểm tra tiếng Anh miễn phí trực tuyến của TOEIC và TOEFL.

3. Luyện thi IELTS.
http://www.ielts.org/
Nội dung: Trang web chuyên biệt giúp những người thi IELTS có đầy đủ thông tin về kỳ thi cũng như các bài kiểm tra và thực hành.

http://international.holmesglen.vic.edu.au/IELTS01.htm
Nội dung: Chuẩn bị cho kỳ thi IELTS.

http://www.britishcouncil.org.pk/education/ieltsinfo.pdf
Nội dung: Bảng trả lời trong thi IELTS.

http://www.offshore-english.co.nz/free.asp
Nội dung: Các bài học IELTS miễn phí.


4. Các trang web học tiếng Anh phụ trợ.

http://www.esl.about.com/
http://www.english2u.com/
http://www.idiomsite.com/
http://www.phrases.org.uk/
http://www.eslbee.com/ (môn viết).

http://owl.english.purdue.edu/ (môn viết).

http://www.vocabulary.com/
http://www.tolearnenglish.com/
http://www.1-language.com/
http://www.esl-lab.com/ (Môn nghe hiểu).

http://repeatafterus.com/ (Môn nghe hiểu và phát âm).

http://www.antimoon.com/
http://www.teflgames.com/ (Trò chơi bằng tiếng Anh).

http://www.soundsofenglish.org/ (Môn phát âm).

Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ, trong đó có học tiếng Anh. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và quan trọng hơn cả là: được giao tiếp. Chúc các bạn thành công!

Trương Chí Thông. (Hieuhoc.com)
 
B

bamboboy123vn

Kinh nghiệm học tốt tiếng Anh.

>> Khóa học Tiếng Anh



(Hiếu học). Học tiếng Anh không nhất thiết chỉ tập trung vào học ngữ pháp và làm bài tập. Cái chính là phải chọn cách học hợp lý, đôi khi những công việc đơn giản hàng ngày cũng giúp ta luyện tập tiếng Anh.





Tiếng Anh là ngôn ngữ ứng dụng, và mong ước của các học viên cũng là vận dụng được vốn tiếng Anh vào công việc, cuộc sống. Với kỹ năng đọc hiểu và viết tiếng Anh, bạn chỉ cần nắm chắc từ vựng và ngữ pháp là có thể đạt được mục tiêu. Nhưng khi nói chuyện với một người bản ngữ, bạn không nghe kịp, nghe nhưng không hiểu hết, bạn biết mình sẽ nói gì nhưng không phát âm được. Dưới đây là một số kinh nghiệm có thể giúp các bạn:

1 Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh, học theo nhóm hay theo cặp là tốt nhất. Khi nói một câu tiếng Anh, chúng ta thường suy nghĩ câu nói đó bằng tiếng Việt trước, sau đó mới ráp từ tiếng Anh và dịch ra. Điều này vô tình đã là thói quen của hầu hết mọi người dẫn đến thiếu tự tin do sợ sai văn phạm. Việc nghe tiếng Anh cũng thế, chúng ta thường ngẫm nghĩ rồi mới dịch sang tiếng Việt. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn không thể nói tiếng Anh thành thục mặc dầu đã học trong một thời gian dài.


2. Hãy nối mạng. Internet đã mang đến nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ. Bạn có thể tìm thấy rất nhiều website hữu dụng để học ngữ pháp, từ vựng, phát âm và quan trọng hơn cả là: giao tiếp.


3. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội. Tạo ra cho mình một môi trường tiếng Anh. Bạn hãy tranh thủ đọc, nghe và nói tiếng Anh ở mọi nơi, mọi lúc.


4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. Nên hỏi lại hoặc đề nghị người nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.


5. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói tiếng Anh. Khi sử dụng tiếng Anh, bạn đừng sợ mắc lỗi. Nếu bạn không mắc lỗi, có nghĩa là bạn không học được gì. Thường thì khi bạn sẽ mắc những lỗi nho nhỏ khi nói tiếng Anh với người nước ngoài. Nhưng điều quan trọng là những gì bạn rút ra sau khi mắc lỗi, tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa. Cũng giống như các em bé sẽ không thể tự bước đi được nếu như sợ vấp ngã.


6. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói theo các chủ điểm đó. . Áp dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển). Cảm nhận, so sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.


Sự khởi đầu sớm là khôn ngoan. Bạn hãy khởi động và làm ngay những việc bạn có thể làm ngày hôm nay, đừng để đến ngày mai. Bạn hãy phấn khích lên! Chúc bạn thành công!


Trương Chí Thông. Tổng hợp từ kĩ năng học tiếng Anh (Hieuhoc.com).
 
B

bamboboy123vn

10 chỉ dẫn để học ngoại ngữ thành công

>> Khóa học Ngắn Hạn Bồi Dưỡng Kỹ Năng Bản Thân


Làm cách nào để bắt đầu học một ngoại ngữ (NN)? Những “kinh nghiệm” của người đi trước trong việc học một NN là gì? Liệu tôi có thể học một ngoại ngữ để giao tiếp lưu loát với người bản xứ không?

Nếu bạn là người học NN lần đầu tiên, bạn nên biết rằng có nhiều điều ảnh hưởng đến cảm xúc của bạn. Khi bạn hiểu một nội dung nào đó hoặc bắt đầu nắm được một NN nào đó, bạn cảm thấy rất say mê. Tuy nhiên, những cảm giác này cũng thường được tiếp nối theo sau là cảm giác không hài lòng và thiếu can đảm để học tiếp.

Trong suốt khoảng thời gian bạn cảm thấy không hài lòng, bạn không nắm vững kiến thức và khó có khả năng hiểu và giao tiếp một cách hiệu quả. Dưới đây là một số phương pháp đã được kiểm chứng qua nghiên cứu và đã được thử nghiệm sẽ giúp bạn giảm bớt cảm giác không hài lòng và sẽ làm tăng khả năng thành công trong việc học NN của bạn.

1/ Thiết lập những ước muốn thực tế:

Có cảm giác không thoải mái và e ngại trong lớp học NN là một điều hết sức tự nhiên. Hãy nhớ lại những cảm giác đầu tiên khi bạn ở trong những lớp học mà NN được dùng như những hình thức giao tiếp và hướng dẫn?

Trong một khoá học NN, các tình huống giao tiếp được diễn ra như thực tế nhưng những chỉ dẫn về các tình huống đó mới là trọng tâm. Hiểu theo cách này thì một khoá học NN khác hơn so với hầu hết tất cả các khoá học khác mà bạn đã từng tham gia. Không nắm được vấn đề và mắc lỗi trong lớp học được coi là học tập không tích cực trong những khoá học khác – nhưng đây lại là một phần rất tự nhiên trong tiến trình học NN. Hãy chấp nhận sự thật rằng bạn sẽ không hiểu mọi thứ. Sự thật là vào thời điểm bắt đầu, bạn sẽ không hiểu được gì mấy cả.

Nhớ rằng trong suốt khoảng thời gian ban đầu, tai và tâm trí của bạn đang được điều chỉnh để thích nghi với âm thanh và âm điệu của ngôn ngữ. Dù bạn không hiểu tất cả những gì đã nói, bạn sẽ bất ngờ về sự tiến bộ của bạn vì sự nhạy bén về NN của mình. Hãy nhớ rằng học NN phải thông qua thực hành, thực hành và thực hành nhiều hơn. Trong những khoá học có thực hành như vậy, bạn sẽ có thể mắc lỗi…và bạn sẽ học hỏi được từ chính những lỗi đó.

2/ Chia thời gian học ra thành nhiều khoảng:

Nghiên cứu cho thấy học NN thường xuyên, trong những khoảng thời gian ngắn hiệu quả hơn khi học không thường xuyên trong những khoảng thời gian kéo dài. Hãy cố gắng học mỗi ngày, vào bất cứ khi nào có thể và một vài lần trong ngày. Nghĩa là làm một số bài tập ở nhà mỗi ngày hơn là làm tất cả những bài tập được giao ở nhà vào buổi tối trước khi nó đến hạn nộp.

Thêm vào đó, bạn có thể làm cùng một lúc được nhiều việc trong lúc tâm trí ‘nhàn rỗi’. Ví dụ như bạn có thể ôn lại từ vựng trong khi ăn sáng, đọc thuộc lòng bảng chữ cái trong khi tắm, đếm những bước chân của bạn trong khi đi bộ giữa những lớp học, nêu tên những điều mà bạn có thể, nói về mục tiêu học NN của bạn trên đường bạn đến trường, làm những tấm thẻ cầm tay ghi từ vựng trong những chuyến đi.

Trong một ngày bạn có thể dành ra một ít phút cho thời gian thực hành NN. Nhắc lại các nội dung đã học sẽ giúp bạn thân thuộc với các nội dung đó một cách nhanh hơn, cho đến khi nó thực sự trở thành phản xạ.

3/ Học từ vựng một cách hiệu quả:

Từ vựng là một phần thiết yếu nhất trong giao tiếp. Bạn càng biết nhiều từ thì bạn càng có thể nói và hiểu tốt hơn.

Cách tốt nhất để học từ vựng là thông qua việc sử dụng những tấm thẻ ghi nhớ cầm tay mà chính bạn tự tạo ra. Mua những tấm thẻ kích cỡ bỏ túi (sao cho dễ dàng mang đi mọi nơi). Hãy viết những từ vựng lên mặt trước và định nghĩa tiếng Anh của nó lên mặt sau. Như thế bạn có thể học được nhiều thông tin hơn ở mỗi từ (chẳng hạn những hình thức số nhiều của danh từ, những phần về nguyên tắc chia động từ), bạn có thể thêm những thông tin này trên những tấm thẻ.

Có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng những tấm thẻ cầm tay giống như một công cụ học tập. Để giúp bạn học và nhớ được các loại từ, bạn có thể sử dụng những tấm thẻ có màu sắc, hoặc sử dụng mực có màu. Khi học, sắp xếp các từ theo các nhóm nghĩa phù hợp. Sắp xếp những tấm thẻ hoặc những nhóm thẻ để bạn có thể dùng những chồng thẻ theo trật tự khác nhau. Những tấm thẻ học từ vựng nhanh như vậy rất có lợi. Hãy tận dụng ưu điểm đó.

4/ Thực hành từ vựng một cách chủ động:

Bất cứ khi nào có thể, hãy tập giao tiếp bằng NN hơn là chỉ học thuộc lòng nó. Đọc những từ vựng vang to ra ngoài, đọc rành mạch những đoạn văn nhỏ trong một bài văn, thực hiện những hoạt động phát âm bằng miệng, không phải đọc thầm. Viết ra những câu trả lời cho những hoạt động đó hơn là lướt qua các từ đó trong đầu bạn. Đọc lớn toàn bộ các câu trong một hoạt động hơn là chỉ đọc phần điền vào câu trả lời. Chuyển những từ vựng từ tâm trí bạn sang miệng bạn là một kỹ năng đòi hỏi một sự nỗ lực to lớn trong việc thực hành.

5/ Làm bài tập về nhà một cách chu đáo:



HỌC Ở ĐÂU?
Trung tâm ngoại ngữ kỹ năng - Special English

Địa chỉ: CS1: 289 Cách Mạng Tháng Tám, P.12, Quận 10, CS2: 374 Xô Viết Nghệ Tĩnh, P25, Q. Bình Thạnh ĐT: 08. 66 751 151, Hồ Chí Minh

Điện thoại: CS1: 08. 66 731 751 ; CS2: 08. 66 751 151 - Hotline: 0906 215 815

Liên hệ: Phòng ghi danh: (9:00 am- 9:00 pm)



Trong những khoá học về đàm thoại, nội dung của khoá học không tập trung nhiều vào ngữ pháp. Nên làm bài tập ở nhà cung cấp cho bạn cơ hội vàng để thực hành ngữ pháp một cách thận trọng.

Khi thực hành các bài tập ở nhà, bạn hoàn toàn có thể chủ động về thời gian. Hãy tham khảo những từ vựng và nguyên tắc ngữ pháp mà bạn không biết. Hãy tham khảo những nguồn tài liệu sẵn có khác đối với bạn. Hãy đọc những phản hồi, những chỉ dẫn cho bài tập ở nhà và đọc những câu hỏi một cách rõ ràng nếu cần thiết. Tận dụng tối đa lợi ích việc làm bài tập ở nhà của bạn đối với việc học NN của bạn.

6/ Hình thành những nhóm học tập:

Gặp gỡ các bạn học cùng lớp một cách thường xuyên để cùng nhau thực hiện các công việc được giao ở nhà, để học từ vựng, chuẩn bị bài kiểm tra, hay thực hành nói NN. Khi học NN, mọi người đều có những điểm mạnh, yếu riêng của mình. Việc học cùng với những người khác giúp giảm những lỗ hổng kiến thức và mang đến cho bạn những cơ hội để thảo luận một cách tích cực về những nội dung và tài liệu trong lớp học, do đó, những cơ hội như vậy sẽ giúp bạn ghi nhớ được các từ vựng. Bạn sẽ học được những kiến thức và khả năng của các bạn cùng lớp cũng như họ cũng sẽ học được từ bạn.

7/ Xác định phong cách học tập của bạn:

Mỗi người phải có phong cách học tập của riêng mình và mỗi người học với một tốc độ khác nhau. Đừng mất tinh thần nếu như trong lớp có một ai đó tiến bộ một cách nhanh chóng hơn cả bạn. Bạn có thể nhận thấy rằng bạn đã có một sở trường riêng về ngữ pháp nhưng lại gặp khó khăn trong việc nói. Hoặc bạn có thể nhận thấy rằng bạn hiểu hoàn toàn mọi thứ trong lớp học nhưng khi đến phần bài tập được giao ở nhà thì bạn lại cảm thấy khó khăn.

Cố gắng để nhận ra những điểm mạnh của chính bạn, để từ đó có thể giúp cho bạn trong tiến trình học tập. Tại thời điểm thời gian như nhau, hãy cố gắng để nhận ra những rào cản trong việc học tập của bạn và tạo ra nỗ lực để vượt qua những điều đó. Chẳng hạn như, nếu bạn luôn có xu hướng im lặng trong các lớp học và thường thu mình trong những lúc thực hành, hãy ngồi ở hàng ghế đầu, chính giữa lớp học.

8/ Tối đa hoá khả năng ngôn ngữ của bạn:

Nếu như mục tiêu cơ bản của bạn là thành thạo NN, hãy sử dụng ngoại ngữ đó để giao tiếp càng nhiều càng tốt. Bạn có thể bắt đầu việc giao tiếp đơn giản với các bạn học. Bạn có thể tham gia vào giờ đàm thoại tuỳ theo hình thức nào phù hợp. Thuê một bộ phim dùng NN mà bạn đang nhắm tới hoặc nghe trực tuyến một băng video hay âm thanh chuẩn xác.

Hãy nhớ rằng bạn có thể sẽ không hiểu được tất cả mọi thứ và bạn có thể không hiểu được nhiều thứ ở ngay lần đầu tiên. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này sẽ làm cho bạn trở nên quen thuộc một cách nhanh chóng với các âm thanh, âm điệu và ngữ điệu của ngôn ngữ. Tăng khả năng của bạn và thực hành một cách tích cực sẽ giúp cho bạn phát triển những kỹ năng một cách nhanh chóng hơn.

9/ Sử dụng thời gian có mục tiêu:

Sử dụng thời gian bạn có trên lớp mỗi tuần để thực hành những kỹ năng ngoại ngữ của bạn. Nếu như bạn kết thúc một hoạt động với bạn cùng lớp sớm, sử dụng thời gian còn lại để cố gắng tích luỹ thêm kiến thức bằng chủ đề có liên quan hoặc làm những bài tập viết ở nhà hoặc học từ vựng định kỳ hàng tuần. Cố gắng làm những bài viết ở nhà hàng tuần hay tìm hiểu một số địa điểm văn hoá bằng NN. Hãy sử dụng thời gian một cách hiệu quả cho việc học NN của bạn.

10/ Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn:

Hãy nhận trách nhiệm đối với việc học tập của bạn. Giao tiếp với người hướng dẫn của bạn về bất cứ vấn đề gì có liên quan đến việc học của bạn hay những khó khăn cụ thể mà bạn đang gặp phải liên quan đến tài liệu học tập. Hãy tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức nếu bạn thấy cần.


+ Tài liệu tham khảo:
http://www.vistawide.com/languages/languagetips.htm
+ Bài viết liên quan: Phần 3: Ngoại ngữ và Tin học - Chìa khóa cho SV hội nhập



Thu Liễu dịch, nguồn: giaovien.net
 
B

bamboboy123vn

Phương pháp học Toán (MTO 3 - 12/3/2007)

Năm nay em học lớp 11. Em làm trắc nghiệm thường bị sai, và không chắc chắn sự lựa chọn của mình. Nói chung là em rất lo khi kỳ thi THPT vào năm sau...


Vậy thưa thầy có lời khuyên nào cho em làm bài tốt không ạ?(Trần Thị Yến Nhi, 17t, Tan tay_go cong dong _tien giang)

Rất nhiều em nêu câu hỏi này trong buổi giao lưu trực tuyến hôm nay. Thầy trả lời chung cho các em hỏi về phương pháp làm bài trắc nghiệm môn toán như sau.

Để làm tốt bài thi trắc nghiệm môn toán, các em nên:

-Tập đọc nhanh đề bài

-Nên vẽ hình hoặc tóm tắt đề bài ra giấy, nếu tìm được câu đúng thì trả lời ngay

-Nếu không tìm được thì có thể dùng phương pháp thử sai và phương pháp loại trừ

-Gặp câu quá khó có thể bỏ qua, để làm tiếp. Cuối giờ sẽ quay lại.



Thưa thầy, em đang hoc lớp 11, xin thầy cho em hỏi: Có phải là kỳ thi ĐH 2007- 2008, môn toán sẽ thi theo hình thức trắc nghiệm không? Em có thể chọn mua sánh học toán nào để có thể ôn tập ngay bây giờ theo tiêu chí ra đề thi đại học hiện nay của Bộ giáo duc? Đâu là những phần cần nắm vững của toán THPT? Em cám ơn thầy.(Nguyễn Hiếu Nghĩa, 16t, Vĩnh Long)



-Theo lộ trình cuả Bộ thì năm 2008 sẽ có thi trắc nghiệm môn toán.

-Em có thể mua bộ toán trắc nghiệm 10-11-12 cuả tác giả Trần Đức Huyên do nhà xuất bản Giáo dục ấn hành.

Các em có thể vào trang web http://www.tranduchuyen.net để được hướng dẫn thêm.



Thưa thầy, có nhiều học sinh không thích môn Toán nhưng lại thích thi vào các trường khối A , B , D ....Thầy có những lời khuyên nào cho các bạn ấy?(Hoàng Văn Thắng, 21t, 636 quốc lộ 20 , bảo lộc , lâm đồng)



Muốn thi khối A,B,D thì các em phải tập yêu thích môn toán, thầy e rằng không còn cách nào khác cả.



Em thì học Toán cũng thuộc loại nhất nhì trong lớp, nhưng khổ nỗi những bài toán khó thì em có thể làm được con toán dễ thi em làm hay có những sai số rất không đang có! Làm thế nào để khắc phục nhược điểm này? Xin thầy bày cách ạ? Cám ơn thầy.(Trần Duy Phương, 15t, Mộ Đức , Quảng Ngãi)



Theo thầy, đây là bệnh chủ quan. Em có thể khắc phục bằng cách tập cách làm kĩ lưỡng, cẩn thận cho dù là bai dễ và không coi thường những bài tập căn bản.



Thưa thầy, em muốn hỏi làm cách nào để mình có thể nhìn được hướng giải một bài toán? Em chẳng bao giờ làm được một bài toán khó mà không được chỉ dẫn qua. Dù thuộc công thức nhưng em vẫn không biết phải bắt đầu làm như thế nào? Xin thầy hướng dẫn ạ.(Nguyễn Phương Ngọc Diễm, 18t, 39/23 duong ngo quyen,phu cuong,thi xa thu dau mot,BD)



Em thử áp dụng phương pháp tìm hướng giải một bài toán như sau nhé:

-Bước 1: Đặt 3 câu hỏi:Tôi có gì?Tôi muốn gì?Tôi cần làm gì?

-Bước 2: Thám hiểm bài toán (Có thể vẽ hình , phân tích câu hỏi phức tạp thành câu đơn giản)

Bước 3: Lưạ chọn hướng giải

Bước 4: Tiến hành giải bài toán

Bước 5:Kiểm tra, thử lại


Thưa thầy, để học tốt môn Toán phải cần những yếu tố gì ạ? Em cám ơn thầy. (Nguyễn Thị Lê, 19t, Thanh hoa)


Phương pháp học tốt môn toán nói chung, các em cần:

1/ Nắm vững các công thức và khái niệm toán

2/ Rèn luyện các kỹ năng giải toán

3/ Làm nhiều bài tập để lấy kinh nghiệm

4/ Thường xuyên bồi dưỡng lòng ham thích môn toán.



Em không tai nào nhớ nổi khi nào sử dụng tổ hợp khi nào chỉnh hợp! Em rất lúng túng khi đọc phải đề toán loại này! Xin thầy giúp em phân biệt được ạ? Em cám ơn thầy.(Châu Nguyền Ngân Hà, 19t, Bến tre)



Muốn học tốt môn đại số tổ hợp, em phải:

1/Nắm vững quy tắc cộng, quy tắc nhân. Hoán vị, chỉnh hợp, tổ hợp.

2/Nắm vững 3 phương pháp cơ bản cuả tổ hợp là:Chia để trị, Lấy phần bù, Thay thế

3/Làm nhiều bài tập thực tế để lấy kinh nghiệm.

Chúc em sớm bớt "lúng túng khi đọc phải đề toán loại này".


Em cảm thấy việc học toán rất khó khăn và khô nữa. Thấy có cách nào giúp em hứng thú, đam mê học toán không? (Trinh, 15t, Tiền Giang)


Toán học không "rất khó và khô" như em nghĩ đâu. Để lấy lại niềm đam mê học toán em hãy bắt đầu bằng những việc sau:

1/Thấy được vai trò quan trọng cuả toán học trong cuộc sống

2/Đọc các sách ứng dụng toán học vào cuộc sống

3/Đọc các tiểu sử cuả các nhà toán học




Em đang học lớp 12, để chuẩn bị cho kì thi sắp tới em đang rất lo về phương pháp học các công thức liên quan đến tích phân. Em rất mong thầy chỉ cho em cách nhớ dạng bài tập này? Cám ơn thầy nhiều ạ.(Minh Huyền, 18t, Khanhhoa)



Để học giỏi môn tích phân lớp 12, các em cần:

1/Thuộc bảng đạo hàm(Nguyên hàm là ngược với Đạo hàm)

2/Hiểu rỏ và nắm kỉ các định lý tích phân

3/Làm nhiều bài tập và nắm vững các dạng toán.



Thầy ơi, làm sao có thể học tốt được dạng toán liên quan đến phương trình lượng giác?(Nguyễn Thị Lê, 19t, Thanh hoa)



Để giỏi phương trình lương giác, các em cần:

1/Nắm vững các công thức lượng giác

2/Chia phương trình lượng giác ra thành từng loại và rèn luyện từng phần

3/Giải nhiều bài tập để rút kinh nghiệm.



Năm nay em thi tốt nghiệp, nhưng em thấy mình hơi bị mất căn bản môn toán, thầy có bí quyết nào giúp cho em lấy lại căn bản được không ạ? Em cám ơn thầy.(Vũ Văn Khánh, 18t, Bình Dương)



Không chỉ mình em "hơi bị mất căn bản" đâu bởi đã có không ít học sinh hỏi thầy như em (hỏi) vậy. Lời khuyên thầy dành chung các học sinh mất căn bản toán là:

1/Phải bỏ mặc cảm mình mất căn bản

2/Can đảm học lại từ đầu, từ thấp đến cao, từ dễ đến khó

3/Phải biết rõ lổ hổng kiến thức cuả mình để tìm cách tự bổ sung

4/Đọc các sách căn bản về toán.

Các em cũng có thể vào trang web http://www.tranduchuyen.net để được hướng dẫn thêm.




Em thấy môn toán rất khó vì có quá nhiều công thức phải nhớ, xin thầy dạy cho em cách ghi nhớ các công thức, Trong lớp thầy em dạy quá nhanh em theo không kịp? Em cám ơn thầy.(Thao, 17t, Tp.Hcm)
 
B

bamboboy123vn

Các bài toán quỹ tích thường quy về 1 số quỹ tích căn bản. Em cần nắm vững các quỹ tích căn bản đó. Để giải bài toán hình học cực trị, có các cách sau:

1/ Dùng bất đẳng thức đại số.

2/ Dùng tính chất ngắn nhất của khoảng cách.

3/ Dùng hình đoán nhận rồi kiểm tra lại bằng suy luận lô gích.




Thưa thầy, tốt nghiệp năm nay thi môn tóan trắc nghiệm 50% còn tự luận cũng 50% và nội dung là tòan bộ chương trình 12 phải không ạ?(Chauthidao, 18t, Nui trhanh quang~ nam)



Theo thông báo của Bộ Giáo dục và đào tạo, môn toán tốt nghiệp năm nay hoàn toàn thi bằng tự luận. Chỉ thi trắc nghiệm các môn ngoại ngữ, lý, hóa, sinh.


Xin thầy giới thiệu cho em vài sách nâng cao của nhà XBGD, em đang học lớp 8 (Dung, 14t, Hoang Mai ,Ha Noi)


Em có thể tìm mua bộ giải toán lớp 8 của thầy Quách Tú Chương. Chúc em giỏi toán.



Thưa thầy, năm nay thi đại học môn tóan, những phương án nào có thể giúp em giải quyết nhanh các bài tóan? Cám ơn thầy.(Truc Mai, 19t, Thanh pho hcm)



Muốn giải quyết nhanh được bài toán, em phải học cách phân tích bài toán, tìm ra đâu là yếu tố then chốt để giải quyết trước, sau đó các phần phụ thuộc đương nhiên sẽ được giải quyết tiếp theo. Chúc em thành công.



Thu6a thầy, trong đợt tuyển sinh năm nay, tích phân đóng vai trò như thế nào và hàm số gồm những phần nào?(Hong Loan, 18t, Ham minh)



Tích phân chiếm khoảng 1/7 đề bài toán thi đại học. Em cần nắm vững các dạng tích phân căn bản của sách giáo khoa. Chúc em thi đạt kết quả tốt.



Chỉ còn vài tháng nữa là đến kì thi tuyển sinh vào lớp 10 của trường THPT Lê Hồng Phong. Em có thể chuẩn bị môn toán như thế nào để có thể làm bài tốt trong kì thi sắp tới? Làm thế nào để học môn toán có hiệu quả nhanh nhất? Em rất mong mình có thể nhận được câu trả lời của thầy vì đây là lần đầu em tham gia giao lưu trực tuyến..(Phạm Nguyễn Phú Quốc, 15t, 35A Trần Hưng Đạo. K1. F2. TXSĐ. Đồng Tháp)



Trước hết em cần nắm vững sách giáo khoa lớp 9 môn toán, sau đó rèn luyện nâng cao môn toán bằng các tài liệu ôn luyện do Nhà xuất bản Giáo dục và trường chuyên Lê Hồng Phong phát hành. Chúc em thành công.



Thưa thầy! Trong môn toán quan trọng nhất là khả năng phân tích và suy nghĩ nhanh. Nếu em muồn nâng cao khả năng phân tích và tốc độ suy nghĩ của mình, em phải làm gì? Rất mong thầy cho ý khiến. Xin chân thành cảm ơn thầy.(Phạm Nguyễn Phú Quốc, 15t, 35A Trần Hưng Đạo. K1. F2. TXSĐ. Đồng Tháp)



Phân tích là tìm cách chia nhỏ bài toán lớn thành các thành phần cơ bản nhỏ hơn. Khi bắt đầu, cần tập trung vào sự chính xác, theo thời gian em sẽ nâng cao được tốc độ suy nghĩ của mình, đừng vội vàng. Thường xuyên làm nhiều bài tập cũng có thể nâng cao được tốc độ làm toán. Chúc em thành công.



Em không được thông minh vì thế em hiểu bài trên lớp rất chậm. Em phải làm thế nào để nhanh hiểu bài hơn?(Nguyễn Thị Khánh Hoà, 16t, Quán hau_quảng ninh_quảng bình)



Em cần tự tin hơn về bản thân, thiên tài 99% là do kiên trì rèn luyện. Không cần hiểu nhanh, chỉ cần hiểu đúng và chính xác.



Thầy ơi giúp con với , năm nay là năm cuối cấp của con , và con có dự định năm sau sẽ thi vào trường chuyên LHP, nhưng môn Toán Hình học làm con mất đi niềm tin, con không biết phải làm sao để có thể giải Toán hình cho thật tốt, nói chung là con không thể giải 1 bài toán nếu không có sự gợi ý! Vậy bây giờ con phải làm sao để nâng cao được môn toán hình và gặp bài nào là có thể tự giải được ?(14t, 15t, TPHCM)



Đa số học sinh đều yếu hình học, em đừng ngại. Có công mài sắt có ngày nên kim. Muốn giỏi hình học em phải tăng cường rèn luyện môn này, làm các bài căn bản và dễ căn bản trước rồi mới từ từ nâng cao trình độ.


Em muốn hỏi thầy khi nào thì đặt điều kiện cho bài toán trước khi giải toán và theo em thấy thì những năm gần đây chương trình thi ĐH không có những bài toán về 3 đường conic là do đề không ra hay do không có phần đó? Em xin cảm ơn thầy. (Phương Trà, 19t, BÌNH BƯƠNG)


Em phải phân tích bài toán, tùy từng trường hợp có bài có điều kiện, có bài không. Không nên chủ quan quy nạp vội vã, vơ đũa cả nắm. Để làm tốt bài thi đại học, cần ôn tập đầy đủ sách giáo khoa. Tránh học lệch, học tủ. Chúc em thi đạt kết quả tốt.



Thưa thầy, về việc sử dụng máy tính, ở lớp dưới có thầy cô khuyên em không nên sử dụng máy tính, nhưng lên cấp 3 em phải sử dụng nó thường xuyên. Theo thầy chúng ta nên tận dụng máy tính như thế nào cho có hiệu quả? Em cám ơn thầy.(Quỳnh Nhu, 15t, Q3)



Theo quy định của Bộ, học sinh trung học được sử dụng máy tính. Muốn sử dụng máy tính bỏ túi có hiệu quả, em có thể tham khảo các tài liệu của thầy Nguyễn Trường Chấn do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành, sách viết rất dễ hiểu và có nhiều ví dụ. Thầy cũng thường xuyên đọc các sách đó để học thêm kinh nghiệm.



Em học chuyên lý và chỉ học sơ qua tích phân để có thể áp dụng 1 số bài nhưng em chẳng hiểu ý nghĩa khi áp dụng tích phân, cụ thể là đọc những sách vật lý sơ cấp có tích phân là em bó tay. Vậy em phải làm sao để có thể hiểu được những quyển sách đó trong thời gian 1 tuân ạ?(Đồng, 16t, QUY NHƠN)



Là học sinh chuyên Lý, em cần học kỹ lưỡng tích phân, không nên học sơ qua vì sau này em sẽ thấy tích phân được ứng dụng rất nhiều trong vật lý. Em có thể tham khảo thêm sách giải tích năm thứ nhất đại học. Trong đó viết rất kỹ tích phân, còn sách giáo khoa THPT thì viết rất sơ sài. Chúc em thành công.
 
B

bamboboy123vn

Làm Cách Nào Để Học Tiếng Anh!

Phải Thắng Đuợc Nỗi Sợ Hãi, Hay Mất Bình Tĩnh Khi Nói Tiếng Anh:

Vấn đề khó khăn nhất cho những nguời học tiếng Anh đó lả nỗi sợ hãi của chính họ khi học ngôn ngữ này. Họ lo âu họ sẽ không nói trúng giọng, hoặc văn phạm. Họ sợ họ sẽ

nguời khác chê trình độ ngoại ngữ của họ dở và do đó họ không nói tiếng Anh hoặc luyện tập nói tiếng Anh truớc mọi nguời. Không nên làm điều này. Phuõng cách học tiếng Anh

nhanh nhất đó là thực tập, thực tập, nói, và nói cho tới khi bạn nói trúng. Tiếng Anh là một ngôn ngữ, và cho chúng ta nó là một môn học. Nhý bao nhiêu môn học khác chúng ta

cần luyện tập cho ngôn ngữ đó.

Sử Dụng Mọi Tiềm Năng:

Ngay nhý nếu bạn đã theo học tại 1 trung tâm nào đó, không có nghĩa bạn không thể học tiếng Anh ngoài lớp. Sử dụng hết tất cả phuõng pháp, nguồn lực, công cụ mà bạn có thể

có đuợc để học tiếng Anh. Có nhiều cách để bạn có thể trau giồi khả năng Anh ngữ của mình. Không nên giới hạn chỉ 1, hay vài phuõng pháp hoặc công cụ. Mạng Internet là 1 nguồn

học vô bờ bến. Cho những ngýời mới học nó là 1 nõi lý tuởng để học hỏi.

Bao Quanh Mình Với Anh Ngữ:

Cách tốt nhất để học Anh Ngữ còn là tiếp cận càng nhiều với nó. Chẳng hạn: ghi chú bằng tiếng Anh khi có thể, để nhiều sách tiếng Anh trong nhà, nghe các đài trên Radio bằng tiếng Anh,

coi các đài bằng tiếng Anh trên TV, coi phim tiếng Anh ở các rạp hát. Nói tiếng Anh với bạn bè khi có thể. Càng tiếp cận với tiếng Anh hoặc các đề tài, thảo luận bằng tiếng Anh thì bạn càng

dễ dàng tiến bộ trong tiếng Anh. Chẳng bao lâu bạn có thể tiến thêm buớc nữa đó là suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Nghe Nguời Mỹ, Nguời Anh Nói Chuyện Hoặc Nói Chuyện Với Họ:

Có 1 số giáo viên Anh ngữ đã phải học tiếng Anh nhý 1 ngôn ngữ phụ (English As a Second Language) truớc khi họ có thể dạy nó cho nguời khác. Tuy nhiên, có nhiều lý do tại sao nhiều

trung tâm Anh ngữ nổi tiếng thích chọn nguời Mỹ, hoặc Anh quốc dạy tiếng Anh. Một trong những lý do đó là nguời bản xứ Anh, Mỹ có những lối nói, và âm giọng tự nhiên mà học trò

của họ có thể bắt chuớc. Càng học hỏi đuợc ngữ điệu này của nguời bản xứ, học trò học tiếng Anh sẽ cảm thấy tự tin hõn trong cách nói tiếng Anh.

Coi Phim Tiếng Anh, Coi Đài Tiếng Anh:

Đây không chỉ là cách học thích thú mà cón rất hữu hiệu. Coi phim tiếng Anh, Mỹ, đặc biệt các phim có phụ đề tiếng Anh, Mỹ sẽ giúp các bạn mở rộng kiến thức về từ vựng, ngữ điệu, của

diễn viên. Nếu lắng nghe tin tức trên đài các bạn cũng sẽ có dịp nghe đuợc các phát âm khác nhau nữa.

Lắng Nghe Âm Nhạc Bằng Tiếng Anh:

Âm Nhạc, bài hát bằng tiếng Anh cũng là 1 phuõng pháp hữu hiệu trong việc học tiếng Anh. Sự thật nó còn là một phuõng pháp để trau giồi việc nghe và hiểu tiếng Anh (Listening Comprehensive).

Viết lời tiếng Anh của bài hát xuống 1 trang giấy, sau đó lắng nghe tiếng hát của bài hát và sau đó đọc nó theo lối hát của nguời ca sĩ. Một lần nữa bạn có thể tìm các lời nhạc cho các bài hát trên

mạng Internet.

Học Tiếng Anh Càng Nhiều Càng Tốt (Mọi Lúc, Mọi Nõi):

Học văn phạm, ngữ vựng, và làm bài tập.

Làm Bài Thi:

Đa số cho rằng làm bài tập, và bài thi không thích thú chút đuợc. Tuy nhiên, muốn trau giồi và tiến bộ trong Anh ngữ thì phải làm bài tập, và bài thi tốt. Có nhý vậy bạn mới có thể đo luờng đuợc trình

độ Anh ngữ của mình qua từng giai đoạn học.

Tự Thâu Âm Cách Nói Tiếng Anh của mình:

Ít nguời nào thích nghe giọng nói của chính mình. Nhý cũng giống nhý bài tập, bài thi, so sánh giọng nói của mình trong băng qua từng giai đoạn học tập là 1 cách đo luờng sự tiến bộ.

Lắng Nghe tiếng Anh:

Ý ở đây là bạn lắng nghe trên điện thoại, hoặc các đài phát thanh, băng dĩa bằng tiếng Anh. Phuõng pháp này khác với coi phim, hoặc TV bởi vì bạn sẽ không thấy nguời đọc hoặc nói tiếng Anh.

Đã có nhiều học sinh Anh ngữ cho rằng nghe tiếng Anh trên điện thoại là 1 điều khó nhất mà họ đã từng thực tập để nghe giỏi tiếng Anh.

Cuối Cùng:

Học tiếng Anh chú trọng việc thích thú, ham mê. Không nên quá ràng buộc mình trong việc học. Có thể coi nó nhý 1 hobby.
 
B

bamboboy123vn

Phương pháp học tiếng Anh hiệu quả
Tips for Vietnamese students - For Vietnamese

Nếu bạn học tiếng Anh mãi mà vẫn không hiệu quả, hãy thử các phương pháp sau đây xem sao:

Chia đúng động từ

Đừng nghĩ việc chia những động từ đơn giản như I am, he is... hay thêm "s" vào sau động từ thường là việc không đáng quan tâm. Điều mà bạn cho là quá đơn giản ấy lại là một trong những lỗi thường gặp khi sử dụng tiếng Anh. Chia động từ cũng là một yếu tố căn bản trong ngữ pháp tiếng Anh. Một khi bạn không thể làm đúng thứ căn bản nhất thì khó có thể làm đúng những thứ phức tạp hơn. Hãy bắt đầu bằng việc viết những câu đơn giản với cấu trúc "chủ ngữ + động từ".



Nghĩ gì viết nấy

Có một bài tập thế này: hãy viết đầy một trang giấy tất cả những gì bạn đang nghĩ trong đầu bằng tiếng Anh. Cứ để dòng suy nghĩ đang chảy trong đầu được hiển thị hết lên trang giấy. Thậm chí, nếu viết sai một từ và như phản ứng tự nhiên, bạn sẽ nghĩ ngay trong đầu rằng: "Thôi chết, mình viết sai từ này rồi!" thì đừng dừng lại để sửa mà hãy viết câu bạn vừa nghĩ lên giấy. Phương pháp "Nghĩ gì viết nấy" này có 2 lợi ích: một là giúp bạn kỹ năng viết tiếng Anh nhanh, nghĩ đến đâu viết đến đó như quán tính có sẵn, không phải nặn óc suy nghĩ; hai là giúp tập thói quen suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh

Nếu bạn suy nghĩ bằng tiếng Việt rồi viết hay nói bằng tiếng Anh thì sẽ mất thời gian và công sức để dịch điều đó ra tiếng Anh. Chưa kể bạn còn phải suy nghĩ xem dịch như vậy đã đúng chưa. Chi bằng tập suy nghĩ bằng tiếng Anh để tiết kiệm khoản thời gian đáng kể cộng với việc tiếng Anh sẽ tự động tuôn ra khi bạn viết hay nói mà không gặp mấy trở ngại.

Hãy phát âm đúng

Sau bao lần cố căng tai ra hay mua một tai nghe thật xịn với hy vọng nghe tốt tiếng Anh mà vẫn không thành công, hẳn là bạn đã luyện nghe chưa đúng cách. Nguyên nhân có thể do bạn phát âm sai. Từ chỗ phát âm sai, bạn sẽ quen với việc từ đó phải phát âm như thế. Hậu quả khi người khác phát âm đúng, bạn chẳng thể nhận ra đó là từ quen thuộc và không hiểu họ đang nói gì. Khi phát âm, nhớ chú ý đến trọng âm của từ, ngữ điệu trong câu và nhất là phần kết thúc từ...

Bật phụ đề khi xem phim

Khi xem các bộ phim tiếng Anh, nhớ bật phụ đề tiếng Anh. Đừng tự ép mình luyện nghe bằng cách tắt phụ đề và nghe diễn viên nói chay. Bật phụ đề sẽ giúp bạn biết được một từ được đọc chính xác như thế nào hay một từ vựng mới do diễn viên nói sẽ được viết ra sao, từ đó học được từ mới, cách phát âm đúng nhanh hơn.

Tập đặt câu với các từ mới

Sau khi đã học được một từ vựng mới, cách nhanh nhất để nhớ nghĩa từ đó là tập đặt câu với nó, thậm chí viết một đoạn văn trong đó có từ mới biết. Lợi ích của phương pháp này là giúp bạn "khắc ghi" từ mới vào đầu bằng cách vận dụng nó vào thực tế chứ không học thuộc lòng.

Mạnh dạn nói chuyện với người nước ngoài (nếu gặp :D )

Đừng sợ nói sai hay ngượng ngùng khi nói chuyện với người nước ngoài. Nếu ngại hay sợ sai thì bạn sẽ không bao giờ nhận ra nhược điểm của mình và mãi mãi không sửa được nó. Thêm vào đó, những người mà tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ của họ sẽ không cười bạn đâu. Thậm chí họ còn giúp bạn sửa lại cho đúng nữa!
 
B

bamboboy123vn

15 Lời Khuyên Học Tiếng Anh
1. Tích cực xem truyền hình, video, nghe đài, đọc báo chí tiếng Anh hoặc nói chuyện với người bản ngữ bất cứ khi nào bạn có cơ hội.
2. Sử dụng tiếng Anh ở nhiều nơi chứ không phải chỉ trong lớp học
3. Chơi trò chơi và tập các bài hát tiếng Anh.
4. Khi nói chuyện bằng tiếng Anh, cố gắng diễn đạt bằng mọi cách có thể được kể cả dùng điệu bộ. 5. Nên hỏi lại hoặc đề nghị ngườ nói nhắc lại nếu chưa hiểu rõ nghĩa.
6. Đừng bao giờ sợ mắc lỗi khi nói và viết tiếng Anh
7. A'p dụng từ và cấu trúc mới học được trong nhiều tình huống khác nhau.
8. Đọc các bài viết khác nhau về cùng một chủ điểm. Tập nói và viết theo các chủ điểm đó.
9. Cố gắng đoán nghĩa của từ, câu bằng cách cǎn cứ nội dung bài đọc, bài nghe hoặc tình huống giao tiếp (không nên quá phụ thuộc vào từ điển).
10. So sánh để hiểu được sự khác nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt.
11. Tự chữa lỗi trước khi được bạn hoặc thầy chữa.
12. Học theo nhóm hoặc theo cặp là tốt nhất.
13. Học thuộc các quy tắc ngữ pháp, từ mới hay các đoạn hội thoại mẫu.
14. Nghe bǎng và tập viết chính tả thường xuyên.
15. Thử áp dụng các phương pháp trên trong khoảng 2-3 tháng, bạn sẽ biết ngay kết quả học tập của mình.
 
B

bamboboy123vn

6 Yêu Cầu Cho Việc Học Tốt
1- Vạch kế hoạch: Học tập và làm việc có hệ thống Nghiên cứu điều gì nên làm trước, điều gì làm sau. Nếu bạn bỏ ra 1 giờ để vạch kế hoạch bạn sẽ tiết kiệm được 3 giờ khi thực hiện nó.
2- Học vào lúc bạn cảm thấy có lợi nhất cho môn học: Nếu đó là bài giảng vǎn, bạn hãy học ngay sau khi nghe giảng bài. Nếu đó là bài học thuộc lòng hoặc trả lời câu hỏi, hãy học trước khi lên lớp. Sau khi nghe giảng, bạn hãy xem lại, chọn lại và tổ chức ghi chép. Trước khi trả bài miệng, bạn dùng thì giờ để học thuộc lòng, xem lại các dữ kiện (nhất là đối với các môn XH), chuẩn bị câu hỏi cho bài cũ. Việc đặt câu hỏi là một kỹ thuật tốt để giúp đào sâu vẫn đề và đưa ra các phần bạn cần nghiên cứu thêm.


3- Hiểu rõ các ghi chép: Tìm ra các ý tưởng quan trọng mà thầy cô đã nhấn mạnh. Lưu ý các từ "cho nên, vì vậy" và "chủ yếu", "điều quan trọng" mà thầy cô đã tóm tắt.
4- Học một cách chủ động chứ không thụ động: Không nên đọc đi đọc lại một câu như vẹt. Hãy dùng nhiều giác quan khi học. Cố gắng cho đầu óc bạn nhìn thấy được.
a- Sử dụng âm thanh: Đọc các chữ to giọng và lắng nghe chúng.
b- Sử dụng sự liên tưởng: Liên tưởng điều đang học với điều gì quan trọng có liên quan.
5- Ghi chú cẩn thận: Nó sẽ đòi hỏi bạn suy nghĩ theo lối phân tích. Ghi ngắn, đủ dữ liệu sẽ tốt hơn là viết tất cả mọi điều ghi được vì bạn không còn thời gian để phân tích rồi tổng hợp lại.
6- Luôn học tại bàn: Thái độ này chuẩn bị cho bạn cả hai ưu thế trí tuệ lẫn thể hình. Không được nằm dài trên giường để học bởi bạn sẽ ngủ quên lúc nào không biết. Lâu dần nằm học sẽ tạo thói quen lười biếng
 
B

bamboboy123vn

7 Bí Quyết Để Có Trí Nhớ Tốt
Thật khó xử khi gặp một người quen mà bạn lại nghĩ mãi không ra tên của người đó. Chỉ cần một vài bí quyết luyện trí nhớ là bạn có thể nhớ ngay những việc cần ghi nhớ.
1- Hãy nhìn cho kỹ:
Đó là tiền đề cho một trí nhớ tốt: Bạn hãy học cách quan sát thật kỹ. Hãy chú ý tới hình ảnh nhiều hơn trong tạp chí, sách vở và trong cuộc sống. Hãy cố nhớ tới từng chi tiết lặt vặt. Chính cách chi tiết lặt vặt đó mới là quan trọng.
2- Liên tưởng một cách có hình ảnh:
Hồi còn đi học, bạn sẽ không tìm được thấy nhanh vị trí nước Italia trên bản đồ địa lý nếu không liên tưởng hình dáng nước Italia giống như một chiếc giày ủng. Đối với những tên người như Huê, Lan, Sửu... thì dễ dàng tạo ra trong đầu bạn một hình ảnh mà bạn liên tưởng.
3- Tập trung vào tiếng động:
Hãy nhắm mặt lại và để ý tới tiếng động. Bạn nghe thấy gì? Khi nghe bạn cảm nhận được gì? Hãy xác định nguồn gốc tiếng động đó và hình dung một cuốn phim hấp dẫn trong đầu bạn. Hãy liên tưởng tới một giọng phát thanh viên quen thuộc trên truyền hình hay trong radio.
4- Gắn liền con người với hoàn cảnh
Tìm cách gắn liền con người với hoàn cảnh cụ thể. Thí dụ: Ta đã nhìn thấy con người này lần đầu tiên ở đâu? Lúc ấy anh ta ǎn mặc như thế nào?
5- Tách tên người ra thành những từ độc lập
Nếu bạn cảm thấy cái tên khó nhớ, hãy viết nó ra và phân tích cái tên ấy làm nhiều từ rồi so sánh một cách hài hước. Thí dụ: đối với những tên Tây như Lorayne: Lỡ ra ị nè, Holzweis: Hôn xờ vai.
6- Tǎng tốc độ.
Lấy một bài báo rồi đánh dấu tất cả các chữ "b", cành nhanh càng tốt. Sau đó từ từ kiểm tra lại xem bạn đã bỏ sót mất bao nhiêu chữ. Hãy luyện bài tập này vài ngày liền rồi bạn sẽ thấy, chỉ sau một thời gian ngắn bạn đã có thể đạt được kết quả tốt. Bài tập này bạn cũng thể làm vào lúc chờ đợi.
7- Thiết kế bộ "Số-Hình ảnh"
Thông thường người ta nhớ con số dễ dàng hơn nếu chia nó ra thành từng nhóm hai số. Hoặc là trong một con số cần nhớ vô tình giống số bạn đã thuộc như ngày sinh hay một số nhà quen thuộc nào đó. Đối với những con số dài bạn áp dụng biện pháp "Số=Hình ảnh". Có rất nhiều nhà quản lý người Mỹ đã làm việc rất tốt với hệ thống này.
 
B

bamboboy123vn

8 Quy Luật Của Trí Nhớ
1. Quy luật nhận biết: Một quy luật tưởng chừng như đơn giản nhất nhưng lại rất quan trọng. Trí nhớ càng sâu sắc khi con người nắm chắc những gì đã biệt, dễ dàng nhớ đến mức chi tiết về những điều còn đọng lại trong đầu.
2. Quy luật hứng thú: Sự hứng thú về khẩu vị giúp trí thức bột phát tái hiện trên màn ảnh trí tuệ như thể các nhân vật kịch xuất hiện trên sân khấu mà không cần đền một nỗ lực đặc biệt nào.

3. Quy luật tích luỹ: Càng hiểu biết uề một vấn đề cụ thể thì con người càng dễ dàng nhớ lại tất cả những thông tin mới phù hợp với vấn đề ấy. Cần lưu ý là: khi mở một quyển sách ra để đọc phải coi như mới đọc lần đầu. Bởi lẽ khi ta đọc lần đầu, ta chưa có được những thông tin, những kiến thức cần thiết cho nhu cầu tìm hiểu. Đọc lần đầu là công việc tích luỹ. Đọc lần sau là mới có sự điều chỉnh mới. Đây là mối quan hệ giữa vốn cũ với hiểu biết mới là công việc để trí nhớ hoá kiến thức.
4. Quy luật nhớ có ý thức: Việc chuẩn bị để trì nhớ hoá là quan trọng. Người đọc hệ thống hoá thông tin từ các sách vở các tài liệu. Xuất phát từ sách vở để khai thác thông tin. Thông tin là con đẻ của sách vở. Đây là cách làm cho bộ nhớ vững bền. Thông thường khi ta muốn nhớ lại điều gì đã xa xưa thì những chi tiết cụ thể dễ nhớ hơn là những điều tóm tắt.
5. Quy luật liên kết: Quy luật này được Aristot phát hiện từ thê kỷ thứ 4 trước công nguyên. Những khái niệm khoa hạc thường phát sinh do sự mời chào lẫn nhau giá cái nọ với cái kia trong kho tri thức của bộ óc và chúng liên kết với nhau để phát kiến ra những khái niệm. Chẳng hạn, cảnh quan của một cǎn phòng gợi nhớ các sự kiện đã xảy ra trong đó (hoặc nhớ lại những điều gì anh đã đọc ở đó và cái ấy lại tái hiện đúng hẹn theo nhu cầu ta cần nó).
6. Quy luật nối tiếp liên tục: Ta có thể đọc dễ dàng hệ thống chữ cái khi đọc xuôi nhưng thật khó khǎn khi đọc ngược. Những tri thức khoa học, những khái niệm có được là do từng sự nối tiếp cụ thể. Do vậy khi muốn nhớ lại phải đặt chúng trong từng hoàn cảnh nối tiếp cụ thể mà ta đã tích luỹ được.
7. Quy luật ấn tượng mạnh mẽ: Thông thường sức mạnh của ấn tượng đầu tiên về một cái gì đều tồn tại ở trong trí nhớ. Â'n tượng càng mạnh thì hình ảnh càng sáng. Càng có nhiều kênh thông tin thì càng tạo ra sức mạnh duy trì những thông tin ấy. Vì thế cần lưu giữ tất cả những ấn tượng ban đầu mà mạnh nhất có quan hệ đến vấn đề ta có nhu cầu nghiên cứu.
8. quy luật kiểm tra: Hệ quả của trí nhớ hoá là công việc kiểm tra sự hiểu biết trước đây khi tìm hiểu các thông tin mới. Tỷ trọng khối lượng của các thông tin cũ phải được xử lý ổn định trước khi tiếp nhận các thông tin mới. Cách tốt nhất để "Vật chất hoá" các tri thức trong bộ nhớ là ghi nhớ có hệ thống những hiện tượng, sự kiện của cái cũ đang ở thế phát triển
 
B

bamboboy123vn

Làm Thế Nào Để Chuẩn Bị Tốt Các Kỳ Thi Tiếng Anh
Để đi học được ở những quốc gia nói tiếng Anh như Mỹ, Anh, U'c Hà Lan, Niu Dilơn, Xingapo..., bạn còn cần phải có một vốn tiếng Anh cũng tốt như học lực của bạn. "Công lực" tiếng Anh của bạn phải đủ cao để vượt qua tiêu chuẩn của các test những nước này yêu cầu (thường là TOEFL, IELTS). Do việc thi các chứng chỉ này thông thường là rất tốn kém (khoản 100 đô la Mỹ), bạn không thể cho phép mình thử sức đến lần thứ hai hay thứ ba. Anh Xuân Vinh cựu sinh viên ĐH Ngoại thương tốt nghiệp MBA học bằng tiếng Pháp của Trung tâm Pháp-Việt đào tạo về quản lý (CFVG) và tốt nghiệp MBA tại Anh sẽ cho chúng ta những kinh nghiệm thuộc loại xương máu để các bạn cùng tham khảo. Làm sao để có thể đạt điểm cao trong những kỳ thi test trình độ Anh ngữ này ngay từ lần đầu tiên? Bên cạnh một động lực mạnh mẽ (rất cần thiết), bạn cần có một vốn Anh ngữ vững chắc nhờ một phương pháp ôn luyện phù hợp để làm vốn đi thi. Muốn thế thì phải có ai đó thi rồi và truyền đạt kinh nghiệm lại cho bạn, nếu bạn không muốn rút kinh nghiệm "đau xót" sau khi đã mất trên 100 đô la Mỹ mà điểm vẫn không như ý muốn. Vì thế, bài viết này sẽ giúp cho bạn một số ít kinh nghiệm và cách học tiếng Anh để thi test, bởi tác giả của nó đã có may mắn trải qua thực tế "chiến trường" ở cả hai mặt trận TOEFL và IELTS.

Đến đây, bạn sẽ sốt ruột hỏi vậy kinh nghiệm mà tôi cần biết là gì? Đừng vội vã, bạn sẽ biết được những kinh nghiệm thi test, không chỉ qua bài viết này mà còn rút tỉa ra được qua quá trình học luyện thi của bạn nữa. Kinh nghiệm đầu tiên là: Phải kiên nhẫn, không được nóng vội. Đừng bao giờ hấp tấp đǎng ký thi khi bạn cảm thấy chưa đủ vốn Anh ngữ cần thiết cũng như chưa chuẩn bị kỹ cho cuộc thi. Hấp tấp đǎng ký thi chỉ phí tiền và chỉ giúp cho bạn rút ra một kinh nghiệm bản thân "xót xa" vì mất tiền mà thôi.
Kinh nghiệm tiếp theo: vốn Anh ngữ chỉ được tạo nên qua một thời gian dài luyện "nội công" miệt mài và có phương pháp...

Ngoại trừ một số thần đồng ngoại ngữ có thể đạt đến trình độ Anh ngữ cao cấp khi chỉ mới mười mấy tuổi, đa số chúng ta chỉ đạt một trình độ Anh ngữ kha khá trong thời gian học đại học và cao hơn sau khi đã tốt nghiệp. Bởi vậy, tôi xin khuyên các bạn rằng việc chuẩn bị thi test TOEFL và IELTS nên được bắt đầu từ nhiều và rất nhiều nǎm trước, ngay cả khi các bạn chưa có hoài bão du học (vì một ngày nào đó bạn sẽ có đấy) hay chưa có một khái niệm chính xác nào về các test này. Thế nhưng trong thực tế, có nhiều bạn trẻ rất tự tin (rất tốt!) vào khả nǎng Anh ngữ của mình nên khi đã đạt được một trình độ nhất định nào đó, các bạn này bắt đầu sao nhãng việc rèn giũa vốn tiếng Anh của mình. Bận rộn công việc tại nhiệm sở sau khi tốt nghiệp, phải đi chơi với người yêu, hay phải làm tròn bổn phận công việc nhà... là 1001 lý do để các bạn giải thích cho việc không tiếp tục chǎm chút vốn tiếng Anh của mình. Các bạn không biết rằng muốn đạt điểm cao trong các kỳ test, các bạn cần liên tục luyện vốn ngoại ngữ, cho dù trước đấy các bạn đã đạt trìn độ tiếng Anh khá cao. Vốn Anh ngữ sẽ tự hao hụt dần qua thời gian nếu không được sử dụng và trau dồi. Vì lý do này mà kết quả các test TOEFL và IELTS chỉ có giá trị trong thời gian 2 nǎm.
Trước đây, khi chuẩn bị cho kỳ thi tuyển học bổng Chevening của Hội đồng Anh nǎm 1998, tôi cùng một đồng nghiệp trẻ đã phải cùng nhau trải qua cửa ải của kỳ thi IELTS. Anh bạn đồng nghiệp này đã tạm gác tất cả công việc của mình để chuẩn bị cho kỳ thi trong thời gian khoảng 10 ngày trước, và với một cường độ học tập rất cao. Trong khi đó, trước kỳ thi 3 ngày, tôi mới thực sự chuyên tâm vào việc luyện thi vì trong suốt thời gian dài trước đó đã ôn luyện tiếng Anh hằng ngày (dù không hề biết rằng mình sẽ đi thi IELTS). Kết quả là người bạn đồng nghiệp đạt 6,5 điểm, nhưng dù đây là một điểm số khá cao, điểm này cũng không đáp ứng được tiêu chuẩn tuyển chọn của Hội đồng Anh. Vấn đề đặt ra là anh bạn của tôi đã không luyện "nội công" vốn tiếng Anh của mình thường xuyên, chỉ chú trọng vào thời điểm cuối cùng trước khi thi, và do đó khó lòng đáp ứng được tiêu chuẩn cao và khắt khe của các suất học bổng.
Tóm lại, nguyên tắc tối thượng để học tiếng Anh là: không được hấp tấp, và phải kiên nhẫn. Cần phải biết rằng vốn tiếng Anh của bạn chỉ tiến triển sau một thời gian dài. Có thấm nhuần tư tưởng này các bạn mới an tâm mà rèn luyện hằng ngày được. Đừng mơ tưởng rằng hôm nay tôi học, tuần sau tôi sẽ tiến bộ thấy rõ, và mọi người sẽ thán phục trước bước đột phá của tôi. Học ngoại ngữ cũng như học võ thuật: Phải tập luyện hằng ngày.
Tóm lại, nguyên tắc tối thượng để học tiếng Anh là: không được hấp tấp, và phải kiên nhẫn. Cần phải biết rằng vốn tiếng Anh của bạn chỉ tiến triển sau một thời gian dài. Có thấm nhuần tư tưởng này các bạn mới an tâm mà rèn luyện hằng ngày được. Đừng mơ tưởng rằng hôm nay tôi học, tuần sau tôi sẽ tiến bộ thấy rõ, và mọi người sẽ thán phục trước bước đột phá của tôi. Học ngoại ngữ cũng như học võ thuật: Phải tập luyện hằng ngày.
 
B

bamboboy123vn

Một số phương pháp giúp học tốt môn toán:

Đa số học sinh cho rằng môn toán khó nhất, nhưng những học sinh học khá môn toán cho rằng học toán dễ nhất. Thật vậy, học toán không cần phải nhớ quá nhiều như những môn khác. Môn toán như một chuỗi dây xích, khi nắm chắc A ta có thể dựa vào đó để tìm được mắt xích B bên cạnh A.

Điều khó khăn nhất để giỏi môn toán là phải dành cho nó nhiều thời gian. Dù không phải nhớ nhiều nhưng trước hết chúng ta phải nhớ các định nghĩa, các tính chất, các định lý và các hệ quả. Để nhớ và hiểu sâu sắc các định nghĩa và định lý, chúng ta phải làm nhiều bài tập. "Trăm hay không bằng tay quen". Khi đến 1 khu phố lạ ta bị lạc đường nhưng 1 đứa bé 10 tuổi có thể dẫn ta đi bất cứ ngóc ngách nào mà không lạc, đó chính là do "quen".

Để hiểu hết 1 cuốn sách toán ta cần hiểu từng trang, để hiểu hết 1 trang ta chỉ cần hiểu từng dòng và để hiểu mỗi dòng có lẽ là không khó lắm. Thật ra học toán là chúng ta học tại sao có dấu bằng ? Tại sao có dấu lớn hơn ? Tại sao có dấu nhỏ hơn? Tại sao có dấu suy ra và tại sao có dấu tương đương ? Để hiểu một bài toán ta cần phải nhớ các kiến thức căn bản chứa đựng trong định nghĩa và định lý. (Để nhớ các định nghĩa và định lý ta cần làm nhiều bài tập).

Có khi chúng ta nghe giảng thì hiểu nhưng không thể tự làm lại được. Để kiến thức thực sự là của ta thì ta phải tự làm lại những bài tập từ dễ đến khó. Hãy kiên nhẫn học lại những điều rất cơ bản và làm cả những bài tập đơn giản.

Chính những kiến thức cơ bản giúp ta hiểu được những điều nâng cao sau này. Một vấn đề phức tạp là tổ hợp của nhiều vấn đề đơn giản, 1 bài toán khó là sự nối kết của nhiều bài toán đơn giản. Chỉ cần nắm vững những vấn đề căn bản rồi bằng óc phân tích và tổng hợp chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều bài toán khó.

Tóm lại, để học tốt môn toán chúng ta cần phải :

- Học lại tất cả các kiến thức căn bản về toán từ lớp dưới.

- Phải thuộc những định nghĩa và định lý bằng cách làm nhiều bài tập.

- Gặp một bài toán lạ và khó, bình tĩnh và kiên nhẫn phân tích để đưa về những bài toán cơ bản và quen thuộc.

- Để có hiệu quả cao, cần phải có một chút yêu thích môn học.

- Phải học đều từ đầu năm chứ không phải đợi gần thi mới học.
 
B

bamboboy123vn

Để học tốt môn toán thì tốt nhất là có đam mê với nó

và theo 1 kinh nghiệm mình đã trải qua

hãy trình bày thật chi tiết các bài tập bạn đã làm (đừng nghĩ làm xong trong nháp là ok)

trình bày với thời gian cụ thể với mỗi bài.

khi đó bạn sẽ có kĩ năng làm bài thi rất tốt
 
B

bamboboy123vn

Các kinh nghiệm và một số cách học toán
Mình có sưu tầm được một số cách học về tỉ số lượng giác rất hay, các bạn cùng xem nhé:

*C1:
Sin kia lấy đối chia huyền
Cô sin ta lấy kề huyền chia nhau
Còn tang ta hãy tính sau
Đối trên kề dưới chia nhau ra liền
Cô tang nghịch đảo của tang

*C2:
Sin đi học
Cứ khóc hoài
Thôi đừng khóc
Có kẹo đây

*C3:
Sin đi học
Cos không hư
Tang đoàn kết
Cotang kết đoàn
 
B

bamboboy123vn

Ôn thi Toán,chú trọng rèn kỹ năng
Sự nhầm lẫn trong quá trình làm một bài toán có thể đến với bất kỳ học sinh nào, ngay cả học sinh giỏi. Những bài toán tưởng như nhìn qua đã có thể giải được ngay thì lại khiến học sinh dễ nhầm lẫn.

Không lạm dụng việc học thêm

Để ôn tập có hiệu quả môn Toán, điều đầu tiên các HS phải lưu ý, đó là ôn tập một cách thật vững chắc tất cả các kiến thức cơ bản và các dạng bài tập cơ bản có trong chương trình.

Những năm gần đây, đề thi các kỳ thi tốt nghiệp THPT cũng như thi tuyển sinh ĐH, CĐ đều rất bám sát chương trình. Có những đề thi “vét” gần như toàn bộ chương trình.

Thứ hai, khi bắt tay vào giải một bài toán, HS tuyệt đối không nên làm động tác là nhớ lại xem bài này đã được giải như thế nào. Các em cần phải suy nghĩ phân tích để tìm ra phương pháp giải quyết bài toán đó.

Trong quá trình giải toán, nếu như quên một công thức toán học nào đó thì trước hết các em nên chủ động tự mình tìm lại công thức ấy. Không nên làm ngay cái động tác là mở sách giáo khoa ra để xem lại.

Học toán (học ở trên lớp cũng như khi ôn tập) là để nâng cao năng lực tư duy của mình. Hiện nay, HS đi học thêm rất nhiều nên mỗi khi gặp một bài toán, các em thường hay mắc phải sai lầm là nhớ lại cách giải.

Điều này sẽ kìm hãm tư duy, sẽ khiến cho HS nhớ kiến thức một cách thụ động, đồng thời không nâng cao được năng lực tư duy thông qua việc giải quyết bài toán.

Làm nhiều bài tập, đó là một cách học toán có hiệu quả nhất. Thông qua việc giải quyết bài tập, HS sẽ nhớ lại những kiến thức cơ bản có liên quan. Đồng thời có thể tự rút ra những điều cần chú ý khi vận dụng những kiến thức cơ bản đó vào việc giải toán.

Đề thi môn Toán tuy không có lý thuyết nhưng các em phải nắm thật chắc, phải hiểu thật sâu sắc lý thuyết mới có khả năng vận dụng để làm bài tập.

Vì những lý do trên mà HS không được lạm dụng việc học thêm. Các em phải có cho mình thời gian tự ôn tập và tự rèn luyện kỹ năng làm bài. Trong thời gian ôn tập, các em cần bố trí thời gian học với thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lý để tránh gây căng thẳng.

“Cảnh giác” với những bài toán thoạt nhìn đã thấy cách giải

Để ôn tập môn Toán, dĩ nhiên HS phải phải rèn luyện kỹ năng làm bài. Kỹ năng này bao gồm phương pháp phân tích để tìm ra lời giải bài toán, kỹ năng trình bày lời giải bài toán, kỹ năng tính toán.

Trong quá trình làm bài, các em sơ suất một đôi chỗ, hoặc bỏ qua một số bước, hoặc thiếu điều kiện, làm không chặt chẽ... đều dẫn đến kết quả không như ý muốn. Toán học đòi hỏi phải chặt chẽ. Thiếu đi một sự chặt chẽ là bị mất điểm, đôi khi dẫn đến đáp số sai.

HS thường nghĩ rằng, điều quan trọng trong việc làm toán là tìm ra phương pháp giải. Vì thế, khi tìm được phương pháp giải rồi thì bắt đầu chủ quan, tính toán thiếu tập trung dễ dẫn đến tính nhầm. Xu hướng ra đề hiện nay là đưa ra những bài tập rất cơ bản.

Do đó, HS lại thường nhầm ở những bài toán rất đơn giản. Từ trước đến nay vẫn thế, có những bài toán nhìn cái tưởng như giải được ngay, đến khi làm vào trong bài rồi lại nhầm.

Có những tính nhầm rất lạ lùng: 2 + 8 = 11 (!). Điều đó xảy ra ngay cả với những HS học giỏi, bình thường học rất chắc chắn. Vì thế mới có những bài thi lẽ ra được điểm 10 nhưng vì một sơ suất nhỏ nào đó mà chỉ được 9,5 điểm. Để khắc phục tình trạng này, trong quá trình ôn tập các em phải tự rèn cho mình kỹ năng tính toán.

Khi trình bày lời giải, HS phải thể hiện một cách rõ ràng, mạch lạc, từng bước một. Điều này thì các GV đều hướng dẫn các em ở trên lớp rất kỹ rồi. Mỗi bài toán đều cần qua trình tự các bước giải. Làm đến đâu chắc chắn đến đó.

Trong quá trình ôn tập, việc tự luyện đề rất cần thiết. Các em hãy lấy một đề 180 hoặc 150 phút rồi trước mặt, đặt cả đồng hồ nữa rồi bấm giờ.

Sau đó làm một mạch rồi tự đánh giá thông qua lời giải và biểu điểm có sẵn (đề thi có thể xin của GV hoặc tìm trên trang web về giáo dục hoặc trên một số tờ báo điện tử).
 
B

bamboboy123vn

Tổng hợp các công thức toán học bằng thơ
Tìm sin lấy đối chia huyền
Cosin ta lấy kề huyền chia nhau
Còn tang ta sẽ tính sau
Đối trên kề dưới chia nhau ra liền.
Cotang ngược lại với tang
Kề trên đối dưới tính liền một khi

Trên đường kẻ chậm với người mau.
Hai kẻ đồng chiều muốn gặp nhau.
Vận tốc đôi bên tìm hiệu số.
Đường dài chia với khó chi đâu.

(Còn nếu ngược chiều thì tìm tổng số).

Muốn tính diện tích hình thang
Ta đem đáy nhỏ đáy to cộng vào
Rồi đem nhân với đường cao
Chia đôi kết quả thế nào cũng ra.


Còn đây là nguyên tắc để 2 tam giác bằng nhau:
Con gà con, gân cổ gáy, cúc cù cu
(cạnh góc cạnh, góc cạnh góc, cạnh cạnh cạnh)

Trong 1 tam giác vuông ta có :
Sin đi học ( Sin = Đối / Huyền )
Cos không hư ( Cos = Kề / Huyền )
Tang (tg) đoàn kết ( Tg = Đối / Kề )
Côtang (cotg) kết đoàn ( Cotg = Kề / Đối )



Muốn tìm diện tích hình vuông
Cạnh nhân với cạng ta thường chẳng sai
Chu vi ta đã học bài
Cạnh nhân với bốn có sai bao giờ
Muốn tìm diện tích hình tròn
Pi nhân bán kính bình phương sẽ thành
....



Trong 1 tam giác vuông ta có :
Sin đi học ( Sin = Đối / Huyền )
Cos không hư ( Cos = Kề / Huyền )
Tang (tg) đoàn kết ( Tg = Đối / Kề )
Côtang (cotg) kết đoàn ( Cotg = Kề / Đối )

Version 2:
Sin (Sin) đi học ( Sin = Đối / Huyền )
Cứ (Cos) khóc hoài ( Cos = Kề / Huyền )
Thôi (Tang) đừng khóc ( Tg = Đối / Kề )
Có (Côtang) kẹo đây ( Cotg = Kề / Đối )

--------------------------------------------------------------------------------

Sin Đi Học, Cứ Khóc Hoài, Thích Đòi Kẹo, Có Kẹo Đây (Sin = Đối / Huyền, Cosin = Kề / Huyền, Tang = Đối /Kề, Cotang = Kề / Đối )


Mình góp tý nhỉ, nhớ là khi cô giáo dạy tới bài Giải hệ phương trình hai ẩn bằng định thức thì cô dạy bài này cái này: Anh Bạn Cầm Bát Ăn Cơm

Hệ phương trình này nè: a x+b y=c và a'x+b'y=c'

Định thức là: D=ab'-a'b, Dx=ca'-c'a, Dy=ac'-a'c.



Muốn tính diện tích hình thang
Ta đem đáy nhỏ đáy to cộng vào
Rồi đem nhân với đường cao
Chia đôi kết quả thế nào cũng ra.

Theo mình nhớ thì bài này còn một version nữa (có vẻ có vần hơn):
Muốn tính diện tích hình thang
Đáy lớn, đáy bé ta mang cộng vào,
Cộng rồi nhân với chiều cao
Chia đôi lấy nửa thế nào cũng ra.

còn đây la` 1 bài thơ tự hoạ

Muốn tính diện tích Việt Nam
Ta đem Trung Quốc Thái Lan cộng vào
Rồi đem nhân với nước Lào
Campuchia phát thế nào cũng ra...
Đi Một Ngày Đàng Học Một Sàng Khôn
Sàng Đi Sàng Lại Cái Khôn Chẳng Còn
 
B

bamboboy123vn

10 điều cần nhớ khi làm đề toán
Theo kinh nghiệm của một số thầy giáo chấm thi đại học, rất nhiều thí sinh bị mất điểm ở những câu dễ vì lỗi trình bày.
1. Định hướng đề:

Khi được phát đề thi, thí sinh nhất thiết phải đọc qua một lượt tất cả các bài tập trong đề để phân loại các câu hỏi. Phải xác định được những bài nào dễ, bài nào khó. Thông thường từ câu 1 cho đến câu 4 là những câu dành cho học sinh đại trà, câu số 5 (câu cuối cùng) thường là câu nâng cao. Thí sinh nên dùng bút phân loại ra mức độ khó dễ của từng bài. Khi làm bài phải làm từ những bài dễ nhất đến khó nhất. Như vậy thí sinh sẽ nắm chắc điểm của những bài đó và tạo sự tự tin để làm tiếp những bài khó hơn. Tạo được sự thoải mái, có cảm giác "sẽ làm được" trong phòng thi là một yếu tố rất quan trọng để giúp thí sinh hoàn thành tốt nhất bài thi. Thí sinh phải luôn tâm niệm "Mình đang đi thi chứ không phải đang làm bài tập trên lớp" do đó làm được bài nào phải chắc điểm bài đó. Không nên làm ngay những bài khó vì sẽ chiếm mất thời gian của những bài khác. Điều này cũng đồng nghĩa với việc chỉ vì một (hoặc hai điểm) của bài toán đó mà mất tám chín điểm ở những bài khác.

2. Không làm tắt:

Nhiều học sinh khá, giỏi thường mất điểm ở những bài toán dễ chỉ vì tính tài tử. Khi giải các bài toán, thí sinh nên viết tất cả những bước cơ bản để thực hiện bài toán đó trong bài làm. Vì khi chấm, cán bộ sẽ theo ba-rem có sẵn để chấm. Nếu thí sinh bỏ qua một vài phép toán, nhiều khi sẽ không được chấm mức điểm tối đa cho bài đó mặc dù kết quả cuối cùng chính xác.
3. Nhận dạng bài tập:

Khi đứng trước một bài toán cụ thể, thí sinh cần phân biệt chính xác thuộc dạng toán nào. Các bài tập trong đề thi tuyển sinh ĐH thường được ra theo các dạng bài tập cơ bản đã có trong sách giáo khoa (chúng tôi đã nói kỹ trong bài trước) tuy nhiên có thể hình thức câu hỏi sẽ khác. Ví dụ: Trong SGK thường có dạng bài tập là tìm nghiệm của một hệ phương trình nào đó. Nhưng trong đề thi có thể lại được ra là tìm điều kiện để một số hệ phương trình có chung một nghiệm. Thực ra hai bài toán này đều có cách giải như nhau.
4. Không nên làm trước vào giấy nháp:
Giấy nháp là công cụ để hỗ trợ tính toán. Vì vậy, với những bài toán mà thí sinh đã định hướng được cách giải thì không nên giải hoàn toàn trên giấy nháp rồi mới viết vào giấy thi. Làm như vậy vừa mất thời gian vừa dễ sai sót. Bởi vì khi giải trực tiếp bài toán là "viết ra những gì ở trong đầu" thí sinh rất chủ động. Còn khi chép lại (kể cả chép những gì mình vừa viết) thí sinh lại trở thành thụ động vì vậy rất dễ viết nhầm, bỏ sót. Do đó, chỉ sử dụng giấy nháp ở những phần cần tính toán.

5. Có thể làm "nhảy cóc":

Thông thường trong một câu hỏi thường có nhiều câu hỏi nhỏ. Ví dụ câu 3 có câu 3a, 3b, 3c. Đối với những câu hỏi kiểu này thì phần lớn những kết quả của bài trước sẽ trở thành điều kiện cho bài sau. Tuy nhiên nếu không làm được bài trước thí sinh có thể thừa nhận kết quả của bài trước để làm bài sau. Như vậy, thí sinh vẫn được tính điểm cho những câu làm được. Khi bị "tắc" ngay từ bài đầu tiên thì không nên "bỏ qua" luôn mà phải xem kỹ những câu tiếp theo có làm được không.

6. Cẩn trọng với lời giải:


Giải một bài toán không chỉ là các con số và kết quả tính toán mà lời giải cũng có ý nghĩa quan trọng. Lời giải không chỉ là liên kết giữa các phép toán mà còn chứng tỏ tư duy của người làm bài đó có chính xác, có thật sự hiểu bài toán hay không. Do vậy, lời giải cần phải viết cô đọng rành mạch nhưng không cộc lốc. Những bài thi có lời giải như vậy sẽ nhận được "cảm tình" của người chấm.



7. Cẩn thận khi biến đổi hệ phương trình:

Thí sinh luôn gặp phải hệ phương trình và bất phương trình trong các bài thi. Khi biến đổi một hệ, thí sinh phải đặc biệt chú ý không nên biến đổi cả một hệ mà phải biến đổi lần lượt theo các phương trình, sau đó mới tổng hợp lại cho kết quả của hệ. Làm như vậy sẽ có hai điều lợi: Thứ nhất bản thân thí sinh sẽ dễ dàng kiểm soát được các bước thực hiện bài toán, không bị nhầm lẫn. Thứ hai người chấm cũng hiểu được các bước thực hiện của thí sinh và đúng ba-rem điểm.
8. Làm được đến đâu viết đến đó:

Với những bài khó, nếu chỉ làm được một phần mà chưa làm được trọn vẹn thì thí sinh cũng nên viết vào bài làm. Vì những phần đã làm được nếu đúng theo ba-rem chấm thì vẫn được điểm.
9. Không nên nộp bài khi chưa hết giờ:
Nếu làm xong bài sớm thí sinh cũng không nên nộp bài mà phải kiểm tra lại. Rất nhiều thí sinh khi về nhà kiểm tra lại mới phát hiện được những chỗ làm sai. Khi làm một lúc rất nhiều bài toán thì rất dễ mắc sai sót. Trước hết phải làm thử lại các phép tính. Thứ hai là kiểm tra lỗi về ngữ pháp, diễn đạt. Nếu còn nhiều thời gian thí sinh có thể viết lại một bài thi khác thật rõ ràng, rành mạch.
10. Cuối bài phải kết luận:

Cuối mỗi bài toán nên có một phần kết luận. Có thể là viết lại đáp số hoặc trả lời câu hỏi của đề bài để người chấm thi biết được thí sinh đã kết thúc bài đó hay chưa. Theo các giáo viên có kinh nghiệm chấm bài thi ĐH, thì bỏ phần kết luận là một trong những lỗi khá phổ biến của các thí sinh.
Chữ ký nói lên tất cả:
 
Top Bottom